CHƯƠng trình đÀo tạo giáo viên thcs theo học chế TÍn chỉ ngàNH: giáo dục thể chất mục tiêu đào tạo



tải về 1.53 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.53 Mb.
#20205
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS

THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

NGÀNH: GIÁO DỤC THỂ CHẤT


    1. Mục tiêu đào tạo:

    1. Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân sư phạm thể dục thể thao phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ có kiến thức vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục thể chất và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm, kỹ năng giảng dạy và tổ chức các hoạt động TDTT ở trường phổ thông; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; có chí hướng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp tục học lên đại học.

    1. Mục tiêu cụ thể:

Cử nhân sư phạm TDTT sau khi tốt nghiệp phải đạt được các yêu cầu cụ thể sau:

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức:

- Phẩm chất cơ bản của một người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam.

- Thấm nhuần thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, yêu học sinh.

- Có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh và có tác phong sư phạm mẫu mực của người giáo viên.



1.2.2. Về kiến thức:

- Nắm vững những kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về chuyên ngành GDTC, các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, lý luận dạy học.

- Hiểu và nắm vững các kiến thức về chuyên môn TDTT, các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy, vận dụng vào yêu cầu dạy học môn Thể dục và tổ chức thi đấu TDTT ở trường phổ thông.

- Có trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh tương đương 300 điểm TOEIC), có khả năng giao tiếp trong công việc học tập và nghiên cứu.

- Có trình độ Tin học tương đương trình độ B, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, biên soạn giáo án giảng dạy, huấn luyện.

1.2.3. Về kỹ năng:

- Có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, vận dụng được những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học; các yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá môn học, thực hiện tốt việc giảng dạy môn Thể dục ở trường phổ thông.

- Thực hiện tốt công tác trọng tài, tổ chức điều hành các giải thi đấu thể thao.

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục theo theo nhu cầu phát triển của xã hội.



1.2.4. Về năng lực:

Sau khi tốt nghiệp, người học giảng dạy được môn Thể dục và tổ chức, tham gia tốt các hoạt động TDTT tại các trường phổ thông.



2. Quy trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh:

  • Thời gian đào tạo: 3 năm

  • Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 105 tín chỉ

  • Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương (Trung học bổ túc văn hóa, Trung học chuyên nghiệp), có kết quả đạt điềm trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh vào ngành Giáo dục thể chất của Trường Đại học Đồng Tháp.

  • Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Thang điểm đánh giá: Đánh giá theo thang điểm của Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT.

3.Khung chương trình đào tạo:

Khối lượng kiến thức toàn khóa học gồm 110 tín chỉ. Bao gồm các khối kiến thức sau:



  • Kiến thức giáo dục đại cương (38 tín chỉ)

  • Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (67 tín chỉ). Bao gồm:

    • Khối kiến thức cơ sở ngành (16 tín chỉ)

    • Khối kiến thức chuyên ngành (38 tín chỉ)

    • Thực hành, thực tập sư phạm (8 tín chỉ)

    • Khóa luận (hoặc môn thay thế) (5 tín chỉ)


3.1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 114 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức

Môn học

Số tín chỉ

Tỷ lệ

I. Khối kiến thức giáo dục đại cương:

(không tính môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh)









38

36.2%




Bắt buộc

36










Tự chọn

2







II. Khối kiến thức chuyên nghiệp:







67




A. Khối kiến thức cơ sở:







16

15.2%




Bắt buộc

16










Tự chọn

0







B. Khối kiến thức chuyên ngành







51

48.6%




Bắt buộc

47










Tự chọn

4







B.1. Thực tập sư phạm:







8

7.6%

B.2. Khóa luận tốt nghiệp: (hoặc môn thay thế)







5

4.8%

Tổng cộng:







105





3.2 Khung chương trình đào tạo:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯƠNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP







straight connector 2

















DANH MỤC MÔN HỌC VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Ngành: GD Thể chất - Trình độ: Cao đẳng

(Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-ĐHĐT, ngày 15 tháng 02 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường ĐHĐT)




























STT



Tên môn học

Số

Học kì

Tiến độ

MH điều kiện

MH

TC

Tiên quyết

Học trước

Tương đương

I

Kiến thức giáo dục đại cương

38

 

 

 

 

 

A

Môn học bắt buộc

36

 

 

 

 

 

1

GE4038A

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 1

2

T

1

 

 

 

2

GE4038B

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 2

3

X

2

 

GE4038A

 

3

GE4056

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

T

3

 

GE4038B

 

4

GE4011

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

3

X

4

 

GE4056

 

5

GE4149

Đường lối quân sự của Đảng*

3

T

1

 

GE4011

 

6

GE4150

Công tác quốc phòng, an ninh*

2

X

2

 

GE4149

 

7

GE4151

Quân sự chung và kỹ, chiến thuật bộ binh*

3

T

3

 

GE4150

 

8

GE4044

Tâm lý học đại cương

2

T

1

 

 

 

9

GE4016

Giáo dục học đại cương

2

T

1

 

 

 

10

GE4111

Quản lý HCNN và QL ngành GD

2

X

4

 

 

 

11

GE4039

Pháp luật Việt Nam đại cương

2

X

2

 

 

 

12

GE4075

Giáo dục họctrung học

2

X

2

GE4016

 

 

13

GE4078

Tâm lý học trung học

2

X

2

GE4044

 

 

14

GE4318

Tiếng Anh (TOEIC 4)

5

T

1

GE4317

 

 

15

GE4005

Thực hành công tác Đội

1

 

 

 

 

 

B

Môn tự chọn: chọn 1 trong các môn học sau

2

 

 

 

 

 

16

GE4049

Tiếng Việt thực hành

2

T

1

 

 

 

17

 

Hình thành và phát triển kỹ năng mềm

2

T

2

 

 

 

18

GE4030

Mỹ học đại cương

2

T

1

 

 

 

19

GE4028

Logic học đại cương

2

X

2

 

 

 

II

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

67

 

 

 

 

 

A

Khối kiến thức cơ sở

16

 

 

 

 

 

20

GY4002

Giải phẩu người

2

X

2

 

 

 

21

GY4010

Sinh lý học TDTT

2

X

3

 

 

 

22

GY4014

Vệ sinh học đường

2

X

4

 

 

 

23

GY4121

Lý luận - Phương pháp TDTT

2

X

2

 

 

 

24

GY4023

Lý luận - phương pháp TDTT trong trường học

2

X

4

GY4121

 

 

25

GY4306

Tâm lý học TDTT

2

T

5

 

 

 

26

GY4040E

Phương pháp NCKH TDTT

2

T

5

 

 

 

27

GY4160

UDCNTT trong dạy học

2

T

5

 

 

 

B

Khối kiến thức chuyên ngành

51

 

 

 

 

 

28

GY4019

Chạy cự ly (ngắn, trung bình)

2

X

2

 

 

 

29

GY4124

Nhảy xa

2

X

2

 

 

 

30

GY4020

Ném bóng - dẩy tạ

2

T

3

 

 

 

31

GY4016

Nhảy cao

2

X

4

 

 

 

32

GY4000

Đại cương thể dục - Thể dục phát triển chung

3

T

1

 

 

 

33

GY4128

Thể dục thực dụng - Thể dục đồng diễn

2

X

4

 

 

 

34

GY4105

Bóng đá

3

T

3

 

 

 

35

GY4107

Bóng rổ

2

X

4

 

 

 

36

GY4104

Bóng chuyền

2

T

3

 

 

 

37

GY4109

Cầu lông

2

T

3

 

 

 

38

GY4113

Đá cầu

2

X

4

 

 

 

39

GY4021

Trò chơi vận động

2

T

5

 

 

 

40

GY4100

Bơi lội

2

T

5

 

 

 

41

GY4401

RLNVSP (1)

2

T

3

 

 

 

42

GY4402

RLNVSP (2)

2

X

4

 

 

 

43

GY4403

RLNVSP (3)

2

T

5

 

 

 

44

GY4407

Thực tập tốt nghiệp

8

X

6

 

 

 

 

Nhóm môn học tự chọn (chọn 1)

 

 

 

 

 

 

45

GY4106

Bóng ném

2

T

5

 

 

 

46

GY4017

Thể dục tự do

 

 

 

47

GY4136



 

 

 

48

GY4150

Cờ vua

2

T

5

 

 

 

49

GY4102

Bóng bàn

 

 

 

50

GY4118

Hành quân cắm trại

 

 

 

 

Nhóm môn học khóa luận tốt nghiệp (hoặc môn thay thế)

5

T

5

 

 

 

51

GY4298

Khóa luận tốt nghiệp

5

 

 

 

 

 

52

GY4026A

PPGD Thể thao nâng cao chuyên ngành 1

2

 

 

 

 

 

53

GY4026A

PPGD Thể thao nâng cao chuyên ngành 2

3

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số tín chỉ tối thiểu

105

 

 

 

 

 




























Ghi chú:

























Học phần Phương pháp giảng dạy TTNC chuyên ngành 1 gồm các môn:
















- Bóng bàn; Cầu lông; TD đồng diễn; Võ; Bóng rổ
















Học phần Phương pháp giảng dạy TTNC chuyên ngành 2 gồm các môn:
















- Bóng đá; Bóng chuyền; Điền kinh; Đá cầu; Bơi lội















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

straight connector 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

straight connector 1




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

I. THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC

1. Thông tin chung

- Tên môn học: Giải phẩu người

- Mã môn học: GY4002.

- Số tín chỉ: 2

- Tổng số giờ tín chỉ: Lý thuyết 30 tiết. Thực hành 0 tiết. Tự học 60 tiết

- Các mã môn học tiên quyết: không



2. Mục tiêu môn học:

-Về kiến thức:

Sinh viên hiểu kiến thức cơ bản, chủ yếu về giải phẫu hệ thống các cơ quan của cơ thể người. Cấu tạo chung của cơ thể người. Nắm được đặc điểm cấu tạo cơ thể người ở các mức độ khác nhau, từ tế bào đến cơ quan phù hợp với chức năng. Phần lớn thời gian để trang bị cho sinh viên về hình thái và cấu tạo của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Vận dụng được những kiến thức đã học để giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường THCS, đồng thời giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến cơ thể người  (như sự hoạt động TDTT, sự lớn lên, sự sinh sản, sự lão hóa, sự hoạt động của hệ thần kinh). Hiểu và giải thích được mối liên quan giữa cấu tạo với chức năng và với điều kiện môi trường

- Về kỹ năng:

+ Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong việc vận dụng kiến thức vào tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn.

+ Rèn luyện nâng cao khả năng trình bày và vẽ tranh.

+ Rèn luyện tính tự học, tự nghiên cứu tài liệu.



- Về hành vi, thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn, tích cực, tự giác trong học tập, nghiên cứu tài liệu. Tham dự đầy đủ giờ giảng theo Quy chế. Thực hiện đầy đủ các công việc do giảng viên giao trong quá trình học tập với tinh thần và thái độ nghiêm túc.

3. Tóm tắt nội dung môn học:

Học phần “Giải phẫu người” có những nội dung chính sau: Trình bày các nguồn gốc và sự phát triển của loài người. Trình bày các loại mô chính trong cơ thể người, trình bày cấu tạo phù hợp với chức năng của các hệ cơ quan của cơ thể người (hệ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, hệ nội tiết, hệ thần kinh, giác quan), trong đó phần lớn thời gian dành cho nội dụng hệ vận động.



II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

NỘI DUNG

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

Chương 1. Một số nội dung chung nhất cơ thể người

1. Các khái niệm.

2. Nhiệm vụ, vị trí của môn giải phẫu học

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4. Lịch sử phát triển của môn học

5. Vị trí của con người trong giới tự nhiên



2




4

Chương 2. Các loại mô của cơ thể người

1. Khái niệm chung về mô của cơ thể người

2. Phân loại các loại mô chủ yếu.


2




4

Chương 3. Hệ xương - khớp

1. Khái niệm và đặc điểm chung về hệ xương.

2. Các loại xương.

3. Các loại khớp.



7





14

Chương 4. Hệ cơ

1. Khái niệm và đặc điểm chung của hệ cơ

2. Các loại cơ


5




10

Chương 5. Hệ tuần hoàn

1. Khái niệm và chức năng của hệ tuần hoàn

2. Cấu tạo chủ yếu của hệ tuần hoàn.

3. Tuần hoàn thai



2




4

Chương 6. Hệ hô hấp

1. Khái niệm và chức năng

2. Cấu tạo chung của hệ hô hấp


2




4

Chương 7. Hệ tiêu hóa

1. Khái niệm và chức năng

2. Cấu tạo chung của hệ tiêu hóa


2

4

Chương 8. Hệ tiết niệu

1. Khái niệm và chức năng.

2. Cấu tạo chung của hệ tiết niệu


1




2

Chương 9. Hệ sinh dục

1. Khái niệm và chức năng

2. Cấu tạo chung của hệ sinh dục

3. Quá trình thụ tinh.



2

4

Chương 10. Các tuyến nội tiết

1. Khái niệm và chức năng

2. Hình thái, cấu tạo các tuyến nội tiết


1




2

Chương 11. Hệ thần kinh

1. Khái niệm và chức năng

2. Sự phát triển của hệ thần kinh

3. Hệ thần kinh trung ương

4. Hệ thần kinh ngoại biên


2




4

Chương 12. Các giác quan

1. Khái niệm và chức năng

2. Cấu tạo của các giác quan


2




4

Tổng cộng

30

0

60

III. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Kiểm tra đánh giá định kỳ:

- Chuyên cần và thái độ học tập: trọng số 1

- Kiểm tra định kỳ: 1 bài kiểm tra viết: trọng số 1

- Bài semina và thực hành: trọng số 2

2. Thi kết thúc học phần: trọng số 6

3. Điểm kết thúc học phần: Điểm thi kết thúc học phần (6) + Điểm kiểm tra định kỳ & bài seminar (3) + Chuyên cần và thái độ học tập (1) = 10/10

IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Tài liệu chính:

- Bài giảng của giảng viên.

- Quách Văn Tĩnh, Trần Hạnh Dung, Hoàng Văn Lương, Nguyễn Văn Thêm. Giải phẫu học. NXB ĐHSP, năm 2003.

- Nguyễn Thị Cà - Lâm Tấn Văn, Giải phẫu học TDTT, tổ bộ môn Y-Sinh, trường CĐSPTDTT TW2, 2002.

2. Tài liệu tham khảo:

- Trần Xuân Nhĩ- Nguyễn Quang Vinh. Giải phẫu người tập 1, tập 2.



- Trần Thúy Nga. Giải phẫu người. NXB Đại học Sư phạm hà Nội, 2001.

- Nguyễn Đình Khoa. Giải phẫu người, tập I. NXB Đai học, Hà Nội, 1969.

- Nguyễn Đình Khoa. Giải phẫu người, tập II. NXB Đai học, Hà Nội, 1971.

- Nguyễn Quang Quyền, bài giảng Giải phẫu học, t1, t2, Đại học Y Dược TP HCM.



Đồng Tháp, ngày tháng năm 2013

Trưởng khoa Trưởng Bộ môn



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

straight connector 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

straight connector 1



ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH LÝ HỌC TDTT
I- Thông tin chung về môn học

- Môn học: SINH LÍ HỌC TDTT

- Mã môn học: GY4010

- Số tín chỉ: 02

- Tổng số tiết tín chỉ: 30 (LT: 30,ThH: 0, TH: 60)

- Các môn học tiên quyết: Không



1. Mục tiêu học tập

1.1. Mục tiêu chung

- Nghiên cứu cơ chế hoạt động của cơ thể từ mức tế bào, tổ chức cơ quan, hệ cơ quan đến toàn bộ cơ thể người.

- Nghiên cứu những biến đổi của cơ thể do ảnh hưởng của tập luyện TDTT. Vận dụng vào việc giải thích các trạng thái xuất hiện của cơ thể trong tập luyện và thi đấu thể thao. Ứng dụng vào công tác giảng dạy, huấn luyện thể thao.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Về kiến thức:

Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người trong điều kiện bình thường và trong vận động. Đặc điểm sinh lí các tố chất vận động, các trạng thái của cơ thể xuất hiện trong tập luyện và thi đấu thể thao.



1.2.2 Về kỹ năng:

- Rèn luyện cho SV khả năng tiếp nhận kiến thức chính xác, khoa học, có hệ thống về sinh lí cơ sở và sinh lí vận động.

- Vận dụng kiến thức sinh lí học TDTT vào trong học tập các môn thể thao, xây dựng kế hoạch giảng dạy và huấn luyện thể thao một cách khoa học.

1.2.3 Về thái độ:

Có thái độ tích cực trong việc tiếp thu kiến thức, tự đánh giá kết quả học tập, tham gia đầy đủ các giờ học tập và thảo luận.



2. Tổng quan về môn học:

Sinh lý TDTT là môn học bắt buộc cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học TDTT, là môn khoa học tự nhiên có mối liên quan chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác như giải phẩu, sinh hoá , sinh cơ, y học TDTT, vệ sinh TDTT, tâm lý học, lý luận giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người trong điều kiện bình thường và những biến đổi dưới tác động trong hoạt động tập luyện thể dục thể thao



II. Phân phối chương trình

Nội dung

LT

TH

TH

- Sinh lý hệ máu

2




4

- Sinh lý hệ tuần hoàn – chức năng bơm máu của tim

2




4

- Sinh lý hệ hô hấp

2




4

- Sinh lý tiêu hoá

2




4

- Chuyển hóc trung gian - Chuyển hoá năng lượng

1




2

- Sinh lý hệ bài tiết

1




2

- Sinh lý hệ thần kinh cơ.

1




2

- Sinh lý hệ nội tiết

1




2

- Sinh lý cơ quan phân tích thị giác, thính giác

2




4

- Hệ thần kinh trung ương

2




4

- Cơ sở sinh lý của quá trình hình thành kỹ năng vận động

2




4

- Cơ sở sinh lý của các tố chất thể lực

2




4

- Phân loại đặc điểm sinh lí chung của các bài tập thể thao

2




4

- Đặc điểm sinh lý các trạng thái của cơ thể xuất hiện trong hoạt động TDTT.

2




4

- Đặc điểm sinh lý một số môn thể thao

2




4

- Đặc điểm sinh lý của thanh thiếu niên, phụ nữ, người cao tuổi trong tập luyện TDTT.

2




4

- Ôn tập

2




4

Tổng cộng

30

0

60



III. Qui định về đánh giá kết quả học tập

1. Kiểm tra giữa môn học: Làm 2 bài tiểu luận (trọng số 03).

2. Thi kết thúc môn học: Tự luận, thời gian 60 phút (trọng số 07).

IV. Tài liệu học tập

1. Tài liệu bắt buộc

Tài liệu học tập: PGS.TS Trịnh Hùng Thanh – Giáo trình Sinh lý học TDTT - NXB Giáo Dục 2004.



2. Tài liệu tham khảo

    - Sinh lý người, Nguyễn Tấn Trọng NXB Y học TDTT 1995

    - Sinh lý học TDTT Nguyễn Xuân Điền NXB y học TDTT 1995

    - Sinh lý học TDTT Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên NXB TDTT 1993.


V. GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY

  • Họ và tên giảng viên (1): Ngô Trần Thúc Bảo

  • Chức danh: Thạc sĩ - Giảng viên

  • Đơn vị công tác: Khoa Sư Phạm TDTT

  • Điện thoại: 0907164797

  • Email: thucbaongotran@gmail.com

  • Họ và tên giảng viên (2): Phạm Thanh Tùng

  • Chức danh: Thạc sĩ - Giảng viên

  • Đơn vị công tác: Khoa Sư Phạm TDTT

  • Điện thoại: 0949892979

  • Email: pttung@dthu.edu.vn

Đồng Tháp, ngày tháng năm 2013

Trưởng khoa Trưởng Bộ môn


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

straight connector 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

straight connector 1



tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương