Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang34/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

V. THAY ĐỔI THÁI ĐỘ


Thái độ có thể hình thành được thì cũng thay đổi được. Biết xem thái độ thay đổi như thế nào (cũng tức là hành vi thay đổi như thế nào trong phần lớn các trường hợp) là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cực kỳ to lớn, nhất là trong những thời điểm có sự thay đổi lớn về kinh tế, chính trị và xã hội. Thật ra sự hình thành và thay đổi thái độ không tách biệt nhau. Đó chỉ là hai giai đoạn liên tục của quá trình phát triển thái độ mà chúng ta tạm chia ra để tiện xem xét, trình bày mà thôi. Nếu phần IV nói về các yếu tố quyết định sự hình thành thái độ thì vấn đề quan tâm của phần này là: thái độ thay đổi như thế nào.
Trước hết sự thay đổi thái độ có thể chia làm hai loại:

    • Thay đổi ngược chiều: thay đổi từ thái độ tiêu cực (-) sang thái độ tích cực (+) hoặc ngược lại.

    • Thay đổi cùng chiều: chiều vẫn giữ nguyên nhưng mức độ tiêu cực hay tích cực thay đổi. Thay đổi cùng chiều thường dễ hơn ngược chiều.

1. Khả năng thay đổi của thái độ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ thống thái độ, của hệ thống giao tiếp nhóm và đặc điểm nhân cách
1.1. Đặc tính của thái độ và khả năng thay đổi thái độ
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các thái độ cực đoan hơn có khả năng thay đổi thấp hơn các thái độ ít cực đoan. Bởi vậy thay đổi các thái độ cực đoan hơn thường gặp các lực cản lớn hơn. Hệ thống thái độ phù hợp, bền vững thường ổn định bởi vì các thành tố (nhận thức, tình cảm, hành vi) hỗ trợ cho nhau, ngược lại các thái độ không phù hợp thường kém ổn định do có sự mâu thuẫn giữa các thành tố cho nên dễ bị thay đổi hơn theo hướng tăng độ bền vững nhất là thay đổi cùng chiều.
1.2. Đặc điểm nhân cách và khả năng thay đổi thái độ
Tất cả các yếu tố như đặc điểm thể chất (tạng), tài năng, ý chí, phong tách, đạo đức, vai trò xã hội... đều có mối liên hệ nhất định trong quá trình thay đổi thái độ. Tuy nhiên mối liên hệ này rất phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Nhu cầu nhận thức và phong cách của cá nhân có ảnh hưởng tới sự sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi thái độ. Thí nghiệm của Nadler I.B, năm 1959 cho phép ông kết luận là những người có trí tuệ (tài năng) kém hơn thường hay vâng theo, a dua với các áp lực thái độ của nhóm nhiều hơn. Kết luận này chắc là còn nhiều tranh cãi bởi các yếu tố đã kể trên của nhân cách khó mà tách rời một cách riêng rẽ, hơn nữa mối liên hệ giữa nhân cách và thái độ như đã nói, không đơn giản như vậy.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương