Cao Đăng Nguyên, Hồ Trung Thông 1 Protein và vai trò sinh học của chúng



tải về 1.88 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích1.88 Mb.
#37522
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

4.2.2.2 Sphingolipid

Sphingolipid là một nhóm lipid màng lớn, chúng có một đầu phân cực và hai đuôi không phân cực, tuy vậy chúng không giống với glycerophospholipid và galactolipid vì trong cấu trúc của sphingolipid không có glycerol (hình 4.11). Alcol của sphingolipid là sphingosine, là một aminoalcol mạch dài. Khi chỉ có một acid béo gắn với sphingosine ở vị trí carbon số 2 sẽ tạo thành hợp chất tương ứng có tên gọi là ceramid. Sphingolipid được chia thành 3 nhóm nhỏ khác nhau: sphingomyelin (1), glycolipid trung tính (không tích điện) (2) và ganglioside (3). Sphingomyelin chứa phosphocholine hoặc phosphoethanolamine, do đó nó còn được xếp vào nhóm phospholipid. Sphingomyelin có trong màng nguyên sinh của tế bào động vật, đặc biệt ở màng myelin của tế bào thần kinh là màng bao xung quanh và có tác dụng cách điện cho phần axon của tế bào thần kinh.

Glycosphingolipid có nhiều ở mặt ngoài của màng nguyên sinh chất. Thành phần cấu tạo của glycosphingolipid có một hoặc nhiều gốc đường liên kết trực tiếp với nhóm -OH ở vị trí carbon số 1 của ceramide và không chứa phosphate. Trong cấu trúc của cerebroside chỉ có một gốc đường đơn galactose hoặc glucose. Cerebroside có ở màng nguyên sinh của tế bào, tuy vậy cerebroside có gốc đường galactose đặc trưng cho những mô bào trung tính; ngược lại, cerebroside có gốc đường là glucose đặc trưng cho những mô bào không trung tính. Globoside là các glycosphingolipid trung tính (không tích điện) có hai hoặc nhiều gốc đường mà các gốc đường này thường là D-glucose, D-galactose, hoặc N-acetyl-D-galactosamine. Cerebroside và globoside còn được gọi là glycolipid trung tính vì chúng không tích điện ở pH = 7.



Ganglioside là sphingolipid phức tạp nhất, trong thành phần cấu tạo chứa oligosaccharide. Cấu trúc của oligosaccharide có một hoặc nhiều gốc N-acetylneuraminic acid, acid này thường được gọi là sialic acid. Sự có mặt của sialic acid làm cho ganglioside tích điện âm ở pH = 7. 

4.2.2.3 Galactolipid và sulfolipid

Nhóm lipid này có ở thực vật. Galactolipid có nhiều ở lục lạp và trong thành phần cấu tạo của galactolipid có một hoặc hai gốc galactose liên kết trực tiếp với 1,2-diacylglycerol. Đối với sulfolipid, một gốc glucose được sulfonate hóa liên kết trực tiếp với một diacylglycerol bằng liên kết glycoside.  

Ngoài phương pháp phân loại dựa theo thành phần cấu tạo như trên, lipid còn được phân loại theo chức năng. Theo cách này, lipid được chia thành lipid dự trữ (còn gọi là lipid trung tính) và lipid màng (lipid phân cực). Triacylglycerol là lipid dự trữ. Phospholipid (glycerophospholipid, sphingolipid) và glycolipid (sphingolipid, galactolipid) đều là những lipid màng.

4.3 Khái niệm về lipoprotein

Cholesterol, cholesteryl ester cũng như triacylglycerol và phospholipid đều không tan trong nước, do đó để đi từ mô bào này sang mô bào khác, chúng phải được vận chuyển trong máu bằng cách kết hợp với protein tạo thành các lipoprotein (LP) gọi là lipoprotein huyết tương. Phần protein của các LP làm nhiệm vụ vận chuyển lipid được gọi là apolipoprotein (còn gọi là apoprotein). Ở bề mặt của các LP, apolipoprotein có tác dụng ổn định cấu trúc của các LP, giúp cho các phân tử LP phân tán, vận chuyển được ở trong máu. Ngoài ra, apolipoprotein còn có những chức năng khác tùy theo cấu trúc và tỉ trọng của từng loại lipoprotein. 



Bảng 4.8: Các loại lipoprotein huyết tương chủ yếu của người

Lipoprotein

Tỉ trọng (g/ml)

Thành phần (% trọng lượng)

Protein

Phospholipid

Cholesterol tự do

Cholesteryl ester

Triacylglycerol

Chylomicron

< 1,006

2

9

1

3

85

VLDL

0,95-1,006

10

18

7

12

50

LDL

1,006-1,063

23

20

8

37

10

HDL

1,063-1,210

55

24

2

15

4

Cấu tạo của LP có hai lớp: lớp lõi ở trung tâm và lớp vỏ ở bề mặt. Lớp lõi gồm các lipid kị nước (ví dụ: triglycerid), lớp áo bề mặt là các phân tử lipid phân cực (ví dụ: phospholipid) và các phân tử protein. Phospholipid là phần lipid phân cực nhất chủ yếu nằm giữa phần lipid không phân cực và phần protein giữ vai trò là chất gắn kết hai nhóm chất này. Sự liên kết giữa apolipoprotein với lipid tạo thành nhiều loại hạt lipoprotein, chúng khác nhau về tỉ trọng biến động từ thấp nhất (chylomicron) tới các lipoprotein có tỉ trọng cao.

- Chylomicron: có kích thước lớn nhất (750-1000nm), do đó tỉ trọng nhỏ nhất. Chylomicron được tổng hợp ở lưới nội nguyên sinh trơn của tế bào niêm mạc ruột non sau đó được vận chuyển về gan rồi nhập vào dòng máu nhờ hệ thống mạch bạch huyết. Chylomicron chỉ chứa một tỉ lệ protein rất thấp (< 5%) và thành phần lipid chủ yếu là triacylglycerol. Apolipoprotein của chylomicron bao gồm apoB-48, apoE và apoC-II. ApoC-II hoạt hóa lipoprotein lipase trong mao mạch của mô mỡ, tim, cơ vân và tuyến vú thời kì tiết sữa. Với sự xúc tác của enzyme này, acid béo sẽ được giải phóng vào các mô bào này. Như vậy, vai trò của chylomicron là vận chuyển acid béo tới các mô bào để phục vụ nhu cầu nhiên liệu hoặc sử dụng cho mục đích dự trữ. Sau khi đi qua mao mạch, hầu hết triacylglycerol được giữ lại ở những mô bào này, phần còn lại của chylomicron (một ít triacylglycerol, cholesterol, apoE, apoB-48) sẽ di chuyển theo dòng máu về gan. Receptor của tế bào gan sẽ liên kết với apoE của phần còn lại của chylomicron và nó sẽ được đưa vào tế bào gan bằng con đường endocytosis (nội thực bào). Ở trong tế bào gan, phần còn lại của chylomicron sẽ giải phóng cholesterol và cholesterol sẽ được phân giải trong lysosome.  

 




tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương