CHƯƠng trình đÀo tạo giáo viên thcs theo học chế TÍn chỉ ngàNH: giáo dục thể chất mục tiêu đào tạo



tải về 1.53 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.53 Mb.
#20205
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

1. Tên học phần: Tâm lý học TDTT

2. Mã học phần: GY4306

3. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

4. Loại học phần: Bắt buộc

5. Tổng số giờ tín chỉ : 30 tiết. (Lý thuyết: 30 tiết; Tự học: 60 tiết)

6. Mục tiêu của học phần

6.1. Về kiến thức:

- Nắm được những tri thức cơ bản về: đối tượng, nhiệm vụ, nội dung và bản chất của tâm lý học TDTT, nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý học TDTT, hoạt động giáo dục thể chất và các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học TDTT cho sinh viên.

- Hệ thống được cơ sở tâm lý của việc chuẩn bị kỹ thuật trong giảng dạy và huấn luyện thể thao, biết vận dụng việc chuẩn bị tâm lý cho học sinh và vận động viên trong quá trình tập luyện thể thao. Ngoài ra, môn học còn trang bị cho sinh viên những kiến thức về trang thái tâm lý trước thi đấu và trong thi đấu cho người học và người tập cảm thấy tự tin và phấn chấn hơn.

6.2. Vể kỹ năng:

Hình thành ở sinh viên khả năng vận dụng kiến thức tâm lý học TDTT vào thực tiễn học tập, tập luyện, nâng cao thành tích chuyên môn, cũng như nhận thức được nhân cách của nhà sư phạm thể dục thể thao trong trường học ở các cấp. Thực hiện được ở mức tương đối đúng việc đo lường tâm lý của học sinh và vận động viện trong quá trình giảng dạy thể thao.



6.3. Về thái độ:

Góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan khoa học, bồi dưỡng động cơ nghề nghiệp cho sinh viên trên cơ sở đó giúp sinh viên tiếp tục hoàn thiện nhân cách người giáo viên thể chất.



7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

7.1. Tâm lý học Thể dục Thể thao là một môn học bắt buộc trong các trường Cao đẳng và Đại học Thể dục Thể thao ở nước ta. Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản có chọn lọc về đặc điểm, bản chất và các quy luật của hoạt động tâm lý trong lĩnh vực TDTT làm cơ sở cho các phương pháp giảng dạy, huấn luyện và thi đấu TDTT. Qua đó góp phần hình thành kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề tâm lý nảy sinh trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao.

7.2. Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lý của hoạt động thể thao, giáo dục thể chất và nắm được cơ sở tâm lý của việc giảng dạy kỹ thuật và huấn luyện thể thao. Các biện pháp tác động sư phạm để nâng cao hiệu quả của giờ học thể dục.

7.3. Trên cơ sở đó góp phần hình thành ở sinh viên kỹ năng vận dụng kiến thức tâm lý học TDTT vào thực tiễn học tập, tập luyện nâng cao thành tích chuyên môn. Từ đó, sinh viên tiếp tục hoàn thiện nhân cách người giáo viên sư phạm giáo dục thể chất.



II. NỘI DUNG HỌC PHẦN


NỘI DUNG

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

Phần 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
Chương 1 : NHẬP MÔN

1. Bản chất của tâm lý

2. Phân loại các hiện tượng của tâm lý

3. Cơ sở (nguồn gốc) của các hiện tượng tâm lý

4. Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học thể thao

5. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học TDTT


Phần 2 : ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG THỂ THAO VÀ CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY KỸ THUẬT – ĐÀO TẠO VĐV THỂ THAO
Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN SỨC KHỎE – PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH

1. Khái niệm chung về hoạt động rèn luyện sức khỏe, hoàn thiện thể chất của học sinh và đặc điểm tâm lý của nó

2. Đặc điểm tâm lý của bài tập thể chất

3. Những yêu cầu tâm lý của hoạt động sư phạm trong lĩnh vực GDTC


Chương 3 : CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT VẬN ĐỘNG

1. Phân loại hành động vận động

2. Biểu tượng vận động với sự hình thành và hoàn thiện kỹ thuật

3. Cấu trúc tâm lý của quá trình hình thành một hành động vận động

4. Tự động hóa hành động vận động

5. Chú ý và vai trò của chú ý

6. Phản ứng vận động và vai trò trong quá trình hình thành và hoàn thiện kỹ thuật động tác

7. Vai trò của cảm giác, tri giác trong quá trình hình thành và hoàn thiện kỹ thuật động tác


Chương 4 : HOẠT ĐỘNG THỂ THAO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC CHUẨN BỊ TÂM LÝ

1. Hoạt động thể thao

2. Cấu trúc của trình độ chuẩn bị tâm lý

3. Chuẩn bị tâm lý chung

4. Chuẩn bị tâm lý cho các cuộc thi đấu

5. Rèn luyện ý chí


Chương 5 : CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA CHUẨN BỊ CHIẾN THUẬT

1. Tư duy chiến thuật

2. Kiến thức chiến thuật

3. Kỹ năng chiến thuật



Chương 6 : TRẠNG THÁI TÂM LÝ THI ĐẤU

1. Trạng thái tâm lý trước thi đấu

2. Kiểm soát cảm xúc trong thi đấu
Chương 7 : TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH CỦA NHÀ SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO

1. Năng lực của nhà sư phạm thể dục thể thao (Giáo viên, Huấn luyện viên)

2. Vai trò của nhà sư phạm trong việc điều khiển tính tích cực của người tập
Chương 8 : PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG TRONG TÂM LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

1. Đo lường trạng thái tâm lý VĐV

2. Đo lường các nét tính cách

3. Đo lường một số chức năng tâm lý



* Ôn tập các vấn đề về tâm lý học TDTT


(3 tiết)


(3 tiết)

(9 tiết)

(3 tiết)

(3 tiết)


(3 tiết)
(6 tiết)

(6 tiết)

(6 tiết)

(18 tiết)

(6 tiết)

(6 tiết)


(6 tiết)

(12 tiết)



Tổng :

(30 tiết)




(60 tiết)


IV. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Hình thức thi: Tự luận.

2. Nội dung thi: Lý thuyết.

3. Điểm học phần = 70% điểm cuối HP + 20% điểm thường kỳ + 10% dự lớp

- Đánh giá chuyên cần (trọng số 0,1): Việc đánh giá này dựa trên cơ sở số giờ lên lớp, tích cực thảo luận, tích cực tham gia hoạt động của lớp.

- Kiểm tra thường kỳ – đánh giá giữa học phần (trọng số 0,2): Kết quả đánh giá giữa học phần phụ thuộc vào bài kiểm tra giữa học phần hoặc kết quả thực hiện các bài tập thực hành.

- Thi kết thúc học phần (trọng số 0,7): Thi tự luận



4. Thang điểm đánh giá: Theo quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT.

V. TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Tài liệu bắt buộc :

[1] Lê Văn Xem – Tâm lý học Thể dục Thể thaoNXB ĐHSP – 2003

[2] Đỗ Vĩnh – Giáo trình Tâm lý học Thể dục Thể thao NXB TDTT – 2010.

2. Tài liệu tham khảo :

[3] Phạm Ngọc Viễn – Tâm lý học Thể dục Thể thaoNXB TDTT Hà Nôi – 1991

[4] Chương trình tâm lý học của các trường CĐSP – NXB Bộ GDĐT.

[5] Chương trình tâm lý học TDTT – Cao đẳng Sư phạm TW1.



V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY

- Họ và tên giảng viên (1) : Trần Anh Hào

- Chức danh : Thạc sĩ - Giảng viên.

- Đơn vị công tác : Khoa Sư Phạm TDTT.

- Điện thoại : 0918.258008

- Email : tranhao008@gmail.com


Đồng Tháp, ngày tháng năm 2013

Trưởng khoa Trưởng Bộ môn


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

straight connector 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

straight connector 1



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
I- Thông tin chung về môn học

- Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TDTT

- Mã môn học: GY4040E

- Số tín chỉ: 02

- Tổng số tiết tín chỉ: 30 ( LT: 30,ThH: 0, TH: 60)

- Các môn học tiên quyết: Không



1. Mục tiêu học tập

1.1. Mục tiêu chung

- Nghiên cứu những kiến thức về lý luận và các phương pháp NCKH TDTT để vận dụng vào trong quá trình nghiên cứu..

- Hướng dẫn chi tiết về các giai đoạn cơ bản của tiến trình nghiên cứu một đề tài khoa học, hoàn thiện và trình bày kết quả nghiên cứu.

1.2.1 Về kiến thức:

Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT để bước đầu biết vận dụng vào thực tiển nghiên cứu một đề tài khoa học.



1.2.2 Về kỹ năng:

- Rèn luyện cho SV kỹ năng về phương pháp luận NCKH: phát hiện vấn đề, đề xuất cách giải quyết vấn đề, chọn phương pháp nghiên cứu hợp lý.

- Sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu (thu thập thông tin và sử lí thông tin). Kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dùng trong nghiên cứu.

- Biết tiến hành một đề tài NCKH dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Có khả năng viết và trình bày báo cáo khoa học theo đúng quy định.


1.2.3 Về thái độ:

Có thái độ tích cực trong việc tiếp thu kiến thức về lý luận và phương pháp NCKH. Tham gia đầy đủ các buổi học tập và thảo luận.



2. Tổng quan về môn học:

Môn học NCKH TDTT là môn học bắt buộc cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học TDTT, là môn khoa học tự nhiên có mối liên quan chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác như; thống kê trong TDTT, Đo lường TDTT, lý luận giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao... Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT để bước đầu biết vận dụng vào thực tiển nghiên cứu một đề tài khoa học. Nhằm giải quyết những khó khăn trăn trở trong quá trình học tập, giảng dạy và huấn luyện thể thao...



II. Phân phối chương trình

Nội dung

LT

ThH

TH

- Lý luận chung về khoa học và nghiên cứu khoa học

+ Khoa học

+ Công nghệ

+ Nghiên cứu khoa học




2

2

2





4

4

4


- Các phương pháp nghiên cứu trong TDTT

+ Phương pháp quan sát sư phạm

+ Phương pháp thực nghiệm

+ Phương pháp kiểm tra sư phạm

+ Phương pháp phỏng vấn

+ Phương pháp hội thảo chuyên gia

+ Phương pháp tham khảo tài liệu



3

3

3

3

3

3





6

6

6

6

6

6

- Các giai đoạn cơ bản của tiến trình nghiên cứu một đề tài khoa học.

+ Giai đoạn chuẩn bị

+ Giai đoạn nghiên cứu cơ bản

+ Giai đoạn hoàn thiện và trình bày kết qủa nghiên cứu.





2

2

2







4

4

4

Tổng cộng

30

0

60


III. Qui định về đánh giá kết quả học tập

1. Kiểm tra giữa môn học: Làm 2 bài tiểu luận (trọng số 03).

2. Thi kết thúc môn học: Tự luận, thời gian 60 phút (trọng số 07).

IV. Tài liệu học tập

1. Tài liệu bắt buộc

Tài liệu học tập: TS Đỗ Vĩnh, TS.nguyễn Anh Tuấn – Giáo trình Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT - NXB thể dục thể thao 2007.



2. Tài liệu tham khảo

  1. Vũ Đức Thu, Vũ Thị thanh Bình – Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT – NXB ĐHSP năm 2005 (sách dự án đào tạo GV trung học)

  2. PGS TS. Huỳnh Trọng Khải, TS. Đỗ Vĩnh – Giáo trình thống kê – NXB TDTT, 2010.

  3. TS. Đỗ Vĩnh, TS. Trịnh Hữu Lộc – Giáo trình Đo lường thể thao – NXB TDTT, 2010

V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY

- Họ và tên giảng viên (1) : Ngô Trần Thúc Bảo

- Chức danh : Thạc sĩ - Giảng viên.

- Đơn vị công tác : Khoa Sư Phạm TDTT.

- Điện thoại : 0907164797

- Email : thucbaongotran@gmail.com


Đồng Tháp, ngày tháng năm 2013

Trưởng khoa Trưởng Bộ môn



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

straight connector 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

straight connector 1



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

1. Tên học phần: Chạy cự ly ngắn - Trung bình

2. Mã học phần: GY4019

3. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

4. Loại học phần: Bắt buộc

5. Tổng số giờ tín chỉ : 30 tiết. ( 3 /27/60)

6. Mục tiêu của học phần

6.1. Về kiến thức:

- Có được những hiểu biết chung về Chạy cự ly ngắn – Trung bình. Biết được tác dụng cơ bản của việc tập luyện nội dung môn học đối với người tập.

- Nắm được những nội dung cơ bản của lý thuyết chuyên môn, Có năng lực thực hành các kỹ - chiến thuật cơ bản và biết vận dụng các kỹ năng thực hành, thị phạm động tác vào việc giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu, làm trọng tài.

6.2. Về kỹ năng:

- Làm mẫu các động tác bổ trợ kỹ thuật: Làm mẫu chính xác các động tác phân đọan, hòan chỉnh của Chạy cự ly ngắn – Trung bình, làm mẫu chính xác các bài tập bổ trợ động tác trong môn học.

- Thực hành tốt các bài tập chủ yếu để từ đó có thể tự tập luyện nâng cao thành tích Chạy cự ly ngắn – Trung bình.

6.3. Về thái độ:

Học tập và tập luyện nghiêm túc, luôn học hỏi và trao đổi những kiến thức mới, lấy tự học tự tìm hiểu để nâng cao chuyên môn.




7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

7.1. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ năng thực hành kỹ thuật Chạy cự ly ngắn – Trung bình trong chương trình. Trang bị cho sinh viên các kỹ thuật cơ bản trong nội dung Chạy cự ly ngắn – Trung bình của bộ môn Điền kinh.

7.2. Trên cơ sở đó sinh viên có thể tự tập luyện nâng cao sức khoẻ và nâng cao trình độ phát triển của các tố chất vận động, trước hết là sức nhanh, sức mạnh và sức bền. Giúp sinh viên nắm vững kỹ năng, phương pháp giảng dạy Chạy cự ly ngắn – Trung bình ở trường phổ thông.

II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH


Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

PHẦN I: Lý thuyết

1) Lịch sử phát triển và tác dụng của việc tập luyện môn chạy ngắn và chạy trung bình

2) Nguyên lý kỹ thuật của môn chạy ngắn và chạy trung bình

3) Luật và phương pháp tổ chức trọng tài.

PHẦN II: Thực hành

ChươngI : Chạy cự ly trung bình

1 Giới thiệu các bài tập bổ trợ chuyên môn.

2 Kỹ thuật chạy trên đường thẳng và đường vòng.

3 Kỹ thuật xuất phát cao và chạy tăng tốc độ sau xuất phát.

4 Kỹ thuật chạy về đích.

5 Luật thi đấu, phương pháp giảng dạy, làm trọng tài chạy trung bình và dài.



Chương II: Kỹ thuật chạy cự ly ngắn

1/ Kỹ thuật chạy giữa quãng.

2/ Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát.

3/ Kỹ thuật xuất phát

4/ Kỹ thuật chạy về đích .

5/ Phối hợp các giai đoạn.



3

27


6

54


Tổng

3

27

60

III. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Hình thức thi: Thực hành. (Trọng số 1,0)

2. Nội dung thi: Thành tích chạy ngắn va chạy trung bình

Thành tích chạy ngắn + chạy trung bình

*
2
Điểm cuối học phần =


* Thang điểm chạy ngắn và chạy trung bình:

ĐIỂM

Nội dung

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Chạy trung bình

Nam

6’10

6’02

5’55

5’48

5’41

5’34

5’27

5’20

5’15

5’10

Nữ

4’02

3’55

3’48

3’41

3’34

3’27

3’20

3’13

3’06

2’59


Chạy ngắn

Nam

15”10

14”80

14”50

14”20

13”90

13”60

13”30

13”0

12”70

12”40

Nữ

17”60

17”30

17”00

16”70

16”40

16”10

15”80

15”50

15”20

14”90

3. Điểm học phần = 90% điểm cuối HP + 10% dự lớp

- Đánh giá chuyên cần (trọng số 0,1): Việc đánh giá này dựa trên cơ sở số giờ lên lớp, tích cực tập luyện và tham gia hoạt động của lớp.

- Thi kết thúc học phần (trọng số 0,9): Thành tích chạy trung bình va chạy ngắn

IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Tài liệu bắt buộc :

[1] “Giáo trình Điền kinh” – 2007 - Trường ĐHSP TDTT TP.Hồ Chí Minh - NXB TDTT Hà Nội.



2. Tài liệu tham khảo :

[2] “Điền Kinh” - 2000 - Trường Đại học TDTT I - NXB TDTT - Hà Nội.

[3] “Luật Điền Kinh” - 2007 - NXB Thể dục Thể thao - Hà Nội.

[4] “Giáo dục thể chất trong trường Đại học Cao đẳng – NXB giáo dục.



V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY

- Họ và tên giảng viên (1) : Trần Văn Triều

- Chức danh : Giảng viên

- Đơn vị công tác : Khoa Sư Phạm TDTT.

- Điện thoại : 01668.409128

- Email : tvtrieu@dthu.edu.vn

- Họ và tên giảng viên (2) : Trần Thị Kim Ngọc

- Chức danh : Giảng viên

- Đơn vị công tác : Khoa Sư Phạm TDTT.

- Điện thoại : 0903.886315

- Email : ttkngoc@dthu.edu.vn

Đồng Tháp, ngày tháng năm 2013


tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương