Các nhiệm vụ khcn các đề tài cấp Bộ


             Nghiên cứu thích nghi, chọn lọc, lai tạo dòng ngựa phục vụ thể thao du lịch



tải về 0.57 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích0.57 Mb.
#32372
1   2   3   4   5   6

47.            


Nghiên cứu thích nghi, chọn lọc, lai tạo dòng ngựa phục vụ thể thao du lịch

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC và phát triển chăn nuôi miền Núi

Chủ nhiệm đề tài:   KS. Đặng Đình Hanh (2006-2009)

                              TS.Nguyễn Hữu Trà (2010)

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Bước đầu tạo con lai theo hướng ngựa đua phục vụ thể thao và du lịch bằng công nghệ phối tinh đông lạnh giống ngựa Westfale và giống ngựa Oldenbger nhập từ CHLB Đức với ngựa cái 25% máu Cabadin. Con lai tạo ra có khối lượng 12 tháng đạt 150 -160 kg, có ngoại hình đẹp, con lai đang được huấn luyện để chuyển giao vào sản xuất. Nghiên cứu thành công qui trình khai thác và sản xuất tinh đông lạnh ngựa dạng cọng rạ hoạt lực sau giải đông đạt 35,60%

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



48.            

Nghiên cứu chọn tạo một số dòng ngan giá trị kinh tế cao

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   PGS.TS. Hoàng Văn Tiệu

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Chọn tạo được các dòng ngan qua 2 thế hệ. Dòng trống có khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi V51 con trống: 3150g, mái 2184g, hệ số di truyền: 0,58-0,52. V71 con trống: 3367g, mái 2277g, hệ số di truyền: 0,50-0,52. VS1 con trống: 3500g, mái 2341g; hệ số di truyền: 0,43-0,54.

Dòng mái có năng suất trứng/10 tuần đẻ V52: 59,21 quả, hệ số di truyền: 0,36; V72: 55,06 quả, hệ số di truyền: 0,39; VS2: 56,08 quả, hệ số di truyền: 0,36.

Ngan lai nuôi sinh sản: Năng suất trứng/mái/chu kỳ I của V572, V752: 114,5-115,2 quả.

Nuôi thịt đến 11 tuần tuổi ngan VS72; VS52: 3517,2-3546,1g.

Mô hình chăn nuôi ngan thử nghiệm ngoài sản xuất. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho ngan sinh sản và nuôi thịt thực hiện năm 2010.

- Địa chỉ áp dụng: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương...

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



49.            

Nghiên cứu chọn tạo một số dòng vịt giá trị kinh tế cao

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   PGS.TS. Hoàng Văn Tiệu

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

-Đã triển khai được 8 nội dung. Còn 1 nội dung sẽ triển khai trong thời gian tới. Đã chọn lọc 2 dòng  vịt MT2 giai đoạn vịt con, vịt dò có tỷ lệ nuôi sống cao đến 8 tuần tuổi dòng trống: 97,65%;  dòng mái 97,92%. Giai đoạn 9-20 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống dòng trống, 98,37%; dòng mái 98,75%. Khối lượng cở thể vịt ở 8 tuần tuổi dòng trống: 2850g, 2580g, dòng mái 2210g; 2160g. Khối lượng cở thể vịt 24 tuần tuổi dòng trống: 3460g, 3190g, dòng mái 3250g, 2990g. Khối lượng cơ thể vịt trống mái trưởng thành 38 tuần tuổi dòng trống: 3680g, 3220g, dòng mái 3290g, 2910g. Năng suất trứng/mái dòng trống 196 quả, dòng mái 210 quả. Tỷ lệ phối dòng trống 92,1%, dòng mái 93,7%. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp dòng trống là 80,8%, dòng mái 82,9%.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.


50.            

Nghiên cứu nhân thuần và lai tạo giống bò hướng thịt chất lượng cao ở Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đinh Văn Tuyền (2006-6/2010)

                               ThS. Đặng Vũ Hòa (6/2010 - 12/2010)

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 4 000

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã tạo ra thêm 482 con bê thuần giống Brahman và Drought Master tại Tuyên Quang (huyện Yên Sơn), Hà Nội (Trạm tinh Moncada), Bình Định (huyện An Nhơn), Bình Dương (Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện gia súc lớn-Viện KHKTNNMN), TP. Hồ Chí Minh (Công ty bò sữa TP. HCM). Số bê này được theo dõi, đánh giá về sinh trưởng phát triển và cho thấy tiềm năng năng suất là rất cao nhưng chế độ nuôi dưỡng ở các cơ sở hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nên bò chưa đạt năng suất cao nhất

-         Đã lai tạo ra 764 con bê lai F1 chuyên thịt giữa bò cái lai Sind với tinh bò Red Angus, Limousine và Drought Master tại Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Tường) và Đăk Lăk (huyện Eaka). Đàn bê này phàm ăn hơn, có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn 20-45%, có khối lượng thịt tinh lúc 24 tháng tuổi và đã được vỗ béo 3 tháng cao hơn xấp xỉ 50%, và có tỷ lệ thịt cao hơn 8-12% so với bò lai sind cùng tuổi nuôi trong cùng điều kiện. Hiện nay con lai giữa Red Angus X lai Sind và Drought Master X Lai Sind đang được nông dân tại huyện Eakar, Đăk Lăk ưu chuộng vì cho hiệu quả kinh tế cao.

-         Đã gây dựng được đàn bê cái giống lai F1 (1/2 Red Angus,  Limousine,  Drought Master) 90 con tại huyện Eakar, Đăk Lăk và đàn cái này đã cho ra 25 con bê lai thế hệ F2 của các giống chuyên thịt trên. Vỗ béo tổng cộng 135 con bê thịt các loại tại Tuyên Quang, TP. Hồ Chí Minh và Đăk Lăk

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



51.            

Nghiên cứu phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi (thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp) có năng suất chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái Việt Nam.

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Nguyễn Thị Mùi (2006-2009)

                               ThS. Nguyễn Văn Quang (2010)

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Kỹ thuật thu gom và ứng dụng công thức (ủ chua có chất khởi động Lactobacillus) nâng cao giá trị dinh dưỡng cỏ xanh trong mùa mưa (hoà thảo) và thân cây ngô già vào chế biến theo phương thức công nghiệp (đóng khối/kiện), dự trữ bảo quản sản phẩm cỏ xanh sau chế biến (khối/kiện) và sử dụng sản phẩm cỏ xanh sau chế biến (khối/kiện) nuôi gia súc nhai lại.

- Kỹ thuật thu gom và ứng dụng công thức nâng cao giá trị dinh dưỡng thân và ngọn lá cây sắn sau thu hoạch vào chế biến thân và ngọn lá cây sắn theo phương thức công nghiệp (đóng khối/kiện), dự trữ bảo quản sản phẩm thân lá cây sắn sau chế biến (khối/kiện) và sử dụng sản phẩm thân lá cây sắn sau chế biến (khối/kiện) nuôi gia súc nhai lại.

- Xây dựng được 3 mô hình sản xuất thâm canh, chế biến cỏ đậu/thảo, thu gom chế biến rơm lúa theo hướng hàng hóa.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng cây thức ăn gia súc, và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi .

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.


52.            

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng duy trì và sản xuất cho bò sữa nuôi ở Việt nam

Thời gian thực hiện:  2007 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS.Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã xác định được nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò sữa lai  HF ở các mức khối lượng khác nhau (100, 150, 200, 250, 300 và 350 kg). Các số liệu này đang được sử dụng để lập khẩu phần ăn cho bò sữa trong các thí nghiệm của Viện Chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa.

- Đã xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về nhu cầu năng lượng cho duy trì và tiết sữa của bò cái lai  HF nuôi tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Cơ sở dữ liệu này đang được sử dụng để lập khẩu phần ăn cho bò sữa trong các thí nghiệm của Viện Chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa.

- Đã đăng 2 bài báo trên tạp chí chuyên ngành có uy tín(Tạp chí KHCN chăn nuôi)

-Đã hỗ trợ đào tạo 2 học viên cao học và 1 NCS tiến sĩ

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



53.            

Nghiên cứu chọn tạo nhóm lợn nái và đực chất lượng cao từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2007 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Phạm Thị Kim Dung: (2007  2008);

                               TS. Tạ Thị Bích Duyên: (2009 - 2011).

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Tạo được hai nhóm lợn nái (L71 và L72) và 2 nhóm đực tổng hợp chất lượng cao (L64 x L06) và (L06 x L19) từ nguồn gen PIC. Sau 3 năm chon tạo, năng suất sinh sản và sinh trưởng của 2 nhóm lợn này như sau: Số con sơ sinh sống: 10,5 con; khối lượng cai sữa/ổ: 63,7 kg; khối lượng 60 ngày tuổi đạt 21,50kg/con; số lứa đẻ/năm: 2,24 lứa; tăng trọng bình quân/ngày ở lợn thịt đạt 750g/ngày; tiêu tốn thức ăn (TA ) 2,67 kg/kg tăng trọng; tỷ lệ thịt nạc đạt 59 - 61%. Năm 2011 đề tài đang được thử nghiệm trong sản xuất tại tỉnh Hải Dương với 50 nái của 2 nhóm nái L71 và L72, 40 đực lai tổng hợp và 500 lợn thương phẩm của 2 nhóm đực lai nói trên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá



54.            

Nghiên cứu kỹ thuật nhân, nuôi và phát triển một số loài động vật rừng có giá trị kinh tế: lợn rừng

Thời gian thực hiện:  2007 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Võ Văn Sự

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Thuần hoá lợn rừng Việt Nam: 20 con. Lợn Thái thuần miền bắc: 700 con (10 trang trại: Trại Xương Lâm (Bác giang), Trại Mỹ hạnh (Ba vì), Trại Phú gia (Bình phước), Trai Lạc Hòa... )

Sau 5 năm chọn lọc, nhân thuần, đàn lợn rừng đã cho năng suất sinh sản và sinh trưởng tăng rõ rệt: số con sơ sinh (SS) sống, số con cai sữa/ổ, khối lượng SS và khối lượng cai sữa/ổ tăng 10 - 15%; tỷ lệ bệnh tật giảm 26% so với bình quân toàn đàn trong nông hộ. 

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



55.            

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản và các giải pháp khắc phục trong chăn nuôi lợn ngoại nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp

Thời gian thực hiện:  2007 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   ThS.Trịnh Văn Thân

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã tổng hợp,phân tích, đánh giá các nhóm về giải pháp nhằm khắc phục các nhân tố nhiệt độ, ẩm độ, ở các cơ sở TN : ở các tỉnh ( Hà Nội; Hải Dương; Hải Phòng, các tỉnh phía nam)

- Đã xây dựng các mô hình khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn ở các cơ sở trên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



56.            

Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần cho duy trì (Nem) và sản xuất (Neg); tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng của một số loại thức ăn sẵn có ở địa phương cho gia súc, gia cầm

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS.Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã xác định được hàm lượng năng lượng tiêu hóa (DE), trao đổi (ME) và năng lượng thuần cho duy trì (NEm) của 6 loại thức ăn thường dùng cho bò

Đã xác định được tỷ lệ tiêu hoá tổng số biểu kiến in vivo của một số thành phần hoá học và giá trị năng lượng GE, DE và ME của 7 loại thức ăn được dùng phổ biến cho lợn ở Việt nam

Đã xác định được tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của 10 axit amin thiết yếu trong 7  loại thức ăn được dùng phổ biến cho lợn ở Việt nam

Đã xác định được tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô, lipid tổng số, xơ thô, khoáng tổng số, dẫn xuất không nitơ, protein tổng số của 7 loại thức ăn khi sử dụng cho gà

Đã xác định được tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong 7 loại thức ăn khi sử dụng cho gà

Đã xác định được lượng protein tích lũy và hàm lượng năng lượng trao đổi có điều chỉnh nitơ trong 7 loại thức ăn khi sử dụng cho gà.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



57.            

Nghiên cứu lai tạo dòng lợn mẹ tổng hợp có máu lợn Móng cái và lợn Meishan đạt năng suất sinh sản cao, phù hợp với một số vùng sinh thái trọng điểm nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu của thị trường

Thời gian thực hiện:  2008 - 2012

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thuỵ Phương.

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Nguyễn Quế Côi.

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Dòng 1: Dòng sinh sản cao có máu Móng cái phải đạt  11,5 con/lứa và tăng khối lượng 600g/ngày.

Dòng 2: Dòng sinh sản và sinh trưởng cao có máu VCN05 phải đạt  11 con /lứa và tăng khối lượng 650g/ngày

- Tạo đàn con lai  MC và  VCN05 trên cơ sở đàn nái  MC và  VCN05, tiến hành KTNS để lựa chọn đàn nái  MC và  VCN05.

Đề tài đang được triển khai tại Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp và Trại lợn của ông Nguyễn Thái Học  Tiên Minh  Tiên Lãng  Hải Phòng. Các nội dung đều đang thực hiện theo đúng tiến độ đề cương được duyệt.


58.            

Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp KHCN phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở một số vùng chăn nuôi lợn trang trại tập trung

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Trịnh Quang Tuyên

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

+ So sánh kết quả xử lý nước thải bằng chế phẩm EM thứ cấp và cây thủy sinh cho thấy kết quả xử lý bằng EM thứ cấp đã giảm được các thành phần sinh lý, sinh hoá trong nước thải nhiều hơn. 

+ Xử lý bằng giải pháp tổng hợp VAC: Phân lợn sau xử lý bằng EM thứ cấp không còn mầm bệnh, không còn mùi hôi, sử dụng cho ao cá và bón cho cây ăn quả an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đã xây dựng 6 mô hình chăn nuôi lợn trang trại tập trung theo 3 quy mô khác nhau. Các mô hình được xử lý phân lợn bằng EM thứ cấp, nước thải được xử lý bằng EM thứ cấp và cây thuỷ sinh.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá


59.            

Nghiên cứu nhu cầu về năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine, threonine và triptophan) cho các tổ hợp lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt ở Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2008 - 2011

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Ninh Thị Len.(2008-2009).

                               KS Lê Văn Huyên. (2010).

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã xác định được thành phần hóa học của 6 loại thức ăn phổ biến thường dùng cho lợn ở Việt nam (ngô, cám gạo, khô dầu đỗ tương, bột cá, tấm gạo, sắn lát cả vỏ).

- Đã tiến hành thí nghiệm trao đổi invivo nhằm xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) năng lượng tiêu hóa (DE) và tỷ lệ tiêu hóa tổng số của các loại nguyên liệu thức ăn nói trên.

- Đã xác định được hàm lượng các axit amin (bao gồm cả tryptophan và threonin) bằng phương pháp HPLC trong 6 loại thức ăn phổ biến thường dùng cho lợn ở Việt nam như ngô vàng, cám gạo, khô dầu, bột cá, tấm gạo, sắn lát.

- Đã xác định được hệ số tiêu hóa hồi tràng biểu kiến và hồi tràng tiêu chuẩn của các axít amin trong các loại thức ăn nói trên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá


60.            

Nghiên cứu các phương thức chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất chất lượng thịt cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Thời gian thực hiện:  2008 - 2009

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Nguyễn Ngọc Phục

Tổng kinh phí (Triệu đồng):  850

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Chuồng kín ảnh hưởng tốt hơn đến sinh trưởng của lợn thương phẩm so với chuồng hở, trong đó lợn con SCS đạt TTBQ cao hơn 6,05%, lợn vỗ béo đạt TTBG cao hơn 6,29% và hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn 5,44%.

- Dạng thức ăn lỏng tác động tích cực đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn sau cai sữa cũng như vỗ béo: lợn con sau cai sữa và lợn vỗ béo nuôi bằng TAL đều có tăng trọng bình quân/ngày cao hơn, tương ứng 5,54% và 1,88%, và lợn vỗ béo có hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn 5,05% so với lợn nuôi bằng TAK.

- ảnh hưởng của mùa chủ yếu đến kết quả sinh trưởng của lợn, trong đó TTBQ của lợn nuôi mùa thu cao nhất và cao hơn mùa đông  mùa thấp nhất đối với lợn SCS  là 12,1 % và đối với lợn VB là 5,6%. Tuy nhiên, giữa các kiểu chuồng, sự ảnh hưỏng không giống nhau.

- Hiệu quả kinh tế của nuôi lợn thương phẩm bằng chuồng kín cao hơn chuồng hở 7,8% trong đó: 10,8% khi nuôi TAL và 5,2% khi nuôi TAK.

Hiệu quả kinh tế của nuôi lợn thương phẩm bằng TAL cao hơn TAK 15,7% trong đó: 18% khi nuôi chuồng kín và 13% khi nuôi chuồng hở.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.


61.            

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn

Thời gian thực hiện:  2008 - 2009

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đinh Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đề tài đã tiến hành lấy số liệu ở 825 cơ sở chăn nuôi lợn đại diện tại 38 xã thuộc 16 huyện của 8 tỉnh ở 3 miền Bắc-Trung-Nam trong 2 năm 2008-2009. áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế, mô hình cực biên ngẫu nhiên, hàm LOGIT, ma trận phân tích chính sách, kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi lợn ở các vùng miền đều mang lại thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Tuy nhiên có sự khác nhau về năng suất và hiệu quả kinh tế giữa các vùng miền, giữa các quy mô sản xuất và giữa các hệ thống chăn nuôi khác nhau.

- Tính chung cho tất cả các cơ sở chăn nuôi lợn thịt, quy mô chăn nuôi lớn có năng suất cao hơn chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô vừa về các chỉ tiêu tăng trọng bình quân/tháng, khối lượng xuất chuồng, thu nhập/công lao động, GO/IC và một số chỉ tiêu kinh tế khác. Giá thành lợn hơi xuất chuồng trung bình ở 3 miền là 28,72 nghìn đồng/kg lợn hơi đối với chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình và 26,34 nghìn đồng/kg lợn hơi đối với phương thức chăn nuôi trang trại. Tính chung, thu nhập bình quân/con lợn thịt đạt 176 ngàn đồng đối với phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ và 430 ngàn đồng đối với chăn nuôi trang trại.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế-kỹ thuật và xu hướng đầu tư cũng được xác định. Đối với phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình, có 7/12 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến giá thành thịt lợn hơi xuất chuồng đó là: Tổng thu nhập hộ gia đình; tổng đàn lợn nuôi trong năm; giống lợn; tiếp cận dịch vụ chữa bệnh; vay vốn tín dụng, tự phối trộn thức ăn và vùng miền. Trong khi đó ở phương thức chăn nuôi trang trại có 6/12 yếu tố, đó là diện tích chuồng nuôi/con; Tổng thu nhập/hộ/năm; Quy mô đàn tại thời điểm điều tra; Tổng số lợn thịt/năm; Giống lợn và Tiêm phòng dịch.

- Trong điệu kiện sản xuất hiện tại của các cơ sở chăn nuôi lợn, và điều kiện thị trường ở Việt Nam cho thấy, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn có lợi thế so sánh (DRC<1). Nhìn chung chăn nuôi theo phương thức trang trại có lợi thế so sánh hơn các cơ sở chăn nuôi theo phương thức quy mô nhỏ hộ gia đình. Các trang trại ở cả 3 miền đều có DRC nhỏ hơn các hộ gia đình.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



62.            

Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần 3 giống gà nhập nội (HW, RID, và Pgi)

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: TT thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Phạm Công Thiếu

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Từ nguồn nguyên liệu ban đầu, mỗi giống có từ 300-360 trứng, Đã chọn lọc và nhân thuần được 3 thế hệ, mỗi TH có quy mô đàn 1200-1600con/giống. Đã xác định cả 3 giống là giống thuần: Gà HW lông trắng, chân vàng, mào cờ. gà RID lông nâu đỏ, mào cờ. gà Pgi lông nâu đỏ, mào nụ. KLCT các giống ổn định qua các thế hệ Tại 63 và 140 ngày tuổi, gà HW đạt 580g và 1240g, gà HW đạt 656g và 1500g. gà RID đạt 790g và 1600g, gà RID đạt 938g và 1950g. gà Pgi đạt 753g và 1605g, gà Pgi đạt 998g và 1921g. Gà hậu bị nuôi sống 96-98%, gà sinh sản nuôi sống 98,7%/tháng. Năng suất trứng/mái/72t của TH2, gà HW đạt 256q, khối lượng trứng 59g, gà RID đạt 190q và gà Pgi đạt 192q, khối lượng trứng 57g(NS  trứng/mái của 3 giống đạt 90% so với tiêu chuẩn), tỷ lệ lòng đỏ đạt 29-31%. Tỷ lệ phôi đạt 93%

- Hiện nay đang nghiên cứu thế hệ thứ 3 kết thúc giai đoạn nuôi hậu bị và đãđẻ đạt 10%

- Con lai F1 giữa gà HW với gà Ai cập có UTL về nuôi sống hơn bố và mẹ là 1,6%, Năng suất trứng/mái có UTL hơn bố và mẹ là 10,0%, TTTA/10tr thấp hơn  11,1%

- Năm 2009 và 2010 đã đưa ra sản xuất được 280 nghìn gà lai F1 tại trên 10 tỉnh trong cả nước (năm 2009 bán ra  209 nghìn con)


63.            

Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR trong chăn nuôi bò sữa

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Nguyễn Hữu Lương

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Xây dưng công thưc, san xuât va cho ăn thư nghiêm thưc ăn ên đan bo tai Vi.

Lây mâu thưc ăn đê phân tich đươc 133  mâuưng 45 khâu phân ăn cho bo sưa va 8 khâu phân ăn ho bo tơ trong mua mưa; 20 khâu phân ăn R cho bo sưa va 7 khâu phân ăn cho bo tơ trong mua khô. ưa đươc ăn thưc ăn hoan chinh o kha năng tăng năng suât sưa tư 10%,.

- Xây dưng quy trinh san xuât thưc ăn rong chăn nuôi bo sưa.

- Xây dưng 2 mô hinh ưng dung công nghê san xuât thưc ăn hinh co quy mô 80-100 bo sưa sư dung khâu phân i Tuyên Quang và mô hinh co quy mô vưa va nho nuôi 5o vơi 10 hô tham gia ơ i

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.



64.            

Nghiên cứu đánh giá đàn bò đực giống hiện có tại Trung tâm Moncada nhằm lựa chọn những đực giống tốt cho sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò ở Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2008 - 2012

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia súc lớn Trung ương

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Lê Văn Thông

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Hoàn thiện hồ sơ lý lịch của 60 bò đực giống.

-  Bước đầu đánh giá cá thể từng bò đực giống:

+ Đánh giá về ngoại hình, thể chất 80 bò đực giống

+ Đánh giá các chỉ tiêu sinh tr­ưởng, phát triển và chỉ tiêu sản xuất của 60 bò đực giống

- Bước đầu đánh giá qua đời con của một số đực giống được triển khai thực hiện tại Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu, Công ty Thanh Sơn, Công ty CP sữa Lâm Đồng, Thanh Hoá, Nghệ An.

- Kết quả về tỷ lệ thụ thai lần đầu của một số bò đực giống trên đàn bò cái đạt 59% với bò đực giống Holstein Friesian và 65,33% với bò đực giống chuyên thịt.

- Bước đầu xác định giá trị giống, hệ số di truyền và hệ số tương quan của một số tính trạng với từng bò đực giống

- Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống hàng năm.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực hậu bị và quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh.

- Đề tài đang triển khai thực hiện.


Каталог: uploads -> files -> Tin%20KHCN -> Nam%202015
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương