CHƯƠng trình trình đỘ ĐẠi họC


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN



tải về 2.9 Mb.
trang12/18
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích2.9 Mb.
#35755
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: LÂM HỌC

2. Số đơn vị tín chỉ: 2 Loại học phần: Bắt buộc

3. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 30 tiết;

- Thực hành: 15 tiết;

- Tự học ở nhà: 60 giờ



4. Bộ môn phụ trách: Lâm nghiệp - Trồng trọt

5. Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương, Sinh thái môi trường, Sinh thái rừng

6. Mô tả học phần

Học phần nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng rừng. Hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Kỹ thuật nuôi dưỡng rừng, phương thức lâm sinh cho rừng đều tuổi, phương thức lâm sinh cho rừng khác tuổi, kỹ thuật lâm sinh cho rừng thứ sinh nghèo.



7. Mục tiêu học phần

+   Mục tiêu tổng quát

Môn Lâm học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về quy luật phát sinh, sinh trưởng, phát triển của rừng và vận dụng những quy luật đó để đề xuất các biện pháp lâm sinh nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và tác dụng phòng hộ của rừng.

+   Năng lực đạt được

Sinh viên có đầy đủ những kiến thức cập nhật nhất liên quan đến các quá trình phát sinh, sinh trưởng và phát triển của rừng, từ đó vận dụng và xây dựng các biện pháp lâm sinh phù hợp theo từng đối tượng rừng cụ thể trên thực tế.



+   Mục tiêu cụ thể

Kiến thức:Có những kiến thức cơ bản và cập nhật nhất về các biện pháp lâm sinh.

Hiểu biết: Giải thích, xác định được các hiện tượng, quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng.

Ứng dụng: Là học phần chuyên ngành và tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý.



8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm nghiên cứu các các tài liệu có liên quan theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.



9. Tài liệu tham khảo

1. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ, 2003, Giáo trình Lâm học. NXB Nông Nghiệp

2. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Lộc, 1992. Giáo trình Lâm sinh học, 1992, NXB Nông Nghiệp

3. Phùng Ngọc Lan, 1986, Lâm sinh học (tập 1), NXB Nông Nghiệp

4. Trần Ngũ Phương, 2000. Một số vấn đề về rừng nhiệt đới Việt Nam, NXB N.Nghiệp

5. Melekhov I.C. (1989). Lâm học. Nhà xuất bản Matxcova.



6. Daniel T., W. John A., Heims, Principles of silviculture, Second edition, New York. USA.

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



11. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm quy định tại Điều 22 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



12. Nội dung học phần         

CHƯƠNG I. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT LÂM SINH (3 tiết)

I. Những khái niệm cơ bản

II. Những đặctrưng cơ bản của hệ sinh thái rừng liên quan đến kỹ thuật lâm sinh

2.1. Tác dụng tổng hợp của hệ sinh thái rừng

2.2. Đặc trưng tái sản xuất mở rộng tài nguyên của hệ sinh thái rừng

2.3. Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp

III. Những tiền đề để xác định phương thức lâm sinh

3.1. Mục tiêu kinh doanh

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.3. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ

3.4. Điều kiện tự nhiên, sinh vật học

IV. Tiêu chuẩn đánh giá phương thức lâm sinh

V. Lược sử và xu hướng phát triển của kỹ thuật lâm sinh

CHƯƠNG II. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG RỪNG (10 tiết)

I. Khái niệm chung

II. Cơ sở lý luận của chặt nuôi dưỡng rừng

2.1. Cơ sở lý luận và những vấn đề cơ bản của chặt nuôi dưỡng

2.2. Tính tất yếu của chặt nuôi dưỡng

III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chặt nuôi dưỡng

3.1. Mục tiêu

3.2. Nhiệm vụ

IV. Các loại chặt nuôi dưỡng

4.1. Chặt giải phóng

4.2. Chặt tỉa thưa

4.3. Tỉa cành

4.4. Chặt tận dụng

4.5. Chặt vệ sinh

V. Các phương pháp chặt nuôi dưỡng

5.1. Phương pháp chặt nuôi dưỡng áp dụng trong chặt thấu quang hay chặt giải phóng

5.2. Phương pháp chặt nuôi dưỡng áp dụng cho chặt tỉa thưa hay chặt sinh trưởng

VI. Các chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng

6.1. Cường độ chặt nuôi dưỡng

6.2. Chu kỳ chặt nuôi dưỡng

6.3. Nguyên tác bài cây trong chăt nuôi dưỡng

VII. Phân cấp cây trong chặt nuôi dưỡng

7.1. Phân cấp G. Kraft (1884)

7.2. Phân cấp G.S. Shedelin (1972)

7.3. Phân cấp cây rừng theo IUFRO

7.4. Phân cấp cây rừng theo BD. Dinkin (1978)

7.5. Phân cấp của G.S. Gulisaxvinly (1974)

7.6. Phân cấp đơn giản

VIII. Chặt nuôi dưỡng rừng ở Việt Nam

8.1. Chặt nuôi dưỡng áp dụng cho rừng tự nhiên

8.2. Chặt nuôi dưỡng cho rừng trồng thuần loài đều tuổi

CHƯƠNG III. PHƯƠNG THỨC LÂM SINH CHO RỪNG ĐỀU TUỔI (5 tiết)

I. Phương thức khai thác trắng

1.1. Khai thác trắng ở châu Âu

1.2. Khai thác trắng ở nhiệt đới

1.3. Khai thác trắng ở Việt Nam

1.4. tái sinh trong khai thác trắng

II. Phương thức khai thác dần

2.1. Khai thác dần ở châu Âu

2.2. Phương thức khai thác dần ở nhiệt đới

CHƯƠNG IV. PHƯƠNG THỨC LÂM SINH CHO RỪNG KHÁC TUỔI (6 tiết)

I. Phương thức khai thác chọn

1.1. Khai thác chọn kinh điển ở châu Âu

1.2. Khai thác chọn ở nhiệt đới

1.3. Chặt chọn ở Việt Nam

II. Phương thức lâm sinh trong kinh doanh rừng chồi hạt

2.1. Khái niệm chung

2.2. Quá trình hình thành rừng chồi hạt

2.3. Một số nội dung kỹ thuật trong phương thức lâm sinh rừng chồi hạt

2.4. Ưu điểm và nhược điểm của rừng chồi hạt

III. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng chồi hạt ở Việt Nam

CHƯƠNG V. KỸ THUẬT LÂM SINH CHO RỪNG THỨ SINH NGHÈO (6 tiết)

I. Rừng thứ sinh và đặc điểm của rừng thứ sinh nghèo

1.1. Quá trình hình thành rừng thứ sinh nghèo

1.2. Những đặc trưng lâm học cơ bản của rừng thứ sinh nghèo

1.3. Phân loại rừng thứ sinh nghèo

II. Lịch sử hình thành và phát triển của rừng thứ sinh nghèo

III. Một số kỹ thuật lâm sinh cho rừng thứ sinh nghèo hiện nay

3.1. Kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên

3.2. Kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi

3.3. Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung

3.4. Kỹ thuật làm giàu rừng

3.5. Trồng rừng thay thế



Phần thực hành: làm bài tập lớn xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo các sinh cảnh rừng khác nhau (15 tiết)

13. Phương pháp đánh giá học phần

-Quy định số lần kiểm tra, bài tập hoặc tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá:



Nội dung

Kiểm tra thường xuyên (15%)

Thực hành, bài tập

Chuyên cần, thái độ

Thi học phần

TC 1

TC2

TC3

Trọng số %

5

5

5

20

5

60


CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: TRỒNG RỪNG

2. Số tín chỉ: 3

3. Phân bố thời gian:

Lý thuyết: 30 tiết;

Thực hành 15 tiết;

Tự học ở nhà: 90 tiết



4. Bộ môn phụ trách: Lâm nghiệp-Trồng trọt

5. Điều kiện tiên quyết: Đất lâm nghiệp, Cây rừng.

6. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần này, sinh viên phải:

- Nắm được các nguyên lý sản xuất giống lâm nghiệp

- Biết được các nguyên lý các kỹ thuật tạo cây con.

- Hiểu và vận dụng được các kỹ thuật nuôi dưỡng rừng, kỹ thuật và nguyên lý tạo rừng.

- Nắm được các kỹ thuật trồng các loài cây lâm nghiệp phổ biến.



7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Khái niệm chung về nguyên lý và kỹ thuật hạt giống, nguyên lý và kỹ thuật sản xuất cây con, nguyên lý và kỹ thuật tạo rừng; kỹ thuật trồng thâm canh các cây lâm nghiệp chủ yếu.



8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm nghiên cứu các các tài liệu có liên quan theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.



9. Tài liệu học tập

I. Tài liệu chính

1. Trường Đại học Lâm nghiệp, Giáo trình trồng rừng đại cương, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1978

2. Đặng Thái Duơng, Bài giảng Kỹ thuật trồng rừng, ĐHNL Huế, 1998.

3. Ngô Quang Đê, Giáo trình Trồng rừng, Trường ĐHLN, 2001.



II. Tài liệu tham khảo.

1. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ, Giáo trình Lâm học, NXB N.nghiệp HN, 2003

2. Nguyễn Văn Thêm, Lâm sinh học, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2004

3. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, Sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005

4. Phạm Văn Hoàn, Triệu Văn Hùng, Một số vấn đề về lâm học nhiệt đới, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2004.

5. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, Giống cây rừng, XNB Nông nghiệp,1998.



10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



11. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm quy định tại Điều 22 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



12. Nội dung chi tiết chương trình

PHẦN I: LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ VÀ KỸ THUẬT HẠT GIỐNG (7t )

1.1. Nhiệm vụ, ý nghĩa và mục đích của việc sản xuất hạt giống cây rừng.

1.2. Năng lực ra hoa kết quả của cây trồng

1.3. Các nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng đến ra hoa kết quả, sản lượng hạt giống cây rừng.

1.3.1.Nhân tố khí hậu.

1.3.2.Nhân tố thời tiết.

1.3.3. Nhân tố ánh sáng.

1.3.4. Nhân tố đất đai.

1.3.5. Nhân tố sinh vật.



1.4. Xây dựng và quản lý rừng giống, vườn giống.

1.4.1. Nguyên tắc xây dựng vườn giống.

1.4.2.Chuyển rừng trồng, rừng tự nhiên thành rừng giống.

1.4.3. Xây dựng vườn giống.

1.5. Biện pháp kỹ thuật nâng cao sản lượng, phẩm chất rừng giống và vườn giống.

1.5.1. Tỉa thưa.

1.5.2. Bón phân.

1.5.3. Làm cỏ xới đất.

1.5.4. Tạo tán.

1.5.5. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật.



1.6. Điều tra dự báo sản lượng hạt giống.

1.6.1. Ước lượng bằng mắt (Vật hậu học)

1.6.2. Phương pháp cây tiêu chuẩn trung bình.

1.6.3. Phương pháp ô tiêu chuẩn.

1.6.4. Phương pháp thu nhặt trên mặt đất.

1.7. Thu hoạch hạt giống.

1.7.1. Hạt chín và đặc trưng chín của hạt.



1.8. Chế biến hạt giống sau thu hoạch.

1.9. Kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống.

1.9.1. Độ thuần (Độ sạch)

1.9.2. Trọng lượng

1.9.3. Tỷ trọng hạt

1.9.4. Tỷ lệ nảy mầm (Khả năng nảy mầm)

1.9.5. Thế nảy mầm (Sức nảy mầm)

1.9.6. Thời gian nảy mầm bình quân

1.9.7. Giá trị thực dụng của lô hạt

1.9.8. Kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống có thể dùng các phương pháp

1.10. Hạt ngủ.

1.11. Hạt nảy mầm.

1.11.1. Giai đoạn vật lý.

1.11.2. Giai đoạn sinh hoá.

1.11.3. Giai đoạn sinh lý.



1.12. Tuổi thọ của hạt giống và vấn đề bảo quản hạt giống.

1.12.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt.

1.12.2. Nhiệt độ.

1.12.3. Không khí.



1.13. Các phương pháp cất trữ hạt giống.

1.13.1. Cất trữ khô.

1.13.2. Cất trữ ẩm.

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LÝ VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON (8t)

2.1. Các loại vườn ươm.

2.1.1. Căn cứ vào tình hình sản xuất.

2.1.2. Căn cứ vào thời gian sản xuất.

2.1.3. Căn cứ vào quy mô sản xuất.



2.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm.

2.2.1. Điều kiện tự nhiên.

2.2.2. Điều kiện kinh doanh.

2.2.3. Dự trù diện tích vườn ươm.

2.2.4. Qui hoạch vườn ươm.

2.3. Kỹ thuật sản xuất cây con

2.3.1. Làm đất vườn ươm.

2.3.2. Gieo hạt.

2.3.3. Chăm sóc trước khi hạt nảy mầm.

2.3.4. Chăm sóc sau khi hạt giống nảy mầm.

2.3.5. Tỉa thưa.

2.3.6. Cấy cây.

2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh hại.

2.3.8. Luân canh trong vườn ươm.

2.3.9. Bứng cây, vận chuyển và giâm tạm cây con.



CHƯƠNG 3. NGUYÊN LÝ, KỸ THUẬT TẠO RỪNG (10t)

3.1. Phân chia khu trồng rừng và nơi trồng rừng.

3.1.1. Phân chia khu trồng rừng.

3.1.2. Phân chia nơi trồng rừng.

3.2. Chọn loại cây trồng.

3.2.1. Ý nghĩa, nguyên tắc chọn loại cây trồng

3.2.2. Chọn loại cây trồng

3.3. Kết cấu tổ thành rừng trồng.

3.3.1. Các loài cây trong rừng hỗn loài.

3.3.2. Những nguyên tắc phối hợp các loài cây trong rừng trồng hỗn loài.

3.3.3. Phương thức và phương pháp hỗn loài



3.4. Kết cấu mật độ

3.4.1. Ý nghĩa mật độ trồng rừng

3.4.2. Nguyên tắc xác định mật độ trồng rừng.

3.4.3. Phối trí các điểm gieo trồng.



3.5. Phương thức và phương pháp làm đất trồng rừng.

3.5.1. Đặc điểm và nhiệm vụ của làm đất trồng rừng.

3.5.2. Dọn đất trồng rừng.

3.5.3. Phương thức và phương pháp làm đất trồng rừng.

3.5.4. Bón phân cho rừng trồng.



3.6. Phương thức và phương pháp trồng rừng.

3.6.1. Phương thức trồng rừng.

3.6.2. Phương pháp trồng rừng.

3.7. Biện pháp chăm sóc rừng trồng

3.7.1. Chăm sóc rừng

3.7.2. Bảo vệ rừng trồng.

3.8. Trồng dặm.

CHƯƠNG IV. KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP CHỦ YẾU (5t)

1. Thông nhựa (Pinus merkusii )

2. Phi lao (Casuarina equisetifolia )

3. Quế (Cinamomum casssia BL.)

4. Song mây (Calamus sp.)

5. Mỡ (Manglietia glauca BL. )

6. Sao Đen (Hopea odorata.)

7. Dầu Rái ( Dipterocar pus alatus.)

8. Tếch (Tectona grandis L.).

9. Keo lá tràm (Acacia aurriculiformis.)

10. Keo tai tượng (Acaacia magium)

PHẦN II: THỰC HÀNH

(15 tiết lý thuyết, tương đương 30 tiết thực hành)

Bài 1: Tiến hành quan sát, kiểm tra chất lượng hạt giống các loài cây lâm nghiệp (5 tiết)

Bài 2; Thực hành kỹ thuật gieo ươm giống (5 tiết)

Bài 3: Thực hành đóng bầu dinh dưỡng (5 tiết)

Bài 4: Thực hành cấy cây vào bầu dinh dưỡng (5 tiết)

Bài 5: Kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm (5 tiết)

Bài 6: Khảo sát thực tế (5 tiết)



13. Phương pháp đánh giá học phần

Quy định số lần kiểm tra bài tập hoặc tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá:



Nội dung

Kiểm tra thường xuyên (15%)

Thực hành, bài tập

Chuyên cần, thái độ

Thi học phần

TC 1

TC2

TC3

Trọng số %

5

5

5

20

5

60

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: ĐIỀU TRA RỪNG

2. Số đơn vị tín chỉ: 2 Loại học phần: Bắt buộc

3. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 22 tiết

- Thực hành: 8 tiết

- Tự học ở nhà: 60 giờ



4. Bộ môn phụ trách: Lâm nghiệp - Trồng trọt

5. Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Thống kê sinh học.

6.  Mục tiêu học phần

+ Mục tiêu tổng quát

Môn điều tra rừng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất để có thể đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý bền vững tài nguyên rừng.

+   Năng lực đạt được

Sinh viên có đầy đủ những kiến thức cập nhật nhất để có thể xây dựng các phương pháp đánh giá tài nguyên rừng về các mặt, phân bố tài nguyên rừng, số lượng, chất lượng, và diễn biến của tài nguyên rừng trên thực tế.



+ Mục tiêu cụ thể

Kiến thức: Có những kiến thức cơ bản và cập nhật nhất về hình dạng thân cây rừng, những qui luật về kết cấu của lâm phần, các qui luật về sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng và lâm phần.

Hiểu được quy luật phân bố cây rừng, các biện phương pháp tính toán sản lượng, hiện trạng tài nguyên rừng.

7. Mô tả học phần

Học phần nghiên cứu những qui luật về hình dạng thân cây rừng, những qui luật về kết cấu của lâm phần, các qui luật về sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng và lâm phần rừng trên thế giới và Việt Nam.



8. Tài liệu tham khảo

- Tài liệu chính

1. Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao, 1992. Học phần II giáo trình điều tra - quy hoạch - điều chế rừng, Trường đại học lâm nghiệp.


2. Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao, 1997. Điều tra qui hoạch rừng - Giáo trình đại học lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp.

- Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2006. Chiến lược lâm nghiệp quốc gia, giai đoạn 2006 - 2020 (dự thảo lần thứ 4).
2. FIPI., 1995. Sổ tay điều tra qui hoạch rừng, Nhà xuất bản nông nghiệp.
3. Janne Sarkeala và Hoàng Sỹ Động, 1997. Điều tra và lập bản đồ rừng cấp x• - Báo cáo kỹ thuật số 9, Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Phần Lan.
4. Nguyễn Ngọc Lung, 1999. Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng áp dụng cho rừng Thông ba lá ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Nông Nghiệp.
5. Trịnh Đức Huy, 1988, Dự đoán sản lượng rừng và năng suất gỗ của đất trồng rừng Bồ đề thuần loài đều tuổi vùng trung tâm Bắc Việt Nam. Luận án PTS, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
6. Vũ Tiến Hinh, (1987). 'Xây dựng phương pháp mô tả động thái phân bố số cây theo đường kính rừng tự nhiên', Thông tin KHKT và KTLN, Viện Lâm Nghiệp Việt Nam, số 1-1987 (27-31).
7. Vũ Tiến Hinh, 2003. Sản Lượng Rừng - Giáo trình đại học lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp.

- Tài liệu tham khảo tiếng Anh

8. Allen, T.F.H & Hoekstra T.W, 1992. Toward a unified ecology. Columbia University Press, New York. 1-12


9. Ash, J & Helman, C, 1990, Floristic and vegetation biomass of a forest catchment, Kioloa, south coastal New South Wales, Cunninghamia 2(2)

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề, theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.



10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



11. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm quy định tại Điều 22 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



12. Chi tiết nội dung chương trình

Bài mở đầu 2 tiết
Giới thiệu chung về học phần
1.1. Mục đích của học phần điều tra rừng và sản lượng rừng

1.2. Tóm tắt lịch sử phát triển học phần

1.3. Khái quát về diễn biến tài nguyên rừng Việt nam
1.3.1 Phân bố

1.3.2. Diễn biến tài nguyên rừng

1.3.3. Một số đặc điểm khác

1.4. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 của Việt Nam



Chương 1. Điều tra cây riêng lẻ 8 tiết

1.1. Thân cây và các bộ phận cần đo tính trên một cây riêng lẻ

1.2. Đặc điểm hình dạng cây rừng Việt nam

1.2.1. Hình dạng tiết diện ngang thân cây

1.2.2. Hình dạng tiết diện dọc thân cây

1.3. Các chỉ tiêu biểu thị hình dạng thân cây

1.3.1. Chỉ số hình dạng (m)

1.3.2. Độ thon

1.3.2.1. Độ thon tuyệt đối

1.3.2.2. Độ thon bình quân (sbq)

1.3.2.3 Độ thon tương đối - còn gọi là hệ số thon (k) hoặc hình xuất (q)

1.3.3. Hình số tự nhiên (f0j)

1.4. Đo tính thể tích thân cây ngả

1.4.1. Đặc điểm đo tính thể tích thân cây ngả hoặc bộ phận của nó

1.4.2. Sử dụng công thức đơn

1.5. Đo tính gỗ tròn

1.6. Đo tính củi xếp đống

1.7. Đo tính thể tích thân cây đứng


1.7.1. Đặc điểm và công thức cơ bản xác định thân cây đứng

1.7.2. Dụng cụ và kỹ thuật đo đường kính


1.7.3. Đo chiều cao thân cây đứng
1.7.4. Xác định hình số thân cây đứng
1.7.4.1. Khái niệm hình số

1.7.4.2. Các loại hình số

1.7.4.3. Quy luật biến đổi của hình số

1.7.4.4. Xác định hình số trên thân cây đứng

1.7.5. Xác định thể tích thân cây đứng

1.7.6. Sai số đo đặc và ảnh hưởng của nó đến sai số xác định thể tích thân cây

1.8. Đo tán cây
1.8.1. ý nghĩa đo tán cây

1.8.3. Đo tính đường kính tán

1.9. Đo tính vỏ cây
1.9.1. ý nghĩa đo tính vỏ cây

1.9.2. Đo bề dầy vỏ

1.9.3. Tỷ suất vỏ và chuyển đổi từ thể tích cả vỏ thành thể tích không vỏ và ngược lại

1.10. Điều tra tăng trưởng cây rừng


1.10.1. Xác định tuổi cây

1.10.2. Khái niệm về sinh trưởng và tăng trưởng

1.10.3. ý nghĩa của điều tra tăng trưởng

1.11. Một số quy luật sinh trưởng cây rừng


1.11.1. Quy luật nhân tố điều tra tăng theo tuổi

1.11.2. Quy luật nhân tố điều tra giảm theo tuổi (f; q2)

1.11.3. Quy luật quan hệ giữa các suất tăng trưởng

1.11.4. Xác định tăng trưởng cây ngả

1.11.5. Xác định tăng trưởng cây đứng

1.11.6. Kỹ thuật giải tích thân cây để nghiên cứu sinh trưởng và xác định tăng trưởng cây rừng

Chương 2. Điều tra lâm phần 5 tiết

2.1. Lâm phần đơn vị điều tra rừng

2.2. Một số quy luật phân bố
2.2.1. Phân bố số cây theo đường kính

2.2.2. Phân bố số cây theo chiều cao


2.2.3. Phân bố số cây theo thể tích
2.2.4. Phân bố của một số chỉ tiêu hình dạng
2.3. Một số quy luật tương quan
2.3.1. Tương quan chiều cao với đường kính

2.3.2. Tương quan giữa f1.3 với d và h


2.4. Các nhân tố điều tra lâm phần và phương pháp xác định
2.4.1 Nguồn gốc lâm phần
2.4.2. Mật độ lâm phần
2.4.3. Tổ thành

2.4.4. Tuổi lâm phần

2.4.5. Đường kính ngang ngực (d1.3 )
3.4.5.1. Xác định phân bố số cây theo đường kính

3.4.6. Chiều cao cây trong lâm phần


3.4.6.1. Đường cong chiều cao lâm phần

3.4.6.2. Đường cong chiều cao đơn vị


3.4.6.3. Chiều cao bình quân lâm phần

3.4.7. Độ đầy lâm phần


3.4.8. Trữ lượng sản phẩm lâm phần
3.4.8.1. Khái niệm

3.4.8.2. Các phương pháp xác định trữ lượng lâm phần

2.5. Sinh trưởng và tăng trưởng lâm phần
2.5.1. Khái niệm
2.5.2. Đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng lâm phần

2.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và tăng trưởng lâm phần

2.5.4. Xác định sinh trưởng và tăng trưởng lâm phần

2.5.4.1. Phương pháp giải tích

2.5.4.2 Phương pháp dùng các bảng biểu lập sẵn

Chương 3. Điều tra tài nguyên rừng 3 tiết

3.1. Phương pháp điều tra trên mặt đất


3.1.1. Thống kê diện tích

3.1.2. Điều tra tỉ mỉ


3.1.3. Điều tra trên ô mẫu

3.2. Phương pháp điều tra từ xa



Chương 4. Sinh trưởng lâm phần và sản lượng rừng 4 tiết

4.1. Sinh trưởng lâm phần


4.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng của lâm phần

4.1.2. Quá trình sinh trưởng và lợi dụng

4.1.3. Quá trình biến đổi theo tuổi của một số chỉ tiêu sản lượng

4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng lâm phần

4.2. Phân chia đơn vị dự đoán sản lượng
4.2.1. Phân chia hạng đất

4.2.2. Phân chia cấp đất


4.2.2.1. Sự cần thiết phải phân chia cấp đất

4.2.2.2. Phân chia cấp đất


4.2.2.3 Chỉ tiêu phân chia cấp đất

4.2.2.4. Một số khái niệm thơường dùng khi lập biểu cấp đất

4.2.2.5. Xác định số cấp đất cần phân chia

4.2.2.6. Phương pháp xác lập đường cong cấp đất

4.2.2.7. Một vài ví dụ về xác lập đường cong cấp đất.

4.2.2.8. Đánh giá mức độ phù hợp của các đường cong cấp đất

4.3. Dự đoán sản lượng
4.3.1. Khái niệm
4.3.2. Mô hình dự đoán tăng trưởng sản lượng

Phần thực hành

Tiến hành đo đếm, điều tra và tính trữ lượng, sự đoán sản lượng rừng (8 tiết)



13. Phương pháp đánh giá học phần

Quy định số lần kiểm tra bài tập hoặc tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá:



Nội dung

Kiểm tra thường xuyên (15%)

Thực hành

Chuyên cần, thái độ

Thi học phần

TC 1

TC2

Trọng số %

7

8

10

5

70


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: KHOA HỌC GỖ

2. Số đơn vị tín chỉ: 2 Loại học phần: Bắt buộc

3. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 25 tiết;

- Thực hành: 5 tiết;

- Tự học ở nhà: 60 giờ



4. Bộ môn phụ trách: Lâm nghiệp - trồng trọt

5. Điều kiện tiên quyết: Cây rừng

6. Mô tả học phần: Vật liệu gỗ xây dựng, Tính toán cấu kiện cơ bản, liên kết kết cấu gỗ, cấu kiện tổ hợp, kết cấu gỗ chịu lực.

7. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần này, sinh viên phải:

- Nắm được đặc điểm của gỗ

- Tính toán được những cấu kiện liên quan đến gỗ



8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm nghiên cứu các các tài liệu có liên quan theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.



9. Tài liệu học tập

Huỳnh Minh Sơn, bài giảng «Kết cấu gỗ»



10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



11. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm quy định tại Điều 22 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



12. Nội dung học phần

Phần lý thuyết: 25 tiết

Chương mở đầu: Đại cương về kết cấu gỗ (2 tiết)
1. Đặc điểm và phạm vi sử dụng
1.1. Ưu nhược điểm của kết cấu gỗ

1.2. Pham vi sử dụng:



2. Tình hình phát triển và sử dụng kết cấu gỗ ở Việt Nam

Chương I: Vật liệu gỗ xây dựng (4 tiết)

1.Rừng và gỗ Việt Nam

1.1. Nguồn gốc

1.2. Phân loại gỗ

1.2.1. Theo tập quán

1.2.2. Theo quy định Nhà nước

2. Sơ lược cấu trúc gỗ

2.1.Cấu trúc gỗ thô đại



2.2. Cấu trúc vĩ mô

2.2.1. Gỗ lá rộng

2.2.2. Gỗ lá kim

2.2.3. Nhận xét

3. Tính chất cơ học của gỗ

3.1. Ảnh hưởng của thời gian chịu lực

3.2. Sự làm việc của gỗ khi chịu kéo

3.3. Sự làm việc của gỗ khi chịu nến

3.4.Sự làm việc của gỗ khi chịu uốn

3.5.Sự làm việc của gỗ khi chịu ép mặt

3.6.Sự làm việc của gỗ khi chịu trượt

3.7.Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ



3.8.Vấn đề bảo quản gỗ

Chương II: Tính toán cấu kiện cơ bản (4 tiết)

  1. Phương pháp tính toán KCB

    1. Phương pháp tính theo ứng xuất cho phép

    2. Phương pháp tính theo trạng thái giới hạn

  2. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm

    1. Khái niệm

    2. Công thức tính

  3. Cấu kiện chịu uốn

    1. Khái niệm

    2. Tính toán cấu kiện chịu uốn phẳng

    3. Tính toán cấu kiện uốn xiên

  4. Cấu kiện chịu nén-uốn

    1. Khái niệm

    2. Tính toán cấu kiện chịu nén-uốn

  5. Cấu kiện chịu kéo-uốn

    1. Khái niệm

    2. Tính toán cấu kiện chịu kéo-uốn

Chương III: Liên kết kết cấu gỗ (5 tiết)

  1. Đại cương về liên kết

    1. Khái niệm

    2. Các yêu cầu cơ bản đối với liên kết

    3. Nguyên tắc tính toán liên kết

  2. Liên kết mộng

    1. Đặc điểm

    2. Mộng một răng

    3. Mộng hai răng

    4. Mộng gỗ tròn

    5. Một số liên kết mộng khác

  3. Liên kết chêm.

    1. Đại cương về liên kết chêm.

    2. Tính toán liên kết chêm.

  4. Liên kết chốt

    1. Đại cương về liên kết chốt

    2. Liên kết chốt trụ

    3. Liên kết chốt bản

  5. Liên kết chịu kéo

    1. Đinh và vít

    2. Bulông xiết và thanh căng

    3. Đinh đĩa

  6. Liên kết dán

    1. Đặc điểm

    2. Keo dán

Chương IV: Cấu kiện tổ hợp (5 tiết)

  1. Khái niệm chung về cấu kiện tổ hợp

    1. Khái niệm

    2. Sự làm việc

  2. Tính toán cấu kiện tổ hợp chịu uốn

    1. Theo cường độ

    2. Theo độ cứng

    3. Tính số vật liên kết

    4. Độ vòng cấu tạo

  3. Tính toán cấu kiện tổ hợp chịu nén đúng tâm

    1. Thanh có tiết diện bó

    2. Thanh có những miếng đệm ngắn

    3. Thanh có những thanh đệm dài toàn khối

  4. Tính toán CKTH chịu nén-uốn

    1. Trong mặt phẳng uốn

    2. Ngoài mặt phẳng uốn

Chương V: Kết cấu gỗ chịu lực (5 tiết)

  1. Đại cương về kết cấu gỗ chịu lực

    1. Các sơ đồ kết cấu gỗ chịu lực

    2. Lựa chọn sơ đồ kết cấu

    3. Xác định trọng lượng bản thân của kết cấu

  2. Dầm gỗ tiến diện nguyên

    1. Dầm đơn giản

    2. Dầm có đòn đỡ

    3. Dầm liên tục

  3. Dầm liên tục

    1. Dầm có chốt bản

    2. Dầm chêm.

  4. Dầm ván ghép

    1. Đặc điểm và phạm vi sử dụng

    2. Cấu tạo

    3. Tính toán

  5. Dầm gỗ dán

    1. Đặc điểm

    2. Dầm dán keo

Phần 2: Thực hành (5 tiết ): Thực tế tại các xưởng sản xuất gỗ

13. Phương pháp đánh giá học phần:

-Quy định số lần kiểm tra, bài tập hoặc tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá:



Nội dung

Kiểm tra thường xuyên (25%)

Thực hành

Chuyên cần, thái độ

Thi học phần

TC 1

TC2

Trọng số %

12

13

0

5

70


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP VÀ ĐIỀU CHẾ RỪNG

2. Số đơn vị tín chỉ: 3 Loại học phần: Bắt buộc

3. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 30 tiết;

- Thực hành: 15 tiết;

- Tự học ở nhà: 90 giờ



4. Bộ môn phụ trách: Lâm nghiệp -Trồng trọt

5. Điều kiện tiên quyết: Đất lâm nghiệp, Sinh thái rừng, Lâm học.

6. Mô tả học phần

Học phần này sẽ đề cập đến những nội dung cơ bản về : tổng quan Quy hoạch lâm nghiệp (QHLN), cơ sở kinh tế, xã hội, môi trường của QHLN, tổ chức không gian và thời gian rừng, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, điều chỉnh sản lượng rừng, nội dung và phương pháp QHLN, xây dựng phương án QHLN.



7. Mục tiêu học phần

a. Mục tiêu về kiến thức

Những kiến thức về tổ chức kinh doanh rừng toàn diện và hợp lý nhằm khai thác tài nguyên rừng, phát huy những tính năng có lợi khác của rừng một cách bền vững, phục vụ cho yêu cầu về lâm sản của nền kinh tế quốc dân, đời sống nhân dân, xuất khẩu cũng như duy trì các tính năng và tác dụng có lợi khác của rừng như phòng hộ bảo vệ đất, giữ nước và bảo vệ môi trường sinh thái.



b. Mục tiêu về kỹ năng

Có được những kỹ năng cơ bản trong việc lập và sử dụng các phương án quy hoạch lâm nghiệp; kỹ năng giám sát và chỉ đạo trong quá trình thực hiện phương án Quy hoạch lâm nghiệp.



8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm nghiên cứu các các tài liệu có liên quan theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.



9. Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Lâm nghiệp, Hướng dẫn xây dựng phương án điều chế rừng lâm trường Việt nam, Hà Nội, 1990.

2. Bộ NN & PTNT, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020.

3. Collet, J., Các mặt của công tác điều chế rừng (Người dịch: Vũ Đức Tài), Tài liệu khoa học kỹ thuật, Viện Lâm nghiệp, 1/1980.

4. Đại học Lâm nghiệp, Giáo trình Điều tra thiết kế kinh doanh rừng. ĐHLN, 1966.

5. Đại học Lâm nghiệp, Giáo trình Điều tra - Quy hoạch và Điều chế rừng, 3 tập, ĐHLN, 1992.

6. Đại học Lâm nghiệp, Bài giảng Điều chế rừng, ĐHLN, 1993.

7. Trần Đức Hậu, Điều chế rừng, Hội KHKT Lâm nghiệp, Hà Nội, 1984.

8. Vũ Tiến Hinh, Xây dưng phương pháp mô phỏng động thái phân bố đường kính rừng tự nhiên, Thông tin KHKT Lâm nghiệp, số 1/1987, tr 27-31.

9. Vũ Tiến Hinh, Bài giảng Điều tra rừng (dùng cho Cao học lâm nghiệp). Đại Học Lâm nghiệp, Xuân Mai, 1995.

10. Vũ Tiến Hinh, Bài giảng sản lượng rừng (dùng cho Cao học lâm nghiệp), Đại Học Lâm nghiệp, Xuân Mai, 1995.

11. Nguyễn Ngọc Lung : Bàn về lý thuyết chủ động điều khiển mật độ rừng theo mục tiêu điều chế. TCLN số 7/1987, tr18-21, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Lung, Mô hình hóa qúa trình sinh trưởng các loài cây mọc nhanh để dự đoán sản lượng, TCLN số 8/1987, tr 14-19, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Lung, Những cơ sở bước đầu để xây dựng quy phạm khai thác gỗ, Viện lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1989, tr 4-31.

14. Nguyễn Ngọc Lung, Điều tra rừng Thông Pinus kesiya Việt Nam làm cơ sở tổ chức kinh doanh. Tóm tắt luận án Tiến sĩ khoa học, Học viện kỹ thuật lâm nghiệp Leningrad mang tên S.M.Kirov, Leningrad, 1989.

15. Vũ Nhâm, Điều chế rừng (Giảng dạy cho các lớp Cao học chuyên ngành Lâm học), ĐHLN, 1995.

16. Vũ Đình Phương, Phương hướng và phương pháp điều chế rừng gỗ kinh tế tự nhiên. Những vấn đề kỹ thuật trong điều chế rừng. Thông tin KHKT LN, Viện Lâm nghiệp, số 2/1986, tr 8-17.

17. Bảo Huy, Nguyễn Văn Lợi, Bài giảng Quy hoạch Lâm nghiệp và điều chế rừng. Chương trình hỗ trợ LNXH, Hà Nội, 2002.

18. Lê Quang Trí: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. Đại Học Cần Thơ, 2005.

19. А. П. Поляков, Н. М. Набатов: Лесоустройство и лесная таксация. Москва, Экология, 1992.

20. С. В. Третьяков, Ердиков С. В.: Лесоустройство. Архангелск, 2002

21. А. Н. Мартынов, Е. С. Мельников, В. Ф. Ковязин: Основы лесного хозяйства и таксация леса. Санкт-Петербург, 2008.



10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



11. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm quy định tại Điều 22 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



12. Nội dung học phần:

Lý thuyết (20 tiết)

Bài mở đầu (1 tiết)

Chương 1 Cơ sở kinh tế, xã hội, môi trường của quy hoạch lâm nghiệp (4 tiết)

1.1. Cơ sở kinh tế của quy hoạch lâm nghiệp

1.1.1. Nguyên tắc tái sản xuất tài nguyên rừng (TNR)

1.1.2. Một số nguyên tắc kinh tế khác

1.1.3. Nghiên cứu thị trường và tiềm lực của cộng đồng

1.2. Cơ sở xã hội

1.1.1. Một số chính sách làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp

1.1.2. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 (có tài liệu kèm theo để nghiên cứu)

1.3. Cơ sở môi trường

1.3.1. Bảo vệ lưu vực, chống xói mòn, rửa trôi đất

1.3.2. Bảo tồn đa dạng sinh học

1.3.3. Tác động đến khí hậu

Chương 2 Tổ chức không gian và thời gian rừng (7 tiết)

2.1. Một số khái niệm cơ bản về thời gian

2.1.1. Tuổi lâm phần

2.1.2. Chu kỳ kinh doanh

2.1.3. Thành thục rừng

2.1.4. Tuổi khai thác chính và năm hồi quy

2.2. Tổ chức không gian rừng

2.2.1. Ý nghĩa phạm trù của không gian

2.2.2. Phân chia rừng

2.2.3. Tổ chức đơn vị kinh doanh rừng

2.2.4. Sự phối hợp giữa thời gian và không gian

Chương 3 Sử dụng bền vững tài nguyên rừng ( 5 tiết)

3.1. Khái niệm

3.1.1. Ổn định quá trình sản xuất gỗ

3.1.2. Ổn định sản lượng tiền

3.1.3. Ổn định sản lượng gỗ

3.1.4. Ổn định các nhu cầu xã hội

3.2. Điều kiện đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên rừng

3.2.1. Điều kiện đảm bảo ổn định sản lượng gỗ

3.2.2. Điều kiện đảm bảo ổn định quá trình sản xuất gỗ

3.2.3. Điều kiện ổn định sản lượng tiền

3.2.4. Điều kiện ổn định về khả năng cung cấp gỗ

3.2.5. Trữ lượng

3.2.6. Điều kiện ổn định các yêu cầu xã hội

3.3. Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững

3.3.1. Giới thiệu

3.3.1. Nguyên tắc quản lý rừng bền vững

Chương 4 Điều chỉnh sản lượng (3 tiết)

4.1. Những yêu cầu trong khai thác rừng

4.2. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng

4.2.1. Giới thiệu chung

4.2.2. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng

4.2.3. Xác định lượng khai thác hàng năm



Thực hành: 30 tiết hiện trường tương đương với 15 tiết lý thuyết

Thực hành và lập bộ hồ sơ về quy hoạch lâm nghiệp cho từng đối tượng rừng cụ thể (tùy thuộc vào tình hình thực tế để chọn địa điểm cho sinh viên thực hiện)



Mục đích:

Phần thực hành này nhằm giúp cho sinh viên sau khi ra trường có kỹ năng xây dựng và lập được một phương án quy hoạch và điều chế rừng cho đối tượng rừng cụ thể, đây cũng là nội dung chính và bao quát của học phần này .



Nội dung:

a. Khai thác:

- Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật: Tuổi thành thục số lượng, công nghệ, tuổi khai thác chính, phương thức khai thác, chu kỳ, luân kỳ, mô hình vốn sản xuất chuẩn, lượng khai thác, cường độ khai thác...

- Lập kế hoạch khai thác theo giai đoạn cho một chu kỳ hoặc luân kỳ (Tổ chức rừng theo không gian và thời gian). Lập kế hoạch khai thác 5 năm đầu.

- Tiến hành tính toán và lập kế hoạch cho từng loại rừng: đều tuổi, khác tuổi, tre nứa...

b. Nuôi dưỡng, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh, khoanh nuôi:

- Thuyết minh về đối tượng và biện pháp tác động.

- Tổng khối lượng của từng giải pháp.

- Các chỉ tiêu kỹ thuật cho từng giải pháp.

- Lập kế hoạch tác nghiệp (Tổ chức không gian và thời gian) khép kín cho 5 năm đầu.

c.Trồng rừng:

- Mục đích trồng.

- Đối tượng, diện tích.

- Các chỉ tiêu kỹ thuật: cơ cấu cây trồng, tuổi thành thục công nghệ, số lượng, chu kỳ, mật độ trồng, mật độ tối ưu theo tuổi, cấp đất, hạng đất, dự đoán sản lượng....

Báo cáo kết quả:

Mỗi nhóm phải trình bày kết quả dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh (sẽ có hướng dẫn cụ thể) và trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp, lấy ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp và phải trả lời các câu hỏi của người hướng dẫn đặt ra. Kết quả cuối cùng là trung bình chung của hai điểm, điểm trình bày và điểm chấm báo cáo.



13. Phương pháp đánh giá học phần

-Quy định số lần kiểm tra, bài tập hoặc tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá:



Nội dung

Kiểm tra thường xuyên (15%)

Thực hành, bài tập

Chuyên cần, thái độ

Thi học phần

TC 1

TC2

TC3

Trọng số %

5

5

5

20

5

60


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: ĐỘNG VẬT RỪNG

2. Số đơn vị tín chỉ: 2 Loại học phần: Bắt buộc

3. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 25 tiết;

- Thực hành: 5 tiết;

- Tự học ở nhà: 60 giờ



4. Bộ môn phụ trách: Lâm nghiệp - Trồng trọt

5. Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương

6. Mục tiêu học phần

- Nắm được một số kiến thức cơ bản trong nghiên cứu động vật rừng

- Hiểu được đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lớp thú, lớp chim.

- Biết được đặc điểm chung, phân bố của một số bộ cơ bản trong lớp thú, lớp chim và lớp bò sát.

- Nắm được đặc điểm nhận biết, sinh thái tập tính, phân bố, giá trị sử dụng và tình trạng của một số loài động vật rừng đại diện các bộ thuộc lớp chim, lớp thú và lớp bò sát.

- Phân tích, đánh giá công tác quản lý, biện pháp bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta.

7. Mô tả học phần

Tổng quan về động vật, phân loại động vật có xương sống, tài nguyên động vật rừng các nhóm ếch, nhái, bò sát, chim, thú và bảo vệ động vật hoang dã (động vật rừng)



8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm nghiên cứu các các tài liệu có liên quan theo sự hướng dẫn của giảng viên;

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.



9. Tài liệu học tập

- Tài liệu chính

1. Trần Mạnh Đạt, Bài giảng Động vật rừng, ĐHNL Huế, 1998

2. Lê Mộng Chân, Giáo trình Động vật rừng, ĐHLN,1992.

3. Bộ Lâm nghiệp, 1986, Một số văn bản pháp quy về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

4. Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính, 1980, Những loài gặm nhấm ở Việt Nam, Nxb KHKT Hà Nội.

5. Lê Đình Khả, Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Thọ, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đăng Khoa, Trần Văn Hùng, 2004, Cẩm nang nghành Lâm nghiệp: Bảo tồn và quản lý động vật hoang dã tại Việt Nam.

6. Đào Văn Tiến, 1971. Động vật có xương sống, Nxb ĐHTHCN Hà Nội.

7. Dao Van Tien, 1989. On the trends of the evolutionary radiation on the Tonkin leaf monkey (Presbytis fracoisi, Primate: Cercopithecidae). Human Evolution.

8. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến &nnk, 1991. Danh mục thú Việt Nam. Nxb KHKT Hà Nội.

9. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, 1982. Động vật không xư­ơng sống, (Tập 1&2) Nxb ĐHTHCN Hà Nội.

10. Fooden J., 1996. Zoogeography of Vietnamese Primates. International Jurnal of

11. Grove C.P. (1993a). Mammal species of the World: A taxonomic and geographic.

12. Mai Đình Yên, 1979. Định loại cá nước ngọt. Nxb ĐHTHCN Hà Nội.

13. osgood W. H., 1932. Mammal of Kelly-Roosevelts and Delacour asiatic expedition. New york.

14 Thomson Gale. 2003. Grzimek’s Animal Life Encyclopedia, Second Edition. Volume 4: Fishes I.

15. Thomson Gale. 2003. Grzimek’s Animal Life Encyclopedia, Second Edition.Volume 12: Mammals.



- Tài liệu tham khảo

1. Đào Văn Tiến, 1983. Bảo vệ một số loài thú quý hiếm ở Việt Nam, Tạp chí Lâm nghiệp số 9.

2. Bùi Văn Thấm, 2003. Những quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, NXB Chính trị Quốc gia.

3.Phạm Nhật, Bài giảng Động vật rừng. Đại học Tây Nguyên.

4. Mai Xuân Vấn, Thú rừng Việt Nam. NXB KHKT, Hà Nội 1992

5. Trần Kiên, Trần Hồng Việt, Động vật học có xương sống, NXB Đại học sư phạm, 2005.1. Ben F. King and Edward C. D., 1986. A field guide to the Birds of South-est asia. London.

6. Bộ KHCN& Môi trường, 2003. Sách Đỏ Việt Nam. Phần động vật. Nxb KHKT HN

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



11. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm quy định tại Điều 22 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



12. Chương trình chi tiết học phần

Bài mở đầu. Một số khái niệm và quy ư­ớc trong nghiên cứu động vật (3t)

a.1. Khái niệm và vị trí học phần

a.2. Phân loại động vật

a.2.1. Khái niệm và quy ước

a.2.2. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn phân loại

a.2.3. Khoá định loại và cách sử dụng



Chương 1. Liên lớp cá (Pisces) (3t)

1. Đặc điểm chung liên lớp cá

1.1. Vẩy cá

1.2. Vây cá

1.3. Hệ vận động

1.4. Hệ thần kinh và các giác quan

1.5. Hệ hô hấp

1.6. Hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa

1.7. Hệ bài tiết

1.8. Nguồn gốc phát sinh và tiến hóa cá

2.1. Lớp cá miệng tròn (Cyclostomata)

2.1.1. Đặc điểm chung

2.1.2. Nguồn gốc và tiến hoá.

2.2. Lớp cá sụn (Chondrichthyes)

2.2.1. Đặc điểm chung

2.2.2. Một số đại diện

2.2.3. Ý nghĩa kinh tế của cá sụn

2.3. Lớp cá xương (Osteichthyes)

2.3.1. Đặc điểm chung

2.3.2. Phân loại và một số đại diện

2.3.3. Ý nghĩa kinh tế của cá xương


Каталог: Tailieudinhkem -> 11 2017
Tailieudinhkem -> Ubnd tỉnh quảng bình cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học quảng bình độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tailieudinhkem -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng cđ CÔng nghiệp huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tailieudinhkem -> Ubnd tỉnh quảng bình sở NỘi vụ
Tailieudinhkem -> Ubnd tỉnh quảng bình cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
Tailieudinhkem -> KẾ hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2015-2017
Tailieudinhkem -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm học liệU Độc lập Tự do Hạnh phhúc
Tailieudinhkem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm học liệU Độc lập Tự do Hạnh Phúc
Tailieudinhkem -> Nghị quyết hội nghị công chức, viên chức và lao động

tải về 2.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương