Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu


Khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt độ



tải về 1.64 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu29.08.2017
Kích1.64 Mb.
#32799
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

10.6.2.3. Khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt độ

Khoảng cách tối đa giữa các khe co giãn nhiệt độ của khung thép nhà một tầng và các công trình được quy định ở bảng 10.6.2.



Bảng 10.6.2. Khoảng cách tối đa giữa các khe co giãn nhiệt độ (m)

Đặc điểm công trình

Khoảng cách tối đa (m)

Giữa các khe nhiệt độ

Từ khe nhiệt độ hoặc từ đầu mút nhà đến trục của hệ giằng đứng gần nhất

Theo dọc nhà

Theo ngang nhà

Nhà có cách nhiệt

230

150

90

Các xưởng nóng

200

120

75

Cầu cạn lộ thiên

130

-

50

Ghi chú: Khi trong phạm vi đoạn nhiệt độ của nhà và công trình có hai hệ giằng đứng thì khoảng cách giữa các giằng đó (tính từ trục) không được vượt quá các giá trị: đối với nhà lấy từ 40 đến 50m; đối với cầu cạn lộ thiên lấy từ 25 đến 30m.

2) Khi khoảng cách vượt quá 50% so với giá trị của bảng 10.6.2, hoặc tăng độ cứng của khung bằng tường, kết cấu khác thì cần tính đến tác dụng của nhiệt độ gây biến dạng không đàn hồi của kết cấu và tính dẻo của các nút.



Điều 10.7. Kết cấu gỗ

10.7.1. Giải pháp được chấp thuận là đạt yêu cầu

Kết cấu gỗ của công trình được coi là đạt yêu cầu nếu phù hợp với các tiêu chuẩn của VN dưới đây:



  1. Thiết kế

  • TCXD 44 - 70 “Quy phạm thiết kế kết cấu gỗ”.

Ghi chú: Những chỉ dẫn quan trọng của TCXD 44 - 70 được trích dẫn ở mục 10.7.2.

  1. Vật liệu

  • TCVN 1072 - 71 “Gỗ. Phân nhóm theo tính chất cơ lý”.

Ghi chú: Danh mục các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thử được nêu ở phụ lục 10.5.

10.7.2. Chỉ dẫn

10.7.2.1. Điều kiện sử dụng kết cấu gỗ và chống mục, mọt.

  1. Điều kiện sử dụng

  1. Chỉ nên dùng kết cấu gỗ làm việc trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.

  2. Không nên sử dụng kết cấu gỗ trong môi trường có độ ẩm thường xuyên cao, khó thông gió hoặc môi trường dễ bị cháy.

  1. Xử lý, bảo quản kết cấu gỗ:

  1. Kết cấu làm bằng gỗ từ nhóm 2 tới nhóm 5 có thể không cần xử lý ngâm tẩm. Riêng những chi tiết quan trọng như đệm gỗ, chốt gỗ, nếu không được làm bằng gỗ nhóm 2 thì phải được ngâm tẩm chống mục;

  2. Kết cấu làm bằng gỗ nhóm 6 trở xuống (tới nhóm 7, 8) thì nhất thiết phải ngâm tẩm hoá chất trước khi sử dụng;

Ghi chú:

  1. Nhóm gỗ trong mục 10.7.2.1/2 này được xác định theo cách phân loại gỗ thành 8 nhóm, dựa trên tính chất chung và công dụng như dưới đây:

    Nhóm gỗ

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Đặc điểm

    gỗ quý

    thiết mộc







    hồng sắc tốt

    hồng sắc xấu

    bạch tạp

    bạch tạp

  2. Phân loại gỗ nêu trên khác với phân nhóm gỗ theo tính chất cơ lý, quy định ở mục 10.70.2.5.

10.7.2.2. Trong bản vẽ thi công, cần ghi rõ những chỉ dẫn về: loại gỗ sử dụng, độ ẩm của gỗ, các loại cấu kiện và phương pháp gia công, số liệu thép và phương pháp gia công các chi tiết và cấu kiện bằng thép dùng trong kết cấu gỗ.

10.7.2.3. Khi tính nội lực trong các cấu kiện và liên kết của kết cấu gỗ, cho phép giả thiết vật liệu làm việc đàn hồi, không xét đến các biến dạng và ứng suất do nhiệt độ thay đổi và do vật liệu gỗ bị co, giãn gây nên.

10.7.2.4. Độ võng tương đối cho phép của cấu kiện chịu uốn được quy định tại bảng 10.7.1.

Bảng 10.7.1. Độ võng tương đối (f/L) của cấu kiện chịu uốn

Cấu kiện

Độ võng tương đối

Sàn gác

Dầm trần, xà gồ, kéo

Cầu phong, li tô


1/250

1/200


1/150

Ghi chú:

Để tính độ võng, mô đun đàn hồi dọc của gỗ được xác định như sau:

  1. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường, mô đun đàn hồi dọc của mọi loại gỗ chịu tác động của tải trọng thường xuyên và tạm thời lấy bằng:

E = 100.000 daN/ cm2

  1. Trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao hoặc chỉ chịu tác động của tải trọng dài hạn thì trị số E phải nhân với các hệ số quy định trong bảng 10.7.2.

Bảng 10.7.2. Hệ số điều kiện làm việc của kết cấu nằm trong điều kiện độ ẩm cao hoặc nhiệt độ cao hoặc chỉ kiểm tra riêng với tải trọng dài hạn

Điều kiện sử dụng

Hệ số

- Gỗ bị ẩm ngắn hạn sau đó lại khô

(công trình không được bảo vệ khỏi tác dụng của khí quyển, kết cấu bị ảnh hưởng ẩm ngắn hạn trong các gian sản xuất)

- Gỗ bị ẩm lâu dài

(trong nước, đất, kết cấu bị ẩm lâu trong các gian sản xuất)

- Chịu nhiệt độ không khí 350C - 500C (trong nhà sản xuất)

- Kết cấu chỉ tính với tải trọng thường xuyên.



0,85

0,75


0,80

0,80


10.7.2.5. Tính chất cơ lý của gỗ

  1. Tiêu chuẩn TCVN 1072 - 71 “Gỗ. Phân nhóm theo tính chất cơ lý” quy định:

  1. Các loại gỗ dùng để chịu lực trong xây dựng được phân thành 6 nhóm theo tính chất cơ lý như quy định tại phụ lục 10.6.

  2. Các trị số ứng suất tính toán của các nhóm gỗ được quy định ở bảng 10.7.3.

Bảng 10.7.3. Các trị số ứng suất tính toán của các nhóm gỗ

(dùng để chịu lực trong xây dựng)



Nhóm gỗ

Ứng suất, 105N/m2 (hoặc daN/cm2)

nén dọc

uốn tĩnh

kéo dọc

cắt dọc

I

630

1.300

1.395

125

II

525

1.080

1.165

105

III

440

900

970

85

IV

365

750

810

70

V

305

625

675

60

VI

205

425

460

45

Ghi chú: Nhóm gỗ trong bảng được phân theo tính chất cơ lý như quy định tại phụ lục 10.6.

2) Trong tính toán kết cấu gỗ, được phép sử dụng các trị số dưới đây:



a) Cường độ tính toán của gỗ chịu tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời trong điều kiện nhiệt độ bình thường (dưới 350C), độ ẩm bình thường (W = 15 đến 18%) nêu trong bảng 10.7.4.

Bảng 10.7.4. Cường độ tính toán của gỗ (daN/cm2)

Trạng thái ứng suất

Ký hiệu

Nhóm gỗ

Khi độ ẩm W =

15%

18%

Nén dọc thớ

Rn

4

150

135

5

155

135

6

130

115

7

115

100

Kéo dọc thớ

Rk

4

115

110

5

125

120

6

100

95

7

85

80

Uốn

Ru

4

170

150

5

185

165

6

135

120

7

120

100

Nén ngang thớ và ép mặt ngang thớ (cục bộ/ toàn bộ)

Rn90/ Rem90

4

25

24

5

28/25

25/22

6

20/20

18/18

7

15/15

13/13

Trượt dọc thớ

Rtr

4

29

25

5

30

25

6

24

21

7

22

19

Ghi chú: Nhóm gỗ trong bảng này được phân theo quy định ở mục 10.7.2.1.1.b.

b) Các hệ số điều kiện làm việc:

Trong những điều kiện làm việc không bình thường, cường độ tính toán cho trong bảng 10.7.4 phải nhân với các hệ số điều kiện làm việc tương ứng theo bảng 10.7.5, 10.7.6, 10.7.7.

Bảng 10.7.5. Hệ số điều kiện làm việc của các cấu kiện và liên kết khi uốn kéo, nén trượt.

Dạng ứng suất của gỗ

Trị số

  1. Uốn ngang:

  1. Ván, thanh có kích thước một cạnh của tiết diện < 15cm

  2. Thanh có kích thước bề rộng của tiết diện ngang 15cm, với chiều cao tiết diện không quá 50cm.

  3. Gỗ tròn không có rãnh cắt trong tiết diện tính toán

  1. Kéo dọc thớ:

Cấu kiện có giảm yếu trong tiết diện tính toán

  1. Ép ngang thớ (cục bộ)

  1. Mặt phẳng gối tựa của kết cấu

  2. Mộng và chêm

  3. ép dưới tấm đệm (khi góc tựa từ 900 đến 600)

  4. ép trên một phần chiều dài Lcb (cm), khi chiều dài phần không chất tải không nhỏ hơn chiều dài ép dọc thớ Lcb và chiều dày cấu kiện (trừ những trường hợp thuộc mục 3a, 3b, 3c của bảng)

1,00

1,15


1,20

0,80


1,30

1,70


2,20

1+ 8/ (Lcb + 1,2)



Ghi chú: Hệ số điều kiện làm việc của gỗ tròn bị uốn có vết cắt trong tiết diện tính toán được lấy như tiết diện chữ nhật của gỗ xẻ tương ứng với kích thước bị giảm yếu.

Bảng 10.7.6. Hệ số điều kiện làm việc của kết cấu chịu tải trọng ngắn hạn

Loại tải trọng

Hệ số

Với mọi loại cường độ, trừ ép mặt ngang thớ

Với ép mặt ngang thớ

Gió hoặc dựng lắp

Động đất


1,2

1,4


1,4

1,6


Bảng 10.7.7. Hệ số điều kiện làm việc của cấu kiện cong

Trạng thái ứng suất của cấu kiện

Hệ số đối với tỉ số r/a bằng

125

150

200

250

500

Nén và uốn

Kéo


0,7

0,5


0,8

0,6


0,9

0,7


1,0

0,8


1,0

1,0


Ghi chú:

Giải thích ký hiệu:

r - Bán kính cong của cấu kiện;

a - Kích thước tiết diện của một tấm ván hay một thanh gỗ bị uốn cong, lấy theo phương của bán kính cong.

Điều 10.8. Nền móng công trình

10.8.1. Yêu cầu đối với nền móng công trình

10.8.1.1. Nền móng công trình phải đảm bảo:

1) Biến dạng của nền và công trình không được vượt quá trị số giới hạn cho phép để sử dụng công trình bình thường.

Trị số giới hạn cho phép của biến dạng đồng thời giữa nền và công trình được quy định ở mục 10.8.1.2.

2) Nền đủ sức chịu tải để không xảy ra mất ổn định hoặc phá hoại nền.



10.8.1.2. Biến dạng cho phép của nền và công trình được quy định theo các yêu cầu sử dụng của công trình và yêu cầu về độ bền, ổn định và chống nứt của kết cấu.

Trường hợp các kết cấu móng không tính theo biến dạng không đều của nền và không có yêu cầu đặc biệt đối với công trình, biến dạng cho phép của nền và công trình được quy định theo bảng 10.8.1.



Tên và đặc điểm kết cấu của công trình

Trị biến dạng giới hạn của nền và công trình

Biến dạng tương đối

Độ lún tuyệt đối trung bình và lớn nhất

Dạng

Độ lớn

Dạng

Độ lớn

1. Nhà dân dụng, sản xuất nhiều tầng, bằng khung hoàn toàn

1.1. Khung bê tông cốt thép:

  • không có tường chèn

  • có tường chèn

Độ lún lệch tương đối

0,002

Độ lún tuyệt đối lớn nhất



8

0,001

8

1.2. Khung thép:

  • không có tường chèn

  • có tường chèn

0,004

12

0,002

12

2. Công trình không xuất hiện nội lực thêm do lún không đều





như trên

0,006

như trên

15

3. Nhà nhiều tầng không khung, tường chịu lực bằng

3.1. Tấm lớn

Võng hoặc võng tương đối

0,0007

Độ lún trung bình

10

3.2. Khối lớn, thể xây bằng gạch:

  • không có cốt

  • có cốt hoặc giằng bê tông cốt thép

0,001

0,0012


10

15


3.3. Không phụ thuộc vật liệu tường

Độ nghiêng theo hướng ngang

0,005

-

4. Công trình cao, cứng

4.1. Công trình máy nâng bằng kết cấu bê tông cốt thép:

a) Nhà làm việc và thân xilô đặt trên cùng một bản móng

  • kết cấu toàn khối

  • kết cấu lắp ghép

Độ nghiêng ngang và dọc igb

0,003

Độ lún trung bình

40

0,003

30

b) Thân xilô đặt riêng rẽ:

- kết cấu toàn khối



- kết cấu lắp ghép

0,004

40

0,004

30

c) Nhà làm việc đặt riêng rẽ

Độ nghiêng ngang

0,003

25

Độ nghiêng dọc

0,004

4.2. Ống khói có chiều cao H:

H100m

Nghiêng



0,005

Độ lún trung bình

40

100 < H 200m



30

200 < H 300m



20

H > 300m



10

4.3. Công trình khác, cao đến 100m và cứng




Như trên

0,004

như trên

20

Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Stt tên vị thuốc

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương