Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu



tải về 1.64 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu29.08.2017
Kích1.64 Mb.
#32799
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

10.8.1.3. Thiết kế nền móng công trình phải căn cứ vào tính chất kết cấu công trình, kết quả khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn của địa điểm xây dựng và kinh nghiệm xây dựng công trình trong điều kiện địa chất công trình tương tự.

10.8.2. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

10.8.2.1. Giải pháp

Các giải pháp khảo sát, thiết kế nền móng công trình phù hợp với tiêu chuẩn của VN dưới đây sẽ được chấp thuận là đạt yêu cầu:



  1. Khảo sát

  • TCVN 4419 - 87 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản

  • TCXD 194 - 1997 Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật

  • TCXD 196 - 1997 Nhà cao tầng - Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng

cọc khoan nhồi

  • 20 TCN 80 - 80 Đất cho xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường

bằng tải trọng tĩnh

  • 20 TCN 174 - 89 Đất cho xây dựng

Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh

  • 20 TCN 160 - 87 Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công

móng cọc

  • 20 TCN 88 - 82 Cọc. Phương pháp thí nghiệm hiện trường

  • 20 TCN 112 - 84 Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới

(do PNUD đầu tư) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình.

  1. Thiết kế nền móng

  • TCXD 45 - 78 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

  • TCXD 195 - 1997 Nhà cao tầng - Thiết kế khoan nhồi

  • 20 TCN 21 - 86 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế

Ghi chú:

  1. Danh mục các tiêu chuẩn về phương pháp xác định tính chất cơ lý của đất xây dựng trong phòng thí nghiệm được liệt kê ở phụ lục 10.7.

  2. Một số quy định cần thiết của TCXD 45 -78 được trích dẫn và tổng hợp trong mục chỉ dẫn 10.8.2.2 dưới đây.

10.8.2.2. Chỉ dẫn

  1. Thiết kế nền phải chú ý tới:

  1. Đặc trưng của công trình định xây, kết cấu của nó và tải trọng tác dụng lên móng cũng như các điều kiện sử dụng sau này. Phải kể đến tải trọng do vật liệu chất kho và thiết bị đặt gần móng, trên dốc chân tường và trên mặt nền xây trực tiếp lên đất.

  2. Ảnh hưởng bất lợi của môi trường ngoài như: ảnh hưởng của nước mưa và nước dưới đất. Phải chú ý đến dao động của mực nước ngầm (tầng mặt) trong đất theo mùa và khả năng thay đổi độ ẩm của đất trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Trường hợp nước ngầm, nước trên mặt hoặc nước sản xuất có tính ăn mòn vật liệu móng thì phải dự kiến các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn.

  1. Nền được tính toán theo phương pháp trạng thái giới hạn

  2. Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất (sức chịu tải, ổn định)

  1. Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất nhằm đảm bảo nền ổn định và không bị phá hoại.

  2. Tính nền theo sức chịu tải phải dựa trên tổ hợp tải trọng cơ bản và tổ hợp đặc biệt.

  3. Nền móng công trình cần tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất trong những trường hợp sau:

i) Công trình thường xuyên chịu tải trọng ngang đáng kể truyền lên nền: như tường chắn đất, đập thuỷ điện,...

ii) Công trình xây dựng ở mép mái dốc hoặc gần các lớp đất có độ nghiêng lớn;

iii) Nền là đá cứng;

iv) Nền gồm đất sét nhà ở nước và đất than bùn



  1. Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ hai: biến dạng

a) Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai nhằm khống chế biến dạng của công trình không vượt quá giới hạn cho phép, đảm bảo việc sử dụng bình thường và mỹ quan của công trình.

Tính toán theo kiểm tra các điều kiện:



(10.8.1)

(10.8.2)

(10.8.3)

Trong đó:

S - độ lún tuyệt đối lớn nhất hoặc độ lún trung bình

- đối với nhà khung là độ lún lệch tương đối

đối với nhà tường chịu lực là độ võng tương đối hoặc độ vồng lên tương đối.

i - độ nghiêng theo phương dọc hay phương ngang của công trình cao, cứng

- trị số giới hạn cho phép của các loại biến dạng tương ứng nêu trên, quy định trong mục 10.8.1.2.

b) Tính nền theo biến dạng theo tổ hợp cơ bản của tải trọng, không kể đến những nội lực trong các kết cấu do tác động của nhiệt độ gây ra.

c) Cần tính toán nền theo biến dạng trong trường hợp nền không phải là đá cứng.

d) Việc tính nền theo biến dạng xem như đảm bảo nếu áp lực trung bình thực tế lên nền không vượt quá áp lực tính toán đối với các loại nhà quy định trong bảng 10.8.2. dưới đây, được xây dựng trên các loại đất nêu trong bảng đó.



Bảng 10.8.2. Trường hợp không cần tính lún

Loại công trình

Điều kiện địa chất

Các nhà có bề rộng các móng băng riêng biệt nằm dưới các kết cấu chịu lực hoặc diện tích của các móng trụ không chênh nhau quá 2 lần và thoả mãn các điều kiện dưới đây:

1. Nhà sản xuất: có tải trọng trên sàn không lớn hơn 2tấn/m2 và là:

- nhà một tầng có kết cấu chịu lực ít nhạy với lún không đều (1)

- hoặc nhà nhiều tầng (đến 6 tầng) có lưới cột không quá 6 x 9 mét.

2. Nhà ở và nhà công cộng

Nhà có mặt bằng chữ nhật, không có bước nhảy theo chiều cao, khung hoàn toàn hoặc không khung có tường chịu lực bằng gạch, bằng khối lớn hoặc tấm lớn và:

- Nhà dài, gồm nhiều đơn nguyên, cao đến 9 tầng

- Nhà kiểu tháp, khung toàn khối cao đến 14 tầng.



3. Nhà và công trình nông nghiệp

(không phụ thuộc hình dạng trên mặt bằng, số tầng nhà, sơ đồ kết cấu)



Đất gồm nhiều lớp nằm ngang trong nền nhà và công trình (độ nghiêng không quá 0,1) thuộc những loại đất liệt kê dưới đây:

1. Đất hòn lớn có hàm lượng cát ít hơn 40% và sét ít hơn 30%

2. Cát có độ thô bất kỳ, trừ cát bụi, chặt và chặt vừa.

3. Cát có độ thô bất kỳ nhưng chặt

4. Cát có độ thô bất kỳ nhưng chặt vừa.

5. Á cát, á sét và sét có độ sệt < 0,5 và hệ số rỗng e trong khoảng 0,4 0,9

6. Như điểm 5 trên, nhưng hệ số rỗng e = 0,5 - 10

7. Đất cát có e < 0,7 kết hợp với đất sét nguồn gốc nêôzen có e < 0,7 và



< 0,5 không phụ thuộc vào thứ tự thế nằm của đất.

Ghi chú:

  1. Như: khung thép hoặc bê tông trên móng đơn với gối tựa khớp của sàn và thanh giằng, gồm cả cầu trục có sức nâng 50 tấn.

Phụ lục 10.1. Các loại tải trọng

Loại tải trọng

Thành phần tải trọng

1. Tải trọng thường xuyên

1.1. Trọng lượng kết cấu chịu lực và kết cấu bao che của nhà, công trình

1.2. Trọng lượng và áp lực của đất (lấp, đắp), áp lực tạo ra do việc khai thác mỏ;

1.3. Ứng lực tự tạo hoặc có trước trong kết cấu hoặc nền móng, kể cả ứng suất trước

(khi tính toán được coi như là ứng lực do các tải trọng thường xuyên)




2. Tải trọng tạm thời dài hạn

2.1. Các tải trọng phân bố đều, tác dụng lên sàn và cầu thang

a) trong nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà nông nghiệp

b) do vật liệu chứa và bệ thiết bị trong các phòng, kho.


    1. Trọng lượng của:

  1. Vách ngăn tạm thời, phần đất và bê tông đệm dưới thiết bị;

  2. thiết bị cố định

c) chất lỏng, chất rắn có trong thiết bị trong quá trình sử dụng;

d) lớp nước trên mái cách nhiệt bằng nước;

e) lớp bụi sản xuất bám vào kết cấu;


    1. Áp lực của:

  1. Áp lực của hơi, chất lỏng, chất rời trong bể chứa, đường ống trong quá trình sử dụng

  2. Áp lực dư và sự giảm áp của không khí, phát sinh khi thông gió (hầm lò);

    1. Tải trọng thẳng đứng do cần trục hoặc cẩu treo

2.5. Tác dụng nhiệt công nghệ do các thiết bị đặt cố định

2.6. Tác động do thay đổi độ ẩm, co ngót và từ biến của vật liệu

2.7. Tác động do biến dạng nền không kèm theo sự thay đổi cấu trúc đất

3. Tải trọng tạm thời ngắn hạn

    1. Tải trọng sinh ra khi:

  1. sửa chữa thiết bị: do trọng lượng người, vật liệu, dụng cụ sửa chữa gây ra;

  2. chế tạo, vận chuyển và xây lắp các kết cấu xây dựng, kể cả tải trọng gây ra do:

i) trọng lượng của thành phẩm, vật liệu xây dựng chất kho tạm thời (không kể các tải trọng ở vị trí được chọn trước dành cho làm kho hay để bảo quản vật liệu);

ii) tải trọng tạm thời do đất đắp;

c) lắp ráp và vận chuyển các thiết bị


3.2. Tải trọng do thiết bị sinh ra khi:

  1. khởi động, đóng máy, chuyển tiếp và thử máy;

  2. di động của thiết bị nâng chuyển (cần trục, cẩu treo palăng điện, máy bốc xếp,...) dùng trong thời gian xây dựng, sử dụng nhà và công trình;

  3. bốc dỡ hàng, kể cả ở các kho.

3.3. Tải trọng phân bố đều, tác dụng lên sàn nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà nông nghiệp.

3.4. Tải trọng gió

4. Tải trọng tạm thời đặc biệt

Tải trọng do:

4.1. động đất;

4.2. nổ, hoặc va chạm;

4.3. sự cố công nghệ hoặc hư hỏng thiết bị;

4.4. tác động của biến dạng của nền đất do thay đổi cấu trúc đất (đất bị sụt lở, lún ướt, ...), hiện tượng caxtơ, ở vùng có nứt đất, khai thác mỏ.


Phụ lục 10.2. Thành phần của các tải trọng trong tổ hợp tải trọng

Loại tổ hợp

tải trọng



Thành phần các loại tải trọng trong tổ hợp

tải trọng

thường xuyên



tải trọng tạm thời dài hạn

tải trọng tạm thời ngắn hạn

tải trọng

đặc biệt


1. tổ hợp tải trọng cơ bản

các tải trọng thường xuyên

các tải trọng tạm thời dài hạn

các tải trọng tạm thời ngắn hạn có thể xẩy ra




2. tổ hợp tải trọng đặc biệt

các tải trọng thường xuyên

các tải trọng tạm thời dài hạn

tải trọng tạm thời ngắn hạn

1 trong các tải trọng đặc biệt

2a. đặc biệt do nổ hoặc do va chạm với các phương tiện giao thông

cho phép không tính đến các tải trọng tạm thời ngắn hạn nêu trong phụ lục 10.1

2b. đặc biệt do động đất

không tính đến tải trọng gió

Phụ lục 10.3. Hệ số tổ hợp tải trọng

Loại tổ hợp tải trọng

Hệ số tổ hợp tải trọng khi số tải trọng tạm thời là:

1

2

tổ hợp cơ bản

= 1

với tải trọng tạm thời (lấy toàn bộ giá trị tải trọng tạm thời)



= 0,9 với các tải trọng tạm thời (riêng với tải trọng tạm thời ngắn hạn, khi phân tích được ảnh hưởng của từng tải trọng lên nội lực, chuyển vị thì

=1 với tải trọng có ảnh hưởng lớn nhất

= 0,8 với tải trọng có ảnh hưởng lớn thứ 2

= 0,6 với tải trọng có ảnh hưởng lớn từ thứ 3 trở đi

tổ hợp đặc biệt

= 1

với tải trọng tạm thời (lấy toàn bộ giá trị tải trọng tạm thời)



= 1 với tải trọng đặc biệt

= 0,95 với tải trọng tạm thời dài hạn

= 0,8 với tải trọng tạm thời ngắn hạn (trừ trường hợp có quy định riêng)

Phụ lục 10.4. Hệ số giảm tải

Loại phòng

Loại tải trọng

tải trọng toàn phần tác dụng lên dầm chính, dầm phụ, bản sàn, cột, móng

lực dọc để tính cột, tường, móng chịu tải trọng từ 2 sàn trở lên

các phòng:

ngủ, ăn, khách, vệ sinh, bếp, văn phòng, phòng thí nghiệm, phòng nồi hơi, động cơ, quạt (mục 1, 2, 3, 4, 5 bảng 10.3.2), có diện tích A > A1 = 9m2







các phòng:

đọc sách, nhà hàng, triển lãm, hội họp, khán giả, kho, xưởng, ban công, lôgia (mục 6, 7, 8, 10, 12, 14 bảng 10.3.2), có diện tích A > A2 = 362





(n: số sàn đặt tải trên tiết

diện đang xét)



Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Stt tên vị thuốc

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương