ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


XÃ HỘI HỌC NGHỆ THUẬT Sociology of Art



tải về 4.16 Mb.
trang30/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   48

XÃ HỘI HỌC NGHỆ THUẬT

Sociology of Art


  1. Mã học phần: LIT1155

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Học phần tiên quyết: LIT1100 Nhập môn nghệ thuật học

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên:

Họ và tên: Đoàn Đức Phương

Chức danh: Giảng viên

Học vị: PGS.TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội



  1. Mục tiêu của học phần
  • Kiến thức:


    • Có những hiểu biết cơ bản về xã hội học và nghệ thuật, về những vấn đề lý thuyết, những phương pháp thực nghiệm của xã hội học nghệ thuật, sự nghiên cứu, ứng dụng và phát triển xã hội học nghệ thuật ở Việt Nam.
  • Kĩ năng:


    • Nắm vững và ứng dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu, các phương pháp thực nghiệm của xã hội học nghệ thuật.
  • Thái độ:


    • Biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội và nghệ thuật một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, tác động tích cực vào quá trình phát triển của nghệ thuật, làm cho đời sống xã hội có tính thẩm mỹ ngày càng cao hơn.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
  • Kiến thức:


    • Có những hiểu biết cơ bản về xã hội học và nghệ thuật, về những vấn đề lý thuyết, những phương pháp thực nghiệm của xã hội học nghệ thuật, sự nghiên cứu, ứng dụng và phát triển xã hội học nghệ thuật ở Việt Nam.
  • Kĩ năng:


    • Nắm vững và ứng dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu, các phương pháp thực nghiệm của xã hội học nghệ thuật.
  • Thái độ:


    • Biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội và nghệ thuật một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, tác động tích cực vào quá trình phát triển của nghệ thuật, làm cho đời sống xã hội có tính thẩm mỹ ngày càng cao hơn.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


10%

(1 điểm)


2. Bài tập và seminnar

- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận



10%

(1 điểm)


9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:




2. Kiểm tra giữa môn

Bài viết 120 phút tại lớp

20%

(2điểm)


3. Thi hết môn


Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.

60%

(6 điểm)


Kết quả môn học




100%

(10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  1. Đoàn Đức Phương, Xã hội học nghệ thuật, Hà Nội, 2005.

  2. Bùi Quang Thắng, Xã hội học nghệ thuật, Viện Văn hoá và Nxb,Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2000.

  1. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ

Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học nghệ thuật, một bộ môn khoa học nghiên cứu nghệ thuật với tư cách là một hoạt động xã hội, một quá trình xã hội, đặc biệt nó nghiên cứu bản chất của nghệ thuật, sự vận hành của nghệ thuật dưới tác động, ảnh hưởng của dư luận xã hội. Trước hết là một cái nhìn tổng quan, khái lược về xã hội học và nghệ thuật, mối quan hệ giữa xã hội học và nghệ thuật. Từ đó môn học đi sâu vào các vấn đề của nghệ thuật và văn hóa xét từ góc độ xã hội học nghệ thuật, đặc biệt là những vấn đề của xã hội học văn học. Với tư cách là một khoa học có tính ứng dụng cao, môn học này cung cấp cho người học những phương pháp nghiên cứu, những phương pháp thực nghiệm chính để tác động tới sự phát triển của xã hội và nghệ thuật một cách có hiệu quả. ứng dụng cụ thể là nghiên cứu những vấn đề của văn học và các loại hình nghệ thuật khác.

  1. Nội dung chi tiết học phần :

Bài 1. Khái lược về xã hội học và nghệ thuật


I. Khái lược về xã hội học

1.Sự ra đời và phát triển của xã hội học

2.Đối tượng và chức năng của xã hội học

3.Phân loại xã hội học

II. Khái lược về nghệ thuật

1.Khái niệm “nghệ thuật”

2.Quá trình nghệ thuật

3.Chức năng của nghệ thuật


Bài 2. Những vấn đề lý thuyết của xã hội học nghệ thuật


I. Quan niệm chung về xã hội học và nghệ thuật

1.Sự ra đời của xã hội học nghệ thuật

2.Đối tượng của xã hội học nghệ thuật

3.Nhiệm vụ của xã hội học nghệ thuật

II. Mối quan hệ giữa xã hội học và nghệ thuật

1.Sự gắn bó, tương tác

2.Những quan niệm, những vấn đề cấp thiết

III. Nghệ thuật và văn hoá xét từ góc độ xã hội học nghệ thuật

1. “Trường văn hoá” và “trường nghệ thuật”

2. “Mã nghệ thuật” và “mã văn hoá”

VI. Vài nét về xã hội học văn học

1.Quá trình sản xuất, sáng tạo văn học

2.Quá trình phân phối, truyền bá văn học

3.Quá trình tiêu thụ-tiếp nhận văn học


Bài 3. Những phương pháp thực nghiệm của xã hội học nghệ thuật


I. Quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm

1.Vai trò của lý thuyết với thực nghiệm

2.Vai trò của thực nghiệm với lý thuyết

II. Các hướng nghiên cứu chính

1. Nhu cầu nghệ thuật

2. Nghệ thuật và giao tiếp

3.Tiếp nhận nghệ thuật và tác động của nghệ thuật

III. Trình tự và các phương pháp nghiên cứu

1.Xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu

2.Xây dựng giả thuyết và triển khai đề tài

3.Các phương pháp thực nghiệm

Bài 4. Xã hội học nghệ thuật ở Việt Nam


I. Một số quan điểm lý thuyết

1. “Xã hội học sân khấu” của Nguyễn Phan Thọ

2. “Folklore Bahna” của Tô Ngọc Thanh

3. “Xã hội học văn hoá” của Đoàn Văn Chúc

4. “Ký hiệu học nghệ thuật” của Viện Nghệ thuật

5. “Xã hội học nghệ thuật” của Bùi Quang Thắng

II. Một số nghiên cứu thực nghiệm

1. Những nghiên cứu bước đầu

2. Một công trình nghiên cứu chuyên sâu

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ VÀ SÁNG TÁC

Practical Journalism and Literary Creation





  1. Mã học phần: LIT1156

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Học phần tiên quyết: không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên:

Họ và tên: Phạm Thành Hưng

Chức danh: Giảng viên

Học vị: PGS.TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội



  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

    • Sinh viên nắm được một cách chắc chắn bản chất và đặc trưng mỗi thể loại báo in, đồng thời hiểu được các thao tác lựa chọn thể loại thích ứng với mỗi hoàn cảnh, đối tượng, cũng như các phương pháp tổ chức một bài báo.

    • Sinh viên trên cơ sở lý thuyết thể loại có thể vận dụng trực tiếp viết bài theo các chủ đề, đề tài mà mình chủ động đề xuất hoặc do giảng viên gợi ý, cung cấp. Song song với kỹ năng sáng tạo một tác phẩm báo chí, dù ở hình thức thấp nhất như tin vắn đến quy mô một phóng sự dài kỳ, sinh viên có thể vận dụng kiến thức thể loại để biên tập bài viết với tư cách biên tập viên trong một toà soạn, ban biên tập.

    • Có ý thức phân biệt rõ đặc trưng của báo chí thông tấn với đặc trưng thẩm mỹ của sáng tác văn học thông qua mảng kiến thức về ký báo chí và ký văn học.

6.2. Kỹ năng

    • Biết sử dụng kiến thức thể loại để chọn lựa đề tài; biết phát hiện những đề tài, chủ đề mới mẻ, thời sự, có ý nghĩa xã hội rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống và gắn đề tài, đối tượng phản ánh đó vào một thể loại báo chí thích hợp nhất.

    • Áp dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đã học vào sáng tạo báo chí; tạo kiến thức nền cơ bản cho cônng tác biên tập báo chí.

    1. Thái độ:

Qua sự nghiên cứu các kiểu tác phẩm báo chí, tức là kinh nghiệm thể loại được đúc kết từ thực tiễn vận động phát triển của báo chí, sinh viên có đủ điều kiện để :

    • Tiếp nhận thông tin từ báo chí một cách nhanh nhất, toàn diện nhất

    • Biết xử lý thông tin để phục vụ cho nghiên cứu, thao tác nghề nghiệp và ứng xử xã hội với tư cách công dân và tư cách người làm công tác văn hoá, khoa học xã hội

    • Có ý thức sâu sắc về đặc trưng nghề nghiệp, phân biệt rõ ràng giữa hoạt động truyền thông và hoạt động văn học nghệ thuật.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

- Về kiến thức: SV có được những kiến thức cơ bản về các thể loại báo chí và thực hành viết các tác phẩm báo chí.

- Về kỹ năng: Nắm vững và ứng dụng thành thạo những kiến thức được học vào việc viết các tác phẩm báo chí.

- Về thái độ; Có ý thức sâu sắc về đặc trưng nghề nghiêp, phân biệt rõ ràng giữa hoạt động truyền thông và hoạt động văn học nghệ thuật.

7. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:


Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên




Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


10%

(1 điểm)


Kiểm tra đánh giá giữa k




Kiểm tra giữa môn

Bài viết tại lớp hoặc tiểu luận

30%

(3điểm)


Thi hết môn


Có 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.

60%

(6 điểm)


Kết quả môn học




100%

  1. iểm)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):


    1. Học liệu bắt buộc


      1. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

      2. Hà Minh Đức (Chủ biên), Lý luận văn học; Nxb. Giáo dục, 2007.

      3. Peter Eng, Jeff Hodson, Tường thuật và viết tin; Nxb. Thông tấn, 2007.

      4. John Hohenberg, Ký giả chuyên nghiệp; Hiện đại thư xã, 1974.

      5. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

      6. Khoa Báo chí - Trường tuyên huấn Trung ương, Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập 1; Hà Nội, 1978.

      7. Nhiều tác giả, Thể loại báo chí; Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM, 2005.

      8. Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

8.2. Học liệu tham khảo


      1. Huỳnh Văn Tòng: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945; Nxb. Tổng hợp TP HCM, 2000.

      2. Đỗ Quang Hưng: Lịch sử báo chí Việt Nam; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

      3. Trần Quang: Làm báo, lý thuyết và thực hành; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

      4. Khoa Báo chí, trường ĐH KHXH&NV: Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn (các tập từ 1-6); Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996-2005.

      5. V.I. Lê-nin: Về vấn đề báo chí; Nxb. Sự thật, 1970

      6. E.P. Prôkhôrốp: Cơ sở lý luận của báo chí (2 tập); Nxb. Thông tấn, 2004.

      7. The Missouri Group: Nhà báo hiện đại; Nxb. Trẻ, 2007.

  1. Tóm tắt nội dung học phần

Sau môn Báo chí học đại cương, môn học có nội dung gồm những kiến thức cơ bản về báo chí học, trong đó đặc biệt là các thao tác viết báo thông qua các thể loại báo in truyền thống, như các thể loại: Tin ngắn, Tường thuật, Phóng sự, Phỏng vấn, Bình luận, Ký chân dung, Giới thiệu - Phê bình tác phẩm văn học.

Ranh giới thể loại không phải là những tường rào bất khả xâm phạm mà là những đường biên cơ động, trên đó thường diễn ra sự giao thoa, bổ sung, hỗ trợ thể loại. Người học môn học sẽ có khả năng vận dụng linh hoạt để hoàn thiện một tác phẩm báo chí, nhằm đảm bảo nội dung thông tin cao nhất và dễ truyền tải, tiếp nhận nhất.

Từ góc độ thể loại, môn học cung cấp cho sinh viên một “cảm quan biên tập” nhạy bén, giúp người học dễ dàng phát hiện ra những sai sót trong bài báo, những khả năng tác nghiệp tối ưu để bài báo có khả năng trở thành tác phẩm báo chí hoàn chỉnh nhất.

Phần bài giảng về sáng tạo văn học và sáng tạo báo chí (nội dung số 10) có ý nghĩa khẳng định lại đặc trưng nghệ thuật, thẩm mỹ của sáng tác văn chương, đặt trong sự so sánh với các thể ký báo chí, như: Tường thuật, Phóng sự, Ghi chép, Ký chân dung v.v. Những nội dung xoay quanh vấn đề Ký văn học là phần bổ sung kiến thức báo chí học về thể loại. Thông qua Ký văn học, kiến thức về thể loại báo chí được củng cố đào sâu hơn. Mục tiêu đặt ra cho môn học vẫn là trang bị cho sinh viên kỹ năng nghiệp vụ báo chí cơ bản. Cho nên những gì liên quan tới “sáng tác văn học” được đề cập ở đây chỉ mang có tính chất một phương tiện hỗ trợ, nhằm đạt được mục tiêu nghiệp vụ báo chí nói trên.



  1. Nội dung chi tiết học phần :

Bài 1: Báo in – loại hình truyền thông đại chúng đầu tiên

    1. Quan niệm chung

1.1.1. Khái niệm “ truyền thông đại chúng”, “ báo ”

1.1.2. Lịch sử phát triển của báo in



    1. Quan hệ giữa báo viết truyền thống và các loại hình truyền thông hiện đại

1.2.1. Hạn chế của báo in

1.2.2. Ưu thế của báo in trong bối cảnh của thời đại thông tin



Bài 2: Thể loại Tin

    1. Khái niệm “Tin tức báo chí”

    2. Năm câu hỏi chủ chốt trong nội dung Tin báo chí

    3. Các cấu trúc viết tin

    4. Các hình thức đưa tin chủ yếu: Tin vắn, Tin bình, Tin dự báo, Tin tổng hợp, Tin tường thuật, Tin công báo, Tin ảnh

    5. Thực hành phân tích các dạng tin; Thực hành đưa tin bằng bài viết cụ thể

Bài 3: Phóng sự, Điều tra và Tường thuật

    1. Lịch sử phát triển của thể phóng sự

    2. Khái niệm và hình thức biểu hiện của “cái tôi nhân chứng”

    3. Ngôn ngữ và ảnh minh hoạ trong phóng sự

    4. Hoàn cảnh xuất hiện nhu cầu thể loại điều tra

    5. Điều tra, một biến thể của phóng sự hay là một thể loaị độc lập

    6. Cấu trúc và ngôn ngữ thể loại điều tra

    7. Đặc trưng phản ánh của Tường thuật

    8. Các thao tác nghiệp vụ tường thuật

Bài 4: Các thể loại chính luận cơ bản: Bình luận, Xã luận và Tiểu luận

    1. Bình luận

      1. Khái niệm “bình luận”

      2. Nhận diện thể loại

      3. Mối quan hệ giữa yếu tố cảm xúc và lý trí trong bình luận

      4. Những hình thức kết cấu chủ yếu của bài bình luận

    2. Xã luận

      1. Quan niệm chung

      2. Đặc điểm của bài xã luận

      3. Kết cấu và ngôn ngữ xã luận

      4. Các dạng bài xã luận

    3. Tiểu luận

      1. Khái niệm “tiểu luận”

      2. Yếu tố chủ quan trong tiểu luận

      3. Thông tin sự kiện và thông tin lý lẽ trong tiểu luận

Bài 5: Phỏng vấn và Ký chân dung

    1. Phỏng vấn

      1. Quan niệm chung

      2. Phỏng vấn báo chí và phỏng vấn xã hội học

      3. Vai trò chủ thể của nhà báo trong phỏng vấn

      4. Các dạng câu hỏi phỏng vấn

      5. Những nguyên tắc cấm kị và thủ pháp của phỏng vấn

    1. Ký chân dung

      1. Nhân vật văn học và nhân vật trong ký chân dung

      2. Chân dung phóng sự và Chân dung phỏng vấn

      3. Các biện pháp khai thác và sử dụng các chi tiết tài liệu

      4. Yếu tố chủ quan của tác giả trong tác phẩm Ký chân dung

      5. Một số nguyên tắc trong giao tiếp và xử lý bản thảo

Bài 6: Biên tập báo

    1. Tổ chức toà soạn báo

    2. Khái niệm biên tập và chức năng biên tập viên

    3. Quan hệ giữa biên tập nội dung và biên tập kỹ thuật (quan hệ nội dung – hình thức báo)

    4. Bảng ký hiệu biên tập

    5. Makét, các hình thức makét (bìa, trang, bài)

    6. Các hình thức đính chính và cáo lỗi

Bài 7: Sáng tạo văn chương và sáng tạo báo chí

    1. Khái niệm ký và ký văn học

    2. Bút ký và Tuỳ bút

    3. Tản văn và Tiểu phẩm

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương