ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


CHUYỂN THỂ KỊCH BẢN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH



tải về 4.16 Mb.
trang47/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

CHUYỂN THỂ KỊCH BẢN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH

Adaptation in Film Art


  1. Mã học phần: LIT3056

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT1150 Nghệ thuật học đại cương

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên

    1. Họ và tên: Hoàng Cẩm Giang

-Chức danh: Giảng viên

-Học vị: Tiến sĩ

-Đơn vị công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

5.2. Họ và tên: Phạm Xuân Thạch

-Chức danh: Giảng viên

-Học vị: Tiến sĩ

-Đơn vị công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

5.3. Họ và tên: Lý Hoài Thu

-Chức danh: Giảng viên

-Học vị: PGS, Tiến sĩ

-Đơn vị công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (cán bộ về hưu)


  1. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

Mục tiêu chung của môn học là giúp người học xác định và diễn giải được một cách chi tiết về quá trình chuyển thể, những phương thức và phương pháp tạo nên một kịch bản điện ảnh từ một tác phẩm văn học (cụ thể ở đây là tác phẩm văn xuôi tự sự); từ đó bước đầu trang bị cho người học những kiến thức lý luận và kĩ năng thực tiễn của công việc chuyển thể kịch bản vốn rất khó khăn và phức tạp này.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

7.1. Kiến thức: - Xác định, mô tả và diễn giải được những vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết chuyển thể (đặc biệt là lý thuyết chuyển thể của các nhà lý luận điện ảnh Hollywood - Mỹ)

- Xác định, mô tả và diễn giải được bản chất của kịch bản điện ảnh và các nguyên tắc viết kịch bản điện ảnh

- Chỉ ra được nội hàm khái niệm cũng như các nguyên tắc và phương thức của việc “chuyển thể kịch bản” trong điện ảnh từ các tác phẩm văn xuôi tự sự.

7.2. Kỹ năng: - Chọn lựa và kiểm soát được hướng tiếp cận kịch bản văn học từ phía điện ảnh để lý giải tính chất tổng hợp của nghệ thuật điện ảnh.

- Vận dụng được những thao tác nghiên cứu liên ngành như thi pháp học, văn bản học, nghệ thuật học…để phân tích, đánh giá tác phẩm văn học cũng như tác phẩm điện ảnh (viết một bài phê bình điện ảnh chuyên nghiệp và khoa học)

- Áp dụng được các nguyên tắc chuyển thể cơ bản trong việc thực hành chuyển thể một số văn bản văn xuôi thành kịch bản phim (truyền hình, nhựa, hoạt hình…)

7.3. Thái độ:

- Nhận biết được tầm quan trọng của lý thuyết chuyển thể trong việc thực hành chuyển thể kịch bản

- Bày tỏ sự hứng thú khi tham gia vào quá trình tạo dựng kịch bản phim, đặc biệt vào quá trình chuyển thể

- Cam kết và tuân thủ một cách tự nguyện các quy ước của kịch bản theo chuẩn mực quốc tế cũng như vấn đề bản quyền kịch bản, bản quyền phim



  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

    Nội dung kiểm tra, đánh giá

    Hình thức kiểm tra, đánh giá

    Phần trăm điểm

    9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




    1. Chuyên cần (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng,…)

    2. Các bài tập



    - Điểm danh

    - Kiểm tra chuẩn bị bài

    - Quan sát trên lớp


    10%

    (1 điểm)


    9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:




    1. Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ

    Bài viết trong 60 phút (tuần 12 hoặc 14)

    30%

    (2điểm)


    2. Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ


    Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: Thi viết tại lớp hoặc Tiểu luận ở nhà.

    60%

    (6 điểm)


    Kết quả môn học




    100%

    (10 điểm)

  2. Giáo trình bắt buộc:

- Bruno Toussaint, Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, NXB Dixit và - - Hội điện ảnh Việt Nam đồng xuất bản, Hà Nội, 2007

David Bordwell và Kristin Thompson, Nghệ thuật điện ảnh, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007

- John W.Bloch, William Fadiman, Lois Peyser, Nghệ thuật viết kịch bản điện ảnh, Viên nghiên cứu và lưu trữ điện ảnh xuất bản, Hà Nội, 1996

- Lê Lưu Oanh, Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb. ĐHSP, Hà Nội, 2006

- Linda Hutcheo, A Theory of Adaptation, NXB. Routledge, Hoa Kỳ, 2006


  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Môn học có nội dung là những kiến thức cơ bản nhất về kịch bản điện ảnh và vấn đề chuyển thể các tác phẩm văn xuôi tự sự thành kịch bản điện ảnh. Môn học có hai nội dung chính: nội dung mang tính lý thuyết và nội dung mang tính thực hành. Nội dung thứ nhất cho sinh viên một hiểu biết chung về lý thuyết chuyển thể từ góc nhìn liên ngành, liên văn bản giữa hai loại văn bản thuộc hai loại hình nghệ thuật khác nhau. Nội dung thứ hai cho sinh viên một nhận thức chung về những cách thức, phương pháp, nguyên tắc cơ bản và tối thiếu cần có khi chuyển thể một tác phẩm văn chương thành kịch bản điện ảnh. Hai nội dung trên vừa có quan hệ tương hỗ với nhau, lại vừa có tính độc lập nhất định với nhau. Tất cả đều có sự tham chiếu với các quan niệm mang tính thời sự và quy chuẩn hiện nay của nền công nghiệp điện ảnh hiện đại của thế giới.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Bài 1: Hiện tượng và khái niệm chuyển thể kịch bản trong sân khấu và điện ảnh (4 tiết):

1.1. Hiện tượng chuyển thể:

- Giới thiệu và chiếu trích đoạn hai phim chuyển thể Cuốn theo chiều gióMê Thảo – thời vang bóng

- Chuyển thể như một hiện tượng phổ biến trong lịch sử điện ảnh

1.2. Khái niệm “Chuyển thể”:

1.3. Nhận thức chung về vấn đề chuyển thể kịch bản:



Bài 2: Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết chuyển thể (6 tiết)

2.1. Chuyển thể và liên văn bản:

- Khái niệm và quan niệm về liên văn bản

- Văn bản nguồn và văn bản chuyển thể (kịch bản điện ảnh)

- Liên văn bản trong quan hệ giữa tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển thể

2.3. Mỹ học tiếp nhận của chuyển thể:

- Chuyển thể như là một cách đọc với tác phẩm gốc

- “Tầm đón đợi” trong tác phẩm chuyển thể

2.4. Tác giả chuyển thể như là tác giả:

- Những “sáng tạo” được báo trước

- Những “sáng tạo” bất ngờ

2.5. Các dạng thức và cấp độ chuyển thể:

- Nhiều tác phẩm nguồn thành một phim chuyển thể

- Một tác phẩm nguồn thành một phim chuyển thể

- Một phần tác phẩm nguồn thành một phim chuyển thể

Bài 3: Các nguyên tắc chuyển thể cơ bản (8 tiết):

3.1. Nhận thức ranh giới cơ bản giữa tác phẩm văn xuôi tự sự và kịch bản điện ảnh:

3.2. Nắm vững và tuân thủ các quy tắc viết kịch bản phim:

- Cấu trúc kịch 3 hồi của Hollywood



- Các yếu tố cụ thể cần xem xét khi chuyển thể

+ Khung cảnh: (Không gian, thời gian, xã hội)

+ Sự kiện chính:

+ Khủng hoảng kịch tính:

+ Vấn đề chuyện phim:

+ Xung đột kịch tính:

- Các nguyên tắc trình bày cơ bản (theo chuẩn mực quốc tế):



+ Về thời gian tự sự:

+ Về không gian tự sự:

+ Về hình thức văn bản:



3.3. Xác định các “ tố chất điện ảnh” cần có ở tác phẩm văn học định chuyển thể:

Bài 4: Các phương thức và phương pháp chuyển thể (6 tiết)

4.1. Yêu cầu đối với mỗi thành phần của kịch bản:

4.2. Các bước thao tác cụ thể:

- Đọc và thẩm định tổng thể tinh thần tác phẩm

- Đánh dấu và chọn lựa những đoạn cần giữ lại trong quá trình chuyển thể

- Nhào nặn, xếp đặt lại các tình tiết theo một trật tự mới

- Dựng kịch bản phân cảnh, cân đối lại toàn bộ kịch bản

Bài 5: Đánh giá quy trình và chất lượng chuyển thể (2 tiết):

Tập trung nghiên cứu các trường hợp

- Phim Rashomon- Nhật

- Phim Bố già – Mỹ

- Phim Đời cát – Việt Nam

Bài 6: Thực hành chuyển thể kịch bản từ tác phẩm văn học (4 tiết)

Chọn 1 đến 2 truyện ngắn và cho sinh viên thực hành chuyển thể ngay tại lớp



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI

  1. Mã học phần: LIT3063

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: Văn học Trung Quốc, mã học phần: LIT3053

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền

- Chức danh: Giảng viên, Tiến sĩ

- Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00

- Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần:

6.1. Kiến thức

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về giai đoạn văn học đương đại (từ năm 1949 đến nay). Các kiến thức này được truyền thụ đến người học thông qua việc thuyết giảng về các vấn đề nổi bật nhất của văn học Trung Quốc đương đại, giúp người học hình dung được quá trình vận động, phát triển của văn học đương đại nói chung, nắm được những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, tạo cho người học nền tảng tri thức và hiểu biết tổng quan về văn học Trung Quốc đương đại, trên cơ sở này giúp người học có những đánh giá đúng mức với các hiện tượng văn học Trung Quốc đương đại được giới thiệu ở Việt Nam, ngoài ra cũng tạo tiền đề để có cái nhìn so sánh với nền văn học đương đại bản địa cũng như các nền văn học nước ngoài khác.



6.2. Kỹ năng:

Vận dụng tri thức cơ bản về văn học Trung Quốc đương đại để nhận định, đánh giá đúng mức các hiện tượng văn học Trung Quốc đương đại được giới thiệu ở Việt Nam; bước đầu vận dụng các tri thức này để thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng so sánh với văn học bản địa, hoặc các nền văn học nước ngoài khác.


6.3. Thái độ:

- Biết được diện mạo phát triển cơ bản của văn học Trung Quốc đương đại.

- Hiểu được quá trình vận động nội tại của văn học Trung Quốc đương đại.

- Nắm được các vấn đề nổi bật của văn học Trung Quốc đương đại; có kiến thức nhất định trong việc nhận định, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.



7. Chuẩn đầu ra:

7.1. Kiến thức:

- Biết được diện mạo phát triển cơ bản của văn học Trung Quốc đương đại. Hiểu được quá trình vận động nội tại của văn học Trung Quốc đương đại.

- Nắm được các vấn đề nổi bật của văn học Trung Quốc đương đại, có kiến thức nhất định trong việc nhận định, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.



7.2. Kỹ năng:

Vận dụng tri thức cơ bản về văn học Trung Quốc đương đại để nhận định, đánh giá đúng mức các hiện tượng văn học Trung Quốc đương đại được giới thiệu ở Việt Nam; bước đầu vận dụng các tri thức này để thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng so sánh với văn học bản địa, hoặc các nền văn học nước ngoài khác



7.3. Thái độ:

- Tạo cho người học sự yêu thích về môn học, ngành học đã lựa chọn.

- Trên cơ sở tiếp thu và học tập một cách nghiêm túc văn học Trung Quốc đương đại, có thể hình thành thái độ khách quan, khoa học, độc lập trong nhìn nhận về mối quan hệ văn hóa văn học giữa các quốc gia và khu vực, tránh sa vào quan điểm dân tộc cực đoan không cần thiết.

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


10%

(1 điểm)


2. Bài tập và seminnar

- Bài tập tại lớp

- Thuyết trình, thảo luận



10%

(1 điểm)


9.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ:




2. Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ

Bài kiểm tra viết trong 60 phút

20%

(2điểm)


3. Thi hết môn


Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: Thi viết tại lớp (90 phút) hoặc Tiểu luận ở nhà.

60%

(6 điểm)


Kết quả môn học




100%

(10 điểm)

9.3.Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:

- Biết được các nội dung cơ bản của môn học.

- Đọc kỹ một số văn bản tác phẩm theo quy định.

- Hiểu tác phẩm và biết đánh giá thành tựu nghệ thuật của tác phẩm từ góc nhìn văn học sử.

- Biết vận dụng tri thức lý thuyết vào phân tích tác phẩm.

- Văn phong ngắn gọn, súc tích, khoa học.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập.



10. Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các khái niệm cơ bản của văn học Trung Quốc đương đại.

2. Sự phân kỳ và đặc điểm từng giai đoạn của lịch sử văn học Trung Quốc đương đại.

3. Đặc điểm của sự phát triển văn học trong giai đoạn từ những năm 50 đến những năm 70.

4. Sự ra đời, ý nghĩa của phong trào Song bách đối với sự phát triển của văn học Trung Quốc trong những năm 50. Phân tích số phận những sáng tác văn học tiêu biểu trong phong trào này

5. Bối cảnh ra đời và sự hình thành các trào lưu sáng tác văn học trong những năm 80.

6. Đặc điểm của trào lưu văn học vết thương. Sự khác biệt giữa trào lưu văn học vết thương và văn học phản tư.

7. Ý nghĩa đánh dấu bước ngoặt của trào lưu văn học tìm gốc trong sự phát triển của văn học Trung Quốc thời kỳ mới.

8. Đặc trưng vận động, diện mạo phát triển của văn học Trung Quốc trong những năm 90.

9. Sự phát triển của dòng văn học nữ tính trong lịch sử văn học Trung Quốc thế kỷ 20.

10. Thông qua các sáng tác của Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn, so sánh hai con đường đi đến giải Nobel của văn học Trung Quốc.

11. Diện mạo, đặc điểm phát triển của văn học Trung Quốc mười năm đầu thế kỷ 21.


10.2. Bài tập

1. Hãy tự chọn một vấn đề bất kỳ mà cá nhân quan tâm nhất trong văn học Trung Quốc đương đại, vận dụng phân tích trong một tác phẩm cụ thể để thể hiện nhận định, đánh giá cá nhân về văn học Trung Quốc đương đại.

2. Lựa chọn phân tích một tác phẩm văn học đương đại tiêu biểu gắn với góc tiếp cận văn học sử.

3. Lựa chọn trong số các câu hỏi.

9. Giáo trình bắt buộc Sách nghiên cứu, bài tạp chí


  1. Hồ Sĩ Hiệp: Một số vấn đề Văn học Trung Quốc thời kỳ mới, NXB ĐHQG TPHCM, 2003.

  2. Hồng Tử Thành: Văn học Trung Quốc những năm 50-70, Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 7, năm 2006.

  3. Lê Huy Tiêu: Cảm nhận mới về văn hóa và văn học Trung Quốc. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

  4. Lê Huy Tiêu: Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.


Tác phẩm

  1. Tông Phác: Hồng đậu, Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí văn học nước ngoài số 2/2006.

  2. Vương Mông: Hồ điệp. NXB Công an nhân dân, 2006.

  3. Ba Kim: Tùy tưởng lục. NXB Văn nghệ TP HCM, 2002.

  4. Hàn Thiếu Công: Bố bố bố. NXB Hội nhà văn, 2007.

  5. Dư Hoa: Tính yêu cổ điển, NXB Văn học, 2005

  6. Vương An Ức: Trường hận ca. NXB Hội nhà văn, 2006

  7. Nhiều tác giả: Cao lương đỏ, NXB Lao động, 2007.

  8. Cao Hành Kiện: Linh Sơn, NXB Phụ nữ, 2002

  9. Mạc Ngôn: Đàn hương hình. NXB Phụ nữ, 2004.

  10. Mạc Ngôn: Sống đoạ thác đầy, NXB Phụ nữ, 2007

  11. Dư Hoa: Huynh đệ (I, II). NXB Công an Nhân dân, 2006

  12. Giả Bình Ao: Điệu Tần (I, II). NXB Văn hóa Thông tin, 2007


Học liệu tham khảo:

  1. Trần Minh Sơn (giới thiệu, tuyển chọn và dịch): Phê bình văn học Trung Quốc đương đại, NXB Khoa học xã hội, 2004.

  2. Lê Huy Tiêu: Đổi mới lý luận phê bình văn học Trung Quốc thời kỳ đổi mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.



8.Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học có nội dung là giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về văn học Trung Quốc đương đại. Môn học lựa chọn một số vấn đề nổi bật nhất của giai đoạn văn học này, đi cùng với đó là giới thiệu những tác giả tác phẩm tiêu biểu, có đóng góp quan trọng cho giai đoạn, vừa chú trọng giới thiệu tri thức văn học sử theo bề rộng, vừa chú trọng đi sâu tìm hiểu các tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật cao.



9.Nội dung chi tiết môn học

Bài 1: Các khái niệm cơ bản và sự phân kỳ của văn học Trung Quốc đương đại (2 tuần)

1.1. Các khái niệm cơ bản của văn học Trung Quốc đương đại

- Khái niệm gắn với cách phân kỳ theo lịch sử chính trị: văn học cận đại, hiện đại, đương đại,

- Khái niệm gắn với sự đổi mới tư duy văn học sử của giới nghiên cứu: định danh giai đoạn văn học gắn với niên đại.

1.2. Sự phân kỳ của văn học Trung Quốc đương đại

- Giới hạn của nghiên cứu văn học sử dừng lại ở thế kỷ 20:

+ Giai đoạn thứ nhất: từ 1949 đến 1978/ văn học từ những năm 50 đến những năm 70

+ Giai đoạn thứ hai: văn học những năm 80

+ Giai đoạn thứ ba: văn học những năm 90

- Những quan sát đối với văn học mười năm đầu thế kỷ 21

Bài 2: Văn học Trung Quốc từ những năm 50 đến những năm 70 (2 tuần)

- Đặc điểm của văn học những năm 50 đến những năm 70: văn học phục vụ chính trị, văn học phục vụ công nông binh, các nhóm đề tài nổi bật.

- Phong trào Song bách (Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh/Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng)

- Tác giả Vương Mông, Tông Phác trong phong trào Song bách.

Bài 3 : Các trào lưu sáng tác văn học những năm 80 (3 tuần)

- Trào lưu văn học vết thương

- Trào lưu văn học phản tư

- Trào lưu văn học cải cách

- Trào lưu văn học tìm gốc

- Trào lưu văn học tiên phong

- Trào lưu văn học tân tả thực, tân lịch sử

- Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu:

+ Giới thiệu tập tản văn Tùy tưởng lục của Ba Kim, tác phẩm tiêu biểu của trào lưu văn học vết thương

+ Giới thiệu truyện ngắn Bố bố bố, tuyên ngôn của văn học tìm gốc

+ Giới thiệu truyện ngắn Có một loại hiện thực của Dư Hoa, đại diện của trào lưu văn học tiên phong

Bài 4: Diện mạo phát triển của văn học Trung Quốc những năm 90 (2 tuần)

- Sự tác động của thị trường văn hoá tới sáng tác văn học

- Sự hình thành đặc trưng cá nhân hoá trong sáng tác

Bài 5: Sáng tác văn học nữ tính đương đại (2 tuần)

- Các trào lưu văn học nữ tính trong lịch sử văn học thế kỷ 20

- Một số gương mặt nhà văn nữ tiêu biểu: Trương Khiết, Vương An Ức, Thiết Ngưng,

Bài 6: Hai con đường đi đến giải Nobel của văn học Trung Quốc (2 tuần)

- Sáng tác văn học của Cao Hành Kiện: con đường phát triển mới của tiểu thuyết và kịch viết bằng tiếng Trung

- Mạc Ngôn: sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với truyện kể dân gian, giữa lịch sử và cuộc sống đương đại.

Bài 7: Sự phát triển của văn học Trung Quốc trong mười năm đầu thế kỷ 21 (1 tuần)

- Một vài đặc điểm của văn học mười năm đầu thế kỷ 21: Trạng thái trung niên, xu hướng ngoại vi hoá, góc nhìn dân gian.

- Mối quan hệ giữa văn học và thị trường: sự song tồn của các bộ phận văn học khác nhau, sự nhượng bộ của các nhà văn trước thị trường và độc giả đại chúng.

- Giới thiệu các tác tác phẩm tiêu biểu: Điệu Tần (Giả Bình Ao), Sống đoạ thác đày (Mạc Ngôn), Huynh đệ (Dư Hoa)
6. Học liệu

7.Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:


Hình thức

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Mục tiêu cần đạt được

Sinh viên chuẩn bị

Bài 1: Các khái niệm cơ bản và sự phân kỳ của văn học Trung Quốc đương đại (Tuần 1,2)

TUẦN 1

Lý thuyết

2 giờ




- Các khái niệm cơ bản của văn học Trung Quốc đương đại

- Nắm được những khái niệm cơ bản của văn học Trung Quốc đương đại gắn với những quan niệm nghiên cứu văn học sử khác nhau.

- Nắm được những thông tin mới nhất trong nghiên cứu văn học sử Trung Quốc hiện nay.



Đọc học liệu bắt buộc số 1, 2, 3

TUẦN 2

Lý thuyết

2 giờ




- Sự phân kỳ của văn học Trung Quốc đương đại

- Nắm được các mốc phân kỳ của lịch sử văn học Trung Quốc đương đại. Có thể liên hệ và so sánh với sự phân kỳ của văn học Việt Nam

Đọc học liệu bắt buộc số 1, 2, 3

Bài 2: Văn học Trung Quốc từ những năm 50 đến những năm 70 (Tuần 3,4 )

TUẦN 3

Lý thuyết

2 giờ




- Đặc điểm của văn học những năm 50 đến những năm 70

- Đường lối văn học nghệ thuật Mao Trạch Đông

- Các nhóm đề tài sáng tác nổi bật


- Nắm được các đặc điểm chính của văn học những năm 50 đến 70.

- Nắm được các nhóm đề tài sáng tác nổi bật trong giai đoạn này.



- Đọc học liệu bắt buộc số 1, 2


TUẦN 4

Lý thuyết

+

Thảo luận



2 giờ




- Hoàn cảnh ra đời, nội dung của phong trào Song bách.

- Những sáng tác tiêu biểu của phong trào Song bách đã được giới thiệu ở Việt Nam



- Nắm được hoàn cảnh ra đời, các nội dung

- Hiểu được ý nghĩa và vị trí các sáng tác của Vương Mông, Tông Phác trong phong trào Song bách



- Đọc học liệu bắt buộc số 1, 2

- Đọc tác phẩm số 1,2

- Chuẩn bị ý kiến thảo luận về nội dung chủ đề của tác phẩm Người trẻ tuổi mới về phòng tổ chức (Vương Mông), Hồng đậu (Tông Phác)


Bài 3 : Các trào lưu sáng tác văn học những năm 80 (Tuần 5, 6, 7)

TUẦN 5

Lý thuyết

2 giờ




- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, đặc trưng của các trào lưu sáng tác văn học vết thương, văn học phản tư, văn học cải cách

- Tình hình giới thiệu các sáng tác thuộc những trào lưu này ở Việt Nam.

- Tập tản văn Tùy tưởng lục của Ba Kim, tác phẩm tiêu biểu của trào lưu văn học vết thương


- Nắm được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm phát triển của các trào lưu văn học trong nửa đầu những năm 80.

- Nắm được tình hình giới thiệu, dịch thuật các tác phẩm văn học thuộc trào lưu này ở Việt Nam.

- Nắm được đặc điểm của văn học vết thương thể hiện trong sáng tác của Ba Kim


- Đọc học liệu bắt buộc số 1, 3, 4.

- Đọc tác phẩm số 4

- Đọc học liệu tham khảo số 1, 2


TUẦN 6

Lý thuyết

+

Thảo luận



2 giờ




- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, đặc trưng của trào lưu sáng tác văn học tìm gốc.

- Vị trí và ý nghĩa của trào lưu văn học tìm gốc trong văn học Trung Quốc thời kỳ mới.

- Truyện ngắn Bố bố bố (Hàn Thiếu Công), tuyên ngôn của văn học tìm gốc


- Nắm được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm phát triển của các trào lưu văn học trong nửa cuối những năm 80.

- Nắm được tình hình giới thiệu, dịch thuật các tác phẩm văn học thuộc trào lưu này ở Việt Nam.

- Nắm được đặc trưng của văn học tìm gốc thể hiện trong tác phẩm cụ thể.


- Đọc học liệu bắt buộc số 1,3,4.

- Đọc tác phẩm số 3

- Đọc học liệu tham khảo số 1, 2

- Chuẩn bị ý kiến thảo luận về các đặc trưng của văn học tìm gốc thể hiện trong Bố, bố, bố



TUẦN 7

Lý thuyết

+

Thảo luận



2 giờ




- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, đặc trưng của trào lưu văn học tiên phong, văn học tân tả thực, văn học tân lịch sử

- Tìm hiểu tác phẩm Có một loại hiện thực (Dư Hoa), tiêu biểu cho văn học tiên phong



- Nắm được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm phát triển của các trào lưu văn học trong nửa cuối những năm 80.

- Nắm được đặc trưng văn học tiên phong trong tác phẩm cụ thể



- Đọc học liệu bắt buộc số 1,3,4.

- Đọc tác phẩm số 3

- Đọc học liệu tham khảo số 1, 2

- Chuẩn bị ý kiến thảo luận về dấu ấn của văn học tiên phong thể hiện trong Có một loại hiện thực



Bài 4: Diện mạo phát triển của văn học Trung Quốc những năm 90 (Tuần 8, 9)

TUẦN 8

Lý thuyết

2 giờ




- Sự tác động của thị trường văn hoá tới sáng tác văn học.

- Sự phân chia khu vực sáng tác trong văn học những năm 90: văn học gắn với ý thức hệ nhà nước, văn học thị trường/đại chúng, sáng tác thuần văn học



- Nắm được những đặc điểm cụ thể về bối cảnh văn học những năm 90.


- Đọc học liệu bắt buộc số 1,3,4

TUẦN 9

Lý thuyết

2 giờ




- Sự hình thành các xu hướng sáng tác: sáng tác thuần văn học trong sự tác động của thị trường, xu hướng cá nhân hoá trong sáng tác, sự ra đời của không gian thẩm mỹ mới

- Nắm được những đặc trưng phát triển, vận động của văn học Trung Quốc trong những năm 90.

- Đọc học liệu bắt buộc số 1,3,4

TUẦN 10: Kiểm tra đánh giá giữa kỳ

Bài tập

2 giờ




Các nội dung trong phần câu hỏi và bài tập

-Sử dụng tốt các kiến thức đã học để phân tích một vấn đề cụ thể của văn học Trung Quốc


- Ôn lại những nội dung chính từ bài 1 đến 4.

- Đọc tác phẩm có liên quan.



Bài 5: Sáng tác văn học nữ tính đương đại (Tuần 11, 12)

TUẦN 11

Lý thuyết

2 giờ




- Các trào lưu văn học nữ tính trong lịch sử văn học Trung Quốc thế kỷ 20.

- Nắm được sự phát triển của dòng văn học nữ tính trong chiều dài lịch sử văn học Trung Quốc thế kỷ 20

- Đọc học liệu bắt buộc số 3, 4


TUẦN 12

Lý thuyết

2 giờ




- Một số gương mặt nhà văn nữ tiêu biểu: Trương Khiết, Vương An Ức, Thiết Ngưng.

- Nắm được đặc điểm phong cách, thành tựu sáng tác của một số gương mặt nhà văn nữ tiêu biểu

- Đọc học liệu bắt buộc số 3, 4

- Đọc tác phẩm số 6,7



Bài 6: Hai con đường đi đến giải Nobel của văn học Trung Quốc (Tuần 13,14)

TUẦN 13

Lý thuyết

+

Thảo luận



2 giờ




- Con đường phát triển mới của tiểu thuyết và kịch viết bằng tiếng Trung trong sáng tác của Cao Hành Kiện

- Nắm được những cách tân của Cao Hành Kiện so với truyền thống sáng tác kịch, tiểu thuyết của Trung Quốc

- Đọc tác phẩm số 8.

- Chuẩn bị ý kiến thảo luận về tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện



TUẦN 14

Lý thuyết

+

Thảo luận



2 giờ




- Sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với truyện kể dân gian, giữa lịch sử và cuộc sống đương đại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

- Nắm được đặc trưng sáng tác của Mạc Ngôn.

- Đọc tác phẩm số 9, 10

- Chuẩn bị ý kiến thảo luận về các tiểu thuyết của Mạc Ngôn



Bài 7: Sự phát triển của văn học Trung Quốc trong mười năm đầu thế kỷ 21 (Tuần 15)

TUẦN 15

Lý thuyết

2 giờ




- Một vài đặc điểm của văn học mười năm đầu thế kỷ 21: Trạng thái trung niên, xu hướng ngoại vi hoá, góc nhìn dân gian.

- Mối quan hệ giữa văn học và thị trường: sự song tồn của các bộ phận văn học khác nhau, sự nhượng bộ của các nhà văn trước thị trường và độc giả đại chúng.

- Giới thiệu các tác tác phẩm tiêu biểu: Điệu Tần (Giả Bình Ao), Sống đoạ thác đày (Mạc Ngôn), Huynh đệ (Dư Hoa)


- Nắm được những đặc điểm cơ bản của văn học Trung Quốc trong mười năm đầu thế kỷ 21.

- Nắm được tên tuổi đội ngũ nhà văn trụ cột cũng như các sáng tác quan trọng của văn học Trung Quốc đương đại gần đây.



- Đọc tác phẩm số 10, 11, 12


8. Chính sách đối với môn học:

    1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo quy định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).

    2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. Các sinh viên có tinh thần và thái độ học tập tốt có thể được xem xét để cộng thêm điểm cho bài kiểm tra.

    3. Điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên sẽ được tính trên cơ sở mức độ chuyên cần của sinh viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu và có cân đối với kết quả kiểm tra giữa kỳ.

    4. Sinh viên vi phạm quy định (nghỉ học, đi muộn không có lý do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương