CÓ Thằng cuội già Ôm một mối mơ!


THƯ ĐI TIN LẠI MỤC LỤC



tải về 5.39 Mb.
trang23/24
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích5.39 Mb.
#36425
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

THƯ ĐI TIN LẠI




MỤC LỤC


* Có thằng Cuội già Trần Văn Lược

* Nối vòng tay lớn Sư tử Đảm đương TTS

* Tìm hiểu người Hướng Đạo Phan Thanh Hy

* Đôi dòng tưởng nhớ cụ Bồ Câu Rừng Gan Dạ

Sáo Dễ Thương PVN

* Tưởng nhớ Trưởng Nguyễn Hy Đơn

Sói Đắn Đo PVH

* Hoa Hướng Đạo Trần Trung Phúc GCM

* Nét mới trong hai tập GVMD số 3 và số 4

Đinh Quang Diêm CKT

* Thanh khí (thơ) Sói Đắn Đo

(họa) Song Nguyên

* Những mốc son của HĐVN trên hành trình 80 năm

Hoàng Kim Châu & Tôn Thất Sam

* Hướng Đạo Quảng Trị ngày ấy

Quỳnh Loan

* Chuyên mục Huấn Luyện Tôn Thất Sam STĐĐ

* 4 gỗ xưa, 4 gỗ nay Phạm Văn Nhơn SDT

* Chuyện trao đuốc Bửu Mai – Sơn Miêu Chu Đáo

* Mừng hụt Tịnh Hải

* Giải đáp đố vui có thưởng GVMD, Lê Thọ

* Cái học ngày nay Ưng Kiên Tâm

* Mình vì mọi người Tâm Phước

* Vui họp mặt Lương Mậu Dũng

* Những đặc điểm thiết yếu của PTHĐ (tiếp theo)

Võ Văn Tuấn (Nai Thiện Chí)

* Mừng hụt (tiếp) Tịnh Hải

* Động viên trong HĐ Tiến Lộc (Voi Hoạt Bát)

* Đường hạnh phúc Ưng Kiên Tâm

* Hướng Đạo, tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Gấu Đa Thiện Nguyễn Thái Hùng

* Chào buổi sáng, Makiling Phúc Toàn (Đạo Cần Thơ)

* Hướng Đạo luôn rạng rỡ như buổi sáng

Ngựa Nhanh Nhẹn NVĐém

* Dạy bơi căn bản cho Thiếu sinh trong 1 giờ

Sói Xông Xáo Lại Công Thiện

* Tinh Thần Thép Nguyễn Văn Đém

* Vũ hội đường phố và Đốt lửa trại

Nguyễn Duy Thông

* Gặp gỡ Eagle Scout Philippines

Lại Công Thiện SXX

* Lễ Bế Mạc Kaola/NDT

* Nỗi niềm cảm xúc với Jamboree APR 26th

Thiên Nga Thận Trọng HTL

* Tản mạn đôi điều để kỷ niệm và rút kinh nghiệm từ 26th Asia-Asia-Pacific Regional Scout Jamboree

Sư tử Đảm đương TTS

* Phần nhạc

. Anh em ta về Tiến Lộc

. Kinh Hòa Bình Lm Kim Long

. Trầm hương đốt Bửu Bác

* Thư đi tin lại SDT

* Cáo lỗi



CÁO LỖI


Vì lý do kỹ thuật, trong GVMD số 4 có một số sai sót đáng tiếc sau đây:

Trang

Dòng

Sai

Xin sửa lại

12

cuối

sõn ca

Sơn ca

66

5 → 7




xin đưa vào cuối trang 64

- Câu “vì mộng tưởng… được gì cả vậy” đáng lẽ nằm ở cuối trang 64, người phụ trách dàn trang lại để nhảy vào bài thơ “Con ngựa hoang trên đỉnh núi Hồng” ở trang 66. Thành thật xin lỗi Thi sĩ Nguyễn Xuân Hoàng Quân.

- Cũng vì sơ sót của người phụ trách dàn trang nên trong bài “Những điểm thiết yếu của PTHĐ” từ trang 92 đến trang 110, ban đầu người nạp dữ liệu đã đánh máy tên tác giả ngay dưới tiêu đề, nhưng để đồng nhất như đã trình bày các bài khác, người dàn trang chuyển xuống cuối bài. Nhưng vì bài quá dài, đến ½ là 18 trang thì tạm ngắt, phần cuối dành lại đăng vào GVMD 5, nhưng lại quên để tên dịch giả ở cuối trang 110.

Vì quá bận rộn công việc, chúng tôi không có thì giờ kiểm soát lại trước khi báo lên khuôn thành ra bị sai sót, thành thật xin lỗi Trưởng Võ Văn Tuấn. Chúng tôi sẽ lưu ý để khỏi sơ hở trong ½ bài sẽ đăng tiếp vào GVMD 5.

- Trang hình thứ 7 sau trang 160, vì khi gửi dữ liệu qua đường truyền trên mạng, các chữ a, â, ê, I, có dấu ̀ ́ ̾ ͂ · thì bị mã hóa thành dấu ?, mong quý vị chịu khó đọc.

- Về phần MỤC LỤC, người phụ trách đánh máy vi tính khi nạp dữ liệu chỉ sắp thứ tự các bài mà thôi, để người dàn trang điền tên tác giả và số trang, nhưng vì sơ ý nên đã quên bổ túc tên tác giả. Rút kinh nghiệm, trong các số tới, người nạp dữ liệu sẽ điền tên tác giả ngay sau đề bài để bớt sơ sót.

GVMD là một đặc san tài tử chứ không phải chuyên nghiệp như các báo ngoài thị trường nên không nhờ chuyên viên làm giúp vì muốn để các Tráng sinh “Learning by doing” theo đúng nguyên tắc giáo dục của HĐ. Mong quý độc giả thông cảm.

GVMD

TUYỆT CHIÊU CỦA TRƯỞNG LÃO

Ai cũng biết Tr Nguyễn Duy Thu Lương đã từng là Đội Trưởng Nhất Đoàn Hùng Vương, Huế do Tr Tạ Quang Bửu làm Thiếu Trưởng. Sau đó Tr Thu Lương được đôn lên làm Thiếu Trưởng và Tr Bửu đã xuống làm Thiếu phó. Theo lời Tr Thu Lương thì Thiếu phó Tạ Quang Bửu đã làm đúng trách vụ của một phụ tá.

Trưởng thành Hướng Đạo trong khuôn phép mẫu mực như thế nên sau này khi du học ở Pháp, ở Anh về Tr Lương được Hội trọng dụng mời giữ chức Ủy Viên Liên Lạc Quốc Tế dưới thời cụ Nguyễn Thành Cung (Nai Ngơ Ngác) làm Hội Trưởng và cụ Tôn Thất Dương Vân làm TUV.

Khi Tr Phan Như Ngân mãn nhiệm, Đại Hội Đồng bầu Tr Thu Lương làm TUV. Đây là vị TUV trẻ nhất.

Sau 1975, Tr Lương cùng các trưởng lão như Phan Kim Phụng, Nguyễn Thúc Toản, Trần Hữu Khuê, Lê Văn Ngoạn, Trần Văn Lược, Lê Gia Mô và một số trưởng trẻ ra sức gầy dựng lại HĐVN. Chính Tr Thu Lương đã hăng hái đang đàn thuyết trình về phương pháp Hàng Đội, trong kỳ đại hội đại biểu huynh trưởng toàn quốc họp tại Hà Nội tháng 5-1993 nhân ngày truyền thống HĐ.

Mấy năm gần đây thấy HĐ có loạn sứ quân sinh hoạt thiếu chuẩn mực, mười điều luật gia bảo bị gạt sang một bên, Trưởng đau bùng lặng lẽ rút lui. Hai năm nay căn bệnh quái ác làm hai chân quá yếu, đi lại cực kỳ khó khăn. Phải chống gậy mà mỗi bước đi cũng chỉ nhấc được vài tấc. Không muốn làm phiền ai nên Trưởng đã từ khước mọi cuộc tiếp tân vui chơi, kể cả những sinh hoạt của HĐ dù rằng có xe hơi đưa đón tận nhà. Thế mà sáng hôm nay, Chúa Nhật 28.3.2010 tại công viên Tao Đàn, các huynh trưởng già, các trưởng không cầm đơn vị, các trưởng cấp cao không trực tiếp sinh hoạt với các em, các trưởng vãng lai… quây quần bên nhau tại “quán HĐ”: đây là chỗ cao nhất ở Tao Đàn với những tam cấp bằng cement (Tôi nhiều lần đến đây để bán sách và phải vất vả lắm mới lên được chỗ cao này).

Tự do chọn lựa thức uống thông thường như café, chanh đường, sữa đậu nành, coca. Điều chung nhất là các ổng nói đủ các thứ chuyện trên trời dưới đất, dĩ nhiên chuyện HĐ được ưu tiên hàng đầu. Thật hay không chẳng cần biết, chỉ cần nói, pha thêm mắm dặm thêm muối cho chất cay đắng vào để cho vơi đi nỗi niềm.

Những câu chuyện đang rôm rả tưởng chừng không bao giờ dứt thì 1 anh la làng:

- Ai như Trưởng Thu Lương?

Mọi người ngơ ngác nhìn ra cổng thì thấy một cụ già, tay cầm gậy, chân nhích tường bước một rất khó khăn. Một tiếng nói của ai đó vang lên:

- Đúng là Tr Thu Lương rồi.

Tức thì thế trận thay đổi: các điếu thuốc được dụi tắt ngay, một số trưởng bỏ dở ly cà phê lẻn ra sân sinh hoạt. Trưởng Ngô Văn Phương, Vương Thới Trung và một số anh em khác vội ra chào đón Tr Thu Lương và mời vào quán uống nước. Tr Thu Lương nói:

- Cám ơn, tôi đến đây nhưng tôi phải về ngay vì xe ôm đang chờ. Tôi đến đây để tặng anh Vương Thới Trung cuốn “Nguyên lý HĐ”.

Anh Trung xúc động nhận sách. Tr Lương chào anh em rồi chống gậy, các Trưởng dìu đỡ ra xe ôm.

Mọi người ái ngại nhìn theo, một cụ già 90 tuổi, ốm yếu ngồi vắt vẻo trên chiếc xe ôm, giữa phố xá đông người… tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ái ngại là phải. Tuy nhiên có điều đáng ái ngại hơn là ngày nay dường như một số trưởng chỉ thích tán dóc mà không chịu đọc sách để nâng cao nghề Trưởng và hiểu biết thấu đáo về phong trào.

TRÂU NHIỆT THÀNH



LƯỢC SỬ PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO TẠI QUẢNG NAM


Phong trào Hướng Đạo Việt Nam bắt đầu từ một đoàn do Trưởng Trần Văn Khắc thành lập tại Hà Nội năm 1930. Đến năm 1935 thành lập Hội Hướng Đạo Trung Kỳ và năm 1938 một số giáo viên, công chức tại Hội An đứng ra thành lập Hướng Đạo Hội An (tỉnh Quảng Nam). Trải qua gần bốn mươi năm từ 1938 đến 1975, vì chịu ảnh hưởng thời cuộc, Hướng Đạo Quảng Nam qua nhiều thời kỳ sinh hoạt, có lúc phát triển mạnh, lúc phải tạm thời ngưng rồi khi có điều kiện lại được tái lập và sau biến cố 1975 thì ngưng luôn cho đến ngày hôm nay.
I. THỜI KỲ 1938-1945

Năm 1938, tại Hội An, các anh Tôn Thất Phán, Nguyễn Thúc Tuân, Đoàn Văn Bân, xin phép công sứ Hội An thành lập Hướng Đạo. Hướng Đạo Hội An (tỉnh Quảng Nam) lúc bấy giờ thuộc Đạo Đà Nẵng do anh Nguyễn Xuân Trâm làm Đạo trưởng (gồm có Hướng Đạo Đà Nẵng, Huế và Hội An).

* Tráng đoàn: Theo sự ghi nhớ của anh Nguyễn Thanh Viêm, ban đầu chỉ có một Tráng đoàn Chi Lăng do anh Đặng Văn Tường làm Tráng trưởng: đa số tráng sinh là huynh trưởng của Thiếu đoàn và Ấu đoàn; nhưng theo ghi nhớ của anh Nguyễn Thúc Tuân thì anh Nguyễn Văn Phùng làm Tráng trưởng.

* Thiếu đoàn: Một Thiếu đoàn do anh Phan Văn Kiệm làm Thiếu trưởng, anh Đoàn Văn Bân làm Thiếu phó. Theo ghi nhớ của anh Nguyễn Thúc Tuân thì anh Tôn Thất Phán làm Thiếu trưởng.

* Ấu đoàn: Một bầy (Bầy Nguyễn Trãi) do anh Nguyễn Thúc Tuân làm Bầy trưởng và anh Nguyễn Cửu Cúc làm Bầy phó. Anh Nguyễn Thúc Tuân cho biết Baloo là anh Ngô Lạng và Bagheera là anh Ngô Gia Bu.

Đầu năm 1940, anh Lê Duy Thước (tên rừng Gà Mờ), một huynh trưởng của Tráng đoàn Thăng Long (Hà Nội) được thuyên chuyển vào Quảng Nam làm Trưởng ty Canh nông. Anh em Hướng Đạo Hội An bầu anh Lê Duy Thước làm Đạo trưởng và từ đó Hướng Đạo Hội An tách riêng ra để thành lập Đạo Quảng Nam.


Đạo trưởng: A. Lê Duy Thước

Thư ký Đạo: A. Nguyễn Thanh Viêm

Liên đoàn trưởng: A. Nguyễn Văn Phùng

* Tráng đoàn Chi Lăng: A. Đặng Văn Tường

A. Tôn Thất Phán

* Thiếu đoàn Lê Lợi I: Thiếu trưởng: A. Phan Văn Kiệm

Thiếu phó: A. Đoàn Văn Bân

A. Ngô Đức

* Thiếu đoàn Lê Lợi II: Thiếu trưởng: A. Đống Lương

Thiếu phó: A Phan Bay

A. Trương Thiệp

* Bầy Nguyễn Trãi: Bầy trưởng: A. Nguyễn Thúc Tuân

Bầy phó: A. Nguyễn Cửu Cúc

A. Ngô Lạng

* Bầy Lê Lai: Bầy trưởng: A. Trần Đình Miên

Bầy Phó: A. Nguyễn Thanh Viêm

A. Ngô Gia Bu

* Bầy Trần Nguyên Hãn: Bầy trưởng: A. Đinh Văn Anh

Bầy phó: A. Trần Văn Nga

* Các đơn vị tại Phủ Huyện:

- Phủ Điện Bàn: A. Linh làm Trưởng

- Huyện Duy Xuyên: A. Thúy làm Trưởng

- Huyện Quế Sơn: A. Hòe làm Trưởng

- Phủ Thăng Bình: có anh Phạm Phú Hưu

Đạo quán: lúc ban đầu mượn một nhà trong khu vườn của ông Vương Sĩ (nay là khu chùa Sư Nữ), về sau dời về một nhà tranh trong khu vườn ông Phó Sứ.

Vào đầu năm 1941, để nêu cao tinh thần hiếu học của dân tỉnh Quảng Nam (đất Ngũ Phụng Tề Phi), Hướng Đạo Quảng Nam đã tổ chức một hoạt cảnh và nghi lễ Trường Thi Hương ở triều Nguyễn tại sân vận động Hội An, các thí sinh mang lều chõng đợi trước cổng trường chờ gọi tên thì vào đóng lều tại vị trí đã định (về áo mão, phẩm phục cho các quan chánh phó chủ khảo, quan chấm thi… đầy đủ là do các trưởng Nguyễn Thúc Tuân và trưởng Tôn Thất Phán đã về Huế mượn của các vị đại thần. Về bàn hương án, lọng cờ, trống, chiêng, võng điều thì mượn tại các chùa Chúc Thành, Ngũ Bang… tại Hội An).

Sau khi tuyên bố các thí sinh trúng tuyển Cử nhân, Tú tài thì người Thủ khoa (đậu đầu) được rước về làng “Vinh quy bái tổ”, đám rước có cờ, lọng, trống, chiêng rất linh đình.

Đến tháng 8.1945, sau khi đi trại hè ở biển Cửa Đại về, vì thời cuộc, Phong trào Hướng Đạo đã bị đình chỉ hoạt động.


II. THỜI KỲ 1949-1955

Năm 1949, khi đồng bào Hội An tản cư tránh chiến tranh trở về, Phong trào Hướng Đạo được gây dựng lại với sự hợp tác của anh em Hướng Đạo Đà Nẵng.

Các anh Trần Thúc Linh, Đoàn Mộng Ngô… ở Đà Nẵng, cùng với các anh chị em tại Hội An (Anh Đinh Văn Tùng, Trương Thiệp, Thái Hinh, Nguyễn Thanh Viêm, chị Quỳnh Châu…) tổ chức những buổi chiếu phim tại chùa Ngũ Bang gây quỹ. Sau đó Hội An đã đưa các thân hữu và cựu tráng sinh ra Đà Nẵng tham dự các khóa huấn luyện/Sơ luyện ngành Ấu. Trong khi đó một Thiếu đoàn được thành lập tại Hội An lấy tên là Thiếu đoàn Quang Trung do anh Trương Thiệp làm Thiếu trưởng, anh Đinh Văn Tùng làm Thiếu phó. Vì tình hình an ninh, không có đất sinh hoạt, nên chỉ sau một thời gian ngắn Thiếu đoàn phải tạm ngưng hoạt động.

Cuối năm 1950 tình hình an ninh khả quan hơn nên các Trưởng cũ tổ chức sinh hoạt trở lại.

Tại Hội An lúc này có

1. Thiếu đoàn Trần Quốc Toản:

Thiếu trưởng: A. Trương Thiệp

Thiếu phó: A. Đinh Văn Tùng

Thiếu phó: A. Thái Hinh

Với sự góp sức của các anh Lê Mai, Lê Phỉ… Anh Lê Phỉ chỉ sinh hoạt một thời gian ngắn năm 1952 rồi động viên vào Quân trường Thủ Đức.

2. Bầy Trần Nhật Duật:

Bầy trưởng: Chị Quỳnh Châu

Bầy phó: Chị Tăng Thị Tân

Chị Nguyễn Thị Hường

Anh Nguyễn Thanh Viêm

Anh Lưu Bạch Đan

Anh Trịnh Tiêu

Thời gian sau 1950, Trưởng Phước và Trưởng Sáu là ủy viên vận động, đã đi từ Bắc vào Nam ghé vào các tỉnh thành để vận động cho Phong trào Hướng Đạo tái hoạt động.

Năm 1952 cuộc họp Huynh trưởng toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội; anh Trương Thiệp đại diện cho Hướng Đạo Quảng Nam đi tham dự.

Đầu năm 1954 vì tình hình bất an, hơn nữa nhiều Trưởng được lệnh động viên vào quân đội nên phong trào tại Hội An tạm ngưng sinh hoạt.

Sau năm 1954, các cựu Huynh trưởng ở các nơi đổi về làm công chức tại Hội An, có các anh Lê Cảnh Đạm, Lê Văn Điền, Hoàng Tư Quý, Nguyễn Đức Lâm… muốn tái lập lại phong trào; nhưng sau nhiều cuộc họp, các Trưởng lớn vẫn còn ngần ngại vì tình hình chính trị chưa ổn, nên không có quyết định dứt khoát.

Để chuẩn bị cho sự tái lập phong trào, anh em Hội An đã ra tham dự khóa sơ luyện ngành Ấu do anh em Hướng Đạo Đà Nẵng tổ chức tại Đà Nẵng. Anh em Hướng Đạo Hội An cũng đã tham dự khóa Dự bị Ấu do Châu Hải Trung tổ chức tại chùa Thuyền Tôn (Huế) từ ngày 01 tháng 5 năm 1958 đến 4 tháng 5 năm 1958 cũng như tham dự khóa huấn luyện Bạch Mã tại Trại Trường Tùng Nguyên Đà Lạt cho ba ngành Ấu, Thiếu và Tráng từ 30 tháng 7 năm 1958 đến 4 tháng 8 năm 1958.

Trại Họp Bạn Trảng Bom vào dịp Giáng Sinh 1959 (tại Lâm Viên Quốc Gia Trảng Bom), anh Trương Phúc Loan tại Hội An đã tham dự trong Đạo An Hải.
III. THỜI KỲ 1961-1975

Năm 1961, các sói và thiếu của thời 1938-1945 gặp nhau tại nhà anh Lê Khuê, cùng một số giáo chức đã tái lập phong trào tại Hội An. Liên đoàn Hướng Đạo Hội An, thuộc Đạo An Hải Đà Nẵng.

Liên đoàn trưởng: A. Lê Khuê

Liên đoàn phó: A. Nguyễn Anh Anh

1. Tráng đoàn Chi Lăng:

Tráng trưởng: A. Nguyễn Hữu Tôn

Tráng phó: A. Nguyễn Anh Anh, Trầm Thế Khải

2. Thiếu đoàn Lê Lợi:

Thiếu trưởng: A. Tôn Thất Cát

Thiếu phó: A. Trần Văn Tý

3. Bầy Nguyễn Trãi:

Bầy trưởng: A. Trương Phúc Loan

Bầy phó: A. Ma Cầm Tuyên, Lý Bình

về sau có thêm các trưởng tập sự: Phan Đình Trừng, Trần Hữu Thuận

Các đơn vị càng ngày càng lớn mạnh. Sau năm 1963 một số trưởng thuyên chuyển (A. Nguyễn Anh Anh, Nguyễn Hữu Tôn…), một số mới về lại Hội An (A. Lương Hải, A. Nguyễn Hồng Tân, A. Nguyễn Đức Lâm…) và một số Tráng sinh, Thiếu sinh đã có thể phụ tá giúp các đơn vị. Trong thời gian này, phụ trách các đơn vị là:

1. Tráng đoàn Chi Lăng:

Tráng trưởng: A. Trần Châu Phó

Tráng phó: A. Trầm Thế Khải

2. Thiếu đoàn Lê Lợi:

Thiếu trưởng: A. Lương Hải

Thiếu phó: A. Trương Thọ, Nguyễn Lợi, Trần Ngọc

3. Bầy Nguyễn Trãi:

Bầy trưởng: A. Trương Phúc Loan

Bầy phó: A. Lý Bình, Trần Phục, Ma Cầm Tuyên, Khưu Vĩ Hoàng


Các anh chị Trưởng tập sự và Tráng sinh phụ tá cho các đơn vị có: A. Nguyên Huỳnh, Trần Tiên Định, Lương Văn Ngọ, Nguyễn Mua, Phạm Ngọc Khương, Trần Đình Kim, Trần Xuân Mẫn, Đỗ Tân Lợi, Trần Đăng Khoa, Lưu Nga, Trần Ngọc Tuyết, Đỗ Kim Ngân, Châu Thị Phương, Nguyễn Thị Chi, Lê Thị Hoa (Lệ Hoa) và Lê Thị Hoa (vợ của Mẫn), Nguyễn Thị Nhu.

Số sói con ngày càng đông và Trưởng đã đầy đủ nên lập thêm bầy Chương Dương.

4. Bầy Chương Dương:

Bầy trưởng: Chị Lê Thị Kim Biên

Bầy phó: Chị Lưu Thị Bích Trâm, A. Lương Văn Ngọ, Trần Phục.

Liên đoàn Hội An đã lớn mạnh và năm 1964 đứng ra tổ chức một trại họp bạn Liên Đạo (gồm có đạo An Hải, đạo Bắc Đẩu, Liên đoàn Biệt lập Quảng Tín và Liên đoàn Biệt lập Hội An) tại sân vận động Hội An. Anh chị em Hướng Đạo Hội An đã thực hiện một cổng trại và một cột cờ rất lớn hình tháp Eiffel cao 18 mét bằng tre với chuyên môn của các đơn vị Tráng, Thiếu. Cả một Thiếu đoàn có thể leo lên đứng trên tháp này.

Sau trại họp bạn, Trưởng Lê Khuê vì việc gia đình nên trao đuốc lại cho Trưởng Nguyên Hồng Tân, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Trưởng Nguyễn Hồng Tân thay đổi công tác, không còn ở Hội An nữa nên Trưởng Nguyễn Đức Lâm được cử lên làm Liên Đoàn Trưởng.

Do ảnh hưởng của trại họp bạn vừa qua, anh em Hướng Đạo quận Điện Bàn xin thành lập Liên đoàn Chiêm Động tại Thị trấn Vĩnh Điện (quận Điện Bàn) do Trưởng Trần Thanh Quế làm Liên Đoàn Trưởng, có các anh Nguyễn Phú Long, Nguyễn Văn Chín, Thái Văn Hòa, Lê Lộc Thơ, Hà Trang, A.Đức, A.Chân và các chị Nguyễn Thị Em, Thân Thị Kim Cúc…

Liên đoàn Chiêm Động có:

1. Một toán tráng: toán trưởng là Nguyễn Văn Chín.

2. Một Thiếu đoàn: Thiếu trưởng A. Trần Thanh Quế.

3. Bầy Chí Linh: Bầy trưởng A. Hà Trang.

4. Kha đoàn Nam Tào.
Sau trại họp bạn Liên Đạo, Liên đoàn Hội An có thêm:

1. Kha đoàn Bắc Đẩu: Kha trưởng A. Trương Thọ.


Một thời gian sau đó, anh Liên Đoàn Trưởng Nguyễn Đức Lâm vì công tác phải trao đuốc lại cho anh Lương Hải. Anh Lương Hải làm Liên Đoàn Trưởng Liên đoàn Hội An kiêm Thiếu trưởng Thiếu đoàn Lê Lợi.

Sau trại họp bạn Liên Đạo, tinh thần của các em đoàn sinh và anh chị em trưởng của Liên đoàn lên cao, anh chị em đã vận động phụ huynh và các cựu huynh trưởng Hướng Đạo hiện đang ở Hội An và đang làm ăn ở các nơi về tài chánh và vật chất để xây dựng một Đạo Quán gần Trường Nữ Tiểu Học Hội An, ở góc sân vận động. Đạo quán rất nguy nga và kiên cố theo mẫu căn nhà Việt Nam tại hội chợ quốc tế tổ chức ở Ấn Độ. Kiểu nhà này do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ. công tác xây cất Đạo quán hoàn thành với chi phí 140.000 đồng.

Cũng trong năm này (1964) anh chị em Hướng Đạo tham gia công tác cứu trợ đồng bào bị lụt năm Thìn, di chuyển đồng bào ở những nơi thấp về tạm trú tại các trường học, nấu cơm tiếp tế cho đồng bào. Trong lúc mưa bão, nước đang lên, các em kha và tráng giúp bà con buôn bán tại chợ di chuyển hàng hóa lên những nơi cao. Anh em đã dùng những dây loại lớn (loại dây anh em đã làm thủ công và sử dụng trong trại họp bạn vừa qua) để giăng từ thành chợ qua các trụ điện gần chùa Ông giúp đồng bào nương vào đó mà di chuyển hàng hóa ra khỏi chợ vì ngay chỗ ngã năm giếng chợ, nước chảy rất mạnh. Ngoài ra anh em đã tháp tùng trên những ghe máy của quân đội để đi cứu trợ những nơi bị ngập lụt. Hướng Đạo Hội An được bà Đàm Thị Tự, một thương gia giàu lòng nhân ái tại Hội An, cho mượn xe chở gạo lớn, để chở nước từ Hội An lên Điện Bàn tiếp tế cho đồng bào vì nước sông bị ô nhiễm và các giếng đều bị ngập nước. Sau lụt, Hướng Đạo lại giúp đồng bào Cẩm Nam sửa chữa lại nhà cửa và chuyển phẩm vật cứu trợ đến những nơi bị thiệt hại trong trận lụt.

Sau công tác cứu trợ, Liên Đoàn Hướng Đạo Hội An, từ một Liên Đoàn biệt lập đã đủ sức vươn lên thành Đạo Quảng Nam, với Đạo trưởng là anh Lương Hải.

Năm 1970, anh Nguyễn Anh Anh được biệt phái về Bộ Quốc Gia Giáo Dục, dạy học ở Hội An, sinh hoạt lại. Trưởng Lương Hải vì công tác nên trao đuốc lại cho Trưởng Nguyễn Anh Anh.

Trong thời gian từ 1970 đến 1975, Hướng Đạo Quảng Nam tiếp tục phát triển:

- Liên đoàn Chiêm Động tại Điện Bàn đã phát triển thêm một thiếu đoàn tại Duy Xuyên.

- Tại Hội An có:

. ba bầy là Nguyễn Trãi, Chương Dương và Phù Đổng.

. ba thiếu đoàn là Lê Lợi, Ngô Quyền và Quang Trung.

. một kha đoàn Bắc Đẩu.

. thiếu đoàn nữ Âu Cơ đã được thành lập do chị Vũ Thị Thu trách nhiệm để chuẩn bị trưởng cho phong trào nữ Hướng Đạo tại Quảng Nam.

Các trưởng phụ trách bầy có các chị Vũ Thị Thu, Lê Thị Hoa, Lê Hoa, Nguyễn Thị Chi, Trần Thị Tuyết, chị Nhu, chị Châu Thị Phương… anh Phạm Khương, anh Lương Văn Ngọ, anh Hà Thăng, anh Hà Hòa… và một số trưởng tập sự, trong số này có anh Nguyễn Đức Tùng đã phụ chị Lê Hoa điều khiển bầy Nguyễn Trãi.

Các trưởng phụ trách thiếu có anh Hồ Đại Sơn, Trần Đình Kim, Trần Xuân Mẫn, Nguyễn Lợi, Trần Văn Anh…

Các trưởng phụ trách kha có anh Nguyễn Anh Anh, anh Nguyễn Chiên, anh Nguyễn Duy Bình.

Năm 1970, Đạo Quảng Nam đã tham dự trại Họp Bạn Quốc Gia tại Suối Tiên, Thủ Đức với một lực lượng khá hùng hậu.

Năm 1974 một số Hướng Đạo Quảng Nam đã tham gia trại Họp Bạn Quốc Gia Tự Lực tại Tam Bình, Gia định. Số đông di chuyển bằng đường bộ đã bị mưa lụt nên không đến được trại họp bạn, chỉ có số ít di chuyển bằng máy bay đến được đất trại.

Quảng Nam năm nào cũng có vài ba cơn bão lụt lớn nên với các châm ngôn Gắng sức, Sắp sẵn, Khai phá, Giúp ích, các Hướng Đạo sinh luôn sẵn sàng để phục vụ.

Sau biến cố 1975, Hướng Đạo bị cấm hoạt động, Trưởng và các em chia tay nhau, mỗi người một ngã, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng có cơ hội là anh chị em đều tìm về nhau. Anh chị em còn ở địa phương tìm gặp nhau trong các bữa tiệc đám cưới, đám giỗ… Anh chị em vào Sài gòn tìm gặp nhau và đến năm 1994 đã thành lập Liên đoàn Hướng Đạo Non Nước do trưởng Lương Hải làm Liên Đoàn Trưởng để giúp giáo dục trẻ em, tuy rằng không có phép… Anh chị em ra hải ngoại đã liên lạc nhau để nối kết Vòng Tay Huynh Đệ Hướng Đạo Quảng Nam. Hằng năm, Vòng Tay Huynh Đệ Hướng Đạo Quảng Nam đã tạo cơ hội gặp nhau vài lần, vui mừng tái ngộ và ôn những kỷ niệm xưa… Xin anh chị em Hướng Đạo trước đây sinh hoạt tại Đạo Quảng Nam, hiện đang ở hải ngoại, hãy liên lạc với Vòng Tay Huynh Đệ Hướng Đạo Quảng Nam để tìm biết tin tức các bạn và trưởng cũ, cùng nhau tạo cơ hội tương thân tương trợ. Địa chỉ email để liên lạc với VÒNG TAY HUYNH ĐỆ HƯỚNG ĐẠO QUẢNG NAM:

NGÀY XƯA CÓ MỘT ĐOÀN HĐ NHƯ THẾ


Tháng 5 năm 1997 anh em kéo nhau về Hà Nội dự ngày truyền thống 31.5, cả thảy độ 400 người. Phần nhiều là các huynh trưởng lớn tuổi. Phái đoàn đông nhất là Hà Nội mà người trẻ nhất cũng đã ở tuổi 60. Gặp chúng tôi họ ríu rít chuyện trò như đã thân quen từ lâu. Một chị bảo:

- Ngày trước em mới chỉ là Sói con, có biết gì nhiều về HĐ đâu nhưng nghe tin có đại hội là em đi liền. Thích quá.

Một số hình ảnh các HĐS Hà Nội không bao giờ phai mờ trong trí óc chúng tôi: chị Tô Bích Phượng của Châu Thăng Long, nhỏ nhắn trong bộ áo lụa Hà Đông đã ra sân ga đón chúng tôi, hướng dẫn đủ điều, mấy ngày sau chị lại ra sân ga tiễn chúng tôi.

Anh Lê Duy Thước, một huynh trưởng kỳ cựu của miền Trung, đã từng giữ chức Đạo Trưởng Quảng Nam năm 1940 khi anh làm Trưởng Ty Canh Nông ở đây. Tên rừng của anh là Gà Mờ nhưng trong thực tế anh không mờ tí nào cả; năm 1954 anh đã được sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh, về nước làm Hiệu Trưởng trường Đạo học Nông nghiệp Hà Nội, được phong tặng “nhà giáo Nhân Dân” đợt đầu tiên.

Anh được cụ Hoàng Đạo Thúy tín nhiệm cử làm Tổng Thư Ký ban Liên lạc cựu HĐS và hiện anh là Trưởng ban Tổ chức cuộc họp này. Vai vế như thế mà anh giản dị đến độ mọi người phải kinh ngạc: chiếc xe đạp rẻ tiền, cái áo trắng đã ngã màu, chiếc quần xanh bạc màu, đôi giày sandal cũ kỹ… Anh ân cần với tất cả mọi người. Hôm chia tay anh hẹn năm 2000 sẽ họp nhau tại TP Huế hoặc Sàigòn để tính chuyện đại sự của HĐVN. Tiếc thay ngày 17.11. 1997 cụ Thước đã bất ngờ ra đi để lại một ý tưởng tốt đẹp không có ai thực hiện.

Cũng trong những ngày hội này chúng tôi đã được gặp anh Hoàng Đạo Hùng, con trai cả và chị Hoàng Thị Oanh con gái của cụ Thúy. Cụ Hoát, một huynh trưởng kỳ cựu ở Thanh Hóa (hay Nghệ Tĩnh, không rõ nay còn hay mất), Cụ Bạch Văn Quế (nay đã 95 tuổi, hiện ở Huế), Cụ Tôn Thất Hoàng (nay đã 90 tuổi, ở Vũng Tàu), BS. Trần Hữu Nghiệp chuyên sống chung với người bị phong để chữa bệnh cho họ.

Một kỳ hội ngộ đầy ắp những ngày vui sống, được viếng thăm nhiều danh lam thắng tích như Lăng Hồ Chủ tịch, nhà sàn nơi làm việc của Người, Phủ Chủ tịch, chùa Một Cột, Hồ Gươm, Chùa Quán Sứ, các Viện bảo tàng, lên Phú Thọ đến Nghĩa Lĩnh Sơn bái lạy các vua Hùng, thăm thành Cổ Loa, giếng ngọc, núi vàng. Sau đó xuôi về tắm biển ở vịnh Hạ Long, thăm đền Kiếp Bạc, núi Côn Sơn.

Trọng tâm của kỳ họp là buổi hội thảo được tổ chức tại Viện Bảo tàng Lịch sử. Đề tài là “Lịch sử HĐVN qua các thời kỳ” do Trưởng Lê Duy Thước thuyết trình. Ông Dương Trung Quốc điều khiển buổi hội thảo.



Rất nhiều bài tham luận và phát biểu ý kiến bổ ích của các huynh trưởng và Tráng sinh ngày trước như cụ Nguyễn Lân, Tôn Thất Đông, các ông Nguyễn Cơ Thạch, Hồ Trúc, Đại tá Hoàng Minh Phương. Sau đây chúng tôi ghi lại lời phát biểu của Đại tá Phan Thượng Trí, người mà trong suốt kỳ đại hội, với bộ quân phục đại lễ đã hướng dẫn chúng tôi đi đây đi đó một cách tận tụy, và hết sức khiêm ái.
LỜI PHÁT BIỂU CỦA ANH PHAN THƯỢNG TRÍ

(Trước khi Đại tá Phan Thượng Trí phát biểu, ông Dương Trung Quốc đã nói như sau: Viết lịch sử là điều không đơn giản và chính điều đó chúng tôi muốn rằng việc nghiên cứu về lịch sử phong trào HĐVN phải được chia ra những giai đoạn hết sức cơ bản mà hôm nay chúng ta dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ nhận làm Danh Dự Hội Trưởng đã được khẳng định một cái mốc trong tiến trình phát triển của một hoạt động trong xã hội Việt Nam đó là phong trào HĐS, được khẳng định rằng phong trào ấy trong bối cảnh lịch sử nước mất, mất độc lập tự do. HĐS VN đã sớm tiếp nhận được truyền thống của cha ông cũng như của những người cách mạng để biến cái khẩu hiệu, cái lời thề phụng sự Tổ quốc trở thành một cái hành động vì đại nghĩa chung của dân tộc. Còn những giai đoạn phát triển sau này trong 1 bối cảnh mà chúng ta đã từng sống qua, chúng ta sẽ thấy hết sức đầy đủ mọi khía cạnh phức tạp của nó và chúng ta hy vọng rằng sẽ còn có cơ hội để tiếp tục suy nghĩ và nghiên cứu về phong trào HĐS của những giai đoạn lịch sử sau này.

Chúng tôi nói như vậy là để bày tỏ lời cảm ơn của chúng tôi đến với các anh chị em tham gia phong trào HĐS ở phía nam, đặc biệt trong thời kỳ Mỹ Ngụy để chúng ta có được cơ sở để làm sáng tỏ sự phát triển của phong trào HĐS trong bối cảnh đặc thù của VN. Chúng tôi muốn bày tỏ ở đây sự có mặt của 1 đội ngũ có thật nhiều HĐS đã tham gia các lực lượng Quân đội Cách mạng Việt Nam ngay từ những ngày đầu chính bằng những năng lực được trau dồi trong đời sống HĐ. Nhiều anh em đã sớm đứng trong đội ngũ bộ đội cụ Hồ. Chúng tôi có nhận được ở đây 1 bài viết rất cảm động của Trung tướng Lê Linh, anh đang nằm trong bệnh viện. Bài viết cho chúng tôi anh bày tỏ tất cả những kỷ niệm tốt đẹp của 1 thời trai trẻ sinh hoạt HĐ và cho rằng thời kỳ sinh hoạt ấy đã tạo nên phẩm cách để anh hoàn thành trách nhiệm của người lính cụ Hồ xứng đáng với tên gọi của nó, cho nên để đại diện cho anh em đã từng tham gia quân đội, chúng tôi xin mời anh Phan Phát, Thiếu tướng quân đội, một HĐS ngay từ những ngày đầu đã tham gia kháng chiến chống Pháp lên phát biểu ý kiến. Kính mời anh Phan Phát. Nếu anh Phan Phát chưa đến chúng tôi xin mời 1 anh khác cũng là họ Phan là anh Phan Thượng Trí nguyên Cục trưởng Cục kỹ thuật của Bộ Quốc phòng (tiếng vỗ tay và anh Phan Thượng Trí chỉnh tề trong bộ quân phục đại lễ, mang quân hàm đại tá, bước lên diễn đàn):

- Kính thưa các anh, các chị, trong thời gian ngắn như thế này mà theo yêu cầu của anh Lê Duy Thước Tổng Thư ký là giờ này chúng ta đã ở ngoài sân rồi, nay theo lời giới thiệu của anh Dương Trung Quốc, tôi xin nói một vài lời về 1 đoàn HĐ ở Hà Nội mà tôi được tham dự từ năm 1940.

Thưa các anh các chị, cái đoàn này không có gì đặc biệt, nó cũng như khoảng 100 đoàn ở Hà Nội, ở các tỉnh nhưng vì sao đối với tôi nó sâu sắc, là vì tôi đã có 1 bước ngoặc ở tại đoàn này vì cuộc đời tôi cũng nhiều anh em thanh niên trước ngày Cách mạng tháng 8 chúng ta bơ vơ, lẻ loi, cô độc không có hướng đi, lúc đó chính tổ chức HĐ đã dắt dẫn, đã đưa giáo dục giác ngộ đến lớp thanh niên chúng tôi hồi đó. Tôi nhớ lại cách đây 43 năm, vào mùa hè 43 thì HĐ Hà Nội tổ chức 1 trại hè mới các em học sinh tuổi 15, 16 đi chơi trại hè Tam Đảo thì tôi cũng được dịp đi vì lúc đó hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, nhưng hồi đó HĐ tổ chức là rất rẻ tiền. Tôi cùng 1 số bạn bè cùng trong lứa kéo nhau đi. Sau thời gian trại ở Tam Đảo 7 ngày thì chúng tôi rất mê HĐ.

Thưa với các anh các chị, chúng ta là những HĐS cũ đều thấy ở trong bốn bức tường thành phố thì không thể nào thấy được thiên nhiên, nhớ lên Tam Đảo chúng tôi mới thấy thiên nhiên đẹp như thế nào, hùng vĩ như thế nào. Nhưng đặc biệt HĐ giáo dục chúng tôi tinh thần yêu nước. Lúc đó, nhiều anh em HĐ chưa phải là người cách mạng nhưng đã nói đến vấn đề yêu nước, yêu tổ quốc 1 cách sâu sắc. Cho đến khi về họ tổ chức đoàn Bình Than. Lúc đầu tôi không biết Bình Than là cái gì, nhưng sau hiểu rằng nó là bến Bình Than, thời kỳ Trần Hưng Đạo. Anh em chúng tôi hết sức phấn khởi. Đoàn do 1 anh bị cận thị nặng tên là Vũ Xuân Khiếu làm việc ở sở đốc lý Hà Nội. Anh là người Cổ Lễ, rất nông dân, chân chất vô cùng, nhưng nhờ anh đó giáo dục chúng tôi mà có được 27, 28 anh em lập thành các Đội mang những cái tên rất lạ: đội mèo, đội thỏ, đội bồ câu mà tôi là đội trưởng đội Mèo. Hôm nay cũng có 1 số anh em Bình Than ở đây, chúng tôi cho đó là 1 bước ngoặc của cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi sinh hoạt ở đoàn Bình Than chỉ được hơn 2 năm, đến năm 1945 Cách mạng tháng 8 thì chúng tôi tham gia ngay, vì trong đội chúng tôi có anh tên là Huỳnh Tấn Hùng, con bà Vân Đài mà như anh em Hà Nội đã biết là nữ sĩ Vân Đài. Anh này chỉ hơn chúng tôi có 1 tuổi nhưng mà đã tham gia Việt Minh trước đó. Anh này đưa các em Đội trưởng loại choai choai trong Đoàn đi rải truyền đơn. Hồi đó chúng tôi không sợ gì cả, cứ nhắm mắt đi rải truyền đơn theo anh Huỳnh Tấn Hùng. Báo cáo với các anh, các chị, đến lúc Cách mạng tháng 8 thì như anh Lê Duy Thước đã nói trong phần sử thì anh em HĐ lúc đầu chưa phải là Việt Minh mà vẫn hăng hái dám đi đầu hô khẩu hiệu để theo Việt Minh rồi đi đến cái việc 17/8-19/8 HĐS tiếp tục tham gia cướp chính quyền. Đến năm 1946, cuộc kháng chiến bùng nổ, Đoàn tôi có 27 người thì 18 anh vào bộ đội. Đầu tàu là anh Vũ Xuân Khiếu đã tích cực đưa anh em vào bộ đội. Nhưng rất tiếc năm 1947 anh Khiếu đã bị Pháp bắn vì anh cận thị nặng trong lúc Pháp nhảy dù xuống Bắc Cạn. Anh là một sĩ quan ở Cục Quân nhu thuộc Tổng cục Cung cấp, anh bị rơi mắt kinh không chạy được bí chúng nó bắn chết tại chỗ. Biết tin anh Khiếu đã hy sinh, chúng tôi hết sức căm thù và anh nào cũng ghi trong lòng mình phải trả thù cho huynh trưởng, và từ đó việc làm của chúng tôi càng ngày càng thể hiện được sự tin yêu của cấp trên… Năm năm khi hòa bình lập lại, tuy không còn HĐ nhưng anh em Bình Than bảo nhau cứ ngày chủ nhật sau tết gặp lại nhau để thể hiện tình cảm mà khi nãy anh Kỳ đã hô: “HĐ 1 ngày, HĐ suốt đời”…

Đến nay mà nói, trong anh em chúng tôi có 2 người đã hy sinh, còn lại 2 Đại tá, 2 giáo sư, 2 Phó tiến sĩ, 5 cấp Cục, 2 anh là Bác sĩ và Dược sĩ. Anh em chúng tôi tuyệt đối yêu nước, trung thành với Tổ quốc, luôn luôn trong sáng đối với Đảng, đối với Cách mạng. Là do hoàn toàn tình cảm của HĐ giáo dục chúng tôi.



Xin cảm ơn tất cả các anh, các chị.
Đây là một cuộc họp “lịch sử” vì sự quy mô, hữu ích và thân ái của nó. Các HĐS dự cuộc họp này mỏi mòn trông đợi được dự họp lần thứ 2 nhưng đã 14 năm qua, nhiều anh chị đã ra người thiên cổ. Tình thế này xem ra khó lòng có ngày tái hợp nên cố gắng đào ký ức viết câu chuyện này và ghi lại một số khuôn mặt để nhớ để thương.

Ở ĐàLạt có các trưởng: Lê Phỉ, anh chị Tôn Thất Sam, anh chị Nguyễn Xuân Tăng, Lê Thị Phụng, Phan Công Lý, Nguyễn Thị Mỹ, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Lệ, Phan Văn Đức. Tất cả đều khỏe và hiện ở ĐàLạt.

Phái đoàn Vũng Tàu do Tr Đặng Thanh Long hướng dẫn 2 nữ tráng: Nguyễn Lệ Thu, Nguyễn Thu Hương.

Ở Nha Trang có Tr Trần Thanh Vệ, Phan Thanh Thiệu, Cung Giũ Hốt (mất), Đặng Văn Vường (đã lìa rừng), Đặng Như Ý, Nguyễn Văn Trợ (đã lìa rừng), Phan Đình Thiệt, Lê Đình Kính (Hà mã Ham việc, đã lìa rừng).

Ở Huế có các Tr Tôn Thất Đông (Cò Yêu đời, đã lìa rừng), Tôn Thất Chỉ (Beo Kiên chí, đã lìa rừng), Nguyễn Văn Đệ, và chị Hoàng Quỳnh Nga (chị Nga hiện ở Sàigòn, là ái nữ của Tr Sư tử Từ bi).

Ở Đà Nẵng do Tr Trần Xê dẫn đầu, có các trưởng: Nguyễn Xứng, Táng Tạo, Phạm Công Đó, Nguyễn Công Thảo, Nguyễn Văn Hải.

Phái đoàn hùng hậu nhất là của TP Hồ Chí Minh do Tr Phan Kim Phụng làm trưởng đoàn, có các trưởng sau: Tr Nguyễn Thúc Toản, Trần Hữu Khuê, Lê Gia Mô, Trần Trọng Thảo, Phạm Thanh Hiệp, anh chị Lâm Quang Minh, anh chị Phạm Văn Nhơn, anh chị Phan Văn Hùng, anh chị Thiên, Nguyễn Hữu Đức, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Tấn Sĩ, Đặng Thị Ngọc Hương, Tôn Thất Hùng…

Riêng ở miền Bắc có các trưởng từ Cao Bắc Lạng, Hà Nam Ninh, Hải Phòng cùng về dự rất đông, chỉ nhớ một số trưởng sau mà thôi: Lương Xuân Lộc (Sơn ca Ngoài trời), Vũ Phạm Thuyên, Phan Thượng Trí, Nguyễn Khắc Kỳ, Nguyễn Văn Tư (Hổ Xám), Tô Ngọc Phượng, Nguyễn Hữu Nghiệp, Lê Ngọc, Hoàng Đạo Hùng, Hoàng Thị Oanh, Hoàng Thị Liên (3 vị này là con cụ Hoàng Đạo Thúy), Nguyễn Vĩnh Luy, Nguyễn Thị Chính Đoan Trang, Phan Thị Chính, Mai Trung, Mai Dũng, Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Văn Chiểu, Đặng Hưng, Đặng Vũ Dũng, Phạm Gia Thành, Trịnh Xuân Tường, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Mạnh Tùng, Trần Văn Thông, Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Văn Thìn, Phạm Văn ?, Nguyễn Hữu An, Trần Ngọc Dụ… Đa số các vị trên là người của Châu Thăng Long, nay có vị đã ra người thiên cổ, người còn lại cũng đã trên tuổi 80. Thật khó lòng có dịp hội ngộ.



Giới Thiệu Tập Tài liệu “Hướng Dẫn Về Ngành Tráng” do Hướng Đạo Thế Giới mới phổ biến


Văn Phòng Hướng Đạo Thế Giới tại Geneva vừa phổ biến tập tài liệu hướng dẫn về ngành Tráng (1) nhằm góp phần với các hội Hướng Đạo Quốc Gia (HHĐQG) trong nỗ lực hình thành hoặc phát triển ngành Tráng, vì ngành này được xem là một sự đáp ứng với những móng đợi của giới thanh niên. Trong hiện tình khá khác biệt nhau về sinh hoạt HĐ dành cho tuổi thanh niên tại các quốc gia trong đó rất nhiều HHĐQG không có ngành Tráng, tập tài liệu nầy quả là rất quý báu. Sau đây là bài tóm lược một số nét nổi bật trong khi chờ đợi một bản dịch đầy đủ được lưu hành. Tập tài liệu dày 156 trang gồm 8 phần 10 chương mà quan trọng hơn cả là 3 phần “Tại sao”

(tập tài liệu này được phổ biến) gồm hai chương về mục đích của ngành Tráng và nhu cầu của tuổi thanh niên”, “Làm thế nào” (thực hiện chương trình Tráng) gồm 7 chương về phương pháp HĐ áp dụng trong ngành Tráng” và “Làm cái gì” gồm một chương duy nhất về sinh hoạt của ngành Tráng.



Tại Sao Tập Tài Liệu Nầy Được Phổ Biến ?

Chương 1 thuộc phần 1 (Tại sao) đề cập đến mục đích của ngành Tráng là cung cấp cho thanh niên nam nữ cơ hội để tự đảm trách việc phát triển cá nhân trong sáu lãnh vực (thể chất, tri thức, tình cảm, xã hội, tinh thần và tính khí), đồng thời giúp vào sự chuyển tiếp từ giai đoạn “người đang lớn” sang giai đoạn “người lớn thực sự”.

Chương 2 thuộc phần 1 nhấn mạnh rằng chương trình của ngành Tráng phải được căn cứ vào những đặc tính và nhu cầu của giới thanh niên cùng những thành tố căn bản của Phong Trào Hướng Đạo. Mỗi HHĐQG phải tự tìm ra phương pháp thích hợp nhất để thể hiện sự quan tâm đến những đặc điểm của giới thanh niên tại quốc gia mình trong khi soạn thảo chương trình Tráng. Tập tài liệu nhận định rằng tại nhiều HHĐQG, có quan niệm cho rằng không cần phải có chương trình giáo dục cho lứa tuổi “đang lớn” sang lứa tuổi “người lớn”, hoặc ngành Tráng chỉ nhằm giải trí chứ không nhằm giáo dục, và ngành Tráng không cần có giới hạn tuổi tối đa. Nếu không có hạn tuổi tối đa thì thật là khó khi muốn định nghĩa thành tố giáo dục của ngành Tráng, và vì vậy ngành nầy có thể trở thành một hoạt động giải trí. Cũng có thể vì thiếu nhân sự trông nom các ngành nhỏ tuổi hơn nên có khuynh hướng sử dụng lứa tuổi nầy để đáp ứng với nhu cầu trưởng cho các ngành nhỏ tuổi hơn, thay vì cung cấp cho lứa tuổi nầy một chương trình thích hợp, đáp ứng được nhu cầu của lứa tuổi.

Mục đích của Phong trào HĐ là yểm trợ, khuyến khích người trẻ phát triển mọi tiềm năng để trở thành công dân hữu ích và sống hạnh phúc. Do vậy, chương trình sinh hoạt của HĐ chỉ có thể kết thúc một cách trọn vẹn khi người trẻ trở thành người lớn thực sự, nếu không như thế thì chương trình nầy sẽ bị xem như là không đầy đủ. Ngành Tráng là môi trường học hỏi mà HĐ dành cho người trẻ vào giai đoạn cuối cùng của đoạn đường đưa đến cuộc sống của người trưởng thành. Vậy giai đoạn này sẽ vào khoảng tuổi nào? Dĩ nhiên, khoảng tuổi nầy thay đổi tùy theo những yếu tố văn hóa, kinh tế và xã hội của từng quốc gia, nhưng các HHĐQG được khuyến cáo là cần phải ấn định hạn tuổi tối đa cho ngành Tráng để cung ứng được một chương trình giáo dục cho lứa tuổi đang thành người lớn và xác định một số mục tiêu cho ngành Tráng, tùy theo tình hình xã hội, văn hóa và kinh tế của quốc gia mình. Trong tập tài liệu nầy, tuổi ngành Tráng được hiểu là từ 18 đến 22 tuổi. Nếu HHĐQG không còn có thể thu hút những người trẻ và tự hạn chế tuổi của đoàn sinh dưới 18 thì có lẽ là chỉ có những người trưởng thành đã tự đề ra chương trình, không thảo luận với những người trẻ và không quan tâm đến những nhu cầu cùng những mong đợi của giới nầy. Thế giới của người trẻ luôn năng động, đặt trọng tâm vào sự khác biệt và thường xuyên thay đổi thị hiếu. Vì lý do nầy, một chương trình đúng nghĩa cho ngành Tráng không thể chỉ được soạn thảo một lần và có giá trị vĩnh cửu. Mỗi HHĐQG không những được tự do phác thảo những mục tiêu giáo dục, phương pháp, sinh hoạt cho riêng quốc gia mình mà còn nên điều chỉnh chương trình ngỏ hầu thích nghi được với cái thế giới luôn biến đổi của giới trẻ và của toàn xã hội.



Làm thế nào? Bảy Phương pháp Hướng Đạo trong ngành Tráng

Phần 2 gồm 7 chương liệt kê bảy phương pháp HĐ áp dụng trong ngành Tráng, đồng thời đưa ra một số nhận xét, đề nghị sửa đổi và hướng dẫn sự thực hiện.



Chương 1: Lời hứa và Luật HĐ là thành tố căn bản của phương pháp HĐ. Lời hứa HĐ là lời cam kết mà một người trẻ công bố trước các bạn hữu. Bằng sự tuyên hứa, người trẻ nầy xác nhận rằng mình hiểu Luật HĐ và sẽ cố gắng hết sức để sống theo tinh thần của Lời hứa và Luật HĐ. Qua sự tuyên hứa, người trẻ tự nguyện chấp nhận lời mời của Phong trào HĐ là sẽ phát triển bản thân bằng nỗ lực của chính mình. Tuyên Lời hứa HĐ là bước đầu tiên trong tiến trình tự giáo dục bản thân, chứ không có nghĩa là phải chứng tỏ rằng mình là một Hướng Đạo Sinh hoàn toàn. Tập tài liệu nhận xét rằng Luật và Lời hứa thường bị hiểu lầm, không những do những người bên ngoài mà cả trong Phong trào HĐ, theo đó thành tố nầy chỉ có tính cách hình thức. Thêm vào đó, ngôn ngữ được sử dụng trong Lời hứa và Luật HĐ đã không còn hợp thời và Tráng sinh không hiểu được ý nghĩa của những từ ngữ nầy. Do vậy, nhu cầu đòi hỏi Lời hứa và Luật HĐ cần được diễn đạt sao cho dễ hiểu, hay nói cách khác là thích hợp với văn hóa, hoàn cảnh địa phương cùng lứa tuổi của đoàn sinh. Có thể nghĩ đến việc điều chỉnh một số từ ngữ đang được sử dụng trong Lời hứa và Luật HĐ bằng những đề nghị kể sau:

Là Tráng Sinh HĐ, tôi lựa chọn theo con đường của:

- sự thật và những hiểu biết tinh thần;

- kiến thức và sự tự do;

- công lý và hòa bình;

- nhiệt tình và giúp ích;

- sự phát triển tốt đẹp nhất và tinh thần công dân thế giới
Chương 2: Học hỏi bằng sự làm việc (Learning by doing) phản ảnh một hướng tới sinh động trong lãnh vực giáo dục của Phong Trào HĐ, khuyến khích giới trẻ thành người hành động chứ không phải chỉ đứng ngoài nhìn. Nói cách khác, giới trẻ được có cơ hội để phát triển qua sự thực nghiệm cụ thể, bắt tay vào việc chứ không phải im lặng lắng nghe bài giảng hay nhìn một cuộc trình diễn. Động cơ tạo nên kinh nghiệm giáo dục là những sinh hoạt mà giới trẻ tham dự. Mỗi sinh hoạt là một chuỗi kinh nghiệm mang đến cho người trẻ kiến thức, kỹ năng, và thái độ tương ứng với các mục tiêu giáo dục. Giới trẻ học hỏi qua những kinh nghiệm thu được từ những sinh hoạt. Sinh hoạt là phần diễn tiến bên ngoài cho mọi người, còn kinh nghiệm là phần thu được ở bên trong cho từng cá nhân đã tham dự. Một sinh hoạt có thể tạo ra những kinh nghiệm khác nhau cho những cá nhân khác nhau tuy cùng tham dự vào sinh hoạt đó, và có thể trông có vẻ thành công cho toàn nhóm nhưng có thể không phải là kết quả mong muốn cho một vài người trẻ.

Các sinh hoạt trong ngành Tráng có thể được phân loại thành:

- những sinh hoạt cố định (nghi thức, Hội Đồng Tráng Đoàn, bài hát, trò chơi …)

- những sinh hoạt thay đổi và dự án (thí dụ chèo thuyền chỉ là một sinh hoạt, nhưng khi phối hợp cùng với chụp ảnh chim chóc, câu cá, tập bơi… thì có thể thành một dự án thám du trên sông)


Chương 3: Phương pháp làm việc nhóm (Team system) là một trong những yếu tố căn bản của moị ngành trong sinh hoạt HĐ. Có một số hiểu lầm cho rằng phương pháp nầy không thể áp dụng trong ngành Tráng, hoặc phải áp dụng giống như trong các ngành nhỏ tuổi hơn, hoặc Tráng sinh là những cá nhân đang lớn, có những sở thích khác nhau, nên không muốn thuộc về nhóm nào cả. Thực ra, đối với những người trẻ trong ngành Tráng, phương pháp làm việc nhóm lại càng có thêm nhiều ý nghĩa vì chúng ta đang theo đuổi sự thực hiện “một cơ chế xã hội có tổ chức và một hệ thống dân chủ của sự tự quản dựa trên Luật HĐ” như B-P. đã mô tả trong quyển “Phương Pháp Hàng Đội”. Mỗi Tráng sinh thuộc về một Toán (Rover Scout Team), nơi Tráng sinh có được sự yểm trợ cho sự thực hiện các công tác và dự án cũng như cơ hội nhìn lại hoặc lượng giá các hoạt động nầy. Toán Tráng được thành lập bởi những người trẻ quyết định kết hợp với nhau và chia sẻ trong sinh hoạt cũng như trong sự nhìn lại kết quả. Các nhóm nhỏ trong Tráng đoàn có thể thuộc một trong ba hình thức sau đây: Toán Thường Trực (Permanent Team), Toán Phục Vụ (Service Team) và Xưởng hay Nhóm đặc nhiệm (Task Group). Tráng Đoàn gồm nhiều Toán Thường Trực với tổng số Tráng sinh vào khoảng 20 người mới có thể cung ứng được các hoạt động hữu hiệu. Có thể mỗi Liên Đoàn chỉ có khả năng cung cấp một Toán Thường Trực, do đó Tráng Đoàn là kết quả do sự kết hợp của nhiều Toán từ nhiều Liên Đoàn khác nhau.

Chương 4: Khung biểu tượng (Symbolic framework) gồm nhiều yếu tố với một ý nghĩa, ví dụ như tên của các ngành trong HĐ (Nhi, Ấu, Thiếu, Thanh, Tráng) và những biểu hiện đặc thù, ví dụ như là đồng phục, huy hiệu, bài hát, chuyện kể, nghi thức... Tất cả những yếu tố nầy tạo thành một khung cảnh, một bầu khí chứa đựng những giá trị, những đề nghị của Phong trào, giúp giới trẻ dễ tiếp cận hơn là chỉ có những lời giải thích trừu tượng.

Khung biểu tượng không phải là yếu tố không quan trọng và toàn tưởng tượng của phương pháp HĐ. Để cho khung biểu tượng có được ý nghĩa, hay nói cách khác là truyền chuyển được những phương án giáo dục của Phong trào, khung biểu tượng phải tương ứng với nhu cầu sâu xa tiềm ẩn của giới trẻ thuộc mọi lứa tuổi và khơi dậy được những sở thích lẫn nhiệt tình của thành phần nầy.

Khung biểu tượng ngành Tráng khuyến khích Tráng sinh học hỏi về những thay đổi và về tương lai. Nó cũng giúp Tráng sinh hiểu được rằng một số tương lai khác nhau là điều có thể đến với cá nhân cũng như cho xã hội. Khung biểu tượng khuyến khích Tráng sinh có thái độ tích cực và phát triển những kế hoạch của cá nhân để kiến tạo tương lai cho chính mình, ngỏ hầu các mục tiêu của cá nhân có thể thành đạt được. Trong giai đoạn từ “người đang lớn” chuyển sang “người lớn”, mỗi người trẻ cần được chuẩn bị để dấn bước lên đường, để trở nên độc lập, để tìm được hướng tới cho cuộc đời mình. Người trẻ muốn được thử nghiệm, muốn chuyển động, muốn đi đó đi đây để gặp gỡ những người khác, tìm biết về cuộc sống, những vấn đề, niềm hy vọng của họ, nhất là trong khung cảnh toàn cầu hóa hiện tại. Người trẻ phải quyết định lựa chọn cho tương lai: học vấn, nghề nghiệp, tình yêu và gia đình … Người trẻ phải tìm một chỗ đứng trong xã hội. Họ mong muốn khả năng của mình không những chỉ được bạn hữu mà cả xã hội rộng lớn công nhận nữa. Nói tóm lại, người trẻ muốn tìm một con đường đi tốt đẹp nhất cho cuộc đời của chính mình. Ngành Tráng HĐ giúp vào việc thực hiện những vấn đề lớn này. Dĩ nhiên là những khung biểu tượng mà các HHĐQG sử dụng cần phải thích hợp với nền văn hóa sở tại để ý nghĩa có thể được giới trẻ cảm nhận.

Tập tài liệu nhận xét rằng đã có vài trở ngại trong lãnh vực nầy như là không có quan niệm về khung biểu tượng, không hiểu rõ về sự hữu ích, sử dụng những khung biểu tượng không còn hợp thời hoặc cho rằng khung biểu tượng là mục đích của ngành Tráng. Một ví dụ về tính cách không còn hợp thời là khung biểu tượng về luật của các hiệp sĩ thời trung cổ tại Âu châu, Thánh St. George … được ghi trong chương VII của Scouting for Boys, vì xét ra khung biểu tượng nầy có vẻ quá thiên về văn hóa Tây phương và không tương ứng với nhu cầu và mong đợi của đa số người trẻ trên thế giới.

Từ đó, tập tài liệu nhấn mạnh đến sự quay về với những ý kiến tiên khởi mà B-P. đã viết trong thủ bản nổi tiếng “Rovering To Success”, đó là “Với sự lên đường, tôi không nói là bạn đi lang thang không mục đích, mà tôi nói là tìm hướng tới của bạn bằng những lối đi thú vị với mục tiêu nhất định, và ý thức được những khó khăn và hiểm nghèo mà bạn có thể gặp phải trên đường (“By Rovering, I don’t mean aimless wandering, I mean finding your way by pleasant paths with a definite object in view, and having an idea of the dificulties and dangers you are likely to meet with by the way” ). Khung biểu tượng mà B-P. đã đề ra cho ngành Tráng là “chèo lấy con thuyền của bạn” (paddling your own canoe). Khăn quàng là biểu tượng phổ thông nhất của Phong trào Hướng Đạo Thế Giới. Một trong những biểu tượng phổ biến nhất của ngành Tráng là gậy nạng với hai nhánh ở đầu, tương tự như hai ngã đường tượng trưng cho quyết định mà người trẻ phải lựa chọn. Trong cuộc “Họp Bạn qua Mạng Lưới” (Jamboree on The Internet) 2008, giới trẻ được mời gọi góp ý về câu hỏi: “Biểu tượng nào là quan trọng nhất của ngành Tráng”. Câu trả lời của một số Tráng sinh từ Argentina, Australia, Panama và Philippines là “gậy nạng” vì “gậy nạng là một trong những biểu tượng mà B-P. đã mang đến cho ngành Tráng và gậy nạng cho thấy hai ngã đường phải lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày”. Biểu tượng cho ngành Tráng tại mỗi quốc gia có thể khác nhau, ngay cả mỗi Tráng Đoàn cũng có thể có biểu tượng riêng; nhưng phần quan trọng của biểu tượng là phải khuyến khích người trẻ khám phá thực tế của thế giới ngày nay và tìm ra con đường cho chính mình trong cuộc hành trình hướng về hạnh phúc.
Chương 5: Thiên nhiên và Môi Trường (Nature and Environment)

Thiên nhiên, một thành tố của phương pháp HĐ, cung ứng những thuận lợi lớn lao cho sự phát triển thể chất, xã hội, tình cảm, tri thức, tính khí và tinh thần của giới trẻ. Đời sống ngoài trời và sự tiếp cận với thiên nhiên có mối liên hệ trực tiếp với ngành Tráng. Thiên nhiên và cuộc sống ngoài trời là khung cảnh lý tưởng cho sinh hoạt Tráng. Tráng sinh du hành và thám sát cái thế giới kỳ diệu và phong phú của thiên nhiên. Cách tốt nhất để cảm nhận sự vĩ đại và diễm lệ nầy là cùng đi với các Tráng sinh khác. Tráng sinh dự vào các hoạt động thử thách, đưa chính mình và bạn hữu, ngày càng tiến xa hơn những giới hạn ban đầu. Mặt khác, đó cũng là cơ hội để nhìn ngắm và cảm nhận thế giới đang hiện hữu. Học hỏi về cách thưởng thức và biết ơn các khung cảnh thiên nhiên, phát triển lòng yêu mến thiên nhiên, học hỏi về sự vận hành của tạo vật và dành thời giờ quan tâm đến kho tàng quý báu nầy. Trong khi thế giới đang vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, những vấn đề về môi sinh trở nên thật khẩn thiết với nhân loại. Sự phát triển tốt đẹp nhất là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không quên rằng các thế hệ tương lai cũng có nhu cầu như vậy.

Ngành Tráng giữ vai trò quan trọng trong việc nối kết con người với thiên nhiên, nhất là trong tình trạng ngót 50% nhân loại sống trong các khu đô thị mà tỉ số giới trẻ trong thành phần nầy ngày càng gia tăng. Tráng sinh cần tiến vào những chương trình giáo dục và tạo ý thức về một môi sinh rộng lớn, hơn là chỉ nói đến cây kiểng, thú vật và sự bảo tồn. Tóm lại, thiên nhiên và cuộc sống ngoài trời luôn giữ vai trò then chốt trong phương pháp HĐ. Không có lý do gì để nghĩ rằng chúng ta ngừng cập nhật hóa những phương pháp của HĐ để chắc chắn rằng những phương pháp nầy đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của giới trẻ, đặc biệt là thiên nhiên và môi trường vẫn là một phương tiện giáo dục của Hướng Đạo. Là người trẻ có tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường, Tráng sinh hiểu rằng con người cần thay đổi thói quen để bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên. Phát triển sự tiếp cận với thiên nhiên trong Tráng Đoàn không phải chỉ là để có những sinh hoạt, mà còn là sự cổ võ cho một lối sống tổng quát đơn giản và sự tôn trọng căn bản môi trường mà chúng ta đang sinh sống.
Chương 6: Những mục tiêu giáo dục và tiến trình của cá nhân (Educational objectives and personal progression)

Mục tiêu giáo dục là kết quả mong đợi vào điểm cuối của một quá trình giáo dục. Kết quả nầy có thể là một sự hiểu biết mới, một kỹ năng mới hoặc một thái độ mới, góp phần vào sự phát triển của một người toàn diện. Chương trình của các ngành trong HĐ, đặc biệt là ngành Tráng, đòi hỏi các mục tiêu giáo dục phải hướng tới khuôn mẫu “người trưởng thành hôm nay”. Chúng ta đang sống trong một thế giới kỳ diệu và đầy thách đố. Trong hầu hết các trường hợp, thế giới nầy khác biệt một cách lớn lao với thế giới của thế hệ cha ông, vì mọi sự đã thay đổi rất nhiều trong 25 năm qua so với 150 năm trước, do sự tiến bộ vượt bực của khoa học và kỹ thuật. Thế giới mới nầy đặt cho Tráng sinh những thách đố mới trong nỗ lực nhằm vươn đến mức tối đa có thể đạt được, đồng thời giữ một vai trò tích cực trong việc cải tiến xã hội.

Có ý kiến cho rằng chương trình ngành Tráng không nên được qui định chặt chẽ như ở các ngành nhỏ tuổi, vì tuổi Tráng phản ứng khác nhau với những ràng buộc, và thường thích có một cơ chế nhẹ nhàng và linh động hơn. Tuy vậy một kiểu mẫu được mô tả rõ ràng rất cần thiết trong tiến trình của một cá nhân. Tráng Sinh có nhiều tự do hơn để chọn lựa cách thức tiến bộ trên hành trình HĐ, nhưng vẫn cần có cơ chế để hướng dẫn và cần có sự khuyến khích để tiếp tục.

Ba giai đoạn trong tiến trình của Tráng Sinh được đề nghị như sau để tạo điều kiện cho Tráng Sinh nhận thấy rõ ràng hơn về sự tiến triển của chính mình:

Giai đoạn “Khám Phá” (Discovery) – Hiểu biết và cam kết

Ngay khi vừa tham gia ngành Tráng, người trẻ được mời tự thẩm định tình trạng cá nhân và xác định vài thử thách cá nhân tương ứng với các mục tiêu sau cùng, với sự trợ giúp của một người bảo trợ gọi là Bảo Huynh hay Bảo Tỷ. Giai đoạn nầy cũng là khoảng thời gian mà người trẻ tìm hiểu ý nghĩa của sinh hoạt Tráng và quyết định tuyên Lời hứa HĐ cùng chuẩn bị cho “Kế hoạch của bản thân” gồm 6 lãnh vực phát triển (thể chất, tình cảm, xã hội, tri thức, tinh thần và tính khí).



Giai đoạn “Hành Trình” (Journey) – Sinh hoạt trong ngành

Mỗi Tráng Sinh tự nhận xét “Kế hoạch của bản thân” rồi cập nhật và điều chỉnh lại, ít nhất mỗi năm một lần. Thời điểm thực hiện sự tự nhận xét sẽ tùy vào mỗi Tráng Sinh. Vào mỗi lần như thế, Tráng Sinh lại nhận được một vài hình thức ghi nhận và hoan hô bước tiến của mình trong sinh hoạt Tráng. Khi hoàn tất được hết tất cả các mục tiêu cuối cùng của ngành, qua “Kế hoạch của bản thân”, Tráng Sinh chuyển sang giai đoạn “Lên Đường” (Departure) và đệ trình “Kế hoạch về đời sống của bản thân”.



Giai đoạn “Lên Đường” (Departure) – Kế hoạch về đời sống và Tráng Sinh Lên Đường

“Kế hoạch về đời sống của bản thân” ghi nhận những thu hoạch trong sinh hoạt Tráng và những ước mong sẽ đạt được trong cuộc sống tương lai. Lễ Tráng Sinh Lên Đường đánh dấu sự kết thúc sinh hoạt Tráng. Đó là cách thức mà Tráng Đoàn bày tỏ sự tin tưởng và sự yểm trợ dành cho Tráng Sinh. Một món quà kỷ niệm có thể được trao tặng và Tráng Sinh sẽ trân trọng giữ gìn. Sự “Lên Đường” là một cách thức cụ thể để thẩm định phẩm chất của chương trình Tráng. Phẩm chất này được đo lường không phải dựa vào số lượng người trẻ tham gia ngành, nhưng bằng số người trẻ rời HĐ mỗi năm sau Lễ Lên Đường.



Sổ tay Tráng Sinh rất hữu ích để giúp sắp xếp và ghi nhận những lựa chọn và hành động cùng thẩm định tiến trình của cá nhân. Nội dung có thể bao gồm:

- các mục tiêu giáo dục sau cùng của chương trình Tráng

- những thử thách cá nhân được lựa chọn của Tráng sinh cho mỗi mục tiêu sau cùng

- những hoạt động và dự án, kể cả những dự án ngoài ngành Tráng nhằm phục vụ cộng đồng

- tài nguyên và kỹ năng cần cho kế hoạch của bản thân và vài ý kiến làm sao có được các yếu tố nầy

- những ghi chú về sự tái xét và thẩm định kế hoạch của bản thân


Chương 7: Sự yểm trợ của người trưởng thành (Adult support)

Vai trò của người lớn trong Phong trào HĐ thay đổi theo từng ngành, bởi vì cá tính và khả năng của giới trẻ thay đổi. Trong các ngành gồm các lứa tuổi nhỏ hơn, phương pháp HĐ tạo cơ hội cho trẻ tham dự vào việc quyết định tỉ lệ thuận theo lứa tuổi. Trong ngành Tráng thì các vị trí lãnh đạo đều do Tráng Sinh nắm giữ. Vai trò và các yếu tố cần có của những người trưởng thành có nhiệm vụ “hướng dẫn” trong ngành Tráng rất đặc biệt và khác với vai trò trưởng trong các ngành nhỏ tuổi hơn.

Cố Vấn Tráng Đoàn (Rover Scout Advisor) là một người trưởng thành giữ vai trò yểm trợ tòan Tráng Đoàn và các Toán. Trong khi đó mỗi Tráng Sinh có Bảo Huynh hay Bảo Tỷ (Rover Scout Mentor) giúp đỡ. Cố vấn Tráng Đoàn và Bảo Huynh / Tỷ được xem như là những người đồng minh nhiều kinh nghiệm, đi bên cạnh để góp ý, khuyến khích, giúp đỡ và được tham vấn về những nguyên lý và giá trị của HĐ, chứ không kéo hay đẩy người trẻ phải chạy theo sau hay đi trước mình. Như vậy, Cố Vấn Tráng Đoàn và Bảo Huynh / Tỷ thật là những người khá đặc biệt vì cần hội đủ một số yếu tố quan trọng như phải là người đã trưởng thành, có cuộc sống ổn định trong xã hội, có kinh nghiệm về thành công và thất bại nhưng vẫn giữ được lòng hăng hái và sự lạc quan, có khả năng thông đạt với người trẻ, có tinh thần học hỏi... và cần được các HHĐQG huấn luyện chu đáo.

Làm những gì ? Sinh hoạt của ngành Tráng

Phần 3 gồm một chương duy nhất về những sinh hoạt của ngành Tráng. Sinh hoạt Tráng rất phong phú, có nhiều hình thức khác nhau và được tổ chức trong nhiều khung cảnh khác nhau. Sự học hỏi trong chương trình của ngành Tráng có thể đạt được qua các sinh hoạt cố định, sinh hoạt thay đổi và các dự án. Tuy chương trình sinh hoạt Tráng rất rộng rãi, nhưng nên nhấn mạnh vào những sinh hoạt và kinh nghiệm có thể giúp Tráng sinh đương đầu với những thử thách đặc biệt của tuổi Tráng. Có bốn loại sinh hoạt sau được nêu ra cho ngành Tráng:



- Du lịch một cách sinh động và những kinh nghiệm liên văn hóa (active travelling and intercultural experiences). Tráng sinh không du lịch như những du khách thông thường, những người chỉ lưu tâm đến những ý tưởng và những kiểu cách định sẵn, mà du lịch một cách sinh động, nghĩa là hăng hái tìm biết xem con người sinh sống ra sao trong các môi trường khác nhau cùng văn hóa, niềm tin và những mong đợi của họ. Tráng Sinh tò mò, họ muốn đi tìm, khám phá, hiểu biết. Những người du lịch sinh động không đi hàng ngàn cây số trong tuần bằng những xe hơi có máy điều hòa không khí. Họ đi bộ, bằng xe đạp, bằng thuyền buồm hay bằng những phương tiện vận chuyển công cộng để có thể chia sẻ với cuộc sống của những người khác, giao tiếp với họ, phát triển sự liên lạc với họ và hiểu được họ. Du lịch sinh động là phương cách khám phá thiên nhiên, lịch sử, nếp sống và văn hóa của con người. Du lịch sinh động và kinh nghiệm liên văn hóa nên bắt đầu tại đất nước mà Tráng sinh hiện sống. Nhiều người trẻ không biết nhiều về sự phong phú của văn hóa tại nơi mà họ cư ngụ. Bước đầu tiên để yêu quê hương và làm một công dân tích cực là hiểu biết về đất nước đang sinh sống.

Ngoài ra, trong hiện tình toàn cầu hóa, giới trẻ cần thiết phải có cơ hội khám phá những nền văn hóa khác và kinh nghiệm về những tương quan liên văn hóa và liên quốc gia. Mạng lưới hoàn vũ của Hướng Đạo Thế Giới có thể được sử dụng cho nhu cầu này.



- Phiêu lưu trong vùng hoang dã (Adventures in wilderness). Hoạt động ngoài trời và đời sống trong thiên nhiên là một trong những phương pháp HĐ. Những người trẻ vốn tham dự vào nhiều loại sinh hoạt khác nhau nên khó có thì giờ để duy trì một nếp sống quân bình. Sinh hoạt trong thiên nhiên hoang dã rất hữu ích để giúp giới trẻ nầy tìm được sự quân bình tự nhiên, rèn luyện cơ thể để sẵn sàng trong mọi tình huống. Tráng sinh cần có những cuộc thám du ngắn và dài hạn trong các vùng hoang dã, chèo ghe, leo núi, đi thuyền buồm … để thử thách mức chịu đựng, khả năng tháo vát, học hỏi cách thức tranh đấu của con người trong thiên nhiên, hiểu và quan tâm đến sự quý báu của môi trường đang sinh sống.

- Phục vụ cộng đồng (Community service). Giúp ích là châm ngôn mà B-P. đã đề nghị cho ngành Tráng. Điều nầy phù hợp với sứ mạng của Phong Trào HĐ là “giúp kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn”. Nhờ những cuộc du hành sinh động, Tráng Sinh hiểu được cộng đồng, quê hương và thế giới xung quanh, cảm nhận được tình liên đới với người khác, học hỏi để nhận ra những vấn nạn và hiểu được nguyên nhân. Điều nầy sẽ giúp vào việc phát triển các dự án hướng đến một sự thay đổi tốt đẹp hơn. Trong sự phục vụ cộng đồng, Tráng Sinh nên tránh sự tự giới hạn vào ý niệm “làm việc thiện”. Những dịch vụ giúp ích khẩn cấp đôi khi rất cần thiết, nhưng qua sự phục vụ cộng đồng, Tráng Sinh học được những kỹ năng cần thiết cho người công dân có trách nhiệm: suy nghĩ cặn kẽ, phân tích hệ thống, giải quyết vấn đề, quản trị những xung đột, quản trị dự án …

- Hội nhập về xã hội và kinh tế (Social and economic integration). Tại nhiều quốc gia, giới trẻ gặp khó khăn khi đi vào thị trường nhân dụng và trong sự chuẩn bị đời sống gia đình cho tương lai. Sự phục vụ xã hội giúp chuẩn bị giới trẻ về công dân vụ, nhưng sự chuẩn bị cho đời sống nghề nghiệp và đời sống gia đình cũng vô cùng cần thiết để giúp họ thành công trong vai trò của người trưởng thành. Tráng Đoàn nên cung cấp cơ hội giúp giới trẻ tìm được chỗ đứng trong thị trường nhân dụng bằng:

- bản tin hướng nghiệp cho biết thị trường nhân dụng trong vùng, tổ chức hội họp và thảo luận với các nhân vật nghiệp đoàn, giám đốc cơ quan hoặc các chủ nhân trong vùng;

- hệ thống phục vụ tự nguyện giúp người trẻ học và thực nghiệm các kỹ năng cần thiết cho công việc chuyên môn: quản trị thời giờ, làm việc nhóm, chọn quyết định …

- hệ thống thực tập nội trú (internships) cho phép giới trẻ thực nghiệm nhiều khung làm việc chuyên môn khác nhau và thu thập dữ kiện cho việc tìm ra con đường cho chính mình;

- yểm trợ và cơ hội cho sự khai triển những dự án sinh ra thu nhập, giúp thực nghiệm về phương cách mà kinh tế vận hành và phát triển những dịch vụ hay sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Những dự án như vậy sẽ giúp Tráng Sinh thành lập các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp nho nhỏ, tạo công ăn việc làm tại những quốc gia mà người trẻ khó bước chân vào thị trường nhân dụng.

Tặng thưởng cho Hướng Đạo Sinh của Thế Giới (The Scouts of The Word Award) được tiến hành nhằm khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của giới trẻ vào sự phát triển xã hội bằng cách làm cho giới trẻ ý thức rõ ràng hơn về những vấn đề của thế giới hiện tại và giúp các HHĐQG phục hồi chương trình ngành Tráng. Tặng thưởng nầy mở ra cho người trẻ từ 15 đến 26 tuổi đang sinh hoạt HĐ hay chưa, ở bất cứ nơi nào, thuộc bất kỳ chủng tộc, tín ngưỡng và khả năng nào. Mối quan tâm của chương trình nầy là chuẩn bị cho giới trẻ về vai trò công dân của thế giới và nhấn mạnh vào ba chủ đề: hòa bình, môi sinh và phát triển. Tặng thưởng nầy được tiến hành qua ba giai đoạn: tìm kiếm và nêu lên vấn đề, phân tích và suy nghĩ sâu xa về nguyên nhân cùng hậu quả, và sau cùng là khai triển một dự án của cá nhân để góp phần giải quyết (hành động đáp ứng). Tặng thưởng nầy bao gồm sự công nhận và quảng bá những đóng góp của người trẻ vào sự phát triển của xã hội trên bình diện địa phương và quốc tế, đồng thời khuyến khích sự hỗ tương yểm trợ giữa những người trẻ trên thế giới đạt được tặng thưởng nầy.

Nhìn chung, tập tài liệu nầy là một nỗ lực quý báu của Văn Phòng Hướng Đạo Thế giới nhằm đưa ra những hướng dẫn cần thiết để giúp cho sinh hoạt của ngành Tráng đạt được mục tiêu mong muốn là giúp cho những người trẻ đang trở thành “người lớn thực sự” được thành công trong cuộc sống của thế giới hiện tại, đồng thời soi sáng thêm một số điểm về sinh hoạt của ngành. Điều lý thú là nhóm soạn thảo đã triệt để vận dụng những tư tưởng và đề nghị của B-P. cùng những dữ kiện mới nhất về hiện tình giới trẻ thế giới của Liên Hiệp Quốc để làm cơ sở cho một số đề nghị của mình. Những điểm nổi bật hơn cả là hạn tuổi cho ngành Tráng cùng ba giai đoạn trong tiến trình sinh hoạt Tráng, trong đó có cả đề nghị về giai đoạn Lên Đường. Thật là một tài liệu hướng dẫn vô cùng quý hiếm sau nhiều thập niên im vắng, trong tình hình mà sinh hoạt Tráng trên bình diện thế giới vẫn thỉnh thoảng khá sôi động tuy rằng rất khác biệt nhau tại các Hội Hướng Đạo quốc gia.



Nguyễn Văn Thuất
Chú Thích:

(1) World Scout Bureau, “Empowering young adults - Guidelines for the Rover Scout Section”, Geneva Switzerland, May 2009




Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 5.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương