Các nhiệm vụ khcn các đề tài cấp Bộ


Nghiên cứu một số giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trâu ở Việt Nam



tải về 0.57 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích0.57 Mb.
#32372
1   2   3   4   5   6

Nghiên cứu một số giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trâu ở Việt Nam.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS.Trịnh Văn Trung

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.200

Đề tài đang triển khai thực hiện



84.

Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất 5 dòng gà lông màu hướng thịt.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Đức Tiến

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.000

Đề tài đang triển khai thực hiện



 85.

Chọn lọc ổn định năng suất 3 dòng vịt chuyên thịt MT1, MT2 và MT3.

Thời gian thực hiện:2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Trọng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Đề tài đang triển khai thực hiện



86.

Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống lợn Meishan thuần, dòng VCN03 và một số tổ hợp lai của chúng.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Duy Phẩm

Kinh phí năm 2012(Triệu đồng): 300

Đề tài đang triển khai thực hiện



87.

Nghiên cứu chế biến một số sản phẩm ăn liền từ nguyên liệu thịt bò và thịt lợn dạng tươi và đông lạnh.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Mai Phương

Kinh phí năm 2012 (Triệu đồng): 230

kết quả đạt được của đề tài

Nội dung 1: Nghiên cứu chế biến sản phẩm lên men từ nguyên liệu thịt bò và thịt lợn

Nghiên cứu phân lập và nuôi cấy chủng vi khuẩn sinh axit lactic phù hợp cho chế biến sản phẩm lên men

+ Đã phân lập được 22 chủng vi khuẩn latic gồm 6 chủng từ các sản phẩm trong nước và 16 chủng từ các sản phẩm salami của Nga và Hungary, nhuộm Gram và thử nghiệm catalase khẳng định 22 chủng phân lập được là vi khuẩn lactic. Các khuẩn lạc đều mang những đặc điểm của vi khuẩn lactic.

+ Lựa chọn được 4 chủng lên men đồng  hình và 1 chủng lên men dị hình có khả năng sản sinh axit lactic cao, riêng  01 chủng lên men dị hình (chủng N4) có có mùi thơm đặc trưng: Cả 05 chủng đều thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, phản ứng catalaza âm tính,  

 Giữ giống trong ống thạch nghiêng MRS để ở nhiệt độ 0-40C có thể bảo quản từ 1-3 tháng. Giữ giống trong dung dịch MRS có bổ xung glyxerin bảo quản ở nhiệt độ -250C có thể bảo quản giống từ 6 tháng đến 1 năm

Nghiên cứu công nghệ chế biến Salami

            + Xác định được tỷ lệ nguyên liệu phù hợp là 30% thịt lợn, 40% thịt bò, 30% mỡ

            + Công thức gia vị, phụ gia phù hợp đó là: Đường glucoza: 1,5%; Muối: 2,5%; hạt tiêu: 0,2%; tỏi: 0,3%; rượu trắng: 1,5%; Paprica: 0,03%.

           + Chủng giống phù hợp đã tuyển chọn đó là: chủng CD5 và N4

           + Tỷ lệ bổ sung là 2% với mật độ vi khuẩn lactic là 107 – 108 cfu/g

           + Nhiệt độ lên men thích hợp là 18-20oC, độ ẩm 80-85%

           + Nhiệt độ làm khô sản phẩm là 18-20oC, độ ẩm 65-70%

           + Bảo quản salami tốt nhất ở nhiệt độ 0-4oC



Nội dung 2. Nghiên cứu công nghệ chế biến sản phẩm thịt bò cuốn ăn liền an toàn và tiện dụng

             + Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu chính phù hợp đó là mỡ/thịt = 1/15,; Công thức gia vị phù hợp là: Gừng vàng: 6%; Tỏi 6%; quế chi: 1%, mật ong: 5%; magi: 8%

             + Tẩm ướp  ướp ở nhiệt độ 0 - 4oC trong 12-14h ; 

              + Thịt bò cuốn bảo quản ở 0-4oC sau 20 ngày và mẫu bảo quản ở -20oC  sau 30 ngày vẫn cho chất lượng tốt, đảm bảo VSATTP.



Nội dung 3. Nghiên cứu công nghệ chế biến giò bò từ nguyên liệu thịt bò lạnh đông

              + Lựa chọn được tỉ lệ phối trộn nguyên liệu chính từ thịt lạnh đông gồm: thịt bò:mỡ:đá là 10:3:1; Công thức gia vị: Gừng vàng: 0,6%; Tỏi: 0,6%; Quế bột: 1,0%; hạt tiêu: 1,0%; rau thì là: 4,0%; nước mắm: 1,3%; Muối: 1,2%; Trio PDP: 0,3% và tinh bột: 5,0%

            + Gia nhiệt là luộc giò bò trong môi trường nước 80 -85oC. Bao gói lớp trong bằng lá chuối, lớp ngoài là bao bì propylene hoặc bao gói lớp trong bằng propylene, lớp ngoài bằng khuôn nhôm cho chất lượng được ưa thích hơn cả.

              + Bảo quản sản phẩm ở 4oC; và -20oC đến tận 20 ngày vẫn cho chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh ATTP.



Một số kết quả khác

            - Tham gia  đào tạo được 2 kĩ sư  ngành công nghiệp thực phẩm.

            - Đăng 2 bài báo trong tạp chí KHCN chăn nuôi của Viện chăn nuôi số 42

- Đã nghiệm thu cấp Bộ theo Quyết định Số 294/QĐ:-BNN-KHCN ngày 25/02/2014

- Ngày nghiệm thu : 25/03/2014

- Xếp loại:  Khá



88.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến số lượng và chất lượng phôi Invitro từ trứng thu trên tế bào sống.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: KS. Phan Lê Sơn

Kinh phí năm 2012 (Triệu đồng): 230

Đề tài đang triển khai thực hiện



89.

Nghiên cứu một số khẩu phần ăn hợp lý từ nguồn cây thức ăn có hàm lượng tannin cao để giảm thiểu khí methane trong chăn nuôi bò thịt

 Thời gian thực hiện: 2012 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Kim Cương

Kinh phí năm 2012 (Triệu đồng): 630


  • Xác định ảnh hưởng các nguồn tanin khác nhau đến lượng methane sinh ra và lên men, tiêu hóa dạ cỏ trong điều kiện in vitro. Về tổng thể khi xem xét cả lượng methane sinh ra và lên men, tiêu hóa dạ cỏ trong điều kiện in vitro của 6 loại lá cây giàu tanin thì thì lá keo dậu và lá sắn tốt hơn tanin tinh khiết; tanin từ lá chè kém nhất về hiệu quả.

  • Có thể ước tính được lượng methane sinh ra ở dạ cỏ in vitro khi sử dụng các thức ăn bổ sung có tanin trong khẩu phần bằng phương trình: CH4 (ml) = 11,5 - 0,561 Tanin (%) - 0,213 NDF (%) + 0,216 Gas 96h;  với R2(adj) = 94,3% (P<0,01).

Xây dựng được 3 khẩu phần nuôi bò lai Sind sinh trưởng bổ sung các mức tanin 0,3; 0,4 và 0,5% tanin từ cây keo giậu. Mức bổ sung 0,3% đạt tăng trọng bình quân hàng ngày cao nhất 761 g/con/ngày đồng thời có hiệu quả sử dụng thấp nhất 5,4 kg CK/kg tăng trọng; lượng CH4 sản sinh (g)/kg tăng trọng ở nhóm bò ăn khẩu phần này thấp rõ rệt (p<0,05) so với nhóm bò ăn khẩu phần đối chứng đối chứng (165 so với 214,8)

90.

Đánh giá tiềm năng di truyền, khả năng sản xuất một số giống gà nội (gà Ri, Đá) và con lai của chúng với gà Zolo, Grinmaud và Lương Phượng.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Kim Cúc

Kinh phí năm 2012 (Triệu đồng): 300

- Đã chọn lọc nhân thuần đàn gà ri hoa mơ qua 3 thế hệ với quy mô là 200 con mái sinh sản ở thế hệ xuất phát và thế hệ 1, và 150 con mái sinh sản ở thế hệ 2. Kết quả theo dõi ba thế hệ như sau:

+Về đặc điểm ngoại hình:

Kiểu mào của đàn gà Ri hoa mơ là mào cờ. Màu da là màu vàng. Màu lông vẫn còn đa dạng, tuy nhiên chủ yếu vẫn là màu lông hoa mơ. Tỷ lệ màu lông hoa mơ của đàn gà ở thế hệ 2 đã được nâng lên 8,5% so với thế hệ xuất phát (từ 53,5% ở thế hệ xuất phát lên 62,0% ở thế hệ 2).

+ Về khả năng sản xuất:

Khối lượng của gà Ri đã tăng dần qua các thế hệ. Lúc 8 tuần tuổi gà trống có khối lượng là 668,04g ở thế hệ xuất phát và 690,44g ở thế hệ 2, gà mái có khối lượng 627,15g ở thế hệ xuất phát và 663,35g ở thế hệ 2. Đến 20 tuần tuổi gà trống có khối lượng ở thế hệ xuất phát là 1676,30g và ở thế hệ 2 là 1705,00g, gà mái có khối lượng ở thế hệ xuất phát là 1409,30g và ở thế hệ 2 là 1444,60g.

Năng suất trứng của gà Ri hoa mơ tăng dần qua các thế hệ. Năng suất trứng của đàn gà Ri hoa mơ đến 68 tuần tuổi là từ 126,21 quả ở thế hệ xuất phát và 129,28 quả ở thế hệ 2.

- Đã công bố được 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.



91

Nghiên cứu chọn lọc lai tạo dòng ngựa phục vụ thể thao, du lịch.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Trà

Kinh phí năm 2012 (Triệu đồng): 230

Đề tài đang triển khai thực hiện



92.

Chọn tạo dòng gà Tàu vàng để tạo gà thương phẩm

Thời gian thực hiện: 2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Văn Tịnh

Kinh phí (Triệu đồng): 2000

+ Đã chọn lọc được dòng trống Tàu vàng có khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tăng 8% (1,68kg/mái và 2,4kg/trống) và tăng 5% lúc 1 năm tuổi (2,13kg/mái và 3,15kg/trống). Tại trại giống Phân Viện chăn nuôi Nam bộ, tháng 12/2014 đang theo dõi đàn sinh sản ở tuần đẻ 16 (chọn lúc 19 tuần tuổi được 340 mái và 55 trống)

+ Đã chọn lọc được dòng mái Tàu vàng có năng suất sinh sản tăng >10% (128quả/mái/năm), tăng 5% tỷ lệ trứng có phôi (93-95%) và tỷ lệ ấp nở (79%) và giảm được 6% cho tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng. Tại trại giống Phân Viện chăn nuôi Nam bộ, tháng 12/2014 đang theo dõi đàn sinh sản ở tuần đẻ 16 (chọn lúc 19 tuần tuổi được 378 mái và 75 trống)

+ Con thương phẩm nuôi thịt tăng 4% khối lượng lúc giết mổ (bình quân 1,56 kg/con) có tỷ lệ thịt xẻ 68% (tăng 1,5%) và giảm tiêu tốn thức ăn 9% (3,05kg thức ăn/kg thịt). Với thương phẩm nuôi sinh sản đạt 120 quả/mái/năm (tăng 5%)

- Đào tạo được 01 thạc sĩ, và công bố được 01 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.


93.

Nghiên cứu chọn tạo một số nhóm ngựa lai phục vụ sản xuất và đời sống

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Đại

Kinh phí (Triệu đồng): 680

+ Đã lai tạo được 13 ngựa cái lai đua có 75% máu WE, OL trên nề ngựa cái lai 50% máu WE (Westfale), OL (Oldenbuger), ngựa cái nền có khối lượng từ 276 -366 kg, tuổi từ 28 - 45 tháng.

Ngựa lai 75% máu WE, OL có khối lượng sơ sinh từ 34,8 đến 38,0kg/con, khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 129,0 - 151,3kg/con, tăng khối lượng/ngày tương ứng là 377,78g/con/ngày (Ngựa lai 50% máu CA tăng khối lượng tương ứng là 320,83 g/con/ ngày).

Ngựa lai 75% máu WE, OL có ngoại nhình ổn định, kết cấu đầu thanh, cổ dài, dốc, mắt lồi tinh nhanh. Thân ngựa đều có ngực rộng ngay, bụng thon gọn. Màu lông của ngựa chủ yếu là màu hồng.

+ Đã xác định mức bổ sung 19,5g Ca và 7,8g P/100kP/ngày cho tăng trưởng tốt nhất cho cả ngựa lai 50% máu CA và 75% máu WE,OL giai đoạn 7-12 tháng tuổi.

- Đã công bố được 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.



94.

Hoàn thiện quy trình nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đoàn Đức Vũ

Kinh phí (Triệu đồng): 1.200

Dự án đã xây dựng được 02 quy trình (1) Quy trình sản xuất chất thay sữa dùng cho bê đực hướng sữa nuôi lấy thịt và (2) Quy trình chăn nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt có sử dụng chất thay sữa. Dự án đã xây dựng mô hình chăn nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt, đánh giá hiệu quả kinh tế và phát triển mô hình này ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Với giá thu mua sữa tươi như hiện nay (khoảng 13.000đ/kg), việc thay thế 80% sữa tươi bằng chất thay sữa (giá khoảng 6.500đ/kg) để nuôi bê và giá bán bò thịt (khoảng 60.000đ/kg hơi) thì mô hình chăn nuôi này có hiệu quả: khoảng 6-7 triệu đồng/con, nuôi trong thời gian khoảng 20 tháng, cung cấp khoảng 450kg thịt hơi/con. Với tổng đàn bò sữa khoảng 200 ngàn con, nếu sử dụng quy trình này để nuôi lấy thịt sẽ sản xuất được khoảng 500 tấn thịt bò (thịt tinh) mỗi năm, góp phần giảm bớt việc nhập khẩu thịt bò và bò thịt như hiện nay.

- Đào tạo được 30 kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật cho 300 lượt nông dân.


95.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, khẩu phần và chế độ ăn phù hợp cho các nhóm bò sữa lai (>75% HF) và bò HF thuần năng suất cao

Thời gian thực hiện: 2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Cải

Kinh phí năm (Triệu đồng): 2.500

- Qua khảo sát thực trạng nuôi dưỡng đàn bò sữa cao sản tại các hộ chăn nuôi nhỏ trên cả nước cho thấy: Khẩu phần bò vắt sữa có tỷ lệ thức ăn tinh trung bình dao động từ 48-52% chất khô khẩu phần. Nhiều cá thể được nuôi bởi khẩu phần tới 74-75% thức ăn tinh. Khẩu phần nuôi bò vắt sữatrung bình có năng lượng (NEL) thiếu khoảng 5% và CP thiếu khoảng 10% so với tiêu chuẩn NRC (1988).

- Đã đề xuất được 7 bảng tiêu chuẩn năng lượng và protein cho bò sữa khối lượng 550 kg ở các giai đoạn khác nhau của chu kì cho sữa. Mỗi bảng có tiêu chuẩn chi tiết cho năng suất sữa từ 9- 36 kg/ngày, mỡ sữa từ 3,5- 5,0%.

- Đã xây dựng được 8 khẩu phần ăn khoa học, cân đối dinh dưỡng cho bò có khối lượng 550 kg, năng suất sữa từ 14-36 kg/ngày. Các khẩu phần khác nhau về số lượng và chất lượng thức ăn thô.

- Trong những trại quy mô nhỏ chưa có điều kiện sử dụng TMR, phương pháp trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô băm nhỏ 3-4cm và cung cấp thức ăn cho bò ăn làm 3 lần/ngày là phù hợp. Chế độ cho ăn này đã làm tăng năng suất sữa thêm 7%, hiệu quả kinh tế tăng thêm từ 2- 4% so với một số chế độ cho ăn thông thường khác.

- Bò có năng suất sữa từ 6000 kg/chu kì nuôi theo tiêu chuẩn NEL, CP, UIP, DIP đề xuất từ kết quả nghiên cứu của đề tài, cho sản lượng sữa tăng thêm 10,23%, thời gian từ đẻ đến có chửa lại rút ngắn được 10,5 ngày, số lần phối giống có chửa giảm được 0,27 lần.

- Đã công bố được 02 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, 02 bài báo còn đang chờ phản biện.


96.

Nghiên cứu sản xuất premix khoáng-vitamin cho gia súc gia cầm nuôi theo phương pháp công nghiệp

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vương Nam Trung

Kinh phí(Triệu đồng): 2.200

điều tra 35 cơ sở SX premix cho thấy 60,01% sản lượng là do Cty nước ngoài SX. Sản phẩm chủ yếu là premix cho lợn (64,04%), gà (19,82%) và gia cầm, thủy sản khác (16,14% tổng sản lượng). Hàm lượng khoáng trong chế phẩm premix thu thập từ thị trường chỉ đạt 64,66-92,71%; hàm lượng vitamin đạt 17,40-31,97% so với công bố trên nhãn sản phẩm

+ Xác định được nhu cầu khoáng, vitamin cho lợn thịt, lợn nái nuôi con, gà thịt, gà đẻ, vịt thịt, vịt đẻ và bò sữa nuôi theo phương thức công nghiệp trong điều kiện chăn nuôi các tỉnh phía Nam

+ Tìm được cơ chất; bao bì; điều kiện bảo quản thích hợp sử dụng trong SX premix khoáng, vitamin để giảm thiểu hao hụt mất mát trong quá trình sử dụng và bảo quản chế phẩm.

+ Xây dựng được quy trình sản xuất premix khoáng, vitamin cho lợn, gà, vịt, bò sữa, vịt nuôi công nghiệp. Các quy trình đều được đơn giản hóa các thuật ngữ, chi tiết từng bước, dễ áp dụng trong điều kiện sản xuất

+ Sản xuất 1105 kg chế phẩm premix khoáng, vitamin thử nghiệm trên lợn, gà, vịt, bò sữa, vịt nuôi công nghiệp. Kết quả cho thấy premix tự SX có chất lượng tương đương với chế phẩm cùng loại nhập nội (ASTAMIX-Thái Lan và TECHNA-Pháp) nhưng giá bán thấp hơn từ 10-15%

+ Xây dựng 14 tiêu chuẩn sản phẩm premix khoáng, vitamin bổ sung trong khẩu phần thức ăn cho lợn thịt, lợn nái nuôi con, gà thịt, gà đẻ, vịt thịt, vịt đẻ và bò sữa.

+ Đăng 04 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành

- Đã công bố được 04 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.


97.

Nghiên cứu sử dụng tinh phân biệt giới tính để sản xuất phôi và bê ở bò sữa

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Lê Sơn

Kinh phí (Triệu đồng): 830

- Đề tài đã sản xuất được 133 phôi cái in vitro 81 phôi cái in vivo đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh (loại A, B). Sản xuất được 26 bê cái từ phôi được sản xuất ra.

- Có sự khác nhau về kết quả tạo phôi in vitro giữa tinh phân biệt giới tính và tinh không phân biệt giới tính (P < 0,05). Tinh phân biệt giới tính thu được 1,8 phôi đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh/buồng trứng. Tinh bình thường thu được 3,14 phôi đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh /buồng trứng.

- Có sự khác nhau về kết quả tạo phôi in vivo giữa tinh phân biệt giới tính và tinh không phân biệt giới tính (P < 0,05). Tinh phân biệt giới tính thu được 4,50 phôi đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh/bò/lần. Tinh bình thường thu được 5,56 phôi đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh bò/lần.

- Tỉ lệ có chửa của phôi in vitro đạt tỉ lệ 21,82%. Tỉ lệ có chửa của phôi in vivo đạt tỉ lệ 32,00%.

Có thể nói rằng kết quả phôi in vitro và phôi in vivo đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh của tinh phân biệt giới tính thấp hơn tinh bình thường, tuy nhiên với kết quả giới tính cái lên đến trên 90% sẽ đem lại hiệu quả kinh tế hơn sử dụng tinh bình thường (50% bê cái) trong chăn nuôi bò sữa.

- Đào tạo được 01 Sinh viên, 01 thạc sĩ và công bố được 02 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành


98.

Hiện trạng và giải pháp làm giảm số lượng tế bào soma (Somatic cell count – SCC) trong sữa bò tươi khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện: 2013 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Thu Lam

Kinh phí năm (Triệu đồng): 600

- Thực trạng số lượng SCC trong sữa ở mức ≤200x10­­3TB/ml chiếm 11,6%; nằm trong khoảng >200x10­­3 đến ≤400x10­­3TB/ml chiếm 23,6%; bò có SCC >400x10­­3 đến ≤1.500x10­­3TB/ml là 28,4% và đặc biệt số bò mức SCC >1.500 x10­­3 TB/ml có tỷ lệ cao nhất 36,4%. Hiện trạng SCC cao trong sữa vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi SCC trong sữa như sau: + Bổ sung khoáng chất, vitamin trong khẩu phần, vệ sinh chuồng trại định kỳ, độ khô thoáng của nền chuồng, phương pháp vắt sữa và vệ sinh vắt sữa đều làm giảm số lượng tế bào soma trong sữa. + Streptococcus agalactiae là tác nhân chủ yếu gây nên sự gia tăng số lượng SCC trong sữa và Staphyloccus aureus đóng vai trò phụ nhiễm làm cho sự gia tăng trở nên nghiêm trọng và dai dẵng.

- Các giải pháp thích hợp làm giảm số lượng SCC trong điều kiện sản xuất thực tế như sau:

Kết hợp bổ sung Se và vitamin E vào khẩu phần ăn hằng ngày, thực hiện công tác quản lý vệ sinh chăn nuôi, thực hành vệ sinh vắt sữa ở cả 2 phương pháp vắt sữa bằng máy và tay là rất cần thiết trong việc quản lý và phòng ngừa sự gia tăng SCC trong sữa, giúp ổn định giá thu mua, cải thiện thu nhập cho người chăn nuôi.

- Đã công bố được 01 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.



99.

Đánh giá khả năng sản xuất của dòng đực tổng hợp VCN03 và một số tổ hợp lai

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Hồng Sơn

Kinh phí (Triệu đồng): 750

- Hệ số di truyền của tính trạng độ dày cơ thăn và tỉ lệ nạc ở mức cao (0,58 và 0,56), tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng ở mức trung bình (0,34 và 0,34) nên đạt hiệu quả chọn lọc cao.

- Lợn đực dòng VCN03 sau 1 thế hệ chọn lọc đã tăng khả năng tăng khối lượng 60,09 g/ngày, tăng tỉ lệ nạc 1,4% nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt và chất lượng thịt.

- Số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực VCN03 đạt chất lượng tốt, với 3260 lần khai thác, thể tích tinh dịch đạt 266,49 ml, hoạt lực tinh trùng đạt 84,11%, chỉ tiêu VAC là 63,72 tỉ/lần. Sau 1 thế hệ chọn lọc, số lượng và chất lượng tinh dịch được cải thiện. Cụ thể, thể tích tinh dịch tăng 11,49 ml/lần, VAC tăng 14,28 tỉ/lần và tỉ lệ kì hình giảm 0,48%.

- Lợn thương phẩm 4 và 5 dòng có khả năng sinh trưởng cao, tăng khối lượng bình quân/ngày lần lượt đạt 806,54 và 791,76 g/ngày, chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn bình thường.

- Chọn được hai tổ hợp lai phù hợp, có khối lượng cai sữa/ổ cao hơn là DLYxMC (43,96 kg) và LRxMC (43,10 kg) tại Quảng Trị.

- Đào tạo được 02 thạc sĩ, 01 tiến sĩ và công bố được 05 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.


100.

Nghiên cứu xây dựng chuỗi nhân giống cho 4 giống lợn cao sản

Thời gian thực hiện: 2016

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài:

Kinh phí năm (Triệu đồng):


101.

Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa giống lợn VCN-MS15 với một số giống lợn ngoại phục vụ chăn nuôi nông hộ

Thời gian thực hiện: 2016

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài:

Kinh phí năm (Triệu đồng):


102.

Nghiên cứu khẩu phần thức ăn phù hợp cho bò đực giống chuyên thịt sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2016

Đơn vị thực hiện: TT Giống Gia súc lớn Trung ương, Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:

Kinh phí năm (Triệu đồng):


103.

Nghiên cứu bảo quản, chế biến phụ phẩm của công nghiệp chế biến thủy sản (từ cá basa, cá tra và tôm) trong chăn nuôi nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Thời gian thực hiện: 2016

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài:

Kinh phí năm (Triệu đồng):


104.

Nghiên cứu quy trình nuôi lợn sinh sản đạt năng suất cao

Thời gian thực hiện: 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:

Kinh phí năm (Triệu đồng):


Каталог: uploads -> files -> Tin%20KHCN -> Nam%202015
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương