ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang45/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

TIẾP NHẬN THƠ ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Reception of Tang Poetry in Vietnam


( (French ry: SReRE issues of theory)

  1. Mã học phần: LIT3034

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT3053 Văn học Trung Quốc

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (Họ và tên, Chức danh, Học vị, Đơn vị công tác)

    1. Giảng viên thứ nhất:

- Họ và tên: Phạm Ánh Sao

- Chức danh: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội



5.2. Giảng viên thứ hai:

- Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền

- Chức danh: Giảng viên

- Học vị: Tiến sĩ



- Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học

  1. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Trên nền tảng tri thức có tính hệ thống về Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường và trên cơ sở nhận thức mới về văn học sử, cũng như dựa vào thành tựu của văn học so sánh, môn học trang bị những tri thức cơ bản về giao lưu văn hóa và tiếp biến văn học giữa hai dân tộc Trung – Việt, từ đó hoàn thiện bức tranh nhiều màu về văn học sử, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa và tiếp biến văn học trong tình hình hội nhập của nước ta hiện nay.
  • Kỹ năng:


    • Có thể vận dụng phương pháp luận và phương pháp của mỹ học tiếp nhận trong việc nghiên cứu tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam để mở rộng đi sâu nghiên cứu tiếp nhận văn học Trung Quốc nói chung ở Việt Nam; từ đó xác lập và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu và bức tranh tiếp nhận văn học Trung Quốc tại Việt Nam.

    • Có thể sử dụng tri thức về tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam và trên cơ sở của những gợi ý từ những cách diễn dịch khác nhau về Đường thi để ngược trở lại đề xuất những cách diễn dịch mới về đối tượng tiếp nhận.
  • Thái độ:


    • Tôn trọng, yêu mến đối với thành tựu văn hóa và văn học của Trung Quốc, từ đó có thái độ khách quan, khoa học trong nhận định đánh giá.

    • Tự hào và tự tin về khả năng tiếp biến một cách sáng tạo của ông cha ta trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để xử lý đúng đắn và khoa học vấn đề giao lưu quốc tế trong tình hình hiện nay.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Trên nền tảng tri thức có tính hệ thống về Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường và trên cơ sở nhận thức mới về văn học sử, cũng như dựa vào thành tựu của văn học so sánh, môn học trang bị những tri thức cơ bản về giao lưu văn hóa và tiếp biến văn học giữa hai dân tộc Trung – Việt, từ đó hoàn thiện bức tranh nhiều màu về văn học sử, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa và tiếp biến văn học trong tình hình hội nhập của nước ta hiện nay.
  • Kỹ năng:


    • Có thể vận dụng phương pháp luận và phương pháp của mỹ học tiếp nhận trong việc nghiên cứu tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam để mở rộng đi sâu nghiên cứu tiếp nhận văn học Trung Quốc nói chung ở Việt Nam; từ đó xác lập và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu và bức tranh tiếp nhận văn học Trung Quốc tại Việt Nam.

    • Có thể sử dụng tri thức về tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam và trên cơ sở của những gợi ý từ những cách diễn dịch khác nhau về Đường thi để ngược trở lại đề xuất những cách diễn dịch mới về đối tượng tiếp nhận.
  • Thái độ:


    • Tôn trọng, yêu mến đối với thành tựu văn hóa và văn học của Trung Quốc, từ đó có thái độ khách quan, khoa học trong nhận định đánh giá.

    • Tự hào và tự tin về khả năng tiếp biến một cách sáng tạo của ông cha ta trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để xử lý đúng đắn và khoa học vấn đề giao lưu quốc tế trong tình hình hiện nay.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

- Làm bài tập

- Kết quả tự học


20%

(2 điểm)


9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:




Kiểm tra giữa môn

Bài viết 60 phút tại lớp

20%

(2điểm)


Thi hết môn


Áp dụng 1 trong 2 hình thức: thi viết hoặc làm tiểu luận.

60%

(6 điểm)


Kết quả môn học




100%

(10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc:

  1. Nhiều người dịch: Lịch sử văn học Trung Quốc (Quyển 1,2). Tài liệu tham khảo của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, hiện lưu giữ tại Phòng Tư liệu Khoa Văn học và Thư viện Trường). [Nguyên bản tiếng Trung: Viên Hành Bái tổng chủ biên - Trung Quốc văn học sử, quyển 1, 2 (4 quyển); Cao đẳng Giáo dục Xuất bản xã (Bắc Kinh), xuất bản lần thứ nhất năm 1999, in lần thứ 8 năm 2002.]

  2. Nguyễn Khắc Phi, Trương Chính: Văn học Trung Quốc (Đã được Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường đại học sư phạm), Tập một, Nxb Giáo dục, H.1987.

  3. I.P ILIN và E.A TZURGANOVA chủ biên: Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20. Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2003, trang 91-145.

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành – học phần tự chọn. Trên cơ sở tri thức lý thuyết về văn học so sánh và mỹ học tiếp nhận, trên cơ sở bối cảnh giao lưu văn hóa – văn học giữa hai dân tộc Trung - Việt, môn học mở rộng và đi sâu tìm hiểu quá trình, nội dung, đặc điểm và phương thức tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam v.v; từ đó ở một khía cạnh, vừa nhận biết đặc sắc của thơ Đường và ảnh hưởng của nó đối với văn hóa văn học Việt Nam; đồng thời ở một khía cạnh đặc biệt khác là lý giải nguyên do của việc tiếp nhận Đường thi nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung, nhận thức được thái độ tiếp nhận, năng lực tiếp biến sáng tạo thành tựu văn hóa văn học Trung Quốc của ông cha ta, góp phần khám phá quy luật phát triển của văn học cổ trung đại Việt Nam trong quan hệ với văn học cùng loại hình của khu vực.

  1. Nội dung chi tiết học phần:

11.1. Mỹ học tiếp nhận và khả năng ứng dụng nghiên cứu


5.1.1. Mỹ học tiếp nhận:

5.1.2. Khả năng ứng dụng nghiên cứu:


11.2. Phác họa bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học Trung - Việt


5.2.1. Bối cảnh giao lưu văn hóa:

5.2.2. Bối cảnh giao lưu văn học:

5.2.3. Nguyên do của việc tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam:

11.3. Quá trình tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam


5.3.1. Về thời điểm tiếp nhận:

5.3.2. Quá trình tiếp nhận:


11.4. Nội dung và phương thức tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam


5.4.1. Tiếp nhận quan niệm văn học và tư duy thẩm mỹ:

5.4.2. Tiếp nhận thể loại, thể tài:

5.4.3. Tiếp nhận ngôn ngữ văn học:

5.4.4. Tiếp nhận kiểu mẫu tác gia - tác phẩm:


11.5. Đặc điểm tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam


5.5.1. Mô phỏng:

5.5.2. Sáng tạo:


11.6. Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam - các hướng khảo sát chính (qua nguồn tư liệu thành văn ở Việt Nam)


5.6.1. Khảo sát qua sách giáo khoa phổ thông

5.6.2. Khảo sát qua dịch phẩm thơ Đường

5.6.3. Khảo sát qua các công trình biên soạn và khảo cứu về văn học Trung Quốc

5.6.4. Khảo sát qua tác phẩm văn học




ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XX

– MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG VÀ ĐẶC ĐIỂM

Western Novel in the 20th Century: Trends and Characteristics


ench Poetry: Some issues of theory)

  1. Mã học phần: LIT3000

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT3059 Văn học Châu Âu

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên

  • Họ và tên: Trần Văn Hinh

  • Chức danh: Giảng viên chính

  • Học vị: Cử nhân

  • Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (Cán bộ nghỉ hưu)

  1. Mục tiêu của học phần
  • Kiến thức:


    • Nắm được đầy đủ, chính xác kiến thức của môn học. Cụ thể: đặc trưng của tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết Phương Tây thế kỉ XX nói riêng; thấy được sự kế thừa và cách tân của tiểu thuyết Phương Tây từ thế kỉ XIX sang thế kỉ XX qua bức tranh thực tế và những công trình lí luận quan trọng.
  • Kĩ năng:


- Có kĩ năng phân tích một vấn đề trong một hiện tượng, một tác phẩm tiểu thuyết cụ thể ở bất cứ nền văn học và giai đoạn văn học nào.

- Có kĩ năng phân tích và so sánh một tác phẩm tiểu thuyết với các tác phẩm thuộc loại hình thơ ca, kịch, điện ảnh.

- Có kĩ năng giảng dạy hoặc độc lập nghiên cứu một văn bản tiểu thuyết hay một chuyên đề, đề tài về tiểu thuyết một cách chính xác khoa học, sáng tạo.

  • Thái độ:


- Tạo cho người học sự yêu thích môn học và ngành học đã lựa chọn

- Có thái độ trân trọng một nền văn học với nhiều xu hướng khác nhau.

- Xác lập được thái độ nghiêm túc, khoa học, trung thực của bản thân khi làm bất cứ công việc gì sau này.

- Có sự đánh giá khách quan, công bằng, chính xác và khoa học khi vận dụng so sánh giữa một nền tiểu thuyết dân tộc này với dân tộc khác, giữa tiểu thuyết Phương Tây và tiểu thuyết Việt Nam cũng như các nền tiểu thuyết Phương Đông khác.



  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Nắm được đầy đủ, chính xác kiến thức của môn học.
  • Kĩ năng:


- Có kĩ năng phân tích một vấn đề trong một hiện tượng, một tác phẩm tiểu thuyết cụ thể ở bất cứ nền văn học và giai đoạn văn học nào.

- Có kĩ năng phân tích và so sánh một tác phẩm tiểu thuyết với các tác phẩm thuộc loại hình thơ ca, kịch, điện ảnh.

- Có kĩ năng giảng dạy hoặc độc lập nghiên cứu một văn bản tiểu thuyết hay một chuyên đề, đề tài về tiểu thuyết một cách chính xác khoa học, sáng tạo.

  • Thái độ:


- Có thái độ trân trọng một nền văn học với nhiều xu hướng khác nhau.

- Xác lập được thái độ nghiêm túc, khoa học, trung thực của bản thân khi làm bất cứ công việc gì sau này.

- Có sự đánh giá khách quan, công bằng, chính xác và khoa học khi vận dụng so sánh giữa một nền tiểu thuyết dân tộc này với dân tộc khác, giữa tiểu thuyết Phương Tây và tiểu thuyết Việt Nam cũng như các nền tiểu thuyết Phương Đông khác.


  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

    Nội dung kiểm tra, đánh giá

    Hình thức kiểm tra, đánh giá

    Phần trăm điểm

    9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




    1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

    - Điểm danh

    - Kiểm tra chuẩn bị bài

    - Quan sát trên lớp


    10%

    (1 điểm)


    2. Bài tập và seminnar

    - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

    - Thuyết trình, thảo luận



    10%

    (1 điểm)


    9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:




    2. Kiểm tra giữa môn

    Bài viết 60 phút tại lớp

    20%

    (2điểm)


    3. Thi hết môn


    Có 1 trong 2 hình thức: thi viết trên lớp, hoặc làm tiểu luận.

    60%

    (6 điểm)


    Kết quả môn học




    100%

    (10 điểm)

  2. Giáo trình bắt buộc:

Sách nghiên cứu, giáo trình :

  1. M. Barkhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường VVND, 1992.

  2. Lê Huy Bắc, Ernest Hemingway – Núi băng và nghệ sĩ. Nxb Giáo dục, 1999.

  3. Lê Huy Bắc, Nghệ thuật F. Kafka, Nxb Giáo dục, 2006.

  4. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQG. H, 2001.

  5. Đặng Thị Hạnh, Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỷ XX, Nxb Đà Nẵng, 2000.

  6. Đào Duy Hiệp, Thời gian trong Đi tìm lại thời gian đã mất của M.Proust, Luận án Tiến sĩ, tài liệu lưu hành nội bộ.

  7. Trần Hinh, Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX.

  8. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, 2000.

  9. Manfred Jahn, Trần thuật học: Nhập môn lý thuyết trần thuật học, tài liệu lưu hành nội bộ tại Khoa Văn học.

  10. Melentinsky, Thi pháp của huyền thoại, Nxb ĐHQG, 2004.

  11. Maurice Nadeau, Tiểu thuyết Pháp từ thế chiến thứ hai, Nxb Văn học, 2002.

  12. Nhiều tác giả, Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, 2004.

  13. Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới, Nxb KHXH, 2002.

  14. K.Thompson, Nghệ thuật phim, tài liệu lưu hành nội bộ tại Dự án điện ảnh.

  15. Lộc Phương Thủy, André Gide, Nxb Văn học, 2003.

6.1.2. Tác phẩm:

  1. F.Kafka, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Hội Nhà năn, 2003.

  2. A. Camus, Dịch hạch, Nxb Văn học, 1999.

  3. A. Camus, Người xa lạ, Tuấn Minh dịch, Sống Mới xuất bản, Sài Gòn, 1970.

  4. A. Camus, Sa đoạ, Nxb Hội Nhà văn, 1995.

  5. M. I. Remarque, Đêm Lisbon, Nxb Văn học, 2001.

  6. M. Duras, Người tình, Nxb Hội Nhà văn, 1991.

  7. M. Duras, Đập ngăn Thái Bình Dương, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Văn học 1997.

  8. M. Duras, Nhịp điệu ôn hoà và trầm bổng, Nxb Phụ nữ, 1998.

  9. E. Hemingway, Hạnh phúc ngắn ngủi của F. Mắccombơ, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, 1997.

  10. A. Gide, Bọn làm bạc giả, Nxb Văn học, 1992.

  11. A. Breton, Nadja, Nxb Hội Nhà văn, 2003.




  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Từ những đặc trưng cơ bản về mặt thể loại của tiểu thuyết, dựa trên sự khảo sát một số khuynh hướng và đặc điểm chính của nền tiểu thuyết Phương Tây thế kỉ XX qua các tác giả tiểu thuyết cụ thể, môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản xung quanh các vấn đề : sáng tác huyền thoại trong tiểu thuyết, trần thuật và hình tượng người kể chuyện trong tiểu thuyết, đối thoại, độc thoại nội tâm và phương thức tạo "mạch ngầm" trong tiểu thuyết, tiểu thuyết và điện ảnh – yếu tố điện ảnh trong tiểu thuyết, tự thuật trong tiểu thuyết ; từ đó rút ra một số kết luận về khuynh hướng vận động của nền tiểu thuyết Phương Tây thế kỉ XX, về sự kế thừa và cách tân nền tiểu thuyết truyền thống, về ảnh hưởng của điện ảnh, nghệ thuật nghe nhìn và truyền thông đa phương tiện với sự sống còn của tiểu thuyết hiện nay và tương lai.

  1. Nội dung chi tiết học phần:

Bài 1: Đặc trưng của tiểu thuyết. Một số quan niệm mới về tiểu thuyết đầu thế kỉ XX.


1.1. Xung quanh một số định nghĩa về tiểu thuyết

- Quan niệm tiểu thuyết trước thế kỉ XIX

- Quan niệm tiểu thuyết ở thế kỉ XIX

- Quan niệm tiểu thuyết đầu thế kỉ XX

- Khái niệm tiểu thuyết truyền thống và tiểu thuyết hiện đại.

- Tiểu thuyết và truyện kể, tiểu thuyết và truyện ngắn.



1.2. Đặc trưng của tiểu thuyết

- Tiểu thuyết trong sự so sánh với thơ

- Tiểu thuyết trong sự so sánh với kịch

- Tiểu thuyết trong sự so sánh với lịch sử

- Tiểu thuyết trong sự so sánh với điện ảnh

- Các yếu tố cốt lõi của tiểu thuyết: kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không – thời gian, người kể chuyện, ngôn ngữ.



1.3. Bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết Phương Tây thế kỉ XX.

- Sự bùng nổ của tiểu thuyết những năm đầu thế kỉ: M. Proust, A.Gide (Pháp), James Joyce, Faulkner (Mỹ), Kafka (Tiệp)…

- Giữa truyền thống và cách tân: Các nhà cổ điển mới trong tiểu thuyết.

- Tiểu thuyết trong sự cạnh tranh với điện ảnh, truyền hình và truyền thông.

- Tiểu thuyết Mới ở Pháp và sự khủng hoảng của tiểu thuyết.

Bài 2: Huyền thoại và sáng tác huyền thoại trong tiểu thuyết F.Kafka


2.1. Khái niệm về huyền thoại

- Phân biệt thuật ngữ huyền thoại (Mythe) và môn học hay khoa nghiên cứu huyền thoại (Mythologie)

- Huyền thoại là gì?

- Quan niệm khác nhau về huyền thoại.

- Lịch sử phát triển của huyền thoại qua các thời kì: Khởi nguồn, các giai đoạn phát triển, những ý nghĩa mới.

- Các biểu hiện khác nhau của huyền thoại.

- Huyền thoại cổ và huyền thoại hiện đại.

2.2. Sáng tác huyền thoại trong tiểu thuyết Kafka.

- Một số điểm cần lưu ý trong cuộc đời và sự nghiệp Kafka.

* Hoá thân và cách viết huyền thoại cổ.

- Yếu tố hoang đường, kì ảo trong Hoá thân.

- Bình dịên hiện thực trong Hóa thân.

- Sự kết hợp hai bình diện kì ảo và hiện thực trong Hóa thân.

- Ý nghĩa huyền thoại Hóa thân.

*Vụ án và cách viết huyền thoại hiện đại.

- Cấu trúc mở và bỏ ngỏ của Vụ án.

- Các yếu tố không - thời gian và nhân vật trong Vụ án

- Cái có thật và cái không có thật trong Vụ án.

- Vụ án và vấn đề thân phận con người

- Ý nghĩa của huyền thoại Vụ án

Bài 3: Trần thuật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Remarque, Camus.


3.1. Khái niệm trần thuật và người kể chuyện

- Khái niệm trần thuật (narration).

- Vai trò của trần thuật trong tác phẩm tự sự

- Vấn đề không - thời gian và điểm nhìn trong trần thuật.

- Các cấp độ trần thuật trong tác phẩm tự sự.

- Người trần thuật (người kể chuyện) là gì?

- Người kể chuyện từ ngôi thứ nhất (premiere personne) và phương thức kể chủ quan.

- Người kể chuyện từ ngôi thứ hai (deuxième personne), và phương thức kể đối thoại (giả tưởng).

- Người kể chuyện từ ngôi thứ ba (troisième personne) và phương thức kể khách quan.

3.2. Hai người kể chuyện trong Đêm Lisbon của Remarque.

- Tác phẩm Đêm Lisbon

- Sự hiện diện của hai người kể chuyện trong tác phẩm.

- Sự lắp ghép cốt truyện từ hai người kể chuyện trong tác phẩm.

- Ý nghĩa và hiệu quả của nghệ thuật kể chuyện từ nhiều điểm nhìn trong tiểu thuyết Đêm lisbon.

3.3. Dịch hạch của Camus và sự di chuyển điểm nhìn người kể chuyện trong tiểu thuyết.

- Tiểu thuyết Dịch hạch và sự lựa chọn phương thức kể chuyện.

- Phương thức kể chuyện nước đôi trong Dịch hạch.

- Người kể chuyện là tác giả trong Dịch hạch

- Người kể chuyện là nhân vật trong Dịch hạch

- Sự di chuyển điểm nhìn kể chuyện từ bên trong ra bên ngoài hay là lối kể chủ quan và khách quan trong Dịch hạch.

- Ý nghĩa của nghệ thuật xê dịch điểm nhìn kể chuyện trong tiểu thuyết hiện đại.

Bài 4: Vấn đề độc thoại nội tâm, đối thoại và phương thức tạo “mạch ngầm” trong văn xuôi Hemingway.


4.1. Xung quanh khái niệm độc thoại nội tâm và đối thoại.

- Khái niệm độc thoại nội tâm (monologue intérieur); độc thoại nội tâm và dòng tâm tư (courrant de conscience); độc thoại nội tâm và bình luận ngoại đề trong tiểu thuyết.

- Đối thoại (dialogue) là gì? Vai trò và chức năng của đối thoại trong tác phẩm tự sự.

4.2. Hemingway trong nền văn xuôi hiện đại Mỹ.

- Một số điểm cần lưu ý trong sự nghiệp sáng tác của Hemingway.

- Lý thuyết Tảng băng ngầm của Hemingway.

- Các thao tác, bỏ sót và dư thừa ngôn từ trong tác phẩm của Hemingway.

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm, “trò chơi” độc thoại nội tâm và đối thoại trong tiểu thuyết Hemingway.

- Tính đa nghĩa trong Tảng băng ngầm của Hemingway.

- Truyền thống và hiện đại trong văn xuôi Hemingway.

Bài 5: Tiểu thuyết và điện ảnh. Sự xâm nhập của điện ảnh trong tiểu thuyết thế kỉ XX qua hiện tượng M. Duras.


5.1. Mối quan hệ giữa tiểu thuyết và điện ảnh.

- Sự gần gũi trong xu hướng tái hiện thực tại của tiểu thuyết và điện ảnh.

- Sự gần gũi trong phương thức tự sự – một hình thức chiếm lĩnh hiện thực của tiểu thuyết và điện ảnh.

- Những vay mượn và tác động lẫn nhau trong ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ điện ảnh.

- Một số khái niệm điện ảnh: không gian, cảnh dàn cảnh, khuôn hình, âm thanh, tiếng động, dựng phim, chuyển động của máy quay, kể chuyện bằng ống kính, truyện phim, nhân vật trong điện ảnh.

- Chuyển thể và những tiểu thuyết chuyển thể phim.



5.2. Yếu tố điện ảnh qua một số tiểu thuyết của M. Duras.

- Phong trào tiểu thuyết Mới và điện ảnh.

- Khuynh hướng tiếp cận điện ảnh của M. Duras: cách thức viết đồng thời ba thể loại: sân khấu, điện ảnh, tiểu thuyết – một đặc trưng trong sự nghiệp của Duras.

- Kịch bản phim Hiroshima tình yêu của tôi

- Cấu trúc phân cảnh trong tiểu thuyết Người tình

- Cảnh quay, khuôn hình, âm thanh và tiếng động trong tiểu thuyết: Người tình, Đập chắn Thái bình dương, Âm điệu du dương và trầm bổng.

- Hiệu quả của lối viết điện ảnh trong tiểu thuyết hiện đại.

Bài 6: Khuynh hướng tự thuật trong tiểu thuyết


6.1.Tự thuật là gì? Quy ước thể loại tự thuật.

- Tự thuật, tự truyện, tự truyện hư cấu.

- Tự thuật, hồi kí, nhật kí, tiểu sử, tiểu luận tự thuật.

6.2.

- Gide và tiểu thuyết tự thuật

- M.Duras và tiểu thuyết tự thuật

Một số kết luận từ tiểu thuyết Phương tây thế kỉ XX.


- Tình hình tiểu thuyết những năm cuối thế kỉ.

- Những bài học từ tiểu thuyết.

- Triển vọng của tiểu thuyết.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương