ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Vietnamese Folk Literature



tải về 4.16 Mb.
trang28/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   48

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Vietnamese Folk Literature


  1. Mã học phần: LIT3044

  2. Số tín chỉ: 02

  3. Học phần tiên quyết: không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt, tiếng Anh.

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

    1. Họ và tên: Nguyễn Hùng Vĩ

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Cử nhân

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Họ và tên: Trần Thanh Việt

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Họ và tên: Lư Thị Thanh Lê

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Phùng Minh Hiếu

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

    • Kiến thức:

    • Sinh viên nắm được kiến thức dẫn luận về văn học dân gian, hệ thống khái niệm cơ bản của khoa học nghiên cứu Văn học dân gian và folklore, các phương pháp, các thao tác khoa học để tiếp cận đối tượng văn học dân gian. Trang bị kiến thức cho sinh viên về khoa học phân loại, phân kì, phân vùng văn học dân gian người Việt cũng như kiến thức bước đầu về văn học dân gian các tộc người khác của dân tộc Việt Nam thống nhất. Trang bị cho sinh viên kiến thức về các thể loại thuộc các loại hình tự sự, trữ tình và sân khấu dân gian.

    • Kĩ năng:

    • Trang bị khả năng mô tả folklore cho sinh viên.

    • Trang bị khả năng tổng thuật lịch sử vấn đề nghiên cứu văn học dân gian.

    • Trang bị khả năng nhận diện, xử lí dị bản.

    • Trang bị khả năng phân tích tác phẩm văn học dân gian trên các phương diện nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, văn hóa.

    • Trang bị các lí thuyết cơ bản để sinh viên tiếp cận văn học dân gian theo nhiều góc độ quy chiếu khác nhau.

    • Thái độ:

    • Giúp cho sinh viên xây dựng tư tưởng trân trọng những sáng tạo truyền miệng của nhân dân từ trước đến nay.

    • Sinh viên biết khẳng định bản sắc văn hóa của một quốc gia độc lập, đa tộc người trong tiến trình hội nhập văn hóa thế giới.

    • Sinh viên sẵn sàng ứng dụng giá trị truyền thống cho việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
    • Kiến thức:


    • Sinh viên phải nắm được kiến thức dẫn luận về văn học dân gian, hệ thống khái niệm cơ bản của khoa học nghiên cứu Văn học dân gian và folklore, các phương pháp, các thao tác khoa học để tiếp cận đối tượng văn học dân gian. Trang bị kiến thức cho sinh viên về khoa học phân loại, phân kì, phân vùng văn học dân gian người Việt cũng như kiến thức bước đầu về văn học dân gian các tộc người khác của dân tộc Việt Nam thống nhất. Trang bị cho sinh viên kiến thức về các thể loại thuộc các loại hình tự sự, trữ tình và sân khấu dân gian.
    • Kĩ năng:


Sinh viên phải có khả năng mô tả folklore, khả năng tổng thuật lịch sử vấn đề nghiên cứu văn học dân gian, khả năng nhận diện, xử lí dị bản, khả năng phân tích tác phẩm văn học dân gian trên các phương diện nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, văn hóa. Thái độ:

* Thái độ: sinh viên trân trọng những sáng tạo truyền miệng của nhân dân từ trước đến nay, biết khẳng định bản sắc văn hóa của một quốc gia độc lập, đa tộc người trong tiến trình hội nhập văn hóa thế giới, sẵn sàng ứng dụng giá trị truyền thống cho việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại.



  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


10%

(1 điểm)


Kiểm tra đánh giá định kì:




Kiểm tra giữa môn

Bài viết 120 phút tại lớp

30%

( 3 điểm)



Thi hết môn


Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.

60%

(6 điểm)


Kết quả môn học




100%

(10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

  1. Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục – Hà Nội – 1997 (Tái bản nhiều lần).

  2. Lê Chí Quế - Võ Quang Nhơn – Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp – Hà Nội – 1991 (Tái bản nhiều lần)

  3. Nguyễn Xuân Kính: Thi pháp ca dao – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

  4. Cao Huy Đỉnh: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam – NXB KHXH – 1974.

  5. Đỗ Bình Trị: Bước đầu nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội – 1978.

  1. Tóm tắt nội dung học phần

Môn học này cung cấp kiến thức hết sức cơ bản và khoa học về văn học dân gian cho sinh viên; đồng thời cung cấp những kĩ năng tiếp cận văn học dân gian có tính thực nghiệp cao. Môn học nhằm khẳng định tính đặc thù văn hóa của văn học dân gian Việt Nam trong cộng đồng văn hóa thế giới.


  1. Nội dung chi tiết học phần :

Bài 1: Dẫn luận về văn học dân gian.

1. Khái niệm văn học dân gian: Lịch sử hình thành khái niệm và quá trình vận động của khái niệm trong lịch sử nghiên cứu văn học dân gian. Các khái niệm đồng nghĩa.

2. Mối liên quan giữa các khái niệm văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, folklore và khái niệm văn học dân gian.

3. Đi đến một định nghĩa văn học dân gian, phân tích nội dung định nghĩa.

4. Trang bị thao tác điền dã văn học dân gian

Bài 2: Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

1. Khái niệm đặc trưng.

2. Đặc trưng về chức năng sinh hoạt thực hành của văn học dân gian

3. Đặc trưng về tính nguyên hợp của văn học dân gian

4. Đặc trưng về tính tập thể của văn học dân gian

5. Đặc trưng về tính truyền miệng của văn học dân gian

6. Bài đọc thêm: Các lí thuyết văn học dân gian trên thế giới.

Bài 3: Phân loại văn học dân gian:

1. Các lí thuyết phân loại văn học dân gian hiện nay ở Việt Nam.

2. Các cấp độ phân loại, các tiêu chí tương ứng để phân loại văn học dân gian.

3. Lược đồ phân loại thể loại văn học dân gian.

4. Tổng thuật về một hiện tượng giao thoa các phẩm chất thể loại.

Bài 4: Tiến trình văn học dân gian Việt Nam.

1. Các cách phân kì văn học dân gian Việt Nam hiện nay.

2. Quan niệm về tiến trình văn học dân gian.

3. Các kì phát triển lịch sử của văn học dân gian Việt Nam:

3.1. Giả thuyết về văn học dân gian thời kì Hùng Vương

3.2. Giả thuyết về văn học dân gian thời kì Bắc thuộc

3.3. Sự phát triển của văn học dân gian thời kì phong kiến độc lập

3.4. Sự phát triển của văn học dân gian thời kì hiện đại.

4. Bài tập về tác phẩm văn học dân gian với việc phản ánh lịch sử một cách đặc thù.

Bài 5: Phân vùng văn học dân gian.

1. Văn học dân gian Bắc Bộ.

2. Văn học dân gian Trung Bộ

3. Văn học dân gian Nam Bộ

4. Văn học dân gian các vùng dân tộc ít người.

5. Bài tập chuyên đề về văn học dân gian và bản sắc văn hóa.



Bài 6: Các thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam

1. Thần thoại người Việt và các dân tộc ít người ở Việt Nam

2. Sử thi các dân tộc ít người Việt Nam

3. Truyền thuyết

4. Truyện cổ tích người Việt và các dân tộc ít người Việt Nam

5. Truyện cười.

6. Tục ngữ, câu đố người Việt và các dân tộc ít người Việt Nam

7. Thơ ca dân gian người Việt và các dân tộc ít người Việt Nam

8. Chèo sân đình.

9. Bài tập chuyên đề: Chọn những tác phẩm gây nhiều tranh luận ở các loại hình khác nhau cho sinh viên thực tập và nêu ý kiến nhận xét.



ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÝ LUẬN PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT

Theories and Critics of Arts


  1. Mã học phần: LIT3048

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT110 Nhập môn nghệ thuật học

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên:

- Họ tên: Phạm Xuân Thạch

- Chức danh: Giảng viên

- Học vị: Tiến sĩ

- Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội



  1. Mục tiêu của học phần:

Đây là một môn học vừa kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mục tiêu của môn học là người học phải tạo lập được nền tảng lí thuyết chung và nắm được một hệ thống kỹ năng mang tính hướng nghiệp liên quan đến nghệ thuật: hoạt động phê bình nghệ thuật. Khác với môn học về lý luận thuần túy, các kiến thức lý luận mà môn học Nhập môn lý luận phê bình nghệ thuật cung cấp cho người học được tổ chức để có thể gắn bó một cách hữu cơ và phục vụ trực tíếp cho việc hình thành các kỹ năng viết phê bình. Từ một góc độ khác, đây cũng là một môn học mang tính liên ngành. Đối tượng hoạt động của nó không chỉ là một ngành nghệ thuật cụ thể nào. Người đọc được chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng chung nhất về lí luận và phê bình nghệ thuật để có thể áp dụng vào việc tìm hiểu và viết phê bình ở những lĩnh vực cụ thể.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần:

    1. Về kiến thức : Những vấn đề có tính nền tảng, phổ quát về nghệ thuật như nghệ thuật là gì, các đặc tính, chức năng của nghệ thật và kiến thức về những nguyên tắc của hoạt động phê bình nghệ thuật. Trước hết, người học sẽ phải có một hiểu biết khái quát nhưng chính xác về bản chất của phê bình nghệ thuật, phân biệt được sự khác biệt giữa phê bình và nghiên cứu đồng thời hiểu được sự khác biệt của lí luận và lí thuyết nghệ thuật đồng thời hiểu được vai trò của từng yếu tố đối với hoạt động phê bình nghệ thuật. Người học cũng cần phải nắm được một cách giản lược lịch sử phát triển của phê bình nghệ thuật ở Việt Nam và có được thông tin về một số tên tuổi quan trọng trong tiến tình phát triển của phê bình nghệ thuật ở nước ta. Phần quan trọng nhất trong khối kiến thức của môn học sẽ là những nguyên tắc chỉ đạo công việc của một người viết phê bình: những định hướng chính trong việc tiếp cận văn bản nghệ thuật với những hình dung/xác định khác nhau về bản chất của văn bản nghệ thật cũng như mối quan hệ của văn bản nghệ thuật với những yếu tố có liên quan.

    2. Về kĩ năng Về kỹ năng, sau khi học xong môn học, người viết có thể có khả năng viết các bài phê bình phục vụ nhu cầu của đời sống báo chí ở Việt Nam, đặc biệt là loại bài đánh giá tác phẩm (reviews), đây là loại bài chủ yếu của phê bình nghệ thuật trên các loại hình báo chí từ báo giấy đến báo hình và báo tiếng. Một cách cụ thể, người học sẽ được rèn luyện để hình thành nên những kĩ năng sau:

  1. Kỹ năng thu thập thông tin về đối tượng của bài phê bình, biết cách phân loại các dạng thông tin cần thu thập.

  2. Kỹ năng ghi chép, mô tả các yếu tố trích xuất từ văn bản nghệ thuật để phục vụ cho bài viết.

  3. Nắm được, làm chủ và sử dụng một cách hợp lí, phù hợp với thể loại bài viết những thuật ngữ và kiến thức đặc thù của mỗi ngành nghệ thuật.

  4. Có khả năng định hướng được về mặt lí thuyết và phương thức tiếp cận cho bài viết.

  5. Phân biệt và viết được những dạng bài phê bình cơ bản mà trong đó, quan trọng nhất là dạng bài đánh giá tác phẩm (reviews).

  6. Xác lập văn phong phù hợp với thể loại bài viết, xây dựng văn phong cá nhân.

  7. Làm chủ tính khách quan và tính chủ quan của bài phê bình.

    1. Thái độ

- Xác lập một thái độ có tính khách quan, khoa học, phi giáo điều và có tinh thần phê phán đối với các hiện tượng nghệ thuật..

  • Từng bước tạo lập được một tác phong làm việc nghiêm cẩn, có phương pháp.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Như đã trình bày trong phần trên, việc kiểm tra, đánh gía kết quả học tập của môn học sẽ được kết hợp với ba loại điểm theo tỉ lệ 15/15/70. Cụ thể những loại điểm đó như sau :

- Điểm chuyên cần trên lớp được đánh giá qua các hoạt động làm bài tập, thuyết trình theo nhóm, tham gia vào các hoạt động thảo luận trên lớp (15%).

- Điểm viết bài luận giữa kì theo chủ đề do giảng viên lựa chọn (15%).

- Điểm viết bài tiểu luận cuối kỳ (70%).

Tác phẩm nghệ thuật được chọn làm chủ đề giảng dạy và viết luận có thể được thay đổi hàng năm. Chủ yếu sẽ được tập trung vào hai lĩnh vực chính là điện ảnh và văn học. Để hạn chế việc sao chép của sinh viên, giảng viên sẽ ưu tiên các tác phẩm có tính mới, thời sự, dư luận còn chưa được định hình. Tuy vậy, những giải pháp này cũng chỉ có tính chất hạn chế và vì thế nên bất cứ hành vi sao chép nào từ bất cứ nguồn nào, nếu bị phát hiện, sinh viên đều sẽ bị nhận điểm 0,0 (không điểm). Bài luận giữa kì thường được ra dưới dạng viết một bài screening report, yêu cầu người viết viết một đoạn văn khoảng 1000 đến 1200 tiếng, mô tả lại một cảnh phim trong bộ phim mà giảng viên yêu cầu. Bài luận cuối kỳ sẽ yêu cầu học viên viết một bài đánh giá tác phẩm (review) về một tác phẩm mới, có tính thời sự mà giảng viên yêu cầu, theo đúng chuẩn mực của một bài review mà sinh viên đã được học. Bài luận này sẽ có quy mô 1500 đến 2000 tiếng.

Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên:

- Nhìn một cách tổng thể, việc học được tiến hành trên cơ sở những hình thức giảng dạy như sau : 1. giảng viên giảng lí thuyết. 2. Giảng viên hướng dẫn sinh viên khảo sát văn bản, trình bày kết quả và từ đó, giảng viên khái quát thành vấn đề lí thuyết. 3. Sinh viên tự đọc tài liệu tham khảo với sụ hướng dẫn của giảng viên và nộp thu hoạch. Với hình thức giảng dạy như trên, sự chủ động tìm hiểu, nghiên cứu của sinh viên là một yêu cầu bắt buộc.

- Như đã trình bày trong phần (7), có thể hình dung thấy trong môn học này có một số dạng bài tập như sau :

+ Phân tích văn bản và nhận xét theo định hướng của giảng viên.

+ Đọc tài liệu và viết thu hoạch theo hướng dẫn của giảng viên.

Trong một học kì, một sinh viên sẽ phải đăng kí thực hiện một bài tập thuộc một trong hai dạng nói trên. Việc đăng kí làm bài tập cụ thể nào sẽ được tiến hành ngay từ hai tuần lễ đầu tiên của năm. Sau khi đăng kí, người học không được quyền thay đổi. Với các bài tập phan tích văn bản và nhận xét theo định hướng của giảng viên, sinh viên ngoài việc trình bày kết quả trên lớp còn phải nộp bài làm bằng văn bản cho giảng viên. Các bài tập này được tính bằng 30% tổng số điểm.



  • Kết quả học tập của sinh viên sẽ là điểm trung bình của hai loại điểm bài tập và cuối kì theo tỉ lệ 30/70.

  1. Giáo trình bắt buộc:

Giáo trình bắt buộc :

- Timothy Corrigan, Hướng dẫn viết về phim, NXB Tri thức, Hà Nội, 2010

- Lộc Phương Thủy chủ biên, Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, 2 tập, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.

Tài liệu tham khảo bắt buộc.

- Hoài Thanh, Toàn tập, NXB Văn học, Hà Nội, 1999.

- Thái Bá Vân, Thái Bá Vân – tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam, 1998

- Trịnh Bá Đĩnh, Phê bình văn học Việt Nam hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội, 2011

- Đỗ Lai Thúy, Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2011.

- Đỗ Lai Thúy, Bút pháp của ham muốn, NXB Tri thức, Hà Nội, 2009.

- Đỗ Lai Thúy, Chân trời có người bay, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002

- Trần Đình Sử, Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.

- Nguyễn Văn Dân, Vì một nền lý luận phê bình văn học chất lượng cao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.

- Warren Buckland, Nghiên cứu phim, NXB Tri thức, Hà Nội, 2010.



10. Tóm tắt nội dung học phần:

Như đã trình bày, đây là một môn học có tính thực hành cao, mục tiêu lớn nhất của môn học là xác lập được cho người học một hệ thống kỹ năng để thực hiện một công việc cụ thể: viết một số dạng bài phê bình nghệ thuật, những dạng bài mà nếu đạt chất lượng tốt có thể trở thành những sản phẩm hoàn chỉnh, tham gia vào đời sống xã hội dưới dạng các sản phẩm báo chí. Với mục tiêu như vậy, toàn bộ khối kiến thức được giảng dạy trong môn học này sẽ bám sát vào quá trình từng bước hình thành nên các kỹ năng từ khâu chuẩn bị thông tin, tìm ý tưởng cho đến khâu cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm phê bình. Bài giảng được chia thành 9 chương. Ba chương đầu cung cấp cho sinh viên những hiểu biết có tính nền tảng, những ý niệm cần thiết về phê bình nghệ thuật. Chương 1 tập trung vào những khái niệm cơ bản nhất: hiểu được bản chất của hoạt động phê bình nghệ thuật; phần biệt được hoạt động phê bình và hoạt động nghiên cứu; hiểu được vai trò của lí luận và lí thuyết đối với công việc phê bình. Chương 2 tập trung vào việc nhận diện đối tượng của phê bình nghệ thuật, những điểm chung của nghệ thuật và tính đặc thù của các ngành nghệ thuật. Chương 3 sẽ điểm lại một cách ngắn gọn lịch sử phê bình nghệ thuật ở Việt Nam và giới thiệu một cách ngắn gọn một số gương mặt tiêu biểu của phê bình nghệ thuật ở Việt Nam.



  1. Nội dung chi tiết học phần:

Chương I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    1. Những khái niệm cơ bản. Định nghĩa phê bình nghệ thuật. Phê bình, một hoạt động nằm giữa khoa học và nghệ thuật. Sự phân biệt giữa phê bình và nghiên cứu. Sự phân biệt lí luận và lí thuyết. Lí luận, yếu tố chi phối phê bình và lí thuyết, động lực của phê bình.

    1. Các chức năng của phê bình. Chức năng phát hiện của phê bình. Chức năng diễn dịch của phê bình. Chức năng định hướng công chúng của phê bình. Tác động của phê bình với đời sống nghệ thuật – một yếu tố vẫn đang còn được tranh cãi.

    2. Tác động của công chúng và diễn đàn đối với phê bình. Viết cho ai? Trình bày ở đâu? Các yếu tố chịu tác động của công chúng và diễn đàn: chủ đề, các dạng thông tin được đưa vào sản phẩm phê bình, hàm lượng của tính chuyên môn, ngôn ngữ và văn phong.

Chương II. PHÊ BÌNH – ĐỨA CON CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    1. Những yếu tố tác động đến sự phát triển của phê bình. Hệ hình thẩm mỹ, yếu tố quyết định đối với phê bình. Sự tác động của hình thái xã hội đối với phê bình. Sự phát triển của thị trường nghệ thuật. Sự phân hóa của công chúng.

    2. Phê bình nghệ thuật ở Việt Nam – sản phẩm của quá trình hiện đại hóa xã hội. Sự ra đời của phê bình nghệ thuật ở Việt Nam. Phê bình tư sản trước năm 1945. Tính đa dạng của phê bình trước năm 1945 về hình thái thẩm mỹ. Sự thay đổi hệ hình của phê bình sau Cách mạng tháng Tám. Tính thống nhất của đời sống nghệ thuật và tính thống nhất của phê bình. Chức năng tư tưởng của phê bình. Sự tiếp nối của phê bình tư sản ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Những thay đổi của phê bình sau năm 1986. Phê bình trong cơ chế thị trường. Sự song hành của hai hình thái phê bình. Phê bình với chức năng tư tưởng và phê bình theo quy luật của thị trường.

    3. Một số nhà phê bình tiêu biểu. Những nhà phê bình nghệ sĩ: Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Tô Ngọc Vân, Nhất Linh. Những nhà phê bình chuyên nghiệp: Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Thái Bá Vân. Những nhà phê bình hàn lâm: Trần Đình Sử, Đỗ Lai Thúy, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân.

Chương III. ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT

    1. Đặc điểm chung của nghệ thuật. Nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội. Bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật. Tính vô vị lợi của nghệ thuật – vấn đề “vị nghệ thuật” và “vị nhân sinh” của các hoạt động nghệ thuật. Tính đa chiều kích của thực thể nghệ thuật: nghệ thuật với tư cách là chính nó và nghệ thuật trong các mối quan hệ chi phối sự tồn tại của nó (quan hệ với văn cảnh xã hội, quan hệ với người sáng tạo, quan hệ với công chúng thưởng ngoạn nghệ thuật). Nghệ thuật với tính tự trị tương đối.

    2. Sự phân biệt các ngành nghệ thuật. Phương Đông và Phuơng Tây, hai thế giới nghệ thuật. Tính nguyên hợp của nghệ thuật ở phương Đông. Nghệ thuật ở Việt Nam trong lịch sử – sự thống trị của tính ứng dụng. Những cách phân loại nghệ thuật ở phương Tây. Sự phân chia hiện đại – chất liệu, yếu tố bản thể của nghệ thuật.

Chương IV. CHUẨN BỊ VIẾT BÀI PHÊ BÌNH

    1. Vai trò của thông tin nền. Thu thập thông tin nền. Các dạng thông tin nền (thông tin về tác giả, về đề tài, thể loại, về đánh giá xã hội, về hậu trường...). Tính chuyên nghiệp của công việc phê bình – lập các hồ sơ về các thông tin nền. Giải thưởng, một yếu tố quan trọng. Một số giải thưởng quan trọng của văn chương và điện ảnh.

    2. Xác định diễn đàn cho sản phẩm phê bình. Các hình thức diễn đàn xuất hiện của sản phẩm phê bình: báo điện tử, báo giấy, truyền hình, các website và forum. Nhận diện diễn đàn thông qua nội dung. Quảng cáo, một yếu tố nhận diện quan trọng.

    3. Vai trò của miêu tả – tái hiện trong bài phê bình. Hai thao tác: miêu tả – tái hiện và phân tích – lý giải. Vai trò của miêu tả – tái hiện trong bài phê bình. Vấn đề những điểm nhấn của tác phẩm nghệ thuật.

Chương V. NHỮNG HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN NGHỆ THUẬT – VĂN BẢN VÀ CHỈ VĂN BẢN

    1. Nguồn gốc phê bình văn bản. Tính bản thể của nghệ thuật. Thủ pháp - chuẩn mực của nghệ thuật – một quan niệm mang tính cổ điển về nghệ thuật. Nghệ thuật như là thủ pháp – cuộc cách mạng hình thức luận. Tính bản thể của hình thức nghệ thuật. Mối quan hệ hình thức nội dung.

    2. Những phát triển lý thuyết của phê bình văn bản. Di sản của chủ nghĩa hình thức. Chủ nghĩa cấu trúc và phê bình văn bản. Cuộc cách mạng văn bản giữa thế kỷ XX. Thuật ngữ thi pháp học và sự phổ biến của nó ở Việt Nam. Ngôn ngữ học về diễn ngôn và ảnh hưởng của nó đối với phê bình.

    3. Vấn đề hệ thuật ngữ. Lập trường nghiên cứu và hệ vấn đề của phê bình văn bản. Văn bản – chỉ có văn bản. Từ các cấu trúc hình thức đến các cấu trúc biểu tượng. Vấn đề các thủ pháp. Quan hệ giữa thủ pháp và cá tính sáng tạo. Vấn đề hệ thuật ngữ. Diễn dịch lại các kiến thức chuyên ngành – nói cho người ngoại đạo.


Chương VI. NHỮNG HƯỚNG TIẾP CẬN TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT – VĂN BẢN VÀ VĂN CẢNH

    1. Văn bản và văn cảnh – những quan niệm truyền thống. Từ mimesis của Aristote đến diegesis của Platon. Văn và đạo trong mỹ học của Khổng giáo. Sự tương đồng giữa phương Đông và phương Tây.

    2. Những hình dung về văn cảnh. Sự phát triển của lý thuyết. Phê bình Mác xít và phê bình xã hội học. Quyết định luận xã hội trước Mác. Cuộc cách mạng Mác xít: duy kinh tế và ý thức hệ. Những phát triển của phê bình Mác xít. Phản ánh luận. Nghiên cứu văn hóa và ảnh hưởng của nó đến phê bình xã hội học. Nữ quyền luận và hậu thuộc địa.

    3. Phê bình xã hội học. Lập trường nghiên cứu và hệ vấn đề. Bản chất của phê bình xã hội học. Những hình dung về văn cảnh: văn cảnh như là hiện thực xã hội; văn cảnh như là hiện thực văn hóa; văn cảnh như là hiện thực ngôn ngữ. Bộ ba: chủ thể sáng tạo – văn cảnh – văn bản. Những hướng tiếp cận văn bản từ những định hướng nói trên.

Chương VII. NHỮNG HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN NGHỆ THUẬT – VĂN BẢN VÀ NGƯỜI SÁNG TẠO

    1. Văn tức là người. Những quan niệm truyền thống. Những quan niệm truyền thống về phong cách cá nhân. Sự đồng nhất giản đơn cái tôi sáng tạo và cái tôi tác giả. Những “án văn tự” ở Trung Quốc và Việt Nam cổ xưa.

    2. Phê bình phân tâm. Nguồn gốc và quá trình phát triển. Khi Proust chống Saint-Beuve. Cái tôi hóa ra không đơn giản. Cuộc cách mạng của Freud. Ẩn ức, tính dục, vô thức. Những phát triển sau Freud. Từ vô thức cá nhân đến vô thức cộng đồng.

    3. Khái niệm và lập trường nghiên cứu. Sự diễn dịch kiểu phân tâm. Biểu tượng và sự lặp lại. Từ văn suy ra người.

Chương VIII. HOÀN THIỆN BÀI VIẾT – NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA KHÂU CUỐI CÙNG

8.1. Những dạng bài phê bình. Tin nghệ thuật có phải là một hình thức phê bình hay không? Bài đánh giá tác phẩm (reviews). Các cấp độ của tiểu luận phê bình (the critical essay). Vấn đề các chuẩn mực quốc tế và các chuẩn mực trong đời sống báo chí ở Việt Nam – một vài ví dụ.

8.2. Vấn đề thuật ngữ trong các dạng bài phê bình. Có nên loại bỏ hoàn toàn thuật ngữ? Và trong trường hợp nào? Một giải pháp thay thế – diễn dịch các khái niệm chuyên ngành bằng ngôn ngữ hình tượng. Một vài ví dụ.

8.3. Liều lượng của những nhận định chủ quan. Khi nào cần loại bỏ mọi nhận định chủ quan? Loại bỏ hay tìm cách diễn đạt? Vấn đề nhận định chủ quan trong các dạng bài tiểu luận phê bình.

8.4. Vấn đề văn phong trong phê bình. Một vài ví dụ: Hoài Thanh và Thái Bá Vân. Cá tính và văn phong. Tại sao các nhà văn viết phê bình lại hấp dẫn đến vậy – trường hợp Trần Đăng Khoa. Văn phong khoa học và văn phong nghệ thuật. Phê bình cũng là một nghệ thuật.

Chương XIX. TỪ PHÊ BÌNH ĐẾN NGHIÊN CỨU

    1. Quay lại một sự phân biệt. Lý tính của nghiên cứu và tính dung hòa của phê bình. Một ranh giới mong manh.

    2. Vấn đề thông tin và trích dẫn trong nghiên cứu.

    3. Vấn đề phương pháp luận của nghiên cứu.

    4. Vấn đề văn phong của công trình nghiên cứu.

    5. Phê bình – bước khởi đầu của nghiên cứu.



ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương