Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI


Nếu khi hành động, chúng ta ý thức được thái độ của mình



tải về 165.01 Kb.
trang30/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH

2.3. Nếu khi hành động, chúng ta ý thức được thái độ của mình
Khi hành động, chúng ta càng ý thức rõ ràng thường xuyên về thái độ của mình bao nhiêu thì sự tương ứng giữa thái độ và hành vi của mình càng lớn bấy nhiêu. Thái độ rõ ràng, mạnh mẽ, ăn sâu trong tâm ta sẽ nhắc nhở chúng ta hành động theo hướng mà nó đã xác định.
3. Hành vi quy định thái độ?
Trong đời thường, nhiều người cho rằng thái độ bên trong qui định hành vi bên ngoài chứ hành vi hầu như chẳng có ảnh hưởng gì tới thái độ, bởi con người là động vật có lý trí. Để thuyết phục cô con gái khi bị gia đình gả cho người không yêu, ông bà chúng ta thường nói: “cứ sống với nhau đi rồi sẽ yêu”. Mà thực tế cho thấy họ cũng sống với nhau rất hạnh phúc (tất nhiên, không phải là tất cả) cũng giống như các cặp lấy nhau vì tình yêu vậy. Số phận hay gặp may? Ở đây không có ý định bàn về quan điểm đã lỗi thời "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" vì chúng ta có mục đích khác. Khi đi đường gặp một người nghèo khó bạn nói nhỏ với con mình hãy giúp người đó một ít tiền hay nhân ngày môi trường thế giới bạn cùng con cái thu nhặt rác rưởi làm sạch đường phố. Liệu các hành vi trên có ảnh hưởng tới thái độ của bạn và con cái bạn đối với người nghèo hoặc với môi trường không? Liệu thói quen chào cờ và hát quốc ca vào mỗi sáng thứ hai trong trường học, thậm chí là chào cờ và hát bài hát về công ty ở Nhật có mối liên hệ gì tới lòng yêu Tổ quốc, thái độ trung thành với công ty?
Thực tế thì mối quan hệ giữa thái độ và hành vi là mối quan hệ hai chiều, tức là hành vi cũng có tác động rất lớn trong việc hình thành hay thay đổi thái độ. Chúng ta thử xem khi nào thì quá trình đó xảy ra.
3.1. Vai trò mới
Trong cuộc sống mỗi người phải đóng các vai khác nhau với các đặc điểm, chức năng, chuẩn mực... mới. Hãy hình dung ngày đầu tiên làm việc với một cương vị mới chẳng hạn. Các cuộc nói chuyện với đồng nghiệp, các hành vi của bạn trong văn phòng đều có vẻ gượng ép, không tự nhiên vì "chưa quen". Bạn cố gắng làm nhiều cách để đóng vai mới tốt hơn. Một ngày kia bạn nhận ra điều kỳ lạ: Các cuộc tiếp xúc, các cử chỉ gượng ép hầu như không còn nữa, nó trở nên thoải mái tự nhiên từ lúc nào. Trong thí nghiệm của Janis & Man, 1965: Man & Janis, 1968, những phụ nữ trẻ nghiện thuốc lá sau khi đóng các vai nạn nhân ung thư phổi trong một vở kịch đã hút ít đi nhiều hơn so với những người (phụ nữ trẻ nghiện thuốc) khác chỉ được cung cấp những thông tin về tác hại của thuốc lá. Nghiên cứu khác của Liebenman, 1956 cho ta thấy vai trò mới đòi hỏi hành vi mới. Hành vi mới nay sẽ làm nảy sinh những thái độ mới. Ông nghiên cứu thái độ của những tổ trưởng, quản đốc các phân xưởng sản xuất và các cán bộ công đoàn, những người trước kia đều là công nhân sau đó nhận các cương vị mới (phải đóng các vai mới) cùng một thời điểm. Kết quả cho thấy càng về sau (sau năm thứ 1, 2, 3) thái độ của những người đó càng ngày càng khác tương ứng với vai trò của họ. Những quản đốc ngày đang trở nên thông cảm với quan điểm của ban lãnh đạo công ty hơn, còn các cán bộ công đoàn ngày càng gần với quan điểm của công đoàn viên hơn.

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương