ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


HÁN VĂN VIỆT NAM Classical Chinese in Vietnam



tải về 4.16 Mb.
trang29/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   48

HÁN VĂN VIỆT NAM

Classical Chinese in Vietnam





  1. Mã học phần: LIT1154

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Học phần tiên quyết: SIN1001 - Hán Nôm cơ sở

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên:

    1. Phan Thị Thu Hiền

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

    1. Phạm Vân Dung

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

    1. Nguyễn Tuấn Cường

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ

  • Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Hán Nôm

  1. Mục tiêu của học phần

+) Về kiến thức

    • Sinh viên có kiến thức về diện mạo của nền văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam qua các giai đoạn: Hán văn thời L‎ý – Trần, Hán văn thời Lê, Hán văn thời Nguyễn.

    • Có hiểu biết về các khuynh hướng sáng tác, các thể loại của Hán văn trung đại (chiếu, biểu, hịch, cáo, tự, thơ luật...)

    • Giới thiệu về các tác gia Hán văn tiêu biểu: các vị vua thời L‎ý – Trần (L‎ý Thái Tổ, Trần Thái Tông), các nhà sư thời L‎ý (Vạn Hạnh, Không Lộ), Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

    • Tiếp cận một số tác phẩm Hán văn tiêu biểu: Thiên đô chiếu, Dụ chư tỳ tướng hịch văn, thơ thiền thời L‎ý – Trần, Bình Ngô Đại Cáo, thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

+) Về kỹ năng:

    • Đọc phiên âm và dịch nghĩa được các văn bản Hán văn Việt Nam được học.

    • Nhận biết được đặc trưng của mỗi thể loại: chiếu, biểu, thơ...

    • Phân tích được các hiện tượng ngữ pháp xuất hiện trong các văn bản Hán văn được học.

+) Về thái độ:

    • Đây là học phần Hán văn Việt Nam dành cho sinh viên ngành Văn học, nên không đặt ra nhiều mục tiêu như đối với sinh viên chuyên ngành Hán Nôm. Tuy nhiên, không nên có thái độ coi đây là học phần “phụ”, bởi kiến thức Hán văn sẽ bổ sung đáng kể cho văn học sử. Với thời lượng 3 tín chỉ, học phần mong muốn sinh viên có hứng thú khi làm quen với các văn bản thơ văn bằng nguyên tác chữ Hán, để từ đó tiếp cận với các tác gia, tác phẩm văn học trung đại một cách toàn diện hơn. Học phần khuyến khích sinh viên tích cực tham gia thảo luận, góp ‎ý kiến xây dựng bài học.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần

+) Về kiến thức

    • Sinh viên nắm được một lượng tri thức khái quát và hệ thống về diện mạo của nền văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam qua các giai đoạn: Hán văn thời L‎ý – Trần, Hán văn thời Lê, Hán văn thời Nguyễn.

- Phân loại được Hán văn của các giai đoạn theo các đặc trưng chức năng và phong cách.

- Phiên âm, dịch nghĩa được các độc bản, trích đoạn độc bản tiêu biểu được tuyển giảng.

- Phân tích giá trị về nội dung cũng như ngôn ngữ của độc bản.

+) Về kỹ năng:

- Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã học của học phần vào việc khai thác, nghiên cứu di sản Hán văn Việt Nam.

- Khả năng tra cứu, tìm kiếm thông tin liên quan.

+) Về thái độ

- Nhận thức được giá trị của di sản Hán văn Việt Nam, từ đó mà có thái độ trân trọng đúng mức với nguồn di sản này, đồng thời có ý thức gìn giữ, khai thác, phát huy giá trị văn hóa lâu bền của nó.



  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá

    1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên:

  • Trọng số: 10%

Quan sát trên lớp, kiểm tra việc chuẩn bị bài, các bài tập và kết quả tự học.

8.2. Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ:

      1. Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ:

  • Trọng số: 30%

Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ: Làm bài kiểm tra trên lớp (90 phút) hoặc Tiểu luận giao về nhà làm.

      1. Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ:

  • Trọng số: 60%

Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: Thi viết/vấn đáp/tiểu luận

  1. Giáo trình bắt buộc
    1. Học liệu bắt buộc


  1. Phạm Văn Khoái, Giáo trình Hán văn L‎ý – Trần, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999.
    1. Học liệu tham khảo


  1. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.

  2. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX). Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2001.

  3. Mai Quốc Liên (chủ biên). Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (tập 1, 2, 3), Nxb. Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2001.

  4. Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh, Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1959.

  5. Lê Thước, Trương Chính, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb. Văn học. Hà Nội, 1978.

  6. Đào Duy Anh, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb. Văn học. Hà Nội, 1988.

  7. Mai Quốc Liên (chủ biên), Nguyễn Du toàn tập (tập 1 – Thơ chữ Hán), Nxb. Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 1996.

  8. Vũ Khiêu, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Trác, Hoàng Hữu Yên, Hoàng Tạo, Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970.

  9. Xuân Diệu (giới thiệu), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1971.

  10. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1994.

  1. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Hán văn Việt Nam dành cho ngành Văn học nhằm giới thiệu về diện mạo của nền văn học viết bằng chữ Hán từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Tiêu chí được lựa chọn để trình bày vấn đề là theo lịch đại, đi từ Hán văn thời L‎ý – Trần => Hán văn thời Lê => Hán văn thời Nguyễn. Ở mỗi giai đoạn, sẽ điểm qua về các khuynh hướng sáng tác, trào lưu văn chương, các thể loại điển hình. Các tác gia lớn của từng giai đoạn sẽ được dừng lại giới thiệu cùng với những tác phẩm tiêu biểu của họ. Các hiện tượng ngữ pháp của Hán cổ như: kết cấu định ngữ, sử động dụng pháp, danh từ làm trạng ngữ... được giới thiệu lồng ghép trong mỗi bài học.

Học phần được chia làm 3 phần. Phần thứ nhất: Hán văn thời L‎ý – Trần; Phần thứ hai: Hán văn thời Lê; Phần thứ ba: Hán văn thời Nguyễn. Mỗi phần thường có 2 nội dung cơ bản là lý thuyết và thực hành. Phần Hán văn thời L‎ý sau khi cung cấp cho người học l‎ý thuyết về phân loại các tác phẩm Hán văn theo phong cách ngôn ngữ, sẽ thực hành với một số tác phẩm được tuyển giảng thuộc phong cách hành chính và thơ ca; Phần Hán văn thời Lê ngoài khái luận về Hán văn Việt Nam thế kỷ XV đến XVIII, về thân thế và sự nghiệp của tác gia lớn Nguyễn Trãi..., còn tuyển giảng Bình Ngô đại cáo và một số bài thơ của Nguyễn Trãi. Sinh viên cũng làm quen với phong cách viết tự qua các bài tự của Hoàng Đức Lương, Lê Qu‎í Đôn. Thời Nguyễn là giai đoạn phát triển nở rộ của thi ca, nên phần Hán văn thời Nguyễn sẽ chú trọng nhiều hơn đến giới thiệu Hán văn trong phong cách thi văn nhân với thơ và k‎ý của các tác gia lớn (Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Khuyến). Ngoài ra, học phần còn tổ chức những giờ thảo luận về các nội dung như: Ngôn ngữ bạch thoại trung đại trong Hán văn thời L‎ý – Trần; Quan niệm về thơ trong các bài tự thời Lê...



  1. Nội dung chi tiết học phần

Nội dung I. Hán văn thời L‎ý – Trần

I.1. Phân loại Hán văn L‎ý – Trần theo phong cách ngôn ngữ

I.1.1. Nhóm văn bản ngôn ngữ hành chính

I.1.2. Nhóm văn bản ngôn ngữ Phật giáo

I.1.3. Nhóm văn bản ngôn ngữ hỗn nhập

I.2. Giới thiệu một số tác gia, tác phẩm của Hán văn L‎ý – Trần

I.2.1. Thiên đô chiếu (L‎ý Thái Tổ)

I.2.2. Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn)

I.2.3. Thị đệ tử (Nguyễn Vạn Hạnh)

I.2.4. Vãn Quảng Trí thiền sư (Đoàn Văn Khâm)

I.2.5. Thiền tông chỉ nam tự (Trần Thái Tông)

Nội dung II. Hán văn thời Lê

II.1. Khái luận Hán văn Việt Nam thế kỷ XV – XVIII

II.2. Giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi

II.2.1. Nguyễn Trãi – thân thế và sự nghiệp

II.2.2. Ức Trai thi tập

- Đôi nét về Ức Trai thi tập

- Tuyển giảng Ức Trai thi tập: Quan hải, Oan thán, Côn Sơn ca

II.2.3. Bình Ngô đại cáo

II.3. Giới thiệu thể loại “tự”

II.3.1. Trích diễm thi tập tự của Hoàng Đức Lương

II.3.2. Toàn Việt thi lục tự của Lê Quí Đôn

Nội dung III. Hán văn thời Nguyễn

III.1. Khái luận về Hán văn thời Nguyễn

III.2. Hán văn thời Nguyễn trong phong cách thi văn nhân

III.2.1. Nguyễn Du

- Về tác giả Nguyễn Du

- Tuyển giảng thơ chữ Hán Nguyễn Du: Ngọa bệnh, Độc Tiểu Thanh ký, Long Thành cầm giả ca, Phản Chiêu hồn, Sở kiến hành

III.2.2. Cao Bá Quát

- Về tác giả Cao Bá Quát

- Tuyển giảng thơ chữ Hán Cao Bá Quát: Hoành Sơn Vọng hải ca, Dương phụ hành, Ký hận

III.2.3. Nguyễn Văn Siêu

- Về tác giả Nguyễn Văn Siêu

- Trích giảng Kiếm hồ ký

III.2.3. Nguyễn Khuyến

- Về tác giả Nguyễn Khuyến

- Tuyển giảng thơ song ngữ của Nguyễn Khuyến: K‎ý hữu, Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư, Sơn trà, Di chúc văn

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương