Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu



tải về 1.64 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu29.08.2017
Kích1.64 Mb.
#32799
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

10.3.2.4. Hệ số vượt tải

Hệ số vượt tải của các loại tải trọng được quy định ở bảng 10.3.3.



Bảng 10.3.3 - Hệ số vượt tải

Trường hợp tính toán

Loại tải trọng

Hệ số vượt tải

1) Tính toán cường độ và ổn định

    1. Trọng lượng của kết cấu:

a) kết cấu thép (1)

b) kết cấu gạch đá, gạch đá có cốt thép

c) kết cấu bêtông trên 1.600 kg/ m3

d) kết cấu bêtông từ 1.600 kg/ m3 trở xuống, vật liệu ngăn cách, lớp trát, hoàn thiện



  1. sản xuất tại nhà máy

ii) sản xuất tại công trường

1,05

1,1


1,1

1,2


1,3

    1. Trọng lượng, áp lực đất (2):

  1. đất nguyên thổ

  2. đất đắp

1,1

1,15


    1. Tải trọng do thiết bị, người, hàng chất kho:

Trọng lượng của:

  1. thiết bị cố định

  2. lớp ngăn cách của thiết bị cố định

  3. vật liệu chứa trong thiết bị, bể, ống dẫn:

i) chất lỏng

ii) chất rời, cặn, huyền phù



  1. thiết bị bốc dỡ, xe cộ

e) tải trọng do vật liệu có khả năng hút ẩm, ngấm nước

1,05

1,2


1,0

1,1


1,2

1,3


1.4. Tải trọng phân bố đều lên sàn, cầu thang:

  1. khi tải trọng tiêu chuẩn:

i) nhỏ hơn 200 daN/ m2

ii) không nhỏ hơn 200 daN/ m2

b) do trọng lượng của vách ngăn tạm thời


1,3

1,2


theo mục 1.1

1.5. Tải trọng tập trung và tải trọng lên lan can

1,2

1.6. Tải trọng của cẩu trục, cẩu treo

1,1

1.7. Tải trọng gió

thời gian sử dụng giả định của công trình:

50 năm

40 năm


30 năm

20 năm


10 năm

5 năm


1,2

1,15


1,1

1,0


0,9

0,75


2) Tính toán độ bền mỏi




1,0

riêng đối với dầm cầu trục



3) Tính toán theo biến dạng và chuyển vị




1,0

(nếu không có quy định khác)



Ghi chú:

  1. Trường hợp độ an toàn của kết cấu bị giảm khi giảm tải trọng thường xuyên (như độ ổn định chống lật khi giảm trọng lượng của kết cấu và đất) phải lấy hệ số độ tin cậy bằng 0,9.

  2. Đối với kết cấu thép nếu ứng lực do khối lượng riêng vượt quá 0,5 ứng lực chung thì lấy hệ số độ tin cậy bằng 1,1.

  3. Khi tính kết cấu nền móng theo các tải trọng sinh ra trong giai đoạn xây lắp, tải trọng tính toán ngắn hạn phải giảm đi 20%;

  4. Khi tính khả năng chống cháy của các kết cấu chịu tác động nổ, hệ số vượt tải lấy bằng 1 đối với tất cả các loại tải trọng.

  5. Khi tính toán cường độ và ổn định trong điều kiện tác động va chạm của cẩu trục và cẩu treo vào gối chắn đường ray, hệ số độ tin cậy lấy bằng 1 đối với tất cả các loại tải trọng.

10.3.2.5. Tải trọng gió

Tải trọng gió gồm 2 thành phần tĩnh và động, được tính toán như sau:



  1. Thành phần tĩnh

  1. Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió ở độ cao Z so với mốc chuẩn được xác định theo công thức:

W = W0 x k x c

Trong đó:

W0 - giá trị áp lực gió, theo mục 10.3.2.5.1.b dưới đây.

k - hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình (theo bảng 5, TCVN 2737 - 95)

c - hệ số khí động (theo bảng 6, TCVN 2737 - 95) cách xác định mốc chuẩn: theo phụ lục G, TCVN 2737 - 95.


  1. Thành phần động

  1. Không cần tính đến thành phần động khi xác định áp lực mặt trong của công trình được xây dựng ở địa hình dạng A và B (địa hình trống trải và tương đối trống trải, theo điều 6.5 của TCVN 2737 - 95) và có đặc điểm như sau:

i) nhà nhiều tầng, cao dưới 40m

ii) nhà công nghiệp 1 tầng, cao dưới 36m, tỷ số độ cao trên nhịp nhỏ hơn 1,5.



  1. Cách xác định thành phần động của tải trọng gió được quy định trong các điều từ 6.11 tới 6.16 của tiêu chuẩn TCVN 2737 - 95 “Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế”.

10.3.2.6. Tải trọng động đất

Theo quy định tại điều 3.6 của Quy chuẩn xây dựng này.



Điều 10.4. Kết cấu bê tông cốt thép

10.4.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Kết cấu bê tông cốt thép của công trình được coi là đạt yêu cầu nếu phù hợp với quy định và các tiêu chuẩn của VN dưới đây:



  1. Thiết kế:

  • TCVN 5574 - 91 “kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”

Ghi chú:

  1. TCVN 5574 – 91 không áp dụng cho những loại kết cấu dưới đây:

  1. kết cấu làm việc trong những môi trường đặc biệt như:

i) môi trường nhiệt độ cao: thường xuyên trên 700C, hoặc

ii) môi trường nhiệt độ thấp: dưới âm 400C, hoặc

iii) môi trường xâm thực mạnh đối với bê tông.

  1. kết cấu chuyên ngành, được thiết kế theo chỉ dẫn riêng

  2. kết cấu làm bằng các loại bê tông đặc biệt:

i) bê tông đặc biệt nặng: có khối lượng riêng trên 2.500 kg/ m3

ii) bê tông đặc biệt nhẹ: có khối lượng riêng dưới 800 kg/ m3

iii) bê tông cốt liệu bé: có đường kính dưới 5mm

iv) bê tông dùng cốt liệu và chất kết dính đặc biệt như chất dẻo

  1. Những chỉ dẫn quan trọng của TCVN 5574 - 91 được trích dẫn ở mục 10.4.2 dưới đây.

  1. Chống ăn mòn, chống thấm:

  • TCVN 3993 - 85 Chống ăn mòn trong xây dựng -

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

  • TCVN 5718 - 93 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước

  1. Thi công, nghiệm thu

  • TCVN 4452 - 87 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép -

Quy phạm thi công, nghiệm thu.

  • TCVN 4453 - 95 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -

Quy phạm thi công, nghiệm thu.

  • TCVN 5592 - 91 Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;

Ghi chú:

Danh mục các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thử được nêu ở phụ lục 10.5.

10.4.2. Chỉ dẫn

10.4.2.1. Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép (chọn sơ đồ kết cấu, chọn kích thước tiết diện và bố trí cốt thép) phải đảm bảo được độ bền, độ ổn định và độ cứng không gian xét trong tổng thể, cũng như riêng từng bộ phận của kết cấu trong mọi giai đoạn xây dựng và sử dụng.

10.4.2.2. Yêu cầu chống nứt

  1. Yêu cầu chống nứt của kết cấu được phân thành ba cấp phụ thuộc vào điều kiện làm việc của chúng và loại cốt thép được dùng:

  1. Cấp I - Không được phép xuất hiện vết nứt;

  2. Cấp II - Cho phép có vết nứt ngắn hạn với bề rộng hạn chế khi kết cấu chịu tải trọng tạm thời bất lợi nhưng đảm bảo vết nứt sẽ được khép kín lại khi kết cấu không chịu tải trọng tạm thời bất lợi đó;

  3. Cấp III - Cho phép có vết nứt với bề rộng hạn chế.

  1. Cấp chống nứt và giá trị giới hạn của bề rộng khe nứt được quy định trong bảng 10.4.1.

Bảng 10.4.1. Cấp chống nứt và giới hạn của bề rộng khe nứt

Loại kết cấu

Cấp chống nứt và giá trị của bề rộng khe nứt giới hạn (mm) ứng với loại cốt thép được dùng

Thép thanh,

dây thép thường



Dây thép cường độ cao d 4mm

Dây thép cường độ cao d3 mm

1. Kết cấu chịu áp lực của chất lỏng hoặc hơi

2. Kết cấu nằm dưới mực nước ngầm



Cấp 1

Cấp 1

Cấp 1

3. Kết cấu chịu trực tiếp áp lực của vật liệu rời

Cấp 3

0,25


Cấp 2

0,10


Cấp 2

0,05


4. Kết cấu ở ngoài trời hoặc trong đất, trên mực nước ngầm

Cấp 3

0,30


Cấp 2

0,15


Cấp 2

0,05


5. Kết cấu ở nơi được che phủ

Cấp 3

0,35


Cấp 3

0,15


Cấp 2

0,15


Ghi chú:

  1. Bề rộng khe nứt giới hạn cho trong bảng ứng với tác dụng của toàn bộ tải trọng, kể cả dài hạn và ngắn hạn. Đối với kết cấu cấp 3 khi chỉ kiểm tra riêng với tải trọng dài hạn, giới hạn bề rộng khe nứt được giảm đi 0,05mm.

  2. ở những vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn, giảm bề rộng khe nứt giới hạn 0,1 mm đối với cấp 3, giảm 0,05 mm đối với cấp 2. Nếu sau khi giảm mà bề rộng khe nứt giới hạn bằng không thì nâng kết cấu lên thành cấp 1.

  3. Đối với những công trình có niên hạn sử dụng dưới 20 năm cho phép tăng bề rộng khe nứt giới hạn lên 0,05 mm.

10.4.2.3. Yêu cầu về biến dạng

Các trị số giới hạn của biến dạng được quy định ở bảng 10.4.2.



Bảng 10. 4.2. Trị số giới hạn của biến dạng

Loại cấu kiện

Giới hạn độ võng

1.Dầm cầu trục với:

a/ Cầu trục quay tay

b/ Cầu trục chạy điện


(1/ 500) L

(1/ 600) L



2. Sàn có trần phẳng, cấu kiện của mái và tấm tường treo (khi tính tấm tường ngoài mặt phẳng), nhịp L:

a/ L < 6m

b/ 6 L7,5m

c/ L > 7,5m



(1/ 200) L

3 cm


(1/ 250) L

3. Sàn với trần có sườn và cầu thang, nhịp L:

a/ L < 5m

b/ 5 L 10m

c/ L > 10m



(1/ 200) L

2,5 cm


(1/ 400) L

Ghi chú:

  1. L là nhịp tính toán của dầm hoặc bản kê lên 2 gối. Đối với các công xon, dùng L = 2L1 với L1 là độ vươn của công xon.

  2. Khi thiết kế kết cấu có độ vồng trước thì lúc kiểm tra về võng cho phép trừ đi độ vồng đó nếu không có những hạn chế gì đặc biệt.

  3. Đối với các cấu kiện khác không nêu ở trong bảng thì giới hạn độ võng được quy định tuỳ theo tính chất và nhiệm vụ của chúng nhưng giới hạn đó không được lớn quá 1/ 150 nhịp hoặc 1/ 75 độ vươn của công xon.

  4. Khi quy định độ võng giới hạn không phải do yêu cầu về công nghệ sản xuất và cấu tạo mà chỉ do yêu cầu về thẩm mỹ thì để tính toán f chỉ lấy các tải trọng tác dụng dài hạn.

10.4.2.4. Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép

1) Khi tính toán kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép chịu tác dụng của nội lực sinh ra trong lúc chuyên chở và cẩu lắp, tải trọng do trọng lượng bản thân cấu kiện cần nhân với hệ số động lực lấy như sau: bằng 1,8 khi chuyên chở, bằng 1,5 khi cẩu lắp. Trong trường hợp này không cần kể đến hệ số vượt tải cho trọng lượng bản thân.

2) Các kết cấu nửa lắp ghép cũng như kết cấu toàn khối liên hợp cần tính toán theo hai giai đoạn làm việc sau đây:

a) Trước khi bê tông mới đổ đạt được cường độ quy định: tính toán các bộ phận lắp ghép hoặc các cốt cứng chịu tác dụng của tải trọng do trọng lượng của phần bê tông mới đổ và của mọi tải trọng khác tác dụng trong quá trình đổ bê tông.

b) Sau khi bê tông mới đổ đạt được cường độ quy định: tính toán kết cấu bao gồm cả phần lắp ghép hoặc cốt cứng cùng với bê tông mới đổ, chịu tải trọng tác dụng trong quá trình sau này của việc xây dựng và theo tải trọng khi sử dụng kết cấu.

10.4.2.5. Khoảng cách giữa các khe co giãn - nhiệt độ.

1) Kết cấu không chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa, nắng

Đối với hệ kết cấu không chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa, nắng, khoảng cách giữa các khe co giãn - nhiệt độ không được vượt quá khoảng cách quy định trong bảng 10.4.3.

Trường hợp cần khoảng cách lớn hơn, phải xác định khoảng cách khe co giãn - nhiệt độ bằng tính toán.



Bảng 10.4.3. Khoảng cách lớn nhất giữa các khe co giãn nhiệt độ cho phép không cần tính toán

(đối với hệ kết cấu, không chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa nắng)



Kết cấu

Khoảng cách lớn nhất giữa các khe co giãn

  1. Khung lắp ghép

(kể cả trường hợp có mái bằng kim loại hoặc gỗ)

2. Kết cấu lắp ghép bằng các tấm đặc

3. Khung toàn khối hoặc nửa lắp ghép

4. Kết cấu tấm đặc toàn khối hoặc nửa lắp ghép



70

60

60



50

2) Kết cấu chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa nắng

Đối với kết cấu chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa nắng như: lớp mặt mái nhà, ban công, mặt đường, khoảng cách khe co giãn nhiệt ẩm phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5718 - 93: “Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.” (bảng 10.4.4).



Bảng 10.4.4. Khoảng cách tối đa của khe co giãn nhiệt ẩm, theo 2 chiều vuông góc

(đối với kết cấu chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của mưa nắng)



Loại kết cấu

Khoảng cách

tối đa (m)



  • Lớp bê tông chống thấm của mái không có lớp chống nóng.

  • Tường chắn mái bằng bê tông cốt thép.

9

- Lớp bê tông chống thấm của mái có lớp chống nóng đạt yêu cầu kỹ thuật, quy định tại điều 4 của TCVN 5718 - 93.

- Kết cấu bê tông cốt thép khác chịu tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời.



18

Điều 10.5. Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép

10.5.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Các kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép của công trình được coi là đạt yêu cầu nếu phù hợp với quy định và các tiêu chuẩn của VN dưới đây:



  1. Thiết kế

  • TCVN 5573 - 91 “Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”

Ghi chú:

Những chỉ dẫn quan trọng của TCVN 5573 - 91 được trích dẫn ở mục 10.5.2.

  1. Thi công, nghiệm thu:

  • TCVN 4085 - 85 “Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công, nghiệm thu”.

Ghi chú: Danh mục các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thử được nêu ở phụ lục 10.5.

10.5.2. Chỉ dẫn

10.5.2.1. Phải kiểm tra cường độ của tường, cột, mái đua và những cấu kiện khác trong giai đoạn thi công và sử dụng.

10.5.2.2. Các cấu kiện có kích thước lớn (như panen tường, khối xây lớn,...) phải được kiểm tra bằng tính toán trong giai đoạn chế tạo và dựng lắp như quy định tại mục 10.4.2.4.

10.5.2.3. Yêu cầu tối thiểu về liên kết trong khối xây đặc bằng gạch hoặc đá có hình dạng vuông vắn (ngoại trừ panen bằng gạch rung) như sau:



  1. Đối với xây bằng gạch có chiều dày đến 65 mm - một hàng gạch ngang cho sáu hàng gạch dọc; đối với khối xây bằng gạch rỗng có chiều dày đến 65mm - một hàng gạch ngang cho bốn hàng gạch dọc.

  2. Đối với khối xây bằng đá có chiều cao một lớp từ 200 mm trở xuống - một hàng ngang cho ba hàng dọc.

10.5.2.4. Khe nhiệt độ

Đối với tường ngoài không có cốt thép, khoảng cách lớn nhất giữa các khe nhiệt độ được quy định ở bảng 10.5.1.



Bảng 10.5.1. Khoảng cách lớn nhất giữa các khe nhiệt độ trên tường ngoài (m)

Loại khối xây

Khoảng cách (m)

với mác vữa xây



mác 50 trở lên

mác 25 trở xuống

1. Khối xây bằng gạch sét thường, gạch gốm, đá thiên nhiên, blốc bê tông lớn.

100

120

2. Khối xây bằng gạch silicát, gạch bê tông, blốc bê tông silicát.

70

80

3. Tường bằng bê tông đá hộc

35

Ghi chú:

Đối với công trình bằng gạch đá lộ thiên, khoảng cách này lấy bằng 0,5 trị số trong bảng.

Điều 10.6. Kết cấu thép

10.6.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Kết cấu thép của công trình được coi là đạt yêu cầu nếu phù hợp với quy định và các tiêu chuẩn của VN dưới đây:



  1. Thiết kế:

  • TCVN 5575 - 91 “Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế”

Ghi chú: Những chỉ dẫn quan trọng của TCVN 5575 - 91 được trích dẫn ở mục 10.6.2.

  1. Thi công, nghiệm thu

  • 20 TCVN 170 - 89 “Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật”

10.6.2. Chỉ dẫn

10.6.2.1. Khi thiết kế thép cần:

  1. Dự kiến hệ thống giằng để đảm bảo sự ổn định và bất biến hình không gian của toàn bộ kết cấu và các cấu kiện của chúng trong quá trình lắp ráp và sử dụng.

  2. Loại trừ các ảnh hưởng có hại của biến dạng và ứng suất dư.

  3. Trong liên kết cần loại trừ khả năng phá hoại dòn kết cấu trong quá trình lắp ráp và sử dụng.

  4. Chống ăn mòn cho kết cấu thép.

10.6.2.2. Độ võng và độ nghiêng lệch của kết cấu.

1) Độ võng được xác định theo tải trọng tiêu chuẩn không kể đến sự giảm yếu của tiết diện do lỗ bulông và không xét đến hệ số động.

Đối với các kết cấu có độ vồng cấu tạo độ võng thẳng đứng lấy bằng hiệu số giữa giá trị của độ võng toàn bộ và độ vồng cấu tạo.

2) Độ võng tương đối thẳng đứng của các cấu kiện không được vượt quá các giá trị cho ở bảng 10.6.1.

Độ võng tương đối của các kết cấu không được nêu trong bảng 10.6.1 cần được thiết lập theo các yêu cầu riêng, nhưng không được vượt quá 1/ 150 chiều dài của nhịp dầm hoặc của hai lần phần vươn ra của công xon.

3) Độ võng ngang tương đối của thanh đứng, xà ngang và của panen tường treo không được vượt quá 1/ 300; của dầm đỡ cửa kính không được vượt quá 1/ 200 chiều dài của nhịp.

4) Độ lệch ngang tương đối của cột ở mức cánh trên của dầm cầu trục có số chu kỳ tác dụng của tải trọng từ 2x106 trở lên không được vượt quá 1/ 2000 nhịp.

Bảng 10.6.1. Độ võng tương đối của cấu kiện

Các cấu kiện của kết cấu

Độ võng tương đối (đối với nhịp L)

1. Dầm và dàn cầu trục:

- Chế độ làm việc nhẹ (bao gồm cầu trục tay pa - lăng điện và pa - lăng)



  • Chế độ làm việc trung bình

  • Chế độ làm việc nặng và rất nặng

1/400

1/500


1/600

  1. Dầm sàn công tác của nhà sản xuất với đường ray:

  • Khổ rộng

  • Khổ hẹp

1/600

1/400


3. Dầm sàn công tác của nhà sản xuất khi không có đường ray và dầm sàn giữa các tầng:

  • Dầm chính

  • Các dầm khác và dầm cầu thang

  • Sàn thép

1/400

1/250


1/150

4. Dầm và dàn của mái và của sàn hầm mái:

- Có treo thiết bị nâng chuyển hoặc thiết bị công nghệ

- Không thiết bị treo

- Xà gồ


- Sàn định hình

1/400

1/250


1/200

1/150


  1. Các cấu kiện của sườn tường:

- Xà ngang

- Dầm đỡ cửa kính



1/300

1/200


Ghi chú:

  1. Đối với công xon nhịp L lấy bằng hai lần phần vươn ra của công xon.

  2. Khi có lớp vữa trát, độ võng của dầm sàn chỉ do tải trọng tạm thời gây ra không được lớn hơn 1/350 chiều dài nhịp.

Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Stt tên vị thuốc

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương