ĐẶc san tuyên truyền pháp luật số: 10 chủ ĐỀ CÔng nghiệp quốc phòNG


Hợp tác xuất nhập khẩu công nghệ quân sự



tải về 323.85 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích323.85 Kb.
#29572
1   2   3   4

2. Hợp tác xuất nhập khẩu công nghệ quân sự


Từ chỗ chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp vũ khí trang bị của Liên Xô là chính (sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm mất đi nguồn cung cấp và các mối quan hệ công nghệ then chốt với khối này) đến nay, Ấn Độ đã trở thành nước có nền công nghiệp khá phát triển và đã xây dựng được nền tảng vững chắc để phát triển công nghệ quân sự. Điều đó cũng khiến nhu cầu sản xuất và phát triển quốc phòng trong nước trở thành nhiệm vụ cấp bách. Những cải cách kinh tế do Chính phủ Ấn Độ tiến hành trong những năm qua đã có ảnh hưởng mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển CNQP. Do giá vũ khí tăng, cộng thêm các mối đe doạ cấm vận vũ khí và các mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia, ngành CNQP Ấn Độ tập trung nhiều tới các hợp đồng và sản xuất theo giấy phép. CNQP Ấn Độ chủ yếu vẫn là quốc doanh.

Trong quá trình hiện đại hoá công nghệ, Ấn Độ đã làm chủ được một số công nghệ riêng của mình. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn còn phải nhập khẩu các công nghệ mới để sản xuất các loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại. Việc nghiên cứu các loại vũ khí tương lai như xe tăng chiến đấu chủ lực, máy bay chiến đấu, trực thăng chi viện hoả lực, các tổ hợp tên lửa, phần lớn vẫn phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Ví dụ để chế tạo máy bay, Ấn Độ phải nhập thiết bị tổng thành của Anh hoặc Mỹ; chế tạo xe tăng phải nhập thiết bị động lực, bộ truyền động của Đức... Hiện đã sản xuất được một số loại vũ khí do nước ngoài thiết kế trong đó có máy bay MIG-27, xe tăng T-72 (và T-80), xe tăng Arjun, máy bay chiến đấu hạng nhẹ và trực thăng nhẹ tiên tiến. Ấn Độ cũng đã thiết kế chế tạo tên lửa đất đối đất tầm trung ''Prithvi'' và tên lửa tầm trung ''Agni''.

Nga và Ấn Độ đã đạt thoả thuận tăng cường hợp tác quốc phòng Mát-xcơ-va - Niu Đê-li lên mức độ cao hơn. Ngoài ra, hai bên đã ký một hiệp định về hợp tác quân sự, trong đó có hợp tác về công nghệ quân sự và chế tạo vũ khí. Nga và Ấn Độ đặt ưu tiên cao hơn trong lĩnh vực chuyển giao vũ khí và củng cố khả năng quốc phòng của Ấn Độ. Ấn Độ sẽ mua 100 xe tăng T-90 và được phép sản xuất 200 chiếc khác. Nga đang hoàn tất hợp đồng bán máy bay Su-30 trị giá 1,8 tỷ USD cho Ấn Độ. Đồng thời Nga đang mở rộng chương trình đào tạo chuyên gia Ấn Độ để sản xuất vũ khí Nga ở Ấn Độ.

3. Một sô công ty quốc phòng chủ chốt của Ấn độ

Công ty Bharat Electronics Ltd [BEL] Ấn Độ

Được thành lập năm 1954, để cung cấp các sản phẩm điện tử cho ngành quốc phòng Ấn Độ, ngày nay BEL đã trở thành một công ty với đa sản phẩm, đa công nghệ và được tổ chức thành nhiều đơn vị khác nhau. Các sản phẩm của công ty có thể phục vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong quân sự cũng như dân dụng. BEL đã thành lập nhiều công ty hợp danh (JVC) với các công ty của Hà Lan trong sản xuất các loại ống khuyếch đại ánh sáng, với các công ty của Mỹ trong các lĩnh vực X-quang trong y học… Mục tiêu của công ty là chất lượng, công nghệ và sự tiến bộ.

Các sản phẩm của công ty.

+ Rađa và các hệ thống xôna (hệ thống định vị dưới nước): BEL sản xuất các loại rađa cho quốc phòng và dân sự như các loại rađa cảnh giới, rađa điều khiển bắn, rađa bám mục tiêu và các loại rađa cho kiểm soát không lưu. BEL còn cung cấp các mạng rađa phục vụ cho các yêu cầu về quốc phòng và an ninh của nhiều quốc gia khác.

+ Thiết bị thông tin: các bộ thu phát HF, các loại rađio VHF và UHF, các bộ chuyển mạch phục vụ cho quân sự

+ Các sản phẩm quang học: BEL sản xuất các sản phẩm kính nhìn đêm, các loại ống nhòm lắp cho vũ khí, các loại đầu đo lade và nhiều các loại sản phẩm dân dụng khác.

Các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam

Công ty hàng không Ấn Độ (HAL)


Được thành lập từ năm 1964, BEL là sự hợp nhất của ba công ty Hindustan Aircraft Limited, Aeronautics India Limited và Aircraft Manufacturing Depot. Ngày nay HAL có 19 cơ sở sản xuất và 9 trung tâm nghiên cứu và thiết kế đặt tại 7 bang khác nhau. HAL đã sản xuất 26 chủng loại máy bay khác nhau trong đó 12 kiểu được thiết kế trong nước và 14 kiểu sản xuất theo giấy phép. Số lượng máy bay sản xuất của HAL lên đến 3550 chiếc và 3600 động cơ, công ty cũng đã đại tu 8150 chiếc máy bay và 27300 động cơ. HAL đã rất thành công trong những chương trình nghiên cứu và phát triên trong cả hai lĩnh vực quốc phòng và dân sự. Các sản phẩm của công ty sản xuất theo giấy phép của Nga ( SU 30MKI), của phương Tây (Jaguar của Anh), ngoài ra còn có nhiều loại khác như những loại trực thăng, máy bay huấn luyện. Các sản phẩm thông tin dẫn đường và rất nhiều sản phẩm khác là thế mạnh của công ty.

Hãng Goa Shipyard Limited (GSL):

Là một trong những hãng đóng tàu hàng đầu của Ấn Độ, Goa Shipyard Limited được thành lập năm 1957 để đóng tàu chiến cho Hải quân và Lực lượng bảo vệ ven biển, nằm ở Vasco da Gama tại bờ biển phía Tây Ấn Độ, doanh thu năm 2007 là 38 triệu USD. Hiện nay, hãng Goa đang tiến hành hiện đại hoá xưởng đóng tàu của mình với công nghệ mới nhất. Để đạt mục đích này, hãng đang thương thuyết để hợp tác với các hãng đóng tàu nổi tiếng trên thế giới. Hiện hãng đã đóng 167 tàu bao gồm các xuồng, tàu kéo, tàu đổ bộ, tàu tuần tiễu và các loại tàu khác cho Hải quân và Lực lượng bảo vệ ven biển Ấn Độ và xuất khẩu cho các nước như Yêmen.

Các sản phẩm của hãng Goa:

- Tàu đổ bộ lớp Mark II: gồm 7 tàu - tàu L34 đưa vào hoạt động 1/1980; tàu L33 - 12/1980; tàu L35 - 12/1983; tàu L36 - 7/1986; tàu L37 -10/1986; tàu L38 - 12/1986; tàu L39 - 3/1987.

- Tàu tuần tiễu ngoài khơi lớp Vikram: gồm 2 tàu CGS Varad (40) và CGS Varaha (41) hạ thuỷ 7/1990.

- Tàu tuần tiễu ngoài khơi lớp Samar: gồm 4 tàu; CGS Samar (42) hạ thuỷ 2/1996, CGS Sangram (43) - 3/1997, CGS Sarang (44) - 6/1999, CGS Sagar (45) - 11/2003.

- Tàu hộ tống nhỏ mang tên lửa lớp Tarantul I: gồm 4 tàu; INS Vinash (K47) hạ thuỷ 11/1993, INS Vidyut (K48) - 1/1995; INS Prahar (K98) - 3/1997 bị mất tích trên biển 22/04/2006; INS Pralaya (K91) - 12/2002.

- Tàu tuần tiễu cao tốc: gồm 5 tàu; CGS Sanrojini (229) - 11/2002, CGS Durgabai Deshmurk (230) - 4/2003, CGS Kasturba Gandhi (231) - 10/2005, CGS Aruna Asaf Ali (232) - 1/2006, CGS Subhadra Kumari Chauhan (233) - 4/2006.



- Năm 1997 hãng Goa đóng tàu 3 cột buồm INS Tarangini làm tàu huấn luyện cho Hải quân Ấn Độ. Ngoài ra, hãng còn đóng các tàu kéo, tàu đệm khí, tàu cao tốc thân nhôm, tàu kiểm tra chất thải, tàu đánh cá lưới rà vùng biển sâu, tàu chế biến cá, tàu thân ghép...

(1) Hồ Chí Minh - Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự - Nhà xuất bản QĐND - 1990 - trang 66.

(1) Theo Bác đi kháng chiến - Nhà xuất bản Thanh niên - trang 124.

(.

(2) Người cha thân yêu - Nhà xuất bản QĐND, trang 139.

(1) Hồ Chí Minh - Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự - Nhà xuất bản QĐND - 1990 - trang 79.

(1) Đạn DAM là đạn súng trường Pháp.

(1) Lời nói đầu Bộ sưu tập các vũ khí Việt Nam, chế tạo trong kháng chiến chống Pháp do BTTM quân đội Pháp xuất bản (ta thu được ở Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954).

(1) Dưới dòng sông Sài Gòn, Mương Điều, ta đã thu được hàng trăm tấn đạn pháo 75mm, 105mm và nhiều loại kim khí; ở ven biển Trà Vinh… ta còn vớt được nhiều thủy lôi.

(2) Ở sân bay Phú Mỹ (Bà Rịa) ta khai thác được 8 máy bay Đacôta hỏng của địch.






tải về 323.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương