ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


VĂN HỌC TRUNG QUỐC Chinese Literature



tải về 4.16 Mb.
trang38/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   48

VĂN HỌC TRUNG QUỐC

Chinese Literature





  1. Mã học phần: LIT3053

  2. Số tín chỉ: 4

  3. Học phần tiên quyết:

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (Họ và tên, Chức danh, Học vị, Đơn vị công tác)

  • Họ và tên: Phạm Ánh Sao

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội


  • Họ và tên: Nguyễn Thanh Diên

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội


  • Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền

+ Chức danh: Giảng viên

+ Học vị: Tiến sĩ



+ Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Trang bị tri thức cơ bản có tính hệ thống về lịch sử văn học Trung Quốc, qua đó giúp người học hiểu được sự hình thành, diễn tiến và đặc trưng của các thể loại, thể tài, cũng như quá trình hình thành, vận động phát triển và đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của văn học Trung Quốc; nắm được những tác giả - tác phẩm tiêu biểu, những thành tựu đóng góp cho lịch sử văn học Trung Quốc; từ đó tạo nền tảng tri thức về văn hóa văn học Trung Quốc, giúp người học hoàn thiện hiểu biết về văn học nước ngoài, đồng thời tạo tiền đề để học tiếp văn học Trung Quốc các giai đoạn sau, học các môn khác và học ở các bậc học cao hơn.

    • Trang bị những kiến thức cơ bản về bức tranh văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949, trên các phương diện: hệ vấn đề, các kiểu nhân vật, những khuynh hướng phong cách, thể loại; về cá tính sáng tạo của một số tác gia tiêu biểu.
  • Kỹ năng:


    • Người học có thể vận dụng tri thức cơ bản về văn học sử Trung Quốc và kinh nghiệm về phương pháp luận và phương pháp của văn học sử Trung Quốc để tham gia giải quyết những vấn đề về văn học sử của Việt Nam và các nền văn học khác.

    • Người học có thể dựa trên tri thức về văn học sử Trung Quốc để thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng văn học so sánh, tiếp nhận văn học ở tầm khu vực.

    • Trên cơ sở cập nhật tri thức và đi sâu tìm hiểu về văn học Trung Quốc, kết hợp với tri thức về lý luận và đổi mới về phương pháp, người học cũng có thể tham gia nghiên cứu văn học Trung Quốc.

    • Vận dụng các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học để phân tích các tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949 (qua bản dịch tiếng Việt).

    • Làm việc theo nhóm và thuyết trình, thảo luận một số vấn đề chuyên môn.
  • Thái độ:


    • Tôn trọng, yêu mến thành quả văn hóa văn học của dân tộc Trung Hoa, trên cơ sở đó tiếp thu và học tập một cách sáng tạo để làm giàu văn hóa văn học của nước ta.

    • Giúp người học mở mang tầm nhìn, đổi mới quan niệm về quan hệ văn hóa văn học giữa các quốc gia và khu vực; từ đó trên bình diện so sánh có thái độ khách quan và khoa học hơn, tránh căn bệnh chủ quan võ đoán, tự thị và tự ti, cũng tránh sa vào quan điểm dân tộc cực đoan không cần thiết.

    • Có thái độ khách quan, khoa học khi xem xét giá trị các tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa nền văn hóa sản sinh ra các hiện tượng đó với nền văn hóa dân tộc của chúng ta.




  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Trang bị tri thức cơ bản có tính hệ thống về lịch sử văn học Trung Quốc, qua đó giúp người học hiểu được sự hình thành, diễn tiến và đặc trưng của các thể loại, thể tài, cũng như quá trình hình thành, vận động phát triển và đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của văn học Trung Quốc; nắm được những tác giả - tác phẩm tiêu biểu, những thành tựu đóng góp cho lịch sử văn học Trung Quốc; từ đó tạo nền tảng tri thức về văn hóa văn học Trung Quốc, giúp người học hoàn thiện hiểu biết về văn học nước ngoài, đồng thời tạo tiền đề để học tiếp văn học Trung Quốc các giai đoạn sau, học các môn khác và học ở các bậc học cao hơn.

    • Trang bị những kiến thức cơ bản về bức tranh văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949, trên các phương diện: hệ vấn đề, các kiểu nhân vật, những khuynh hướng phong cách, thể loại; về cá tính sáng tạo của một số tác gia tiêu biểu.
  • Kỹ năng:


    • Người học có thể vận dụng tri thức cơ bản về văn học sử Trung Quốc và kinh nghiệm về phương pháp luận và phương pháp của văn học sử Trung Quốc để tham gia giải quyết những vấn đề về văn học sử của Việt Nam và các nền văn học khác.

    • Người học có thể dựa trên tri thức về văn học sử Trung Quốc để thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng văn học so sánh, tiếp nhận văn học ở tầm khu vực.

    • Trên cơ sở cập nhật tri thức và đi sâu tìm hiểu về văn học Trung Quốc, kết hợp với tri thức về lý luận và đổi mới về phương pháp, người học cũng có thể tham gia nghiên cứu văn học Trung Quốc.

    • Vận dụng các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học để phân tích các tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949 (qua bản dịch tiếng Việt).

    • Làm việc theo nhóm và thuyết trình, thảo luận một số vấn đề chuyên môn.
  • Thái độ:


    • Tôn trọng, yêu mến thành quả văn hóa văn học của dân tộc Trung Hoa, trên cơ sở đó tiếp thu và học tập một cách sáng tạo để làm giàu văn hóa văn học của nước ta.

    • Mở mang tầm nhìn, đổi mới quan niệm về quan hệ văn hóa văn học giữa các quốc gia và khu vực; từ đó trên bình diện so sánh có thái độ khách quan và khoa học hơn, tránh căn bệnh chủ quan võ đoán, tự thị và tự ti, cũng tránh sa vào quan điểm dân tộc cực đoan không cần thiết.

    • Có thái độ khách quan, khoa học khi xem xét giá trị các tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa nền văn hóa sản sinh ra các hiện tượng đó với nền văn hóa dân tộc của chúng ta.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Môn học này chú trọng đến việc tham gia thảo luận của sinh viên trên lớp. Tùy theo từng vấn đề thảo luận, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên chuẩn bị theo nhóm rồi cử đại diện trình bày (các thành viên khác trong nhóm bổ sung khi được yêu cầu) hoặc theo từng cá nhân. Nếu sinh viên không trực tiếp tham gia thảo luận trên lớp có thể nộp (trực tiếp hoặc qua email) phần chuẩn bị của mình dưới dạng phác thảo đề cương (trong 2 trang A4 ≈ 600 từ) về một trong những vấn đề được đưa ra thảo luận và được hồi âm vào buổi học sau. Phần này có điểm đánh giá kết quả chung cho các thành viên trong nhóm hoặc riêng cho từng cá nhân.

Bài kiểm tra giữa kỳ (1 giờ trên lớp) là sự thu hoạch của mỗi sinh viên từ những buổi thảo luận trên lớp

Trọng số kiểm tra-đánh giá kết quả môn học

  • Chuyên cần (hiện diện trên lớp, chuẩn bị và tham gia thảo luận)

20% (2 điểm)

  • Kiểm tra giữa kỳ

20% (2 điểm)

  • Thi kết thúc môn học

60% (6 điểm)

  • Kết quả môn học

100% (10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc:

  1. Nhiều người dịch: Lịch sử văn học Trung Quốc (Quyển 1,2). Tài liệu tham khảo của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, hiện lưu giữ tại Phòng Tư liệu Khoa Văn học và Thư viện Trường). Nguyên bản tiếng Trung: Viên Hành Bái tổng chủ biên - Trung Quốc văn học sử, quyển 1,2 (4 quyển); Cao đẳng Giáo dục Xuất bản xã (Bắc Kinh), xuất bản lần thứ nhất năm 1999, in lần thứ 8 năm 2002.

  2. Phạm Ánh Sao dịch: Dẫn luận Đường thi học, 2006, tư liệu nội bộ, lưu trữ tại Phòng Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội. [Nguyên bản tiếng Trung: Trần Bá Hải: Đường thi học dẫn luận, Đông Phương Xuất bản Trung tâm, xuất bản lần đầu tháng 10 năm 1988, in lần thứ ba tháng 2 năm 1996].

  3. Nguyễn Khắc Phi, Trương Chính: Văn học Trung Quốc (Đã được Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường đại học sư phạm), Tập một, Nxb Giáo dục, H.1987.

  4. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (viết và dịch): Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng, 1998.

  5. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lịch sử văn học Trung Quốc. Tập 2. Nxb. ĐHSP HN. 2002.

  6. Sở nghiên cứu văn học Trung Quốc, Lịch sử văn học Trung Quốc. Tập 2. Nxb Giáo dục, 1997.

  7. Trần Xuân Đề, Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.

  8. Nhiều tác giả, Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, 2 tập, Nxb Giáo dục.

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Môn học giới thiệu một cách tổng quát về văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến Cách mạng giải phóng dân tộc 1949, tập trung vào một số tác gia kinh điển của văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến 1949: La Quán Trung, Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, Bồ Tùng Linh, Tào Tuyết Cần, Lỗ Tấn. Nghiên cứu tác phẩm của họ, bao gồm các bộ tiểu thuyết cổ điển, truyện ngắn và tạp văn, người học sẽ thấy được những đặc điểm phong cách, bút pháp của họ cũng như những đặc điểm thi pháp thể loại và những ảnh hưởng to lớn của truyền thống mỹ học, nhân văn Trung Hoa đến đời sống văn hóa-xã hội và tiến trình văn học không chỉ của Trung Quốc mà của cả những nước “đồng văn”, trước hết là Việt Nam.

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc. Trên cơ sở tri thức phong phú của bộ giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc (Học liệu bắt buộc [1], Viên Hành Bái tổng chủ biên...), đề cương môn học lựa chọn và từng bước mở rộng, đi sâu theo lĩnh vực tri thức, thể loại, thể tài kết hợp với việc giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc như Thi kinh, Sở từ, thơ ca dân gian và thơ ca của văn nhân từ cuối Đông Hán đến đời Đường, phú đời Hán và phú từ các đời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều đến đời Đường; đồng thời cũng giới thiệu một số thành tựu về thi học hay văn luận như Mao thi tự (Tử Hạ?), Điển luận – Luận văn của Tào Phi, Thi phẩm của Chung Vinh, Văn phú của Lục Cơ, Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp v.v.



Nội dung chi tiết học phần:

Nội dung 1. HAI NGỌN NGUỒN CỦA VĂN HỌC TRUNG QUỐC



1.1. Khái quát về văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường

1.1.1. Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường – Nhìn từ tiến trình lịch sử.

1.1.2. Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường – Nhìn từ góc độ thể loại.

1.2. Thi kinh – Bộ tuyển tập thơ ca thành văn xuất hiện đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc

1.2.1. Quá trình hình thành bộ tuyển tập thơ ca thành văn

1.2.2. Thể chế của Thi kinh

1.2.3. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Thi kinh

1.2.4. Địa vị, ảnh hưởng của Thi kinh tại Trung Quốc

1.2.5. Tiếp nhận Thi kinh tại Việt Nam



1.3. Sở từ và Khuất Nguyên

1.3.1. Khái niệm Sở từ và tác phẩm Sở từ

1.3.2. Khuất Nguyên – nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc

+ Khuất Nguyên – một nhân cách lớn và độc đáo

+ Khuất Nguyên – nhà từ tác số một

1.3.3. Địa vị, ảnh hưởng của Khuất Nguyên trong văn học Trung Quốc

1.3.4. Tiếp nhận Khuất Nguyên tại Việt Nam

Nội dung 2. DÂN CA NHẠC PHỦ ĐỜI HÁN VÀ DÂN CA NAM BẮC TRIỀU



2.1. Dân ca Nhạc phủ đời Hán

2.1.1. Khái niệm Nhạc phủ Nhạc phủ thi

2.1.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

2.1.3. Tác phẩm tiêu biểu: Khổng tước đông nam phi (Tiêu Trọng Khanh thê) – Tác phẩm tự sự thi dài nhất và đạt thành tựu cao nhất



2.2. Dân ca Nam Bắc triều

2.2.1. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của dân ca Nam triều

2.2.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của dân ca Bắc triều

2.2.3. Tác phẩm tiêu biểu

Nội dung 3. THƠ CA CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC TỪ ĐỜI HÁN ĐẾN ĐỜI ĐƯỜNG

3.1. Thơ ca Ngụy - Tấn – Nam Bắc triều

3.1.1 Thơ ca thời Kiến An và Chính Thủy

+ “Tam Tào” và “Kiến An thất tử”

+ Nguyễn Tịch và Kê Khang

3.1.2. Thi đàn Lưỡng Tấn

+ Tả Tư và thơ vịnh sử

+ Phách Phác và thơ du tiên

+ Vương Hy Chi và thơ xướng họa

3.1.3. Đào Uyên Minh – ông tổ của thi nhân ẩn dật xưa nay

+ Đào Uyên Minh - ẩn sĩ

+ Đào Uyên Minh – thi nhân ẩn dật

+ Địa vị, ảnh hưởng của Đào Uyên Minh trong văn học Trung Quốc

+ Tiếp nhận Đào Uyên Minh tại Việt Nam

3.1.4. Tạ Linh Vận và thơ sơn thủy

3.1.5. Bão Chiếu và thơ thất ngôn

3.1.6. Dữu Tín và địa vị kế thừa chuyển tiếp



3.2. Thơ ca đời Đường

3.2.1. Nguyên nhân hưng thịnh của thơ ca đời Đường

3.2.2. Đường thi – vấn đề phân kỳ

3.2.3. Đường thi – vấn đề thể loại

+ Cổ phong

+ Tuyệt cú

+ Luật thi

+ Vấn đề cổ cận thể

3.2.4. Một số đặc trưng của Đường thi

+ Đặc trưng phong cốt

+ Đặc trưng hứng tượng

3.2.5. Tác phẩm tiêu biểu: giới thiệu và diễn dịch

3.2.6. Địa vị, ảnh hưởng của Đường thi ở Trung Quốc

3.2.7. Tiếp nhận Đường thi tại Việt Nam

Nội dung 4. PHÚ TRUNG QUỐC TỪ ĐỜI HÁN ĐẾN ĐỜI ĐƯỜNG

4.1. Phú đời Hán

4.1.1. Sự hình thành và diễn tiến của thể loại phú ở đời Hán

4.1.2. Đặc điểm thể loại

4.1.3. Tác phẩm tiêu biểu: giới thiệu và diễn dịch

4.1.4. Địa vị, ảnh hưởng của Hán phú trong văn học Trung Quốc

4.1.5. Tiếp nhận Hán phú tại Việt Nam



4.2. Phú các đời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều

4.2.1. Quá trình lưu biến của thể loại phú

4.2.2. Đặc điểm thể loại

4.2.3. Tác phẩm tiêu biểu: giới thiệu và diễn dịch



4.3. Phú đời Đường

4.3.1. Quá trình lưu biến của thể loại phú

4.3.2. Đặc điểm thể loại

4.3.3. Tác phẩm tiêu biểu: giới thiệu và diễn dịch

Nội dung 5. THỂ LOẠI TỪ Ở ĐỜI ĐƯỜNG

5.1. Từ đời Đường

5.1.1. Sự hình thành và diễn tiến của thể loại từ ở đời Đường

5.1.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

5.1.3. Tác phẩm tiêu biểu

Nội dung 6. TỪ TIỂU THUYẾT NGỤY - TẤN - NAM BẮC TRIỀU ĐẾN TRUYỀN KỲ ĐỜI ĐƯỜNG

6.1. Tiểu thuyết Ngụy – Tấn – Nam Bắc triều

6.1.1. Sự hình thành và diễn tiến của tiểu thuyết thời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều.

6.1.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

6.1.3. Tác phẩm tiêu biểu



6.2. Truyền kỳ đời Đường

6.2.1. Khái niệm “truyền kỳ”

6.2.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

6.2.3. Tác phẩm tiêu biểu

6.2.4. Địa vị, ảnh hưởng của truyền kỳ đời Đường trong văn học Trung Quốc.

6.2.5. Tiếp nhận truyền kỳ đời Đường tại Việt Nam

Nội dung 7. LÝ LUẬN VĂN HỌC TRUNG QUỐC TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN ĐỜI ĐƯỜNG

7.1. Khái quát thành tựu lý luận văn học của Trung Quốc từ đời Hán đến đời Đường

7.2. Các tác giả - tác phẩm tiêu biểu

­7.2.1. Trước đời Đường:



+ Mao thi tự (Tử Hạ ?)

+ Điển luận – Luận văn của Tào Phi

+ Văn phú của Lục Cơ

+ Thi phẩm của Chung Vinh

+ Văn tuyển tự của Tiêu Thống

+ Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp



­7.2.2. Đời Đường:

+ Lý Bạch và Đỗ Phủ: tác phẩm lý luận và quan niệm về văn học

+ Hạo Nhiên Thi thức

+ Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên: lý luận của phong trào cổ văn

+ Tư Không Đồ Thi phẩm

Nội dung 8. Khái quát văn học Minh Thanh

1.1. Hoàn cảnh xã hội-lịch sử: sự thiết lập vương triều Minh (1368 – 1644) và triều đình đô hộ Mãn Thanh (1644 - 1911) - hai triều đại, một tính chất chế độ xã hội; sự đề cao lý học Tống nho và ảnh hưởng của nó đối với chính sách văn hóa của hai triều đại – đề cao văn bát cổ, phát triển đồ thư, hiện tượng ngục văn tự.

1.2. Hai dòng văn học: chính thống và bình dân; sự nảy sinh, phát triển các thể loại hí khúc, truyền kỳ như là biểu hiện những xung đột cũ-mới.

1.3. Tiểu thuyết cổ điển như là thành tựu rực rỡ nhất của giai đoạn văn học này: nguồn gốc, nội dung phản ánh, hình thức thể hiện (tổng quan)

Nội dung 9. Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)

2.1. Nguồn gốc ra đời của bộ tiểu thuyết: từ Tam quốc chí bình thoại đến tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa.

2.2. Cốt truyện: cách tổ chức cốt truyện, sự thực lịch sử của một số tình tiết hư cấu.

2.3. Nhân vật: các hình tượng Lưu Bị, Khổng Minh, Tào Tháo, Quan Công và thái độ của La Quán Trung

2.4. Đặc điểm thể loại (cách dẫn chuyện, lời bình, những yếu tố của Phật giáo, …) trong sự khác biệt với tiểu thuyết lịch sử, ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Trung Quốc

Nội dung 10. Thủy hử (Thi Nại Am)

3.1. Vài nét về Thi Nại Am. Nguồn gốc tác phẩm: từ truyền thuyết dân gian, lịch sử về khởi nghĩa nông dân thời Bắc Tống đến Thủy hử truyện của Thi Nại Am. Tình hình lưu truyền văn bản Thủy hử truyện: các bản của Quách Huân (đời Minh), Kim Thánh Thán (đời Thanh).

3.2. Bức tranh nghệ thuật sinh động về cuộc nổi dậy nông dân trong xã hội phong kiến Trung Quốc: diễn biến cuộc khởi nghĩa

3.3. Hình tượng những người anh hùng Lương sơn bạc: anh hùng hay tướng cướp, cách mạng hay nổi loạn?

3.4. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: cá tính hóa nhân vật qua hành động và ngôn ngữ, bước đầu chú ý tới quá trình tâm lý; kết cấu xâu chuỗi, đoản thiên liên hoàn tiểu thuyết.

Nội dung 11. Tây du ký (Ngô Thừa Ân)

4.1. Quá trình hình thành tác phẩm

4.2. Nội dung tư tưởng và các hình tượng nhân vật Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới

4.3. Cuốn tiểu thuyết tôn giáo giáo (Đạo, Phật) hay chống tôn giáo. Sắc thái hài hước, châm biếm trong tác phẩm.

4.4. Ảnh hưởng của Tây du ký đối với đời sống tinh thần của trẻ em Trung Quốc và Việt Nam

Nội dung 12. Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh)

5.1. Bồ Tùng Linh và Liêu trai chí dị. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm




ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương