ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang40/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   48

VĂN HỌC NGA

Russian Literature


  1. Mã học phần: LIT3055

  2. Số tín chỉ: 4

  3. Học phần tiên quyết:

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (Họ và tên, Chức danh, Học vị, Đơn vị công tác)

  • Họ và tên: Phạm Gia Lâm

+ Chức danh: Phó Giáo sư

+ Học vị: Tiến sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội


  • Họ và tên: Nguyễn Thu Thuỷ

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Tiến sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội


  • Họ và tên: Nguyễn Thị Như Trang

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Tiến sĩ



+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Nắm được kiến thức cơ bản, nền tảng của môn học. Cụ thể: tổng quan về xã hội, lịch sử, văn học đồng thời có liên hệ với một số nền văn học khác cùng thời đại.

    • Nắm được xu hướng cơ bản nhất về tiến trình văn học; những trào lưu, khuynh hướng trong văn học có ảnh hưởng sâu, rộng trên thế giới.

    • Trang bị về lí thuyết nghiên cứu văn học song song với thực hành (trên lớp, ở nhà, làm tiểu luận, niên luận, khóa luận tốt nghiệp).
  • Kĩ năng:


    • Có kĩ năng tư duy lôgic, tổng hợp, phân tích văn bản nghệ thuật một cách chính xác, khách quan, khoa học;

    • Có kĩ năng tự tìm kiếm và lựa chọn những vấn đề nghiên cứu trước mắt và lâu dài, v.v.
  • Thái độ:


    • Yêu thích môn học và ngành học của mình;

    • Có thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa - nghệ thuật của một nền văn hóa khác với chúng ta, đánh giá chúng một cách khách quan, khoa học để từ đó có sự liên hệ với nền văn hóa dân tộc.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Trang bị những kiến thức cơ bản về bức tranh văn học Nga thế kỷ XX trong từng giai đoạn phát triển chủ yếu của nó trên các phương diện: hệ vấn đề, các motif nhân vật, những khuynh hướng phong cách; về cá tính sáng tạo của một số tác gia tiêu biểu.
  • Kĩ năng:


    • Vận dụng các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học để phân tích các tác phẩm tiêu biểu của văn học Nga thế kỷ XX (qua bản dịch tiếng Việt).

    • Làm việc theo nhóm và thuyết trình, thảo luận một số vấn đề chuyên môn.
  • Thái độ:


    • Có thái độ khách quan, khoa học khi xem xét giá trị các tác phẩm tiêu biểu của văn học Nga thế kỷ XIX, thế kỷ XX, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa nền văn hóa sản sinh ra các hiện tượng đó với nền văn hóa đương đại của chúng ta.




  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

- Môn học này chú trọng đến việc tham gia thảo luận của sinh viên trên lớp. Tùy theo từng vấn đề thảo luận, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên chuẩn bị theo nhóm rồi cử đại diện trình bày (các thành viên khác trong nhóm bổ sung khi được yêu cầu) hoặc theo từng cá nhân. Nếu sinh viên không trực tiếp tham gia thảo luận trên lớp có thể nộp (trực tiếp hoặc qua email) phần chuẩn bị của mình dưới dạng phác thảo đề cương (trong 2 trang A4 ~ 600 từ) về một trong những vấn đề được đưa ra thảo luận và được hồi âm vào buổi học sau. Phần này có điểm đánh giá kết quả chung cho các thành viên trong nhóm hoặc riêng cho từng cá nhân.

- Bài tiểu luận giữa kỳ là sự thu hoạch của mỗi sinh viên từ những buổi thảo luận trên lớp, được thể hiện và đánh giá như một báo cáo khoa học. Bài tiểu luận có dung lượng khoảng 2000 từ (tối đa 5 trang A4, font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng 1,5 Lines).



- Trọng số kiểm tra-đánh giá kết quả môn học

  • Chuyên cần (hiện diện trên lớp, chuẩn bị và tham gia thảo luận)

20% (2 điểm)

  • Kiểm tra giữa kỳ

30% (3 điểm)

  • Thi kết thúc môn học

50% (5 điểm)

  • Kết quả môn học

100% (10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc:

  1. Fash A.X.Puskin, Thơ trữ tình (nhiều người dịch), Nxb.VH, 1999 (sinh viên đọc các bài Tự do, Gửi Saadaev, Người tù, Ánh mặt trời của ban ngày đã tắt, Người gieo giống tự do trên đồng vắng, Gửi biển, Cây Ansa và một vài bài thơ tình tự chọn).

  2. A.X.Puskin, Epghênhi Onheghin, Thái Bá Tân dịch, H, 1987.

  3. A.X.Puskin, Truyện ngắn, NXB. Cầu vồng, M, 1985 (sinh viên tự chọn một/một vài truyện).

  4. N.Gogol, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, Nxb.VH, 1963.

  5. N.Gogol, Bức chân dung, Văn Hoàng, Phạm Thủy Ba dịch, Nxb.VH 1971.

  6. N.Gogol, Những linh hồn chết, Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb.VH 1965.

  7. F.Dostoievsky, Tội ác và trừng phạt, Cao Xuân Hạo, Cao Xuân Phổ dịch, Nxb.VH, 2000.

  8. F.Dostoievsky, Anh em nhà Karamazov, Phạm Mạnh Hùng dịch, Nxb.VH, 2000.

  9. L.Tolstoy, Chiến tranh và hoà bình, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VH 2001.

  10. L.Tolstoy, Anna Karenina, Nhị Ca, Dương Tường dịch, Nxb.VH, 2002.

  11. L.Tolstoy, Phục sinh, Vũ Đình Phòng, Phùng Uông dịch, Nxb.Hội nhà văn.

  12. Sekhov, Tuyển tập truyện ngắn, Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.VHTT, 2001 (sinh viên tự chọn một/một vài truyện).

  13. A.Sekhov, Tuyển tập kịch, Nhị Ca, Lê Phát, Dương Tường dịch, Nxb.Văn hóa (sinh viên đọc Vườn anh đào)

  14. Giáo trình Lịch sử Văn học Nga (Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính chủ biên...), Nxb.GD 1997 (sinh viên đọc các phần liên quan đến nội dung môn học).

  15. M.Bakhtin. Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb.GD, 1998.

  16. Phạm Vĩnh Cư. Trekhov - nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch, T/c VHNN 4/2004. Blok A., Esenin S., Thơ. Văn học, Hà Nội, 1985

  17. Bunin I., Tuyển tập tác phẩm. Lao động, Hà Nội, 2002.

  18. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính,.. , Lịch sử văn học Nga. Giáo dục, Hà Nội, (1997), 2002.

  19. Gorky M., Tuyển tập truyện ngắn. Văn học. Hà Nội, 2004

  20. Kịch. Văn học. Hà Nội, 1978

  21. Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi. Văn học. Hà Nội, (1971, 2002) 2007

  22. Pasternak B., Bác sĩ Zhivago. Phụ nữ, Hà Nội, 2006

  23. Sholokhov M., Sông Đông êm đềm. Hội nhà văn. Hà Nội, 1993

  24. Số phận một con người.Văn học. Hà Nội, 2004

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Văn học Nga với những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc là một trong những nền văn học có ảnh hưởng lớn trên thế giới và ở Việt Nam. Xét trên toàn bộ tiến trình phát triển của văn học viết từ thế kỷ X đến nay thì thế kỷ XIX là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ nhất với tên tuổi của nhiều nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết, nhà viết truyện ngắn bậc thầy mà phong cách, uy tín, cá tính sáng tạo của họ có tác động không nhỏ tới văn học thế giới.

Nội dung chính của môn học là trang bị kiến thức cơ bản về văn học Nga thế kỷ XIX với các tác gia tiêu biểu sáng tác trên các thể loại thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn; phân tích, lý giải sự vận động của văn học cùng những phong cách tác giả từ góc độ thi pháp học lịch sử.



Một nội dung quan trọng không kém đó là phát triển khả năng phân tích, bình luận, nghiên cứu các hiện tượng văn học trong nước và trên thế giới trên cơ sở những lí thuyết nhân văn hiện đại. Môn học tập trung vào một số tác gia kinh điển của văn học Nga thế kỷ XX, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XIX đến khi Liên xô tan rã (1991): M.Gorky, I.Bunin, S.Esenin, B.Pasternak và M.Sholokhov. Nghiên cứu tác phẩm của họ, nhất là của những nhà văn đoạt giải Nobel văn học, đồng thời tiêu biểu cho ba bộ phận cấu thành - I.Bunin (văn học “kỷ nguyên bạc” và hải ngoại), B.Pasternak (văn học “bị cấm đoán” trong nước) và M.Sholokhov (văn học xô viết) - trong bối cảnh văn hóa-xã hội, người học sẽ thấy được những biểu hiện của truyền thống chủ nghĩa nhân bản Nga cũng như những cách tân độc đáo về thể loại: thơ trữ tình, tiểu thuyết và truyện ngắn.

  1. Nội dung chi tiết học phần:

Nội dung 1. Bức tranh khái quát văn học Nga thế kỉ XIX


_Toc1627776241.1. Văn học Nga từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII

  • VH Nga cổ từ thế kỷ X-XVII: 3 giai đoạn (XI-XIII, XIII-XV, XVI-XVII). Biên niên sử- thể loại văn học cổ nhất. Bài ca binh đoàn Igor.

  • VH Nga thế kỷ XVIII: Chủ nghĩa cổ điển (những năm 30-70). Lomonoxov, Xumarocov, Fonvidin. Dergiavin. Trường phái tình cảm chủ nghĩa. Karamzin.

1.2. Văn học Nga thế kỷ XIX

1.2.1. Văn học Nga nửa đầu thế kỷ XIX. Bối cảnh xã hội: Cuộc chiến tranh Ái quốc vĩ đại chống Napoleon 1812. Khởi nghĩa tháng Chạp 14/12/1825. Triều đại Nicolai I (1825-1855).

  • Giai đoạn văn học lãng mạn. Đặc thù của CNLM Nga so với CNLM Tây Âu. Thi pháp chủ nghĩa lãng mạn. Sự hình thành CNLM- 1790-1825. CNLM Nga những năm 1825-1840.

  • Giai đoạn văn học hiện thực. Sự hình thành trào lưu hiện thực chủ nghĩa. Crưlov.Gribiedov. Ý nghĩa chủ đạo của trào lưu hiện thực những năm 30. Puskin. Lermontov. Gogol. Sự phát triển của văn xuôi. Hình thành “trường phái tự nhiên” như giai đoạn đầu của CNHTPP (nguyên tắc sáng tạo của trường phái qua hai bài báo của Belinxki Nhìn văn học Nga năm 1846Nhìn văn học Nga năm 1847) và sự phân hóa nó vào cuối những năm 40.

1.2.2. Văn học Nga nửa cuối thế kỷ XIX

  • Bối cảnh xã hội : Chiến tranh Crưm 1854-1856. Cải cách nông nô 1861. CNTB phát triển. Sự khủng hoảng của nhà nước quân chủ chuyên chế. Sự hình thành các tổ chức vô sản đầu tiên 1895.

  • Các trào lưu tư tưởng : Trào lưu sùng Xlavơ, trào lưu sùng phương Tây (nhóm dân chủ-cách mạng, nhóm tự do chủ nghĩa). Phong trào dân túy.

  • Tình hình văn học: Văn học những năm 50-60 (Turgenev.Gonsarov. Sernưsevxki...). Văn học những năm 70 (Doxtoievxki. Xaltưcov-Sedrin. Tolxtoy). Văn học những năm 80-90 (Xaltưcov-Sedrin. Tolxtoy. Lexcov. Sekhov). Sự manh nha của nền văn học vô sản (Gorki, Xerafimovich)

Nội dung 2. A.X.Puskin (1799-1837)


2.1. Thơ trữ tình và các bản trường ca phương Nam. Cảm hứng công dân trong thơ Puskin. Thi pháp chủ nghĩa lãng mạn qua trường ca Người tù Capca, Đoàn người Digan.

2.2. Tiểu thuyết thơ Epghenhi Onheghin - tiểu thuyết hiện thực (đặc điểm thể loại, đặc điểm cốt truyện - kết cấu, kiểu nhân vật con người thừa)

2.3. Truyện ngắn - sự khởi đầu của truyện ngắn hiện thực.

Nội dung 3. N.V.Gogol (1809-1852)


3.1. Quan niệm về hài kịch của Gogol. Phân tích hài kịch Quan thanh tra trên các phương diện đặc trưng cái hài, kết cấu, nhân vật, ý nghĩa xã hội-tư tưởng.

3.2. Tập truyện Peterburg và cấu trúc cái kỳ ảo, cái hài. Lãng mạn và hiện thực trong sáng tác Gogol.

3.3. Tiểu thuyết Những linh hồn chết. Đặc điểm thể loại. Hình tượng tác giả. Hình tượng nhân vật. Vai trò các trữ tình ngoại đề trong kết cấu Những...

3.4. Thư gửi Gogol của Belinxki và vấn đề thế giới quan của nhà văn thời kỳ khủng hoảng.


Nội dung 4. F.M.Dostoevsky (1821-1881)


4.1. Bút ký dưới hầm – “khúc nhập đề” cho sáng tác Dostoevsky. “Con người dưới hầm” - kiểu nhân vật đặc biệt trong sáng tác Dostoevsky. Hình tượng / biểu tượng “hầm tối” trong truyện.

4.2. Tội ác và trừng phạt. Kiểu nhân vật (nhân vật tư tưởng, cấu trúc hình tượng) và kiểu cốt truyện (các tình huống thử thách, lựa chọn, “ngưỡng”...trong tiểu thuyết)...

4.3. Anh em nhà Karamazov - tiểu thuyết “ tổng kết” của Dostoevsky; sự thể hiện các chủ đề và tư tưởng quan trọng nhất của sáng tác Dostoevsky. Hệ thống nhân vật. Đặc điểm cốt truyện - kết cấu...

4.4. Bakhtin về  Dostoevsky.


Nội dung 5. L.N.Tolstoy (1828-1910)


5.1. Chiến tranh và hoà bình. Ý nghĩa tiêu đề. Thể loại (“tiểu thuyết-dòng chảy” - N.Gei, “tiểu thuyết-sử thi” - A.V.Tritrerin, A.A.Xaburov...). “Tư tưởng nhân dân” và “tư tưởng gia đình” trong tác phẩm. “Lịch sử” và “cá nhân”, “cái chung” và “cái riêng” trong tiểu thuyết. Nhân vật (kiểu nhân vật “tìm đường”). Đặc trưng của “cốt truyện đi tìm chân lý”. Đặc trưng “phép biện chứng tâm hồn” của Tolxtoy.

5.2. Anna Karenina. Thể loại (“ tiểu thuyết của sự tìm kiếm” -V.Sklovxki, “ tiểu thuyết của sự kết thúc” - N.Gei). Đặc điểm kết cấu hai tuyến Anna và Levin. Hệ thống nhân vật. “ Sự lẫn lộn khái niệm” và “ ánh sáng của tình yêu” trong những tìm kiếm tinh thần của Levin. Hệ thống các ẩn dụ mang tính khái niệm: “vực thẳm cuộc đời”, “mạng lưới dối trá”, “con đường cuộc sống”, “giấc mơ cuộc đời”... “Tư tưởng gia đình” như một tư tưởng nghệ thuật “tương đương” với “tư tưởng nhân dân” trong miêu tả thời đại khủng hoảng.

5.3. Bước ngoặt trong thế giới quan của Tolstoy. Học thuyết của Tolxtoy về đạo đức. Tôn giáo như là sự nhận thức của con nguời về chính mình trong viễn cảnh của sự vĩnh cửu. Kito giáo như là một học thuyết đạo đức về sự hoà nhập cuộc sống riêng với cuộc sống chung.

5.4. Phục sinh. Thể loại (“tiểu thuyết-luận đề”, “tiểu thuyết-thể nghiệm”...). Mối liên hệ cái chung – cái riêng như là trục đạo đức-triết học cơ bản của tiểu thuyết. Đặc điểm cốt truyện - kết cấu (tình huống ra khỏi sự tồn tại khép kín, cô lập của con người, sự cân bằng không bền vững của những mặt đối lập trong thế giới và trong con người, phục sinh như một quá trình chứ không phải kết quả).


Nội dung 6. A.P. Sekhov (1860-1904)


6.1. Sekhov trong bối cảnh văn học Nga 20 năm cuối thế kỷ (thể loại mới, tầng lớp độc giả mới...). Hai giai đoạn trong sáng tác Sekhov : trước và sau 1888.

6.2. Chủ đề của sáng tác Sekhov : những con người bình thường trong cuộc sống bình thường. “Tôi muốn vắt kiệt từng giọt máu nô lệ trong mỗi con người”. Motip tuổi già. Motip sự hồi sinh.

6.3. Nhân vật của Sekhov

6.4. Kỹ thuật truyện Sekhov. Vai trò của mạch ngầm trong truyện. Đặc điểm của những kết thúc mở.

6.5. Những cách tân kịch của Sekhov so với kịch Nga cổ điển. Kiểu nhân vật mới (“con người bình thường nhất”) và đặc điểm hệ thống các vai diễn (“phi trung tâm hóa”). “Trữ tình hóa” kịch. Mối liên hệ giữa văn xuôi và kịch Sekhov (hệ vấn đề chung, mối tương quan giữa văn bản và mạch ngầm văn bản).

Nội dung 7. Văn học Nga thế kỷ XX là một hệ thống thẩm mỹ thống nhất (Tổng quan)


1.1. Thế kỷ XX – thời đại “tăng tốc bi kịch” trên thế giới và ở chính nước Nga. Những hệ lụy của hoàn cảnh xã hội-lịch sử phức tạp và sự biến đổi thước đo giá trị văn học.

1.2. Ba bộ phận cấu thành văn học Nga thế kỷ XX: văn học “kỷ nguyên bạc” (từ đầu những năm 90 của thế kỷ XIX đến 1917), văn học Nga trong nước (xô viết chính thống và “bị cấm đoán”), văn học Nga ở nước ngoài.

1.3. Những quy luật của tiến trình văn học: mối liên hệ với văn học cổ điển Nga (truyền thống chủ nghĩa nhân bản Nga), trường vấn đề (nhân dân và giới trí thức, con đường phát triển của nước Nga, “con người nhỏ bé”); những tiếp xúc sáng tạo, tương tác và đối nghịch (cảm hứng ký ức, motif Kyto giáo,…)

1.4. Những khuynh hướng thể loại và phong cách: văn xuôi về chiến tranh và văn xuôi về làng quê Nga; những hình thức ước lệ trong tiểu thuyết Nga thế kỷ XX; các xu hướng phong cách trữ tình và triết lý.


Nội dung 8. Aleksey Maksimovich Gorky (28.03.1868 - 18.06.1936)


2.1. Những ngọn nguồn của tài năng văn học: folklore, văn học cổ điển Nga và châu Âu, trải nghiệm cá nhân trong lao động kiếm sống (bộ ba tự thuật Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi).

2.2. Những thể nghiệm cách tân ban đầu:

2.2.1. Các truyện ngắn lãng mạn Makar Chudra, Bà lão Izergin, Bài ca chim Ưng,...: vấn đề tự do, chiến công và quan niệm về giá trị của cuộc sống.

2.2.2. Các truyện ngắn hiện thực Chenkash, Konovalov, Một con người ra đời, kịch Dưới đáy, truyện vừa Foma Gordeev: tư tưởng “không thỏa thuận với cuộc sống” và quan niệm về nhân cách kiểu mới.

2.3. Những trăn trở trên con đường đạt tới giá trị của nhân cách tự do: Bộ ba tự thuật (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), tiểu thuyết Sự nghiệp gia đình Artamonov với vấn đề ý nghĩa của tình yêu và lòng nhân từ, tinh thần bất vụ lợi và sức mạnh của trí tuệ trong cuộc sống con người.

2.4. Phong cách của Gorky: “huyền thoại về con người” là cơ sở cho sự hòa quyện giữa sử thi và trữ tình, chính luận và lãng mạn, tạo nên “chất cổ tích” trong phong cách của Gorky.


Nội dung 9. Ivan Alekseyevich Bunin (10.10.1870 - 08.11.1953)


3.1. Con đường văn nghiệp

3.1.1. Hai cột mốc đường đời: 1888 – rời bỏ “tổ quý tộc” để kiếm sống; 1920 – cuộc sống lưu vong cô đơn, buồn tủi nơi đất khách (Pháp).

3.1.2. Giải Nobel văn học (1933): vinh quang và cay đắng của “nhà cách tân-cổ lỗ” độc nhất vô nhị.

3.2. Triết luận-trữ tình về cuộc sống Nga, con người Nga.

3.2.1. Vấn đề số phận của thế giới và nền văn minh: các truyện ngắn Quý ông từ San Francisco đến/Những quả táo Antonov.

3.2.2. Tình yêu, thời gian và ký ức, cái chết … - những motif nhân bản: các truyện ngắn Say nắng, Hơi thở nhẹ, Những con đường rợp bóng cây xanh, truyện vừa Nàng Lika.

3.2.3. Trầm tư và hoài niệm cay đắng về nước Nga: Ngày thứ hai trong trắng, Cuộc đời Arsenev.

3.3. Phong cách bi ký (epitaph) của văn xuôi I.Bunin.


Nội dung 10. Sergei Aleksandrovich Esenin (03.10.1895 - 28.12.1925)


4.1. “Toàn bộ tiểu sử của tôi đều nằm trong thơ tôi”.

4.1.1. Tuổi thơ trong môi trường nông dân gia trưởng: tính cách nghịch ngợm kết hợp với niềm thành kính tôn giáo tạo nên đặc điểm diện mạo Esenin.

4.1.2. Năm giai đoạn phát triển tư tưởng-phong cách kế tiếp nhau trong thơ Esenin:

- Giai đoạn 1: Những sáng tác trước Cách mạng tháng Mười. Các tập thơ Lễ cầu hồn, Sách thánh ca (1916)

- Giai đoạn 2: Các bài thơ thể hiện thái độ nồng nhiệt chào đón Cách mạng tháng Mười trong Lễ biến hình, Inoniya, Miếu thờ hương thôn (1918).

- Giai đoạn 3: Những bài thơ thể hiện thái độ tiêu cực đối với những quá trình xã hội ngay sau Cách mạng tháng Mười Bức tam bình, Tự bạch của hooligan, thể nghiệm kịch thơ Pugachev (1921), Xứ sở quân đê tiện

- Giai đoạn 4: Những bài thơ trữ tình riêng tư trong Moskva quán rượu, Những giai điệu Ba Tư (1924).

- Giai đoạn 5: Chùm thơ về những ấn tượng chủ quan trước cuộc sống mới xô viết Nước Nga xô viết, trường ca Anna Snegina, Con người hắc ám (1925)

4.2. “Thơ trữ tình của tôi được nuôi dưỡng bởi tình yêu lớn lao, tình yêu Tổ quốc”

4.2.1. Người “ca sĩ của đồng quê” nước Nga nông thôn gia trưởng, Kyto giáo chính thống. Các bài thơ Ôi, nước Nga…, Ôi, tôi tin, tôi tin đời hạnh phúc, …

4.2.2. Từ “thiên đường muzhik” đến “nước Nga sắt thép”.Các bài thơ Tiếng gọi du dương (1918), Một bài thơ (1924), Ánh trăng lai láng lạnh lùng (1925).

4.3. “Đất nước vậy ra là thế đó”: kẻ “lưu vong” trên quê hương Nga xô viết. Bài thơ Nước Nga xô viết, Ta lần lượt ra đi ít một… (1924)

4.4. “Trên đời này chết chẳng có gì là mới,…”: tìm về nguồn cội như là lối thoát khỏi bi kịch của thời đại; “hội chứng Esenin”. Phong cách thơ Esenin.

Nội dung 11. Boris Pasternak (10.02.1890 – 30.05.1960).


5.1. Sự nghiệp sáng tác. Sự gắn bó với Kyto giáo, niềm say mê âm nhạc, triết học - ba nhân tố quan trọng nhất hình thành nên tài năng văn học của Pasternak. “Vĩnh biệt triết học”, vượt qua chủ nghĩa tượng trưng và vị lai để trở thành “nhà thơ hay nhất của Liên bang xô viết” (1913 - 1934). Nhà thơ-dịch giả tồn tại với những khát khao tái sinh thầm lặng mà mãnh liệt (những năm 40). Bị truy đuổi “giữa hai làn đạn” để bảo toàn giá trị nhân cách độc lập, chính trực (scandal từ sau Giải Nobel văn học 1958).

5.2. Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago – “sự kế tục những truyền thống vĩ đại của tiểu thuyết sử thi Nga”. Giải pháp nghệ thuật độc đáo cho vấn đề con người và Cách mạng với những vấn đề phái sinh: con người và lương tâm, con người và tình yêu, con người và quyền lực, cái vĩnh cửu và cái nhất thời,…

5.3. “Tôi khiến cả thế giới nhỏ lệ vì số phận của đất nước tôi” – sự tổng hợp giữa thơ và cuộc đời, trữ tình và triết lý như là đặc trưng nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết.

Nội dung 12. Mikhail Sholokhov (24.05.1905 – 21.02.1984)


6.1. Vấn đề tác quyền “Sông Đông êm đềm” – scandal văn chương lớn nhất thế kỷ.

6.1.1. Ba nguyên nhân gây nên giả thuyết “đạo văn”: tuổi đời trẻ và học vấn thấp, tin đồn, không có bản thảo làm minh chứng (1928 - 1999).

6.1.2. “Giải oan”: bản thảo có bút tích của Sholokhov (tập I và tập 2, gồm 850 trang) bị thất lạc và được tìm thấy (ITAR-TASS, 25.10.1999) và công bố trên internet (http://www.lenta.ru/news/2005/05/13/).

6.2. “Sông Đông êm đềm”- tiểu thuyết sử thi về số phận con người trong cách mạng và nội chiến, một bước tiến mới của chủ nghĩa hiện thực.

- Sự kết hợp giữa tài năng sắc sảo và tư duy lịch sử sáng suốt trong vấn đề số phận cộng đồng kozak; biện chứng tương tác giữa nhân tố cá nhân, cái tự nhiên và nhân tố xã hội, định hướng tương lai trong nhãn quan lịch sử, tầm cao của chủ nghĩa nhân đạo.

- Hình tượng con người trước “ngã ba” của lịch sử: các hình tượng phụ nữ và âm điệu ki kịch-trữ tình; Grigori Melekhov – nhân vật điển hình của thời đại; nguồn gốc và tính chất bi kịch-sử thi trong số phận nhân vật.

6.3. Truyện ngắn “Số phận con người” - cột mốc đánh dấu giai đoạn phát triển mới của văn xuôi viết về chiến tranh của Liên xô và thế giới.

Những đặc điểm tính cách dân tộc và quy mô sử thi trong nhân vật Andrei Sokolov. Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm. Truyền thống và cách tân về phương diện thi pháp thể loại của tác phẩm.




ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương