ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


TRUYỆN NGẮN – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN THỂ LOẠI



tải về 4.16 Mb.
trang44/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

TRUYỆN NGẮN – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN THỂ LOẠI

Short Story: Theoretical and Practical Issues of Genre


  1. Mã học phần: LIT3019

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT3058 Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên

    1. Họ và tên: Bùi Việt Thắng

  • Chức danh: Giảng viên

  • Học vị: Cử nhân

  • Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (Cán bộ nghỉ hưu)

    1. Nguyễn Thị Năm Hoàng

  • Chức danh: Giảng viên

  • Học vị: Thạc sĩ

  • Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Sinh viên hiểu được những vấn đề lí thuyết và lịch sử thể loại truyện ngắn trong văn học thế giới và Việt Nam (Quan niện về truyện ngắn với tư cách một thể loại văn học quan trọng trong tiến trình văn học nói chung; nguồn gốc truyện ngắn; đặc trưng cơ bản của truyện ngắn; các kiểu truyện ngắn; sự phát triển của truyện ngắn dân tộc thế kỉ XX). Sinh viên hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và thế giới trong tiến trình phát sinh và phát triển truyện ngắn Việt Nam với ý nghĩa là một thể loại thể hiện “hồn cốt văn học dân tộc”.
  • Kĩ năng:


    • Gắn lí thuyết với thực tiễn, học với hành tạo cho sinh viên kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải quyết những vấn đề của thực tiễn văn học. Đối với những sinh viên có năng khiếu sáng tác văn học (đặc biệt là truyện ngắn) môn học gợi mở những hướng tiếp cận văn bản của một tác phẩm “tự sự cỡ nhỏ” từ đó phát huy năng khiếu cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.
  • Thái độ:


    • Tiếp cận thể loại từ cả hai phương diện lí thuyết và thực tiễn cho phép người học xây dựng một thái độ khiêm tốn, cầu thị trong học tập: học đã khó, hành còn khó hơn và “lí thuyết thì xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Môn học sẽ củng cố niềm tin và sự yêu mến đối với thể loại truyện ngắn dân tộc vốn có thành tựu nhiều thế kỉ trong tiến trình văn học dân tộc từ trung đại đến hiện đại.




  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Sinh viên hiểu được những vấn đề lí thuyết và lịch sử thể loại truyện ngắn trong văn học thế giới và Việt Nam .Sinh viên hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và thế giới trong tiến trình phát sinh và phát triển truyện ngắn Việt Nam.

    • Sinh viên kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải quyết những vấn đề của thực tiễn văn học. Đối với những sinh viên có năng khiếu sáng tác văn học (đặc biệt là truyện ngắn) môn học gợi mở những hướng tiếp cận văn bản của một tác phẩm “tự sự cỡ nhỏ” từ đó phát huy năng khiếu cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.
  • Thái độ:


Môn học sẽ củng cố niềm tin và sự yêu mến đối với thể loại truyện ngắn dân tộc vốn có thành tựu nhiều thế kỉ trong tiến trình văn học dân tộc từ trung đại đến hiện đại.


  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


10%

(1 điểm)


2. Bài tập và seminnar

- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận



10%

(1 điểm)


9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:




2. Kiểm tra giữa môn

Bài viết 120 phút tại lớp

20%

(2điểm)


3. Thi hết môn


Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.

60%

(6 điểm)


Kết quả môn học




100%

(10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc:

  1. Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn (Tiểu luận – phê bình), Nxb Văn học, 1999;

  2. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, (tái bản 2007);

  3. Bùi Việt Thắng, Hà Văn Đức, Truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX, (In trong sách Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, 2004.)

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lí thuyết thể loại truyện ngắn (thông qua việc xác định khái niệm “truyện ngắn là gì?”, đặc trưng của truyện ngắn, nguồn gốc truyện ngắn, các kiểu truyện ngắn). Trong một cái nhìn tổng quan, bốn chương đầu của môn học (chuyên đề) đặt ra nhiệm vụ chuyển tải những kiến thức cơ bản giúp người học có cơ sở lí luận căn bản để tiếp cận những vấn đề lí thuyết truyện ngắn (vấn đề tình huống truyện, vấn đề chi tiết nghệ thuật, vấn đề kết thúc truyện ngắn...). Trong chương cuối của môn học dành tổng kết thành tựu truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX qua những chặng đường chính: 1900 – 1930, 1930 – 1945, 1945 – 1954, 1955 – 1975 và 1975 – 2000. Môn học giúp sinh viên có cái nhìn vừa lịch đại vừa đồng đại về sự tiến triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam qua những tác giả tiêu biểu cho mỗi giai đoạn (Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Tô Hoài... trước 1945 và Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Đỗ Thu, Lê Minh Khuê, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp... sau 1945). Giáo trình đồng thời cung cấp một hệ thống tài liệu tham khảo đầy đủ (ý kiến của các nhà văn Việt Nam và thế giới về truyện ngắn).

  1. Nội dung chi tiết học phần:

Bài 1: Định nghĩa truyện ngắn


1.1. Vấn đề thuật ngữ

1.2. Các quan niệm về truyện ngắn

1.3. Nhận thức chung về truyện ngắn

Bài 2: Nguồn gốc truyện ngắn


2.1. Sự hình thành truyện ngắn trong các nền văn học âu, Mĩ

2.2. Sự hình thành truyện ngắn trong các nền văn học châu Á (các nước thuộc khu vực “đồng văn”)


Bài 3: Đặc trưng thể loại truyện ngắn


3.1. Dung lượng truyện ngắn

3.2. Cốt truyện truyện ngắn

3.3. Kết cấu truyện ngắn

3.4. Tình huống truyện ngắn

3.5. Nhân vật truyện ngắn

Bài 4: Các kiểu truyện ngắn


4.1. Truyện ngắn truyền thống

4.2. Truyện ngắn tâm tình

4.3. Truyện ngắn kì ảo

4.4. Truyện ngắn rất ngắn

4.5. Truyện ngắn liên hoàn

4.6. Những biến thể truyện ngắn hiện đại


Bài 5: Khái quát sự phát triển truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX


5.1. Truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (1900 – 1945)

5.2. Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975



5.3. Truyện ngắn Việt Nam 1976 – 2000
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TRUYỆN THƠ ĐÔNG NAM Á

Southeast Asian Narrative Verse


(French Poetry: Some issues of theory)

  1. Mã học phần: LIT3037

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT 3014 Văn học khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên

    1. Họ và tên: Trần Thúc Việt

  • Chức danh: Giảng viên chính

  • Học vị: Cử nhân

  • Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

5.2. Họ và tên: Nguyễn Phương Liên

  • Chức danh: Giảng viên

  • Học vị: Tiến sĩ

  • Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

    1. Trần Thị Thục

  • Chức danh: Giảng viên

  • Học vị: Thạc sĩ

  • Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về truyện thơ, một thể loại văn học hàng đầu mang tính chất loại hình của văn học khu vực Đông Nam Á. Người học hiểu được bản chất của truyện thơ từ nguồn gốc cho đến đặc trưng thể loại, từ nội dung tư tưởng cho đến cấu trúc nghệ thuật.
  • Kĩ năng:


    • Người học có kỹ năng thống kê, phân loại, phân tích truyện thơ vốn rất phong phú và đa dạng ở Đông Nam Á, từ đó có thể so sánh truyện thơ với các thể loại văn học khác ở khu vực trên 2 bình diện tự sự và trữ tình, định vị truyện thơ trong dòng chảy của văn học khu vực Đông Nam Á.
  • Thái độ:


    • Trân trọng di sản văn học truyền thống hết sức đặc sắc ở khu vực, từ đó có ý thức sưu tầm, giới thiệu truyện thơ khu vực. Người học có thái độ khách quan, khoa học, lịch sử biện chứng để bác bỏ quan niệm coi thường thể loại “nôm na là cha mánh qué”.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


Người học hiểu được bản chất của truyện thơ từ nguồn gốc cho đến đặc trưng thể loại, từ nội dung tư tưởng cho đến cấu trúc nghệ thuật của thể loại truyện thơ, một thể loại văn học hàng đầu mang tính chất loại hình của văn học khu vực Đông Nam Á.
  • Kĩ năng:


    • Người học có kỹ năng thống kê, phân loại, phân tích truyện thơ vốn rất phong phú và đa dạng ở Đông Nam Á, từ đó có thể so sánh truyện thơ với các thể loại văn học khác ở khu vực trên 2 bình diện tự sự và trữ tình, định vị truyện thơ trong dòng chảy của văn học khu vực Đông Nam Á.
  • Thái độ:


    • Người học trân trọng di sản văn học truyền thống hết sức đặc sắc ở khu vực, từ đó có ý thức sưu tầm, giới thiệu truyện thơ khu vực. Người học có thái độ khách quan, khoa học, lịch sử biện chứng.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

  1. Trần Thúc Việt, Truyện thơ một số nước Đông Nam Á - Nguồn gốc và đặc trưng thể loại. Tập bài giảng. Tư liệu khoa Văn học

  2. Võ Quang Nhơn. Truyện thơ với sự hình thành và phát triển của văn hoá dân tộc Lào. Tìm hiểu lịch sử – văn hoá nước Lào (Tập II) NXB KHXH,1981.

  3. Vũ Tuyết Loan. Riêm Kê và Tum Tiêu trong văn học Cămpuchia. NXB Văn học, 1992.

  4. Kiều Thu Hoạch. Truyện Nôm – Nguồn gốc và bản chất thể loại. NXB KHXH, 1993.

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về truyện thơ khu vực chủ yếu là truyện thơ bác học từ góc nhìn thể loại với 3 nội dung chính: Sự hình thành truyện thơ Đông Nam Á (những tiền đề về lịch sử, nguồn gốc đề tài, các nhóm truyện thơ) và vị trí các truyện thơ trong các nền văn học dân tộc ở khu vực Đông Nam Á; Những đặc trưng cơ bản của truyện thơ Đông Nam Á (tính tự sự và tính trữ tình, dân gian và bác học); Truyện thơ với các thể loại văn học khác (tìm hiểu tính “lưỡng thể” của truyện thơ và định vị truyện thơ trong dòng chảy văn học dân tộc.)


  1. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: Khái quát về truyện thơ và vai trò, vị trí của truyện thơ trong nền văn học khu vực Đông Nam Á.


1.1. Khái quát về truyện thơ.

1.2. Vai trò, vị trí của truyện thơ.


Chương 2: Nguồn gốc truyện thơ Đông Nam Á


2.1. Nguồn gốc lịch sử.

2.1.1. Thời gian xuất hiện truyện thơ

2.1.2. Những tiền đề của sự ra đời truyện thơ.

2.2. Nguồn gốc đề tài cốt truyện.

2.2.1. Vấn đề phân loại truyện thơ.

2.2.2. Phân loại nguồn gốc đề tài.


Chương 3: Đặc trưng cơ bản của truyện thơ Đông Nam Á


3.1. Tính tự sự.

3.1.1. Khái niệm về tự sự.

3.1.2. Miêu tả chi tiết trong truyện thơ.

3.1.3. Kết cấu – cốt truyện.

3.1.4. Nhân vật và hệ thống nhân vật trong truyện thơ.

3.2. Tính trữ tình.

3.2.1. Khái niệm về trữ tình.

3.2.2. Ngôn ngữ

3.2.3. Thể thơ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương