ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


VĂN HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG BẮC Á



tải về 4.16 Mb.
trang39/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   48

VĂN HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG BẮC Á

Southeast and Northeast Asian Literature





  1. Mã học phần: LIT3014

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết:

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (Họ và tên, Chức danh, Học vị, Đơn vị công tác)

  • Họ và tên: Trần Thúc Việt

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Cử nhân

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội


  • Họ và tên: Trần Thị Thục

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Thạc sĩ



+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản, phổ cập về văn học khu vực từ những đặc điểm chung đến những đặc điểm riêng giữa các nền văn học; Khái quát quá trình phát triển và giới thiệu một số tác giả, tác phẩm, thể loại tiêu biểu của 4 nền văn học: Lào, Cămpuchia, Korea (Triều Tiên-Hàn Quốc) và Nhật Bản.
  • Kĩ năng:


    • Xác lập kỹ năng nghiên cứu đa ngành, liên ngành, hiểu được tính thống nhất, đa dạng của văn học khu vực từ đó có sự đối chiếu, so sánh giữa các nền văn học trong khu vực và văn học khu vực với các khu vực khác trên thế giới. Từ những kiến thức về văn học khu vực, người học có khả năng tư duy, phân tích giải quyết những vấn đề thực tiễn văn học cụ thể.
  • Thái độ:


    • Trân trọng những nền văn học của những quốc gia nhỏ nhưng có quan hệ đặc biệt với Việt Nam như Lào, Cămpuchia, những nền văn học mà trong quá khứ từng đối đầu với Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc.

    • Người học phải có thái độ khách quan và khoa học để đánh giá sức mạnh nội lực, tính bản địa của các nền văn học khu vực trong quá trình tiếp biến văn học ngoại lai như Trung Hoa và Ấn Độ.




  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Có kiến thức cơ bản, phổ cập về văn học khu vực từ những đặc điểm chung đến những đặc điểm riêng giữa các nền văn học; Khái quát quá trình phát triển và giới thiệu một số tác giả, tác phẩm, thể loại tiêu biểu của 4 nền văn học: Lào, Cămpuchia, Korea (Triều Tiên-Hàn Quốc) và Nhật Bản.
  • Kĩ năng:


    • Có kỹ năng nghiên cứu đa ngành, liên ngành, hiểu được tính thống nhất, đa dạng của văn học khu vực từ đó có sự đối chiếu, so sánh giữa các nền văn học trong khu vực và văn học khu vực với các khu vực khác trên thế giới. Từ những kiến thức về văn học khu vực, người học có khả năng tư duy, phân tích giải quyết những vấn đề thực tiễn văn học cụ thể.
  • Thái độ:


    • Trân trọng những nền văn học của những quốc gia nhỏ nhưng có quan hệ đặc biệt với Việt Nam như Lào, Cămpuchia, những nền văn học mà trong quá khứ từng đối đầu với Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc.

    • Có thái độ khách quan và khoa học để đánh giá sức mạnh nội lực, tính bản địa của các nền văn học khu vực trong quá trình tiếp biến văn học ngoại lai như Trung Hoa và Ấn Độ.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


10%

(1 điểm)


2. Bài tập và seminnar

- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận



10%

(1 điểm)


9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:




2. Kiểm tra giữa môn

Bài viết 120 phút tại lớp

20%

(2điểm)


3. Thi hết môn


Áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.

60%

(6 điểm)


Kết quả môn học




100%

(10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc:

  1. Đức Ninh (chủ biên), Trần Thúc Việt, Đỗ Thu Hà, Võ Đình Hường. Văn học khu vực Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 (Tái bản lần 1). Tài liệu có tại thư viện ĐHQG Hà Nội.

  2. Đức Ninh, Trần Thúc Việt. Nhận diện văn học cận hiện đại Lào. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007. Phòng tư liệu Khoa Văn học và Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

  3. Vũ Tuyết Loan. Riêm Kê và Tum Tiêu trong văn học Cămpuchia. NXB Văn học, H, 1994. Thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

  4. Trần Thúc Việt. Văn học Korea (Triều Tiên – Hàn Quốc). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Thư viện ĐHQG Hà Nội và phòng tư liệu Khoa Văn học.

  5. Nhật Chiêu. Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868. NXB Giáo dục. 2003. Các thư viện.

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

    • Cung cấp cho người học có cái nhìn nhận diện về những vấn đề khu vực và những đặc trưng cơ bản của văn học khu vực Đông Nam Á đặt trong bối cảnh địa lý- lịch sử - văn hoá- tôn giáo có nhiều nét tương đồng. Giới thiệu khái quát và tìm hiểu giá trị những tác phẩm, thể loại đặc sắc, tiêu biểu của 2 nền văn học “láng giềng” kề cận có quan hệ đặc biệt với Việt Nam là Lào và Cămpuchia.

    • Trang bị những kiến thức cơ bản về văn học Đông Bắc Á với 2 nền văn học Nhật Bản và Korea. Giới thiệu các chặng đường phát triển của 2 nền văn học này qua các tác gia, tác phẩm, loại thể tiêu biểu và liên hệ so sánh với Việt Nam cùng trường ảnh hưởng văn hoá đồng văn.

  1. Nội dung chi tiết học phần:

Bài 1: Văn học khu vực Đông Nam Á.

1.1` Quá trình nhận thức về tính khu vực và việc ra đời khái niệm và thuật ngữ văn học khu vực Đông Nam Á.

1.2. Những đặc điểm của văn hoá khu vực, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu văn học khu vực Đông Nam Á.

1.3. Những đặc điểm của văn học khu vực Đông Nam Á.

1.3.1. Những đặc điểm chung.

1.3.2. Những đặc điểm riêng giữa các nền văn học khu vực.

Bài 2: Văn học Lào.

2.1. Khái quát.

2.2. Nhận diện văn xuôi Lào hiện đại – Quá trình hình thành và đặc điểm phát triển của thể loại.

Bài 3: Văn học Cămpuchia.

3.1. Khái quát.

3.2. Truyện thơ Riêm Kê và vấn đề bản địa hoá, dân tộc hoá một tác phẩm văn học nước ngoài.

3.3. Tum Tiêu và quá trình cách tân thể loại truyện thơ Cămpuchia.

Bài 4: Văn học Korea (Triều Tiên – Hàn Quốc).

4.1. Khái quát.

4.2. Tiểu thuyết cổ điển.

4.2.1. Kim Ngao tân thoại và những vấn đề của tiểu thuyết truyền kỳ khu vực Viễn đông.

4.2.2. Truyện Xuân Hương – Kiệt tác văn học Korea.

Bài 5: Văn học Nhật Bản.

5.1. Khái quát các chặng đường phát triển.

5.2. Một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu.

5.2.1. Truyện Genji.

5.2.2. Basho và thơ Hai cu.

5.2.3. Kawabata và tiểu thuyết hiện đại Nhật Bản.



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VĂN HỌC CHÂU ÂU

(European Literature)


  1. Mã học phần: LIT3059

  2. Số tín chỉ: 04

  3. Học phần tiên quyết: không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

5.1 Giảng viên 1:

Họ và tên: Đào Duy Hiệp

Chức danh: Phó Giáo sư

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội

5.2. Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Thuỳ Linh

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – TrườngĐHKHXH&NV – ĐH QG Hà Nội



  1. Mục tiêu học phần:

6.1. Mục tiêu chung

Cùng với các môn học khác trong chương trình đào tạo đại học của Khoa Văn, môn học này nhằm góp phần đào tạo những nhà nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các trường THPT, cao đẳng, đại học; quản lí hoạt động văn học-nghệ thuật…). Chuyên đề tập trung tìm hiểu sự vận động của văn học Châu Âu, một nền văn học hết sức phát triển trong đời sống văn học thế giới.



  1. 2. Chuẩn đầu ra của môn học

KIẾN THỨC

KĨ NĂNG

THÁI ĐỘ

-Trình bày được kiến thức chuyên sâu, cơ bản về văn học Pháp và châu Âu (từ văn học Hi Lạp-Phục hưng đến các giai đoạn phát triển cận-hiện đại) để thấy được những biến đổi quan trọng của giai đoạn văn học này.


-Phân tích, so sánh để thấy được sự vận động của văn học Pháp và châu Âu từ giai đoạn Hi Lạp-Phục hưng sang giai đoạn thế kỉ XVII-XVIII-XIX, đồng thời chỉ ra được sự kiến tạo của giai đoạn văn học này cho giai đoạn văn học thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.

- Người học có thái độ hứng thú, yêu thích đối với công việc liên quan đến môn học, chuyên ngành đào tạo.


-Trình bày được những đặc điểm chính và đóng góp chính của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này.


-Giảng dạy được về các tác gia, tác phẩm, trào lưu chính trong giai đoạn này. Định vị được vị trí và giá trị văn học sử của các hiện tượng văn học đó.


Có thái độ khoa học, khách quan đối với các hiện tượng văn học nước ngoài, tránh cái nhìn cảm tính hoặc định kiến.

- Từ lí thuyết và thực tiễn, người học bước đầu xác lập khả năng phát hiện ra những vấn đề mới của văn học Pháp và châu Âu từ cổ điển đến hiện đại.

-Vận dụng được những vấn đề lí luận của văn học - văn hóa giai đoạn này vào nghiên cứu, đánh giá văn học châu Âu.

- Từ những kiến thức và kĩ năng được trang bị, người học có thái độ nỗ lực, chủ động để phân tích và đánh giá các trường hợp nghiên cứu văn học cụ thể.



  1. Chuẩn đầu ra học phần:

7.1. Mục tiêu chung

Cùng với các môn học khác trong chương trình đào tạo đại học của Khoa Văn, môn học này nhằm góp phần đào tạo những nhà nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các trường THPT, cao đẳng, đại học; quản lí hoạt động văn học-nghệ thuật…). Chuyên đề tập trung tìm hiểu sự vận động của văn học Châu Âu, một nền văn học hết sức phát triển trong đời sống văn học thế giới.



7.2. Chuẩn đầu ra của môn học

KIẾN THỨC

KĨ NĂNG

THÁI ĐỘ

-Trình bày được kiến thức chuyên sâu, cơ bản về văn học Pháp và châu Âu (từ văn học Hi Lạp-Phục hưng đến các giai đoạn phát triển cận-hiện đại) để thấy được những biến đổi quan trọng của giai đoạn văn học này.


-Phân tích, so sánh để thấy được sự vận động của văn học Pháp và châu Âu từ giai đoạn Hi Lạp-Phục hưng sang giai đoạn thế kỉ XVII-XVIII-XIX, đồng thời chỉ ra được sự kiến tạo của giai đoạn văn học này cho giai đoạn văn học thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.

- Người học có thái độ hứng thú, yêu thích đối với công việc liên quan đến môn học, chuyên ngành đào tạo.


-Trình bày được những đặc điểm chính và đóng góp chính của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này.


-Giảng dạy được về các tác gia, tác phẩm, trào lưu chính trong giai đoạn này. Định vị được vị trí và giá trị văn học sử của các hiện tượng văn học đó.


Có thái độ khoa học, khách quan đối với các hiện tượng văn học nước ngoài, tránh cái nhìn cảm tính hoặc định kiến.

- Từ lí thuyết và thực tiễn, người học bước đầu xác lập khả năng phát hiện ra những vấn đề mới của văn học Pháp và châu Âu từ cổ điển đến hiện đại.

-Vận dụng được những vấn đề lí luận của văn học - văn hóa giai đoạn này vào nghiên cứu, đánh giá văn học châu Âu.

- Từ những kiến thức và kĩ năng được trang bị, người học có thái độ nỗ lực, chủ động để phân tích và đánh giá các trường hợp nghiên cứu văn học cụ thể.



  1. Tài liệu tham khảo bắt buộc:

  1. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu, Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục, 1998.

  2. Nhiều tác giả, Lịch sử văn học Pháp, 3 tập, NXB Đại học quốc gia, 2005;

  3. Tuyển tập tác phẩm - Lịch sử văn học Pháp (các thế kỉ XVII, XIII, XIX), Nxb. Ngoại văn, song ngữ, 1995;




  1. Phương thức kiểm tra – đánh giá:

9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

- Trọng số: 10%

- Dựa vào việc tham gia đầy đủ hay không các giờ học và việc tham gia xây dựng bài của sinh viên.



9.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

9.2.1 Kiểm tra - đánh giá giữa kì

- Trọng số: 30%

- Dựa theo kết quả bài thi VIẾT cá nhân ở nhà được giao vào Tuần 6.

- Câu hỏi thi nằm trong phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 6.



- Dạng thức đề thi:

+ Loại đề: Đề mở.

+ Số lượng câu hỏi: từ 01 đến 02 câu hỏi

9.2.2 Kiểm tra - đánh giá cuối kì

- Trọng số: 60%

- Dựa theo kết quả Thi VIẾT cuối kì theo sự xếp lịch của Nhà trường

- Câu hỏi thi nằm trong phần kiến thức học từ Tuần 1 đến Tuần 15.



- Dạng thức đề thi:

+ Thời gian: 120 phút

+ Loại đề: Không sử dụng hoặc sử dụng tài liệu

+ Số lượng câu hỏi: 01 hoặc 02 câu



9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Sinh viên thể hiện được thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các buổi học và tích cực xây dựng bài học.

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: Sinh viên trình bày được kiến thức cơ bản về một vấn đề đã học từ Tuần 1 đến Tuần 6.

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Sinh viên hệ thống hóa được những tri thức lí luận và thực tiễn tác giả-tác phẩm của nền văn học Pháp và châu Âu


  1. Tóm tắt học phần:

Nội dung chính của môn học được phân bố làm bốn phần:

- Phần 1: Văn học Hy Lạp

- Phần 2: Văn học Phục hưng

- Phần 3: Văn học Pháp và châu Âu thế kỉ XVII

- Phần 4: Văn học Pháp và châu Âu thế kỉ XVIII

- Phần 5: Văn học Pháp và châu Âu thế kỉ XIX



11. Nội dung chi tiết môn học

CHƯƠNG 1: VĂN HỌC HI LẠP

1. 1 Khái quát về lịch sử, xã hội, văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại


1.1.1 Diễn biến của cơ cấu chính trị và kinh tế của Hi Lạp cổ đại từ ngọn nguồn (khoảng 8000 năm trước Công nguyên) đến thế kỉ V trước Công nguyên; thời kì đế quốc La Mã và quá trình Hi Lạp hoá từ thế kỉ II trước CN đến thế kỉ III sau CN.

1.1.2 Triết học và khoa học của Hi Lạp – La Mã cổ đại.

1.1.3. Đặc điểm thống nhất của văn hoá Hi Lạp: ngôn ngữ, thần thoại, sử thi, bi kịch, kiến trúc, điêu khắc, khoa học và triết học.

1.2. Thần thoại Hi Lạp


1.2.1. Khái niệm huyền thoại, thần thoại (myth) và hệ huyền thoại (mythology).

1.2.2 Cấu trúc và gia hệ của thần thoại Hi Lạp: một số motif tiêu biểu.

1.2.3. Đặc trưng: tính chất triết lí, đời thường và giá trị nhân văn của thần thoại Hi Lạp.

1.2.4. Thần thoại Hi Lạp – mẫu gốc của văn chương hiện đại.


1.3. Anh hùng ca Homer


1.3.1. Khái niệm và đặc trưng của anh hùng ca (sử thi); nguồn gốc; so sánh anh hùng ca với thơ và bi kịch, với tiểu thuyết.

1.3.2. Vấn đề Homer: những quan niệm khác nhau; vai trò của sáng tác dân gian và của thiên tài Homer trong việc hình thành nên 2 bản anh hùng ca.

1.3.3. Giá trị nghệ thuật và tư tưởng của hai thiên anh hùng ca Iliad Odyssey của Homer: tả và kể trong Iliad Odyssey; những chuyển biến về phong cách từ Iliad đến Odyssey; giá trị tư tưởng của 2 thiên anh hùng ca.


1.4. Bi kịch Hi Lạp – La Mã cổ đại


1.4.1. Nguồn gốc của kịch nghệ nói chung và bi kịch nói riêng

1.4.2. Đặc trưng của bi kịch: mâu thuẫn bi kịch; nhân vật bi kịch; hiệu ứng bi kịch và lí thuyết carthasis của Aristote

- Sự tiến triển của bi kịch Hi Lạp cổ đại và những tác gia tiêu biểu: Eschyle, Sophocle, Euripide

- Phân tích một vở bi kịch tiêu biểu: Oedipe vua của Sophocle (có thể liên hệ, so sánh thêm với một vở kịch khác, như Promete bị xiềng).

- Từ thế giới của thần thánh sang đời sống của con người thành bang

- Cuộc chiến của con người với số phận: tính chất định mệnh trong Oedipe vua và trong bi kịch Hi Lạp cổ đại


    • Nội dung liên quan gần (nên biết)


- Những nền văn minh cổ đại trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập, Maya…) trong so sánh với văn minh Hi Lạp – La Mã để nhận thấy sâu sắc hơn đặc trưng văn hoá, văn học Hi Lạp, La Mã cổ đại.

- Những phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu văn học và những trào lưu sáng tác mới có quan hệ mật thiết với kiến thức trong môn học (cụ thể là thần thoại Hi Lạp), chẳng hạn phương pháp huyền thoại học; sáng tác huyền thoại, giải huyền thoại trong văn học đương đại…


    • Nội dung liên quan xa (có thể biết)


- Ảnh hưởng của văn hoá Hi – La cổ đại đối với văn hoá châu Âu hiện đại thể hiện như thế nào trên các bình diện tư tưởng, chính trị, kinh tế, cơ cấu xã hội…

CHƯƠNG 2: VĂN HỌC PHỤC HƯNG

2.1. Khái quát về xã hội, tư tưởng, văn hóa, văn học Phục hưng


2.1.1. Giới thiệu thuật ngữ “Phục hưng” / “Renaissance”

2.1.2. Bối cảnh văn hoá, tư tưởng thời Phục hưng

2.1.2.1. Những khám phá về vũ trụ: thiên văn học phát triển; Copernic (1470-1543) đã làm đảo lộn những quan niệm của nhà thờ về vũ trụ...

2.1.2.2. Những phát kiến về địa lí: Ch.Colomb tìm ra châu Mĩ năm 1492. Nó đã mở ra những chân trời mới cho châu Âu.

2.1.2.3. Cuộc khám phá và chinh phục con người: con người làm chủ đề sáng tác với một sức sống tươi mới; con người mang tầm vóc khổng lồ.

2.2 Những trào lưu tư tưởng, văn hóa Phục hưng


2.2.1. Cuộc cải cách tôn giáo: M.Luther (1517) phê phán những nhũng lạm của nhà thờ Kitô giáo. Những cuộc khởi nghĩa tôn giáo đẫm máu đã nổ ra.

2.2.2. Chủ nghĩa nhân văn: “humanisme” - “humanus” (Latin)/con ngư­ời; phá bỏ xiềng xích trung cổ, h­ưởng thụ ngay ở thế gian này.

2.2.3. Tư tưởng chính của chủ nghĩa nhân văn:


  • T­ư t­ưởng phê phán giáo hội phong kiến và lên án thiên chúa giáo

  • Tinh thần đề cao giá trị con ng­ười

  • Ý thức đòi quyền tự do cá nhân

  • Tinh thần dân tộc

2.2.4. Chủ nghĩa xã hội không tưởng: học thuyết xuất hiện ở Anh, do Thomas More (1478-1565) đề xướng: công kích nền quân chủ; nêu lên lí tưởng về xã hội cộng sản.

2.3 Tổng quan về Văn học Phục hưng phương Tây


Nền văn học Phục hưng đã thể hiện cái chung và cái độc đáo dân tộc: ngợi ca bản sắc dân tộc trong văn học, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc. Ngoài ra, diễn biến và thành tựu văn học ở mỗi quốc gia có những nét khu biệt, phong phú.

2.3.1. Văn học Phục hưng Italia: Diễn ra trong suốt 3 thế kỉ, từ thế kỉ XIV đến hết thế kỉ XVI.

- Thời kỳ thứ nhất: thế kỉ XIV (Phục hưng lần thứ nhất). Các tác giả tiêu biểu: Dante, Boccaccio, Petrac.

- Thời kỳ thứ hai: thế kỉ XV (phong trào nghiên cứu cổ đại)

- Thời kỳ thứ ba: thế kỉ XVI (Phục hưng lần thứ hai). Các tác giả tiêu biểu: Ariosto, Tasso, Machiavelli.

2.3.2. Văn học phục hưng Pháp

- Ra đời muộn hơn Italia, được quy ước từ năm 1442, năm Ch.Colomb tìm ra châu Mỹ, đến năm 1610, năm Henri IV từ trần.

- Đến cuối XV, Pháp đã là một quốc gia thống nhất về kinh tế, chính trị, và đã trải qua một thời kỳ khá thịnh vượng.

- Thế kỉ XVI, giai đoạn phát triển về kinh tế và văn hoá. Có thể phân chia văn học Pháp thế kỉ XVI thành ba giai đoạn:

+ Giai đoạn tìm kiếm hướng đi (1483-1549): Rabelais

+ Giai đoạn chín muồi (1549-1572): du Bellay; Ronsard và Tyard

+ Giai đoạn cuối cùng của thế kỉ: Montaigne

2.3.3. Văn học Phục hưng Tây Ban Nha

Nền văn học Phục hưng Tây Ban Nha gắn liền với tên tuổi Cervantès. “người sáng lập Thời hiện đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantès”.

2.3.4. Văn học Phục hưng Anh

Khác với Italia và các nước Tây Âu, đến tận nửa sau thế kỉ XVI văn học Anh mới đạt đến đỉnh cao chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng.

Nền văn học Phục hưng Anh gắn liền với tên tuổi của Shakespeare. Trước khi Shakespeare xuất hiện, nền kịch Anh chia làm 2 xu hướng:

- Xu hướng êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ (John Lyly và Robert Greene).

- Xu hướng rùng rợn, hãi hùng (Đại biểu là Thomas Kyd và Marlowe).

2.3.5. François Rabelais (1494-1553) và văn học Phục hưng Pháp

2.3.6 Miguel de Cervantès (1547-1616) và văn học Phục hưng Tây Ban Nha

2.3.7. Shakespeare và văn học Phục hưng Anh

    • Nội dung liên quan gần (nên biết)


- Toàn bộ thời đại Phục hưng phương Tây (xã hội, tư tưởng, văn hóa, văn học,...), đặc biệt là hai nền văn học Pháp, Tây Ban Nha và Anh (Rabelais, Cervantès, Shakespeare).

- Nghệ thuật về cái thô kệch (grotesque);

- Tiểu thuyết hiệp sĩ (chevalerie);

- Nghệ thuật giễu nhại (parodie), hài hước (humour).


    • Nội dung liên quan xa (có thể biết)


Ảnh hưởng của nghệ thuật Phục hưng đối với văn hoá, văn học phương Tây hiện đại thể hiện như thế nào trên các bình diện tư tưởng, nghệ thuật,…
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC PHÁP VÀ CHÂU ÂU THẾ KỈ XVII

3.1. Khái quát về tình hình xã hội, lịch sử, văn học thế kỉ XVII

3.1.1. Bối cảnh xã hội: Xã hội, lịch sử Pháp sau thời kì Phục hưng: những đổi mới, kế thừa và phát huy về mọi mặt trong đó có văn học:

* Văn chương trữ tình phát triển mạnh mẽ (còn gọi là văn chương baroque) giải thích thuật ngữ "baroque" và ý nghĩa của nó trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, văn học.

* Văn chương đài các song song phát triển với phong cách tế nhị, uyển chuyển và phong nhã nhằm diễn đạt những biến động của trái tim.

* Đồng thời một khuynh hướng văn học khác: văn học “cổ điển” - tiếp thu những yếu tố tích cực và loại bỏ những yếu tố tiêu cực của hai khuynh hướng trên và đạt được những thành tựu cao nhất vào những năm 1660 - 1685 với những Molière, Boileau, Racine, de Lafayette, v.v.

3.1.2. Các trào lưu, tư tưởng: triết học Descartes; triết học duy vật của Gassendi;

3.1.3. Hài kịch và những vấn đề lí luận: nguồn gốc hài kịch, nội dung, nghệ thuật hài kịch của thế kỉ XVII;

3.1.4. Một số nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển: khái niệm cổ điển; nguyên tắc đề cao lí trí; nguyên tắc phân chia loại hình văn học, nghệ thuật; nguyên tắc cấu trúc kịch; bi kịch và hài kịch; nguyên tắc tam duy nhất; nguyên tắc xây dựng nhân vật kịch; giới thiệu các tác giả bi kịch;

3.1.5. Hài kịch Molière: những vấn đề cách tân và sáng tạo; những vở kịch lớn về nội dung xã hội, lịch sử và nghệ thuật.

3.2. Molière

3.2.1. Hài kịch Molière: Các giai đoạn sáng tác: khái quát về nội dung hài kịch Molière;

3.2.2. Các loại hài kịch Molière: kịch hề, hài kịch kịch balê, kịch mang tính lí luận, hài kịch phong tục, hài kịch tính cách,…

3.2.3. Nghệ thuật hài kịch Molière: quy mô vở, nhân vật, diễn biến cốt truyện kịch, hành động kịch độc thoại, đối thoại, cái cười,…



CHƯƠNG 4: VĂN HỌC PHÁP VÀ CHÂU ÂU THẾ KỈ XVIII

4.1. Bức tranh khái quát

4.1.1. Thế kỉ Ánh sáng (“Siècle des Lumières”): “những tri thức đẹp của trí tuệ”; “trong đó các tri thức được truyền bá”; thuật ngữ “Ánh Sáng” được quan niệm trên bình diện khoa học và lí trí, biểu hiện đầy đủ “triết lí” của thế kỉ. “Ánh Sáng” < > bóng tối: sự tiến bộ của lí trí so với sự ngu muội; tự do đối lập với áp chế; Cách mạng đối với phong kiến.



- Thế kỉ Ánh sáng còn được gọi là Thế kỉ triết học (“Siècle philosophique”): số đông các nhà văn cũng đồng thời là nhà triết học (Voltaire, Montesquieu, Diderot, Rousseau, Bayle, Fénelon, Fontenelle,…). Họ là những con người của “lí trí” và “kinh nghiệm” hay tinh thần phê phán và tư tưởng khoa học.

4.1.2. Văn học Ánh Sáng (“Littérature des Lumières”) : diễn ra trên bốn gia đoạn. Tập trung nhất tinh thần của thời đại là hai gia đoạn giữa từ 1715 đến 1789 khi Cách mạng nổ ra.



Giai đoạn thứ nhất (1700 - 1715): tranh cãi giữa Phái Cũ và Phái Mới. Charles Perrault cho xuất bản Đối chiếu Phái Cũ và Phái Mới (1695) khẳng định tính ưu việt của các tác gia hiện đại so với các tác gia cổ điển. Sang thế kỉ XVIII cuộc tranh cãi càng trở nên quyết liệt.

Giai đoạn thứ hai (1715 - 1750): Ảnh hưởng mọi mặt của nước Anh; thi pháp cổ điển không còn phù hợp với thời đại mới; những tác gia lớn đã xuất hiện: Montesquieu, Voltaire, Marivaux,...

Giai đoạn thứ ba (1750 - 1789): Bách khoa toàn thư do Diderot lãnh đạo; bên cạnh đó là những Rousseau với chủ nghĩa tình cảm báo hiệu cho chủ nghĩa lãng mạn sau này, tiếp đó là Bernadin de Saint-Pierre. Hài kịch Beaumarchais với vai Figaro bất hủ.

Giai đoạn cuối cùng từ 1789 đến hết thế kỉ: văn chương báo chí và hùng biện nở rộ đồng thời với xu hướng đi tìm cảm hứng ở Cổ đại Hilạp-Lamã.

4.1.3. Thơ, Kịch và Truyện đều mang dấu ấn, hơi thở của thời đại.



4.2 Voltaire (1694 - 1778) và truyện triết học

4.3 Marivaux (1688 - 1763) và thể loại hài kịch

4.4 Rousseau (1712 - 1778)

4.5 Defoe và Swift (văn học Anh)
CHƯƠNG 5: VĂN HỌC PHÁP VÀ CHÂU ÂU THẾ KỈ XIX

5.1. Bức tranh khái quát

- Phê bình văn học trở thành một ngành bắt đầu vào những năm 30 của thế kỉ; trong đó có nguyên nhân ở các tầng lớp đông đảo độc giả đã biết đọc biết viết. Các khái niệm “độc giả”, “tác giả”, “văn chương” đã có nhiều thay đổi. Phê bình mang tính chất báo chí cập nhật (điểm sách) và phê bình uyên bác hình thành và phát triển đồng thời với những tác phẩm của chính nghệ sĩ. Sainte-Beuve và Hippolyte Taine là những người phê bình chuyên nghiệp.

Chủ nghĩa lãng mạn: chuyển biến lớn về tâm lí, cảm xúc, ý thức hệ,…ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tính thần Pháp thế kỉ XIX.

Hai tác giả mở đầu cho sự hình thành chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỉ XIX: Germaine de Staël (1766 - 1817); François-René de Chateabriand (1768 - 1848). Bùng nổ vào những năm 20-30 của thế kỉ với những: A.Lamartine (1790 - 1869); A.de Vigny (1797 - 1863); V.Hugo (1802 - 1885),…



Chủ nghĩa hiện thực: khái niệm “réalisme” lần đầu tiên được Jules François Edmond, bút danh Chamfleury (1821 - 1889), đưa vào hội hoạ và văn học với Tạp chí Chủ nghĩa hiện thực, tồn tại được một thời gian ngắn. Ông nêu tên các nhà hiện thực: Balzac, Stendhal, Dickens, Thackeray, Charlotte Brontë, Gogol, Tourguenev. Trước và sau thời kì này bản thân Stendhal và Balzac đã đề cập đến chủ nghĩa hiện thực một cách xác đáng và ít mâu thuẫn hơn.

Chủ nghĩa tự nhiên: tồn tại vào những năm 60-80 của thế kỉ với những tên tuổi: anh em nhà Goncourt; Zola. Miêu tả đời sống với tinh thần và phương pháp của khoa học tự nhiên.

Chủ nghĩa tượng trưng: thuật ngữ nhiều nghĩa (tôn giáo, thẩm mĩ, kĩ thuật); trào lưu xuất hiện mang tính cách tân trong hội hoạ, thơ, kịch, tiểu thuyết khoảng hai mươi năm cuối của thế kỉ. Trào lưu của những người “suy đồi” (chữ dùng của Verlaine) phủ định lại xã hội, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật.

5.2. Victor Hugo

5.2.1. Kịch và quan niệm văn học của Hugo. Vấn đề xung đột và nhân vật trung tâm trong kịch Hugo



5.2.2 Khái quát về các tiểu thuyết Hugo: Nhà thờ Đức Bà Paris; Những người khốn khổ; 93;

5.2.3 Tìm hiểu nghệ thuật tiểu thuyết Hugo



5.3 Prosper Mérimée

5.3.1 Hai giai đoạn trong cuộc đời sáng tác văn học

5.3.2 Những đặc điểm trong thi pháp truyện ngắn Mérimée: Matéo Falcon (1829) và Carmen (1845)

5.3.3 Vấn đề cốt truyện, tính kịch, người kể chuyện, nhân vật,…



5.4 Stendhal

5.4.1 Giới thiệu các tác phẩm chính: Về tình yêu (1822); Racine và Shakespeare (1823); Armance (1827); Đỏ và Đen (1830); Tu viện thành Parme (1839);…

5.4.2. Quan niệm về hạnh phúc và cái đẹp của Stendhal;

5.4.3. Phân tích Đỏ và Đen: nhan đề tác phẩm; những cách đánh giá khác nhau về nhân vật Julien Sorel. Khảo sát quá trình phát triển tính cách của hình tượng; nghệ thuật phân tích tâm lí: loại nhân vật tự phân tích, "mổ xẻ" nội tâm mình từ nhiều góc độ.

5.4.4. Vấn đề độc thoại nội tâm. Nghệ thuật viết đối thoại, độc thoại.



5.5 Honoré de Balzac

5.5.1. Những nhận định, đánh giá về Balzac; lí giải;

5.5.2. Quá trình và quan niệm sáng tác:

- Cấu trúc bộ Tấn trò đời; phân tích Lời tựa: tuyên ngôn về quan điểm thẩm mĩ trong chủ nghĩa hiện thực của Balzac;

5.5.5. Phân tích ba tiểu thuyết quan trọng - ba mốc lớn trong sự phát triển nghệ thuật tiểu thuyết: Miếng da lừa (1831); Eugénie Grandet (1833); Lão Goriot (1834);

5.6. Flaubert

5.6.1. Quan niệm nghệ thuật của Flaubert

5.6.2. Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của Flaubert

5.6.3. Phân tích tiểu thuyết Bà Bovary: cấu trúc, điểm nhìn, miêu tả, trần thuật, nhân vật,…trên văn bản.



5.7 Guy de Maupassant

5.7.1. Nghệ thuật truyện ngắn Maupassant: cốt truyên, nhân vật, giọng kể;

5.7.2. Cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant;

5.8 Dickens

5.8.1. Hình thức tiểu thuyết truyền thống: Những cuộc phiêu lưu của Oliver Twist (1837-1839): nhân vật trẻ em với tính chất hiện đại (tiếng lóng đã có từ Eugène Sue, Hugo, Zola,…);

5.8.2. Sơ đồ cốt truyện theo kiểu mélodrame li kì có các nhân vật chức năng: Hung bạo, Nạn nhân, Vị cứu tinh. Nhân vật trung tâm của Dickens thường đồng thời là nạn nhân (trẻ em, người đẹp) và thường được kết thúc có hậu;

5.8.3. Yếu tố kì ảo (Chiếc đồng hồ treo của lão Hamphry -1840);

Nhìn chung, tiểu thuyết của Dickens mang thi pháp của thời đại đồng thời gắn với những vấn đề xã hội,…

5.8.4. David Copperfield: hiện thực và chất thơ của hồi ức, kỉ niệm được kể ở ngôi thứ nhất với những đoạn ngoái lại, đón trước, độc thoại nội tâm,…

5.9 Thakeray

5.9.1. Hội chợ phù hoa (1847-1848): cuốn tiểu thuyết không có nhân vật chính, nhân vật chính diện, nhân vật anh hùng (A novel without a hero).

5.9.2. Người kể chuyện trong Hội chợ phù hoa: người đạo diễn vở kịch trước những con rối nhân gian; tên các chương đều được đặt tên theo kiểu chương hồi gợi tò mò, hứng thú ở độc giả; nhà đạo diễn bình luận ngoại đề nhiều để điều khiển các con rối và giới thiệu chúng với người xem; cốt truyện vì vậy bị giảm tốc độ, kết cấu lỏng (do nguyên nhân kinh tế: kéo dài số báo để được nhuận bút thêm; hoặc chưa nghĩ ra cốt truyện, nhưng nhất là do nguyên nhân thuyết giáo về kinh tế, về chính trị,…);

5.9.3. Giọng điệu mỉa mai của những đoạn ngoại đề tạo ra sự đa âm.



ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương