Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Kỹ thuật từng bước một (foot-in-the-door Technique)



tải về 165.01 Kb.
trang31/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

3.2. Kỹ thuật từng bước một (foot-in-the-door Technique)
Jonathan Freedman và Scott Fraser (1966) làm một thí nghiệm: họ tới gặp một số phụ nữ là chủ hộ gia đình và đề nghị họ ký vào lá đơn ủng hộ lái xe an toàn hầu hết đều ký. Khoảng hai tuần sau họ đến gặp lại những phụ nữ đó và một nhóm khác mà họ chưa từng gặp bao giờ với một đề nghị lớn: liệu họ có cho phép đặt một cái biển lớn, xấu xí "hãy lái xe an toàn" ở vườn trước nhà mình không? Số người đồng ý trong nhóm phụ nữ đã được đến gặp lần trước lớn gấp 3 lần số người mới tiếp xúc lần đầu. Hai ông kết luận là nếu bạn muốn làm một việc gì cho mình thì một trong những kỹ thuật là hãy đề nghị họ làm một việc nhỏ trước đã. (Tất nhiên với điều kiện là lời đề nghị lần đầu đó phải được thực hiện một cách tự nguyện và hành động đó không có tính chất đặc biệt). Tại sao vậy? Câu trả lời chưa rõ lắm nhưng một trong những khả năng là hành vi ban đầu đã có ảnh hưởng tới thái độ của hành vi sau đó. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy sự tác động của hành vi tới thái độ còn xảy ra trong nhiều trường hợp khác nữa như hiệu ứng quả-bóng-thấp (Robert Cialdini và những cộng sự) tác động của hành vi đạo đức và vô đạo đức (chúng ta có xu hướng không chỉ làm hại những người mà chúng ta không thích mà không thích những người mà chúng ta làm hại)... Tức là hành vi và thái độ có tác động hai chiều và chúng nuôi dưỡng lẫn nhau như là con gà và quả trứng vậy:


4. Các nhà tâm lý học xã hội đưa ra hai cách lý giải tại sao hành vi lại ảnh hưởng tới thái độ
4.1. Thuyết bất đồng nhận thức (cognitive dissonance)
Hay còn gọi là thuyết tự bào chữa (self-justification) ra đời năm 1957 do nhà tâm lý học xuất sắc người Mỹ, Leon Festinger đưa ra. Theo Festinger, bất đồng nhận thức là cảm giác hay trạng thái khó chịu, căng thẳng khi con người nhận thức ra là hai suy nghĩ, niềm tin hay thái độ của anh ta không phù hợp với nhau, đối nghịch nhau. Bất đồng nhận thức thường diễn ra khi hành vi mâu thuẫn với thái độ, ví dụ người ta yêu tổ quốc mình nhưng lại cộng tác với kẻ thù hoặc là tin rằng thuốc lá có hại cho sức khoẻ nhưng vẫn hút... Festinger cho rằng chỉ cần một mình sự không phù hợp, đối nghịch là có thể tạo ra bất đồng rồi. Tuy nhiên một số học giả khác cho rằng mối liên hệ đó phức tạp hơn so với lập luận của Festinger. Các nhà nghiên cứu sau nhấn mạnh là chỉ tác sự không phù hợp, đối nghịch quan trọng - các hành vi thoả hiệp sự thống nhất đạo đức hoặc đe doạ cảm giác tích cực về cái Tôi mới có tiềm năng làm xuất hiện cảm giác bất đồng. Festinger cũng lập luận rằng: động cơ của con người nhằm giảm đi tác động khó chịu của sự không phù hợp hay đối nghịch thường gây ra sự thay đổi thái độ. Theo học thuyết nay thì sự căng thẳng giữa các hành vi và thái độ quan trọng thường được chúng ta làm giảm đi bằng cách bào chữa cho suy nghĩ, chứ không phải hành động của mình. Học thuyết của Festinger rất đơn giản nhưng lại có một ý nghĩa rất lớn trong tâm lý học xã hội, nhất là trong các nghiên cứu nhằm cố gắng tìm hiểu quá trình ảnh hưởng của hành vi tới thái độ như thế nào. Chính vì vậy mà trong hơn 3 thập kỷ qua có hàng trăm nghiên cứu theo hướng học thuyết này.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương