ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC Confucianism and National Literature



tải về 4.16 Mb.
trang42/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   48

NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC

Confucianism and National Literature


  1. Mã học phần: LIT3021

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT3050 Văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ 18 – thế kỉ 19

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên

  • Họ và tên: Trần Ngọc Vương

  • Chức danh: Giáo sư, Giảng viên chính

  • Học vị: Tiến sĩ

  • Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần

    1. Kiến thức:

Sau khi học, sinh viên sẽ

- Nắm được trên những nét chủ yếu nhất nội dung của học thuyết Nho giáo, một trong ba học thuyết quan trọng (tam giáo) từng chi phối lịch sử phương Đông hàng nghìn năm; hình dung được sơ bộ lịch sử phát triển của học thuyết; tác động qua lại giữa Nho giáo và các học thuyết triết học – chính trị xã hội- tôn giáo khác từng tồn tại trong lịch sử khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam.

- Có được những kiến thức cơ bản về lịch sử Nho giáo ở Việt Nam

- Có được sự hình dung cơ bản về lịch sử văn chương Nho giáo ở Việt Nam

- Bước đầu hình dung về sự vận động nội tại của đội ngũ tác giả nhà Nho, trên cơ sở đó mà định tính văn chương Nho giáo theo chừng chặng phát triển, vận động của lịch sử văn học. Có kiến thức cơ bản về ba loại hình tác giả nhà Nho và đóng góp của mỗi loại hình tác giả đó vào lịch sử văn học dân tộc.

6.2. Kĩ năng:

Cảm nhận và phân tích được tác phẩm của từng tác giả cụ thể, sắp xếp họ vào trật tự của sự phân loại.



6.3. Thái độ:

Có thái độ khách quan, khoa học đối với việc tiếp thu và đánh giá Nho giáo, một học thuyết có vị trí trường tồn trong lịch sử khu vực, từng đóng vai trò ý thức hệ chính trị - xã hội lâu dài và còn có nhiều khá năng tái sinh dưới những hình thức đặc thù trong xã hội hiện đại ở các nước trong khu vực “đồng văn” truyền thống (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên).

Nhìn nhận đúng đắn về lịch sử văn học dân tộc, tiếp thu và kế thừa có phê phán đối với di sản văn học quá khứ.


  1. Chuẩn đầu ra của học phần

    1. Kiến thức:

- Nắm được trên những nét chủ yếu nhất nội dung của học thuyết Nho giáo, một trong ba học thuyết quan trọng (tam giáo) từng chi phối lịch sử phương Đông hàng nghìn năm; hình dung được sơ bộ lịch sử phát triển của học thuyết; tác động qua lại giữa Nho giáo và các học thuyết triết học – chính trị xã hội- tôn giáo khác từng tồn tại trong lịch sử khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam.

- Có được những kiến thức cơ bản về lịch sử Nho giáo ở Việt Nam

- Có được sự hình dung cơ bản về lịch sử văn chương Nho giáo ở Việt Nam

- Bước đầu hình dung về sự vận động nội tại của đội ngũ tác giả nhà Nho, trên cơ sở đó mà định tính văn chương Nho giáo theo chừng chặng phát triển, vận động của lịch sử văn học. Có kiến thức cơ bản về ba loại hình tác giả nhà Nho và đóng góp của mỗi loại hình tác giả đó vào lịch sử văn học dân tộc.



7.2. Kĩ năng:

Cảm nhận và phân tích được tác phẩm của từng tác giả cụ thể, sắp xếp họ vào trật tự của sự phân loại.



7.3. Thái độ:

Có thái độ khách quan, khoa học đối với việc tiếp thu và đánh giá Nho giáo, một học thuyết có vị trí trường tồn trong lịch sử khu vực, từng đóng vai trò ý thức hệ chính trị - xã hội lâu dài và còn có nhiều khá năng tái sinh dưới những hình thức đặc thù trong xã hội hiện đại ở các nước trong khu vực “đồng văn” truyền thống (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên).

Nhìn nhận đúng đắn về lịch sử văn học dân tộc, tiếp thu và kế thừa có phê phán đối với di sản văn học quá khứ.


  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra,

đánh giá


Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm

điểm


1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng, phát biểu…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10% (1 điểm)


2. Bài tập và seminar



- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

-Thuyết trình và thảo luận


10% (1 điểm)


3. Kiểm tra giữa kì



Bài viết trong 50 phút tại lớp dưới hình thức như thi cuối môn học

20% (2điểm)


4. Thi hết môn




Có thể áp dụng 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết hay viết tiểu luận

60% (6 điểm)



5. Kết quả môn học




100% (10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc:

- Trần Đình Hượu (1995, 1998): Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Nxb Văn hoá thông tin; Nxb Giáo dục.

- Trần Đình Hượu (2001, 2002) Các bài giảng về tư tưởng phương Đông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trần Ngọc Vương (1995, 1999) Loại hình học tác giả văn học – Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trần Ngọc Vương (1997, 1998, 1999) Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trần Trọng Kim (1992) Nho giáo . Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quang Đạm (1996) Nho giáo xưa và nay. Nxb Văn hoá thông tin.



  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Để cung cấp những hiểu biết cơ bản ban đầu về Nho giáo, một học thuyết ra đời và phát triển lâu dài trước hết ở Trung Quốc, chính vì vậy giáo trình sẽ có một phần mở đầu giới thiệu về Nho giáo ở Trung Quốc (nội dung cơ bản và lược sử). Phần trọng tâm của giáo trình trình bày Nho giáo vừa với tư cách là một nền học vấn, một định chế giáo dục, vừa với tư cách là một nền văn học đặc thù. Giáo trình cố gắng xác đinh diện mạo của văn học nhà Nho ở Việt Nam trong tổng thể lịch sử văn học viết truyền thống, chỉ ra những chặng vận động liên tiếp nhau trong lịch sử văn học của bộ phận văn chương nhà Nho này trên cơ sở xác định những loại hình cơ bản của đội ngũ tác giả nhà Nho, từ đó xác định những đặc điểm nội dung, nghệ thuật và đóng góp của thừng loại tác giả lẫn toàn bộ bộ phận văn chương của nhà Nho vào lịch sử văn học dân tộc.

11. Nội dung chi tiết học phần:

11.1. Nội dung cốt lõi:

11.1.1 Phần dẫn luận: Những hiểu biết chung về Nho giáo. Nho giáo là gì? Quá trình xuất hiện và phát triển của học thuyết này ở Trung Quốc; Các bậc thầy sáng lập Nho giáo và những bậc đại nho hàng đầu trong lịch sử học thuyết; Kinh điển Nho giáo; Những chặng đường phát triển chủ yếu trong lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc; Mối quan hệ giữa Nho giáo với các học thuyết chính từng có vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc ( Bách gia, Pháp gia, Đạo giáo và tư tưởng Lão Trang, Mặc gia, Phật giáo…).

Tình hình nghiên cứu Nho giáo xưa và nay; tính chất “chưa ngã ngũ” giữa các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và trên thế giới trong việc xác định hạt nhân trung tâm của học thuyết và ảnh hưởng của tình hình đó đối với việc đưa ra những nhận định và đánh giá chung nhất đối với Nho giáo.

Lược sử của Nho giáo ở các quốc gia ngoài Trung Quốc và nội dung chủ yếu của khái niệm “đồng văn”.

Đội ngũ trí thức truyền thống ở khu vực Đông Á và vấn đề tiêu chí để nhận diện nhà Nho trong toàn bộ đội ngũ trí thức đó (phân biệt với các loại trí thức khác như nhà sư, Đạo sĩ, môn đò của các học phái khác).

11.1.2 Lược sử Nho giáo ở Việt Nam: Nho giáo thời Bắc thuộc; Nho giáo ở các kỷ nguyên đầu tiên của thời đại phục hưng quốc gia dân tộc; Nho giáo từ Vãn Trần đến hết thế kỷ XV; Vai trò của Nguyễn Trãi trong lịch sử Nho giáo ở Việt Nam; Nho giáo dưới các triều đại Mạc, Lê Trung hưng, Trịnh Nguyễn phân tranh và vương triều Nguyễn.

11.1.3 Nho giáo với tư cách là một học thuyết đạo đức, một nền giáo dục, một nền học vấn và một học thuyết ý thức hệ : Trình bày những điểm được thừa nhận phổ biến nhất về Nho giáo.

11.1.4 Nho giáo với tư cách một nền văn học: Vị trí của nhà Nho trong lịch sử văn học của các nước trong khu vực, đặc biệt ở Trung Quốc và Việt Nam; Quan niệm của Nho giáo về văn học - nghệ thuật; các trường (champs) nghĩa của khái niệm “văn”; cơ chế khoa cử và tác động của cơ chế đó đối với sự phát triển văn học; “làm văn” và sáng tác; “văn dĩ tải đạo” và “du ư nghệ”.

11.1.5 Các loại hình nhà Nho : người hành đạo, người ẩn dật và người tài tử. Sự quy chiếu lịch sử văn chương Nho giáo ở Việt Nam ( và cả ở Trung Quốc) vào lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình nhà Nho; tính chất của loại hình nhà Nho và đặc điểm của các giai đoạn trong lịch sử văn chương Nho giáo (kiểm định trên lịch sử văn học Việt Nam).

11.1.6 Chung cục của văn chương Nho giáo ở Việt Nam. Những nhận định và đánh giá tổng quát về vai trò của Nho giáo đối với lịch sử văn học dân tộc.



11.2. Nội dung liên quan gần (nên biết):

-Lịch sử và nội dung các học thuyết có vai trò thực sự quan trọng trong khu vực Đông Á truyền thống.

- Những bộ phận văn học được sáng tác dưới ảnh hưởng của các học thuyết đó.

11.3.Nội dung liên quan xa (có thể biết)

- Các học thuyết và tôn giáo lớn trên thế giới và tác động của chúng tới các tiến trình lịch sử văn học.



ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương