Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Thuyết tự tri giác (self - perception)



tải về 165.01 Kb.
trang32/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

4.2. Thuyết tự tri giác (self - perception)
Không phải tất cả các nhà tâm lý học xã hội đều thoả mãn với học thuyết của Festinger. Ví dụ như Daryl Bem chẳng hạn ông cho rằng quan điểm của thuyết bất đồng nhận thức quá dựa vào các yếu tố bên trong, những yếu tố rất khó lượng hoá, rất khó đo lường ông cho rằng chúng ta phải tránh những khái niệm như "nhận thức", "sự khó chịu về mặt tâm lý" và thay chúng bằng các thuật ngữ mang tính hành vi hơn. Và học thuyết tự tri giác của ông ra đời năm 1967. Đây là học thuyết về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Học thuyết này nhấn mạnh một điều là khi thái độ của chúng ta không rõ ràng hoặc cường độ của nó quá yếu chúng ta sẽ đơn giản là quan sát hành vi của mình và tình huống mà nó diễn ra rồi suy luận về thái độ của mình.


IV. SỰ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ


Có người cho rằng có một số thái độ bẩm sinh, ví dụ như thích khoái cảm hơn đau đớn chẳng hạn. Tuy nhiên đa số các nhà tâm lý học xã hội đều cho rằng phần lớn các thái độ đều hình thành trong quá trình phát triển của cá nhân. Trong mục 3 của phần truớc chúng ta đã bắt đầu đề cập đến sự hình thành thái độ. Ở phần này xin chỉ bàn đến những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển thái độ. Các yếu tố đó là: nhu cầu của cá nhân, thông tin, giao tiếp trong nhóm và nhân cách của cá nhân.
1. Thái độ hình thành trong quá trình thoả mãn nhu cầu
Như đã đề cập ở phần trước, với ý nghĩa bao quát con người hình thành và phát triển các thái độ nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình. Người ta sẽ hình thành các thái độ tích cực với các khách thể có lợi, tiêu cực đối với các khách thể có hại cho họ trên con đường đạt tới mục đích nào đó để thoả mãn các nhu cầu nhất định của họ. Thực tế cho thấy là một thái độ có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Và như vậy các nhu cầu khác nhau có thể hình thành nên một thái độ.
2. Thái độ hình thành bởi các thông tin
Ví dụ bạn biết rất ít về các vụ thử hạt nhân cũng như tác hại của nó đối với môi trường. Bạn chẳng hề có phản ứng hay thái độ gì khi tổng thống Pháp vừa qua tuyên bố sẽ nối lại các cuộc thử đó, nhưng khi được tiếp xúc với các nguồn thông tin đại chúng khá đầy đủ về vấn đề này bạn có thể có thái độ phản đối kịch liệt, thậm chí còn có thái độ tích cực ủng hộ việc cấm vĩnh viễn các cuộc thử tương tự. Tuy nhiên thông tin mới thường hình thành nên các thái độ phù hợp, hài hoà với các thái độ có liên quan đã tồn tại trước đó (theo Cartwright, D., & Harary, F.:... of Heider’s theory). Ngoài ra không phải thái độ nào cũng phản ánh đúng thực tế. Ví dụ một số thái độ thành kiến, khuôn mẫu, mê tín dị đoan, huyễn hoặc, ảo tưởng... Phần nhiều các thái độ kiểu này không có tính hợp lý vì thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch, một chiều (do vô tình hoặc cố ý). Khỏi phải nói tới mức độ tai hại, nguy hiểm của loại thông tin này. Trong một số trường hợp thông tin thiếu còn tai hại hơn không có thông tin. Hàng ngày chúng ta thường dựa vào các nguồn thông tin mà chúng ta cho là tin cậy. Vì không thể tự biết được mọi thứ nên ta dựa vào các “chuyên gia”. Đối với trẻ em thì bố mẹ là các "chuyên gia", với học sinh - giáo viên, với nhà khoa học trẻ - các đồng nghiệp có kinh nghiệm... Với mọi người nguồn thông tin chính thức qua các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành thái độ, dư luận cũng như thay đổi hành vi của các nhóm dân cư.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương