Cao Đăng Nguyên, Hồ Trung Thông 1 Protein và vai trò sinh học của chúng



tải về 1.88 Mb.
trang10/21
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích1.88 Mb.
#37522
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21

3.1.5.1 Triose: D-glyceraldehyde (aldotriose) và dihydroxyacetone (ketotriose) là những sản phẩm chuyển hóa trung gian của carbohydrate.

3.1.5.2 Pentose: Ribose và deoxyribose (bị khử oxy ở vị trí C2) là hai pentose quan trọng tham gia cấu tạo nucleic acid.

3.1.5.3 Hexose: là loại đường gặp nhiều nhất trong cơ thể sinh vật so với các monosaccharide khác.

- D-glucose: là loại monosaccharide phổ biến nhất trong tự nhiên, là thành phần cấu tạo nhiều loại oligosaccharide và polysaccharide như saccharose, tinh bột, glycogen, cellulose. Glucose có mặt khắp các dịch và mô bào trong cơ thể động vật, là cơ chất chuyển hóa chủ yếu của carbohydrate trong cơ thể người và động vật.

- D-fructose: là một hexose quan trọng, có nhiều trong quả chín. Cùng với glucose, fructose là sản phẩm trung gian của nhiều con đường trao đổi chất quan trọng như đường phân, chu trình pentose, … Trong cơ thể, fructose thường tồn tại dưới dạng β-D-fructofuranose.

- D-galactose: là thành phần cấu tạo của lactose (đường sữa).

3.2 Oligosaccharide

3.2.1 Định nghĩa

Oligosaccharide là carbohydrate có từ 2 đến 20 gốc monosaccharide, các gốc monosaccharide liên kết với nhau bằng liên kết glycoside. Oligosaccharide phổ biến nhất là disaccharide có hai gốc monosaccharide mà điển hình là sucrose (saccharose hay đường mía).



3.2.2 Một số oligosaccharide phổ biến

3.2.2.1 Maltose: có nhiều trong mầm lúa, kẹo mạch nha, ... Maltose ít tồn tại ở dạng tự do mà chủ yếu được tạo thành khi thủy phân tinh bột bởi enzyme amylase và khi hạt nảy mầm. Maltose được cấu tạo từ hai phân tử D-glucose nối với nhau bằng liên kết glycoside giữa C1 của một gốc glucose với C4 của một gốc glucose còn lại. Trong cấu tạo của maltose còn có một nhóm -OH tại vị trí C1 ở trạng thái tự do, do đó maltose là một đường khử.     

3.2.2.2 Lactose: còn gọi là đường sữa (có trong sữa của động vật và người), là disaccharide được tạo thành từ một phân tử D-galactose và một phân tử D-glucose. Lactose là một disaccharide có tính khử do một nhóm -OH ở vị trí C1 của gốc đường glucose còn ở trạng thái tự do.

3.2.2.3 Saccharose: còn được gọi là sucrose hay đường mía, có nhiều trong củ cải đường, thân cây mía và nhiều loại củ quả khác. Saccharose không được tạo ra trong cơ thể động vật. Khi thủy phân saccharose bằng acid hoặc enzyme saccharase sẽ thu được α-D-glucopyranose và β-D-fructofuranose. Hai phân tử đường đơn này liên kết với nhau bằng liên kết 1,2-glycoside (hình 3.8). Khác với maltose và lactose, saccharose không có tính khử. Saccharose là một sản phẩm trung gian quan trọng của quang hợp, trong cơ thể thực vật, saccharose là dạng vận chuyển đường từ lá về các bộ phận khác của cơ thể thực vật.

3.3 Polysaccharide

3.3.1 Khái niệm

Trong tự nhiên hầu hết carbohydrate tồn tại ở dạng polysaccharide. Polysaccharide là carbohydrate chứa trên 20 gốc monosaccharide, một số polysaccharide chứa tới hàng trăm hoặc hàng ngàn gốc monosaccharide.  Polysaccharide còn gọi là glycan, chúng khác nhau về đơn vị cấu tạo, độ dài của mạch và độ phân nhánh. Polysaccharide không có vị ngọt, không có khả năng tạo thành dung dịch thật khi tan trong nước, nếu tan trong nước chúng chỉ tạo ra dung dịch keo. Trong cơ thể sinh vật, polysaccharide chủ yếu giữ vai trò cấu trúc hoặc dự trữ. Khác với protein, polysaccharide không có phân tử lượng đặc trưng. Sự khác nhau này là do sự khác nhau trong cơ chế sinh tổng hợp hai loại polymer này. Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu (mRNA) với trình tự và độ dài xác định. Sinh tổng hợp polysaccharide không theo khuôn mẫu, chương trình sinh tổng hợp polysaccharide do bản chất của enzyme xúc tác và không có điểm kết thúc đặc trưng trong quá trình tổng hợp.

3.3.2 Phân loại polysaccharide

          Polysaccharide được chia thành hai nhóm: polysaccharide thuần (homopolysaccharide) và polysaccharide tạp (heteropolyssaccharide). Ngoài ra, theo quan điểm dinh dưỡng động vật, người ta còn chia polysaccharide thành hai nhóm: tinh bột và polysaccharide phi tinh bột (nonstarch polysaccharide: NSP).



3.3.2.1 Polysaccharide thuần



Polysaccharide thuần chỉ chứa một loại đơn vị cấu tạo duy nhất (hình 3.9). Một số polysaccharide thuần đóng vai trò dự trữ các gốc đường đơn để cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Tinh bột và glycogen là những polysaccharide thuần thuộc nhóm này. Một số polysaccharide thuần khác như cellulose và chitin đóng vai trò là yếu tố cấu trúc của thành tế bào thực vật và vỏ cứng của nhiều loài động vật như côn trùng, giáp xác. 




tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương