Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Giao tiếp nhóm và khả năng thay đổi thái độ



tải về 165.01 Kb.
trang35/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

1.3. Giao tiếp nhóm và khả năng thay đổi thái độ
Các nhà nghiên cứu cho rằng những thái độ của cá nhân được sự ủng hộ về mặt xã hội thông qua các nhóm mà cá nhân đó giao tiếp thường là khó thay đổi. Nếu một cá nhân coi trọng vị trí của mình trong nhóm thì anh ta thường có xu hướng gắn bó với những thái độ của nhóm để giữ vững vị thế của mình. Sự thay đổi nhóm cũng dễ dẫn đến thay đổi thái độ. Tất nhiên còn tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của nhóm mới đó (niềm tin, giá trị, chuẩn mực, hệ thống).
Sự thay đổi thái độ còn xảy ra khi hoàn cảnh sống của con người thay đổi. Ví dụ tình trạng kinh tế khá hơn có thể làm giảm thái độ tiêu cực thậm chí thù địch đối với các chính sách, đường lối của chính phủ và ngược lại. Cũng nên đề cập đến một dạng quan hệ đặc biệt giữa cá nhân và xã hội với tư cách một nhóm lớn khi cá nhân đó có những hành vi được coi là lệch chuẩn. Pháp lý chỉ nhằm mục đích chủ yếu là ép buộc anh ta thay đổi hành vi đối với đối tượng mà anh ta có thái độ tiêu cực, nhằm bảo vệ đối tượng đó. Nhưng (như đã trình bày ở phần 3, chương III) việc đó có thể làm thay đổi thái độ. Nguyên tắc này thường rất hay được áp dụng trong các trại tập trung, trại cải tạo lao động.
2. Thông tin và sự thay đổi thái độ
2.1. Thông tin được nói tới ở đây bao gồm cả các nguồn thông tin chính thức của các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền giáo dục lẫn các nguồn không chính thức qua giao tiếp với người khác và từ các kinh nghiệm trực tiếp mà các cá nhân có được. Thông tin có thể làm thay đổi thái độ và hành vi. Hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin, người truyền tin, nội dung của thông tin, cách thức mà nó được truyền đi cũng như đối tượng thông tin.
Nhiều người nhất trí rằng các thông tin truyền đi được thiết kế cho các nhóm đối tượng nhất định thường là có hiệu quả hơn so với khi nó dành cho các đối tượng chung chung. Nói chung, khi một cá nhân bày tỏ thái độ, quan điểm của thình một cách công khai thì cảm giác trách nhiệm sẽ mạnh mẽ hơn, sự tương ứng giữa thái độ và hành vi cũng cao hơn so với khi nó được thực hiện một cách cá nhân, không công khai.
2.2. Truyền thông lấy đối tượng làm trung tâm - một cách tiếp cận mới: Làm thế nào để thúc đẩy hay thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi hay thực hành (knowledge/attitude/practice - KAP) là vấn đề quan tâm hàng đầu của các gia đình, nhà trường, kinh doanh và quản lý xã hội nói chung, nhất là khi xã hội có nhiều biến động. Công tác tuyên truyền và truyền thông xã hội ở Việt Nam cho đến nay vẫn được tổ chức tập trung, từ trên dội xuống. Phần lớn nghị quyết, chính sách đều do các cơ quan cấp trên quyết định và sau đó ban hành, phổ biến cho các đối tượng (học sinh, người dân...) thực hiện. Người dân được thông báo về các chính sách qua chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng hoặc các phương tiện thông tin đại chúng. Các chính sách này được củng cố bởi các cơ chế thưởng phạt (vật chất hay tinh thần). Cách tuyên truyền này chỉ chú ý tới một yếu tố là kiến thức trong qui trình bộ 3 yếu tố liên kết nhằm thay đổi hành vi con người là: kiến thức/ thái độ/ hành vi. Người ta cho rằng khi biết một chính sách nào đó thỉ đối tượng sẽ thực hiện. Điều đó có thể đúng trong thời kỳ chiến tranh. Trong hoàn cảnh khác nó bắt đầu bộc lộ tính kém hiệu quả. Điều đó được chứng minh qua việc chấp hành một số các chính sách về trật tự vệ sinh, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội... Biết chưa chắc đã thực hiện, nhất là lại hiểu biết lơ mơ hoặc không biết. Con số điều tra làm buồn phiền các nhà làm chính sách kế hoạch hoá gia đình ở Uganda: 68% dân số nước này biết đến các biện pháp phòng tránh thai, nhưng chỉ có 4% dân số biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp đó. Các thí dụ kiểu này có rất nhiều. Công cuộc cải cách đòi hỏi một cách tiếp cận mới: truyền thông lấy đối tượng làm trung tâm. Khái niệm này gắn với khái niệm thị trường. Các nhà kinh doanh nghiên cứu thái độ khách hàng để thúc đẩy, thay đổi hành vi mua hàng của họ, còn các nhà làm chính sách tiến hành marketing xã hội (trong đó có nghiên cứu KAP) để bảo đảm tính khả thi chìa những chính sách mà họ sẽ đưa ra, để quản lý có hiệu quả hơn. Phương pháp này là sự thừa nhận vai trò ngày càng lớn của sự lựa chọn và sở thích cá nhân cũng như sự đa dạng của các định hướng giá trị, quan niệm và hành vi. Phương pháp này cho phép các nhà truyền thông (tuyên truyền) cạnh tranh một cách hiệu quả tương việc thành đối tượng trong thời đại nguồn thông tin ngày càng lớn, đa dạng.
Có thể kết luận bằng một nhận định là: phần lớn trong các cuộc điều tra, nghiên cứu gần đây liên quan tới con người trong công cuộc đổi mới (nông dân, công nhân, trí thức, phụ nữ, thanh niên, học sinh, sinh viên...) của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, các nhà làm chỉnh sách, thái độ về một vấn đề nào đó của các đối tượng nghiên cứu luôn là chủ đề rất được quan tâm. Điều đó mở ra một hướng mới cũng như một thách thức mới cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương