Các nhiệm vụ khcn các đề tài cấp Bộ


             Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần một số giống gà nội (gà Mía, gà Hồ và gà Tiền Phong)



tải về 0.57 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích0.57 Mb.
#32372
1   2   3   4   5   6

65.            


Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần một số giống gà nội (gà Mía, gà Hồ và gà Tiền Phong)

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Huấn luyện và phát triển  động vật

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Hồ Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Nghiên cứu chọn lọc 3 giống gà nội (Hồ, Mía và Tiên Phong): Kết quả đã chọn lọc ổn định được đặc điểm ngoại hình của 3 giống gà nội, xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật của 3 giống gà nội và mở rộng được quần thể chọn lọc

- Nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa các giống gà nội (Hồ, Mía và Tiên Phong) với một số giống gà nhập nội (Lương Phượng, Sasso (TĐ)) bao gồm các tổ hợp VP3A, VP3B, VP4A, VP4B và VP5. Đã xác định được đặc điểm ngoại hình và năng suất của 5 tổ hợp lai với khối lượng cơ thể từ 1,4 - 1,6 kg và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 3,0 - 3,2 kg.

- Xây dựng mô hình nuôi giữ 3 giống gà nội tại Thuận Thành - Bắc Ninh (gà Hồ), Duy Tiên - Hà Nam (gà Tiên Phong) và Sơn Tây - Hà Nội (gà Mía) với quy mô 100 mái sinh sản tại mỗi địa phương

- Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật (xây dựng được tiêu chuẩn ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh cho 3 giống gà Hồ, Tiên Phong và Mía)

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



66.            

Chọn lọc và sử dụng một số giống cao lương (Sorghum) có năng suất chất xanh cao trong vụ đông - xuân làm TA gia súc nhai lại

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Trần Quốc Việt

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã thu thập được 13 giống cao lương, trong đó có 10 giống trong nước (từ Cao Bằng và Sơn La) và 3 giống nhập từ Nhật Bản.

- Đã tiến hành 2 thí nghiệm đồng ruộng để sơ tuyển giống cao lương có năng suất chất xanh cao trong vụ đông  xuân. Thời điểm gieo hạt tại mỗi điểm thí nghiệm vào 1/8 và 1/9 năm 2008.

- Đã tiến hành phân tích, xác định hàm lượng HCN của các giống cao lương nghiên cứu và đánh giá giá trị thức ăn của các giống cao luơng thông qua thành phần hoá học, khả năng tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.


67.            

Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng các kiểu chuồng nuôi phù hợp trong chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi trang trại

Thời gian thực hiện:  2009-2011

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quế Côi

Tổng kinh phí (triệu đồng): 1.816 triệu đồng

Kết quả đạt được:

- Kết quả điều tra kiểu chuồng chăn nuôi lợn trang trại cho thấy các trang trại có kiểu chuồng hở chiếm đa số, tỷ lệ này lần lượt ở ba miền Bắc - Trung - Nam là 57% - 73% - 98%. Tiếp đến là tỷ lệ trang trại có kiểu chuồng kín linh hoạt tương ứng là 35% - 26% - 2%. Kiểu chuồng kín hoàn toàn chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 3% trong tổng số các trang trại điều tra.

Lợn nuôi ở chuồng kín hoàn toàn và chuồng kín linh hoạt ở miền Bắc và miền Trung có chỉ số lứa đẻ, số con cai sữa/nái/năm, khối lượng cai sữa/nái/năm, tổng khối lượng giai đoạn theo mẹ và tổng khối lượng giai đoạn sau cai sữa đến xuất bán cao hơn lợn nuôi ở chuồng hở (P<0,05).

- Hệ thống thông số kỹ thuật cho các kiểu chuồng nuôi tại 3 miền Bắc, Trung, Nam phù hợp cho chăn nuôi lợn trang trại hiện nay.

- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn cho thấy:

Nhiệt độ trong chuồng nuôi lợn tại các mô hình chuồng hở, nửa kín nửa hở và chuồng kín sau xây dựng mô hình đã giảm xuống so với trước khi xây dựng mô hình. Nhiệt độ giảm nhiều vào mùa nắng nóng ở các chuồng nuôi lợn nái chửa và chờ phối, nái nuôi con, sau cai sữa, lợn thịt và lợn đực làm việc. Mô hình chuồng hở hiệu quả giảm nhiệt độ là tốt nhất sau khi xây dựng mô hình.

Độ ẩm trong chuồng nuôi lợn tại các mô hình chuồng hở, nửa kín nửa hở và chuồng kín sau xây dựng mô hình đã giảm xuống so với trước khi xây dựng mô hình. Độ ẩm sau khi xây dựng mô hình được duy trì và thay đổi gần với ẩm độ tối ưu: Mô hình chuồng hở độ ẩm được điều chỉnh từ 76,9-95,9% trước xây dựng xuống 71,9-83,2%; Mô hình chuồng kín linh hoạt từ 76,1-99,3%  xuống 78,8-95,1%; Mô hình chuồng kín từ 75,2-90,7% xuống 73,7-87,5%.

      Hiệu quả giảm thiểu các nồng độ khí độc: Sau khi xây dựng mô hình nồng độ các khí độc CO2, NH3 và H2S đều giảm từ 20-75% đối với mô hình chuồng hở, từ 10-40% đối với mô hình chuồng kín linh hoạt và từ 20-45% đối với mô hình chuồng kín. Chỉ tiêu về nồng độ khí độc (CO2, NH3 và H2S) trong chuồng nuôi sau khi xây dựng mô hình đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937/95.

Năng suất chăn nuôi lợn sau khi xây dựng mô hình tăng từ 2,5% đến 5,1% với chỉ tiêu tăng khối lượng giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán. Giảm được tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn lợn con theo mẹ 1,1-1,5%. Tăng tỷ suất lợi nhuận trong chăn nuôi từ 3,5 đến 5,2%.



68.            

NC sử dụng vi sinh vật trong chế biến, bảo quản để nâng cao TL tiêu hoá, hiệu quả s.dụng TA thô xanh, phế phụ phẩm công nông nghiệp cho GS nhai lại

Thời gian thực hiện:  2009 - 2012

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Ninh Thị Len (2009-2010)

                          Th.S. Bùi Thị Thu Huyền. (2011-2012)

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã phân lập được 170 chủng VSV từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp lên men và chọn 136 chủng nuôi cấy để xác định khả năng lên men lactic đồng hình. Đã lựa chọn được 70 chủng có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ > 37oC và có khả năng sản sinh axit lactic tốt, trong số đó có 20 chủng đã được phân loại bằng phương pháp sinh học phân tử.

- Đã phân lập 210 chủng vi sinh vật từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp lên men và xác định khả năng sinh enzyme ngoại bào phân giải xenluloza, xylan, pectin, glucan của chúng.

 - Đã chọn 62 chủng nuôi  dịch thể để xác định khả năng sinh các enzyme xenlulaza, xylanaza, pectinaza và glucanaza, trong đó 20 chủng có khả năng sinh enzim cao đã được phân loại bằng phương pháp sinh học phân tử, xác định khả năng kháng khuẩn,  phân tích định lượng hoạt độ của các enzyme xenlulaza, xylanaza, pectinaza và glucanaza.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



69.            

NC giải pháp kỹ thuật và chính sách thúc đẩy nhanh công tác TTNT gia súc trong nhân giống lợn, bò

Thời gian thực hiện:  2009 - 2011

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đào Đức Thà

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã xây dựng mô hình  sản xuất tinh lợn quy mô nhỏ tại xí nghiệp lợn ngoại Cầu Diễn.

- Đã xây dựng mô hình sản xuất quy mô lớn tập trung tại Trung tâm Giống gia súc Hải Dương.

- Đã xây dựng mô hình thụ tinh nhân tạo bò tại Hà Nội.

Đã tư vấn hướng dẫn kỹ thuật để các dẫn tinh viên hoàn thiện kỹ thuật trong công tác phối giống và khám thai. Hiện đã có 450 bò được phối giống.

- Đề tài đang được triển khai, các mô hình đang được hoàn thiện và đi vào sản xuất



70.            

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, axit amin và chế độ nuôi dưỡng của lợn hậu bị Yorkshire, Landrace và cái lai YL, LY để nâng cao khả năng sinh sản ở 3 vùng sinh thái (Đồng bằng sông Hồng và miền Trung)

Thời gian thực hiện:  2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Trần Thị Bích Ngọc

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

kết quả đạt được của đề tài

Lợn nái thuần giống Yorkshire, Landrace và con lai giữa 2 giống này được nuôi tại các trại và hộ điều tra tại vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung chiếm tương ứng khoảng 11,25-16,67%; 8,0-10,3% và 61,2-87,92%. Nhu cầu năng lượng trao đổi, protein thô và axit amin thiết yếu trong 1 kg thức ăn hỗn hợp điều tra ở từng giai đoạn tương ứng không theo như khuyến cáo của NRC (1998) cho lợn cái hậu bị.

Xác định được nhu cầu các chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn (có 90% VCK) cho lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire ở giai đoạn từ 50 kg đến 80 kg (giai đoạn 1) và từ 81 kg đến khi phối gống lứa đầu (giai đoạn 2) trong điều kiện cho ăn tự do (adlibitum) như sau:

- Năng lượng trao đổi là 3265 kcal ở cả 2 giai đoạn

- Protein thô ở giai đoạn 1 và 2 là 16,3% và 13,8%, tương ứng.

- Lysine tiêu hóa ở giai đoạn 1 và 2 là 0,71% và 0,55%, tương ứng. Yêu cầu về tỷ lệ lysine tiêu hóa/năng lượng trao đổi trong thức ăn là 2,17 g/Mcal (giai đoạn 1) và 1,68 g/Mcal (giai đoạn 2).

- Methionine + cystein và threonine tiêu hóa ở giai đoạn 1 và 2 tương ứng là 0,42%; 0,46% và 0,33%; 0,37%.  

Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả hai giống Landrace và Yorkshire là như sau: với khẩu phần ăn có mức năng lượng trao đổi, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) như trên, lợn cái hậu bị giai đoạn dưới 90 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 90 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% so với khả năng ăn được của lợn khi được ăn tự do, và giai đoạn 10 ngày trước phối giống nên cho ăn tự do.

Mức ăn hàng ngày của lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire tại vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung tương ứng là: 2,64 và 2,54 kg TA/con/ngày ở giai đoạn 50 đến động dục lần đầu; 2,93 và 2,66 kg TA/con/ngày ở giai đoạn động dục lần đầu đến 10 ngày trước phối giống lần đầu.

Xây dựng được 2 qui trình nuôi dưỡng lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thức ăn và sinh thái ở vùng Đồng bằng sông Hồng và miền Trung, nâng cao năng suất sinh sản 5-10% (khối lượng lợn con cai sữa/ổ).

- Đã nghiệm thu cấp Bộ theo Quyết định Số  953/QĐ:-BNN-KHCN ngày 07/05/2014

- Ngày nghiệm thu:  /29/05/2014

- Xếp loại:  Khá.


71.            

Đánh giá các yếu tố tác động của dịch Lở mồm long móng (LMLM), dịch Tai xanh và đề xuất các giải pháp kỹ thuật, chính sách và tổ chức phát triển ngành hàng chăn nuôi lợn ở nước ta

Thời gian thực hiện:  2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Lê Thị Thanh Huyền

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

kết quả đạt được của đề tài

Khoảng cách tới ổ dịch liên quan mật thiết tới lây lan hai dịch bệnh LMLM và TX. Trong vòng 100 m tới ổ dịch, xác suất nhiễm bệnh là 50%. Từ 100 m – 220 m – 1000 m (với bệnh LMLM) và từ 100 m – 300 m – 800 m (với bệnh Tai xanh), xác suất nhiễm bệnh giảm từ 50% – 25% – 5%. Ngoài phạm vi này tới 5000 m, nguy cơ nhiễm bệnh không thay đổi đáng kể và thấp hơn 5%. Ngoài ra, ở khoảng cách dưới 100 m đến chuồng lợn hộ khác, xác suất nhiễm bệnh TX cao hơn đáng kể so với xác suất không nhiễm bệnh. Do đó, khi dịch bệnh xảy ra, việc tiêu hủy cả đàn và áp dụng các biện pháp xử lý thú y cao nhất nên áp dụng trong vòng khoảng cách dưới 100 m đến ổ dịch; từ 100-200 m có thể thực hiện tiêu hủy lợn bị bệnh này và nghiêm cấm vận chuyển lợn. Ở cách ngoài 200 m tới 1000m kết hợp với xác định khoảng cách đến chuồng nuôi lợn khác là hơn 100 m, có thể dùng các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho toàn đàn và tiêu hủy chọn lọc nếu có lợn ốm, yếu. Quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ phạm vi này tới 5000m.

Xác suất nhiễm hai bệnh là 50% ở qui mô chăn nuôi dưới 30 lợn; xác suất giảm dần từ 50% - 25% - 5%  khi qui mô tăng từ  30 – 60 – 180 (với bệnh LMLM), và 200 con (với bệnh TX), và từ qui mô này không thay đổi đáng kể và không sai khác giữa xác suất nhiễm và không nhiễm bệnh. Kết quả này do công tác vệ sinh phòng bệnh ở trang trại tốt hơn hộ chăn nuôi về nuôi cách li; tiêm phòng chủ động hai bệnh và các bệnh đỏ; nguồn nước cho chăn nuôi lợn; sát trùng cổng trại và phương tiện vào trại; và sự hiểu biết về hai bệnh dịch này. Do đó cần khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại quy mô vừa, nâng cao  tỷ lệ tiêm phòng một cách chủ động hai bệnh này và các bệnh đỏ, đồng thời tuyên truyền người chăn nuôi áp dụng triệt để các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nói trên. Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin TX và LMLM định kỳ đối với các hộ chăn nuôi, và hỗ trợ một phần cho các trang trại chăn nuôi.

Thiệt hại trung bình gây ra sau một đợt dịch TX là 76 triệu đồng/trang trại, và 22 triệu đồng/ hộ; sau một đợt dịch LMLM là 64 triệu đồng/ trang trại và 16 triệu đồng/ hộ chăn nuôi lợn nhiễm bệnh. Tuy nhiên, xét thiệt hại do lợn chết và tiêu hủy tính trên tổng đàn cho thấy hộ chăn nuôi chịu rủi ro cao. Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời dựa trên tỷ lệ lợn chết và tiêu hủy cho các cơ sở có lợn mắc bệnh. Khuyến khích người chăn nuôi tham gia mô hình bảo hiểm vật nuôi (nhà nước hỗ trợ một phần phí bảo hiểm theo vùng sản xuất tập trung, và theo nhóm các trang trại, kết hợp giữa bảo hiểm với cung cấp dịch vụ thú y và khuyến nông).

Mô hình vùng an toàn dịch bệnh thông qua xây dựng và thực hiện hương ước góp phần giảm tỷ lệ bán chạy lợn ốm, tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại và phương tiện vận chuyển. Mô hình nên được tiếp tục triển khai, đánh giá về hiệu quả kinh tế và xã hội để làm cơ sở nhân rộng ra các vùng khác.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ theo Quyết định Số 404/QĐ:-BNN-KHCN ngày 06/05/2014

- Ngày nghiệm thu :  24/05/2014

- Xếp loại:  Khá



72.            

Nghiên cứu các yếu tố kinh tế-kỹ thuật-xã hội và môi trường ảnh hưởng đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất ở 5 vùng chăn nuôi (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc và Miền Trung).

Thời gian thực hiện:  2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đinh Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 950 triệu

·        Trong số 4 nhóm TBKT, thì TBKT về giống được áp dụng rộng rãi nhất và có tỷ lệ hộ bỏ áp dụng thấp nhất. Tuy nhiên, tính phù hợp này cũng khác nhau giữa các TBKT về giống khác nhau và vùng khác nhau. Trong số các TBKT về giống, TBKT về giống lợn dễ áp dụng nhất, tiếp theo là giống gà cho cả 2 phương thức chăn nuôi hộ gia đình và trang trại. TBKT về giống vịt dễ áp dụng nhất đối với vùng ĐBSCL. TBKT về giống bò dễ áp dụng cho những vùng đã áp dụng phương thức nuôi thâm canh như vùng miền Trung.

·        TBKT về cây thức ăn và chế biến phụ phẩm dễ áp dụng cho các trang trại mà không phù hợp với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở tất cả các vùng.

·        Các TBKT tổng hợp như chuồng nuôi, các biện pháp an toàn sinh học vv.. được các trang trại áp dụng nhiều và có xu hướng tăng mạnh trong các năm gần đây. Xu hướng này được xuất hiện ở tất cả 5 vùng.



Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng?

·        Trong số 4 nhóm yếu tố, nhóm các yếu tố kinh tế (quymôchănnuôi, diệntíchcanhtác, laođộng, vốncủagiađình..) có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo nhóm yếu tố kỹ thuật (tính phức tạp của kỹ thuật), nhóm yếu tố xã hội (thành phần dân tộc, trình độ văn hóa, tiếp cận khuyến nông…) và thấp nhất là yếu tố môi trường (mật độ chăn nuôi, kiểu chuồng, hệ thống xử lý môi trường..) đếnkhảnăngápdụngcácTBKTtrongchănnuôi. Yếu tố môi trường chỉ có ảnh hưởng đến việc áp dụng TBKT trong chăn nuôi lợn ở các vùng miền Nam màkhôngcótácđộngcó ý nghĩathôngkê ở cácvùngmiềnBắc.



  • Yếu tố kỹ thuật được xác định là yếu tố cản trởl ớn thứ hai ảnh hưởng đến khả năng áp dụng các TBKT vào thực tế sản xuất, làm giảm khả năng áp dụng TBKT từ 13,7% đến 34,3%. Các cơ quan nghiên cứu cần nghiên cứu các TBKT phù hợp với từng đối tượng sử dụng TBKT ở từng vùng chăn nuôi khác nhau.

Đề tài nghiệm thu đạt kết quả khá

73.            

Chọn lọc tạo hai dòng vịt cao sản hướng thịt (dòng trống và dòng mái) cung cấp cho sản xuất tại các tỉnh phía Nam

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Dương Xuân Tuyển

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

- Chọn tạo được dòng trống V22, số lượng đàn hạt nhân 400 con, có khối lượng cơ thể cao nhất so với các dòng trống khác của trại vịt VIGOVA. Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi vịt trống 3,43 kg/con, vịt mái 3,27 kg/con. Sử dụng làm dòng trống trong tổ hợp tạo vịt bố mẹ và thương phẩm cung cấp cho sản xuất.

-Chon tạo được dòng mái V27, số lượng đàn hạt nhân 500 con, có năng suất trứng cao nhất hiện nay của trại vịt giống VIGOVA, đạt 210 quả/mái/42 tuần đẻ. Sử dụng làm dòng mái trong tổ hợp sản xuất vịt bố mẹ và thương phẩm cung cấp cho sản xuất.

- Vịt bố mẹ xuất phát từ các dòng mới tạo ra có năng suất trứng cao, đạt 210 quả/mái/42 tuần đẻ, còn nếu nuôi 45-48 tuần đẻ có thể đạt 225-235 quả/mái là rất cao. Vịt được tạo ra trong điều kiện Việt Nam nên dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nuôi trang trại cũng như nông hộ, nuôi nhốt công nghiệp cũng như chăn thả có kiểm soát, đều cho hiệu quả kinh tế cao. Con giống có thể xuất khẩu.

- Vịt thương phẩm: Tỷ lệ nuôi sống 98%; khối lượng xuất chuồng nuôi nhốt 7 tuần tuổi hoặc nuôi chăn thả 8 tuần tuổi đạt 3,25 kg/con; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng nếu nuôi nhốt 7 tuần tuổi là 2,46 kg, nuôi chăn thả có kiểm soát 8 tuần tuổi là 2,2 kg. Tỷ lệ thịt xẻ nuôi nhốt 7 tuần tuổi là 70,1%. Vịt dễ nuôi đối với trang trại, nông hộ, cho hiệu quả kinh tế cao, có thể xuất khẩu.

Mỗi năm trại vịt giống VIGOVA có thể chuyển giao 150 ngàn con giống bố mẹ giống mới này ra thị trường phía Nam, sản xuất ra 18 triệu con vịt thương phẩm, cho sản lượng thịt 50 ngàn tấn/năm.

- Đào tạo được 02 thạc sĩ, và công bố được 02 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.


74.            

Nghiên cứu xây dụng khẩu ăn và chế độ nuôi dưỡng thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bê lai (Druoght Master x Lai Zebu) từ 0-6 tháng tuổi và bò lai (Druoght Master x Lai Zebu) vỗ béo.

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đỗ thị Thanh Vân

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Đề tài đang triển khai thực hiện



75.            

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần (NE) cho duy trì và sản xuất của bò sữa Holstein VN

Thời gian thực hiện:  2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Tóm tắt kết quả của đề tài

Có sự khác biệt về nhu cầu ME cho duy trì của bò sữa hiện nay so với trước kia.

Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của bò HF Việt nam (HV) có khối lượng 400; 500 và 600 kg là  0,53; 0,50 và 0,49 MJ MEm/kgBW0,75).

Nhu cầu NEm ở bò sữa HV tương ứng = (FHP + (10% FHP) là 0,43; 0,41 và 0,40 cho bò có khối lượng 400; 500 và 600 kg.

Nhu cầu ME và NEl gần như ít thay đổi.  Để sản sinh 1 kg sữa tiêu chuẩn 4% mỡ, bò HV cần 5,2 – 5,29 MJ ME và khoảng 3,0 – 3,4 MJ năng lượng thuần để sản sinh mỗi kg sữa tươi tùy theo hàm lượng mỡ sữa, thời điểm và giai đoạn tiết sữa.

Có các quan hệ bậc 1 và 2 tồn tại giữa MEm và khối lượng cơ thể. Quan hệ tốt nhất giữa chỉ tiêu này là hồi quy bậc 2 dạng: MEm =  817,5 – 1,093 KLCT + 0,00091 KLCT2 với R2 = 70%. Giữa NEm và khối lượng cơ thể chỉ tồn tại quan hệ tuyến tính bậc 1 dạng: NEm =  440.1 - 0.1386 KLCT, R2 = 51,7%. 

Nhu cầu năng lượng thuần cho tiết sữa có thể ước tính được từ tổng MEI(0) ăn vào: NEl = -35,97 + 0,6536 MEI(0)., R2-Sq (adj) = 88,3 %.

Có thể xác định NEl thực bằng phương trình NEl thực (đốt bằng bom calorimeter) = 0,7009 + 0,8371 x NEl  (ước tính từ công thức của Tyrrell và Reid, 1965, R2-sq (adj) = 83,1 %.

Có thể ước tính năng suất sữa cả ngày của bò HV bằng hai phương trình: (i) Năng suất sữa cả ngày = 0,5786 + 1,860 x Năng suất sữa buổi sáng;R-Sq(adj) = 97,7%; P < 0,001 và (ii) Năng suất sữa cả ngày =0,1776 + 2,049 x Năng suất sữa buổi chiều; R-Sq(adj) = 97,2%; P<0,001.

- Đã nghiệm thu cấp cơ sở theo Quyết định Số 156/QĐ-VCN-KHHTQT ngày 25/04/2014

- Ngày nghiệm thu : 27/04/2014

- Xếp loại:  Khá



76.            

Nghiên cứu chọn tạo bốn dòng vịt mới chuyên thịt năng suất chất lượng cao

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Nguyễn Ngọc Dụng

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Đề tài đang triển khai thực hiện



77.            

Nghiên cứu lai tạo 2 giống cừu lai Lông mịn và Lông thô nhằm nâng cao năng suất chất lượng thịt cưu ở iệt Nam

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Ngô Thành Vinh

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Đề tài đang triển khai thực hiện



78.            

Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cái tạo giống trâu Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Lê Bá Quế

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2500

- Đã tuyển chọn, huấn luyện khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả được 07 trâu đực giống nội (Ngố) (đạt 233,33% kế hoạch đề ra) và 04 trâu đực giống Murrah (đạt 200,00% kế hoạch đề ra). Các trâu đực đều có khối lượng lớn (khối lượng trưởng thành trên 600kg), chất lượng tinh dịch tốt, đảm bảo sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ (lượng xuất tinh ≥2ml, hoạt lực tinh trùng ≥70%, nồng độ tinh trùng ≥0,8 tỷ/ml).

- Lựa chọn được công thức môi trường pha loãng tinh dịch để sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ và bước đầu xây dựng được Quy trình sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ đảm bảo chất lượng tốt (hoạt lực sau giải động ≥40%, tỷ lệ thụ thai lần đầu trên đàn trâu cái đạt 48,57%-53,33%).

- Đào tạo được 01 thạc sĩ, 01 tiến sĩ và công bố được 04 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.



79.            

 NC hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi các dòng  ngan V7 và VS ở các tỉnh phía Bắc

Thời gian thực hiện:  2015 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Trần Thị Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.100

 


80.

Nghiên cứu lai tạo một số tổ hợp đực lai cuối cùng phù hợp cho sản xuất lợn thương phẩm ở miền Bắc Việt Nam.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Kim Cúc

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.500

Đề tài đang triển khai thực hiện



81.

Đánh giá tiềm năng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò có nguồn gốc Hostein Friesian (HF) nuôi tại Việt Nam.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Văn Giới

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Đề tài đang triển khai thực hiện



82.

Nghiên cứu các giải pháp tổng thể để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS.Đinh Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.000

1. Đánh giá được những khó khăn trở ngại làm cơ sở định hình các giải pháp kinh tế-kỹ thuật-tổ chức sản xuất-kinh doanh bò thịt.

(i) Khó khăn về kỹ thuật: Thiếu thức ăn thô xanh, đặc biệt trong mùa khô do không hộ nào áp dụng công nghệ chế biến phụ phẩm nông-công nghiệp là yếu tố then chốt hạn chế đến phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa tại các khu vực sản xuất bò thịt;

(ii) Khó khăn về thị trường: Có nhiều khâu trung gian, thiếu thông tin thị trường và thiếu sự hợp tác lâu dài giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bò thịt làm cho sự phân chia giá trị gia tăng giữa các tác nhân còn bất hợp lý, giảm lợi thế cạnh tranh của từng tác nhân nói riêng và toàn chuỗi nói chung;

(iii) Khó khăn về tổ chức sản xuất: Hầu hết các hộ chăn nuôi bò thịt hàng hóa có quy mô chăn nuôi nhỏ (6,2 con/hộ), và 100% số hộ chưa tham gia liên kết trong tổ chức sản xuất giữa các hộ nông dân cùng chăn nuôi bò thịt theo một quy trình và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương;

(iv) Khó khăn về chính sách:Văn bản về quản lý giống vật nuôi còn nhiều bất cập. Thiếu các chính sách, chương trình cụ thể của nhà nước hỗ trợ cho các mô hình liên kết theo kiểu tổ hợp tác, nhóm liên kết, tạo tiền đề cho việc xây dựng HTX.

2. Kết quả xây dựng và thử nghiệm các mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa đã chứng minh việc lồng ghép các giải pháp kỹ thuật với giải pháp tổ chức, quản lý thông qua việc thành lập tổ hợp tác/nhóm liên kết, trong đó thiết lập các mối liên kết ngang dựa trên nhu cầu có thực của người chăn nuôi, liên kết dọc giữa tổ hợp tác với các tác nhân thu gom-giết mổ, mang lại lợi ích thực sự cho các bên tham gia là con đường duy nhất để thúc đẩy chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa trong điều kiện của các tỉnh hiện nay.

3. Áp dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế-kỹ thuật, không những góp phẩn mở rộng quy mô chăn nuôi (tăng 21,9%), mà còn làm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi của các hộ tham gia mô hình. Khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn (rút ngắn được 6,4%) và khối lượng bê sơ sinh tăng trung bình 12,1%.

- Đã công bố được 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành


83.

Каталог: uploads -> files -> Tin%20KHCN -> Nam%202015
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương