Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Khi nào thái độ qui định hành vi?



tải về 165.01 Kb.
trang29/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

2. Khi nào thái độ qui định hành vi?
Các nhà tâm lý học xã hội giải thích nguyên nhân tại sao chúng ta thường hành động ngược lại với thái độ của mình là do cả thái độ (exressed attitude) và hành vi của chúng ta đều bị tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Điều đó được Myers D. minh hoạ như sau:

Triandis, năm 1982 đã liệt kê tới 40 yếu tố khác nhau có thể tác động làm phức tạp hoá mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Vậy liệu khi ta giảm các yếu tố ảnh hưởng tới mức tối thiểu thì có thể qua thái độ mà dự đoán hành vi hay không?


2.1. Khi các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ được biểu hiện và hành vi giảm tới mức tối thiểu
Không giống như các bác sĩ, những người có thể đo rất chính xác nhịp tim, mạch của bệnh nhận, các nhà tâm lý học xã hội không bao giờ đo được các thái độ thật của đối tượng nghiên cứu. Họ chỉ đo được các thái độ được đối tượng nghiên cứu biểu hiện mà thôi. Mà các biểu hiện - phản ứng của con người thì giống như hành vi lại chịu tác động của các yếu tố khác. Bạn thử hình dung xem trong các cuộc họp tại sao người ta lại phải bỏ phiếu kín? Tại sao anh H. không giơ tay bầu ông X. nếu anh H. có thái độ ủng hộ ông ta? Liệu kết quả bầu công khai (giơ tay) và phiếu kín có khác nhau không, nhất là khi phải quyết định các vấn đề quan trọng, phức tạp và "tế nhị"? Câu trả lời là có. Chúng ta có xu hướng thể hiện những gì mà chúng ta cho rằng người khác muốn chúng ta thể hiện. Nhưng các nhà nghiên cứu không chịu bó tay. Edward Jones và Harold Sigall (1971) đã thiết kế phương pháp gọi là "đường ống giả vờ" (bogus pineline) cho phép đo được các thái độ con người một cách khá chính xác.
Nếu cách biểu hiện của thái độ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vậy thì hành vi còn chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều, bởi nó chịu sự tác động rất mạnh của các chuẩn mực, giá trị, áp lực của nhóm, nhân cách cá nhân, hoàn cảnh cụ thể và nhiều yếu tố khác nữa.
2.2. Khi thái độ xác định hay cụ thể cho một hành vi nhất định nào đó
Khi thái độ (được biểu hiện), chẳng hạn thái độ về sức khoẻ - quá chung chung mà hành vi, ví dụ như quyết định có đi bơi hay không - lại quá cụ thể, xác định thì sự tương ứng giữa thái độ và hành vi rất thấp. Đó là kết quả nghiên cứu của Icek Ajzen (1977) và Martin Fishbein (1982). Trong 27 nghiên cứu kiểu này của các ông thì 26 cho kết quả như trên. Nhưng trong tất cả 26 thí nghiệm nếu thái độ xác định, cụ thể cho một hành vi nào đó thì những gì "chúng ta nói" và những gì "chúng ta làm" là phù hợp với nhau. Ví dụ thái độ về môn bơi và quyết định đi bơi hay không nếu có điều kiện.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương