ĐẶc san tuyên truyền pháp luật số: 10 chủ ĐỀ CÔng nghiệp quốc phòNG


Những thành tựu của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc



tải về 323.85 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích323.85 Kb.
#29572
1   2   3   4

2. Những thành tựu của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Trung Quốc hầu như sản xuất được tất cả các loại vũ khí không những đáp ứng cho nhu cầu của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc mà còn cho xuất khẩu ngày càng tăng. Tập đoàn công nghiệp Hoa Bắc NORINCO sản xuất hầu như toàn bộ các sản phẩm quân sự cho lục quân Trung Quốc, các sản phẩm của NORINCO gồm có: các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, các loại xe bọc thép chở quân, các hệ thống pháo tự hành, các loại pháo lựu 155mm, các hệ thống hỏa tiễn phóng loạt, hệ thống tên lửa chống tăng, cối, hệ thống phòng không, các loại vũ khí nhỏ và đạn, các hệ thống điều khiển bắn, các phương tiễn công binh…

Công nghiệp hàng không


Như trên đã đề cập, Trung Quốc có hai tập đoàn trong lĩnh vực hàng không là Tập đoàn công nghiệp hàng không số 1 (AVIC I) và Tập đoàn công nghiệp hàng không số 2 (AVIC II). Cả hai được thành lập ngày 01/7/1999 trên cơ sở phân chia Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC thành AVIC I và AVIC II. Các sản phẩm chủ yếu của AVIC I là các loại máy bay chiến đấu, trong khi các sản phẩm của AVIC II tập trung vào các loại máy bay nhỏ hơn và máy bay trực thăng.

Các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc bao gồm J-7, J-8, J-10, J-11 và JF-17. Các loại máy bay J-7, J-8, J-11 đều mang ảnh hương của Nga, có thể nói J-11 chính là một biến thể của máy bay Su-27 nổi tiếng của Nga. Trung quốc đã rất thành công trong chuyển giao sản xuất theo giấy phép về Su-27 của Nga. Ngoài ra còn có loại máy bay J-10 được xem nhu là con cưng của Không quân Trung Quốc. Chengdu J-10 là loại máy bay chiến đấu đa chức năng được thiết kế và sản xuất dưới sự hợp tác giữa hãng Công nghiệp Hàng không Israel và Công ty Máy bay Thành Đô, một công ty của AVIC I, để trang bị cho Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chengdu J-10 là máy bay tiêm kích-bom, có thể thực hiện mọi nhiệm vụ trong các điều kiện thời tiết khác nhau. Năm 2004, J-10 được đưa vào phục vụ trong Không quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc đang có kế hoạch chế tạo một phiên bản hiện đại hơn của J-10, có tên Super-10 với động cơ khoẻ hơn, hệ thống kiểm soát hướng phụt và radar mạng phase chủ động. Hiện J-10 chỉ được xuất khẩu cho Pakistan dưới tên hiệu FC-20.

Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã hoàn tất quá trình phát triển và bắt đầu sản xuất qui mô nhỏ một số kiểu máy bay chiến đấu, bao gồm máy bay tiêm kích Chengdu F-10, tiêm kích-ném bom Xian FB-7 và tiêm kích hạng nhẹ Chengdu FC11/JF-17.

Loại máy bay trực thăng chiến đấu đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất có tên là Z-10 đang trải qua quá trình thử nghiệm. Z-10 sẽ được trang bị tên lửa chống tăng Hồng Tiễn 8E, giúp cho nó có khả năng chiến đấu tương tự như loại máy bay trực thăng Tiger nổi tiếng của châu Âu .


Công nghiệp đóng tàu hải quân


Ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc ưu tiên cho đóng tàu quân sự. Trong vòng 3 - 4 năm qua, Nhà máy đóng tàu Giang Nam (Jiangnan Shipyard) đã đóng 4 chiếc tàu khu trục 7.000 tấn dựa trên công nghệ tàng hình với các khả năng tác chiến phòng không và chống ngầm được cải thiện. Đối với ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc, đây là lần đầu tiên đóng một loạt tàu hải quân hiện đại, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến, môđun hóa cho phép quá trình sản xuất diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Những thiết kế của tàu cũng tạo thuận lợi cho việc hiện đại hóa các hệ thống vũ khí trên tàu trong tương lai.

Tàu mới nhất của Hải quân Trung Quốc là tàu khu trục lớp Lữ Châu (Luzhou) (Type 051C) được thiết kế với mục đích phòng không. Loại tàu này sẽ được trang bị các tổ hợp tên lửa đất đối không của Nga SA-N-20 SAM được điều khiển bằng radar mạng pha Tombstone. Tên lửa SA-N-20 có tầm bắn cao hơn gấp đôi các tổ hợp phòng không hiện tại của Hải quân Trung Quốc.

Tàu khu trục lớp Lữ Châu được bổ sung những công nghệ hiện đại từ các tàu khu trục Lữ Giang I (Luyang - Type 052B) và Lữ Giang II (Type 052C). Tàu Lữ Giang I được trang bị tên lửa phòng không SA-N-7B Grizzly SAM của Nga và tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 của Trung Quốc. Tàu khu trục Lữ Giang II được trang bị hệ thống phòng không dựa trên hệ thống tên lửa phòng không HHQ-9 SAM do Trung Quốc sản xuất.

Năm 2006, Trung Quốc bắt đầu chế tạo chiếc tàu frigát (FFG) trang bị tên lửa điều khiển đầu tiên có tên là Giang Khải II (Jiang Kai II - Type 054A) với trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung HHQ-16. Đây là loại tên lửa đất đối không dùng cho hải quân, phóng thẳng đứng, hiện đang được nghiên cứu, chế tạo.

Theo các thông tin đã đưa ra, một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải cũng đang đóng 4 chiếc tàu frigát mới, dựa trên thiết kế mới và có tăng cường vũ khí hiện đại. Một số nhà máy đóng tàu mới thành lập đang đóng tàu tác chiến thông thường và hạt nhân cũng như một số loại tàu hộ tống hạm cho Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc đang phát triển một thế hệ mới các tàu ngầm thông thường, tàu ngầm tên lửa và tàu ngầm tiến công hạt nhân, thay thế cho các tàu ngầm lớp Ming sử dụng năng lượng theo kiểu truyền thống, các tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Hán thế hệ đầu tiên và các tàu ngầm tên lửa đường đạn sử dụng năng lượng hạt nhân lớp Xia đã quá lỗi thời của hải quân Trung Quốc.

Lớp tàu ngầm năng lượng hạt nhân thế hệ mới đầu tiên Type 093, tương đương lớp Los Angeles thế hệ đầu tiên của hải quân Mỹ, được hạ thủy năm 2002 và đưa vào trang bị năm 2005. Trung Quốc tin tưởng sẽ nhận được hỗ trợ về công nghệ của Nga trong phát triển tàu ngầm, như công nghệ giảm tiếng ồn. Cho tới nay Trung Quốc đã tự phát triển bốn tàu ngầm năng lượng thông thường lớp Song. Ban đầu, phát triển tàu ngầm lớp Song đã gặp phải những khó khăn lớn về kỹ thuật và thiết kế, đặc biệt là vấn đề động cơ đẩy nhưng chúng dường như đã được giải quyết và những chiếc tàu này hiện tại đã được sản xuất.

Vũ trụ và tên lửa


Những năm 90 của thế kỷ trước, ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc tiến hành chuyển đổi cơ cấu tổ chức nhằm đẩy mạnh cơ chế cạnh tranh. Tập đoàn công nghiệp vũ trụ Trung Quốc trước kia từng giữ vị trí độc quyền, nay phải chia tách ra thành hai doanh nghiệp: Tập đoàn khoa học và kỹ thuật hàng không vũ trụ  (CASC) và Tập đoàn khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ (CASIC). Cả hai đều là doanh nghiệp nhà nước, có cơ cấu tổ chức cho phép thực hiện toàn bộ công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế chế tạo và sản xuất các sản phẩm quân sự, vũ trụ và sản phẩm công nghệ cao khác. Tập đoàn CASC có 137 đơn vị thành viên là các cơ sở nghiên cứu khoa học, nhà máy, công ty với số nhân viên làm việc lên tới 110.000 người (trong đó 40% là chuyên gia kỹ thuật). CASC sản xuất tên lửa đẩy, các loại trang thiết bị vũ trụ bao gồm cả vệ tinh ISZ, thiết bị của hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống liên lạc, thực hiện phóng tên lửa vũ trụ.

Khả năng của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ trong việc sản xuất những vệ tinh chất lượng cao. Trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu chuyển từ dựa vào các vệ tinh dân sự sở hữu nhà nước sang chùm vệ tinh quân sự đối với việc dẫn đường, truyền thông và trinh sát.

Ngành công nghiệp tên lửa Trung Quốc đã cải thiện được khả năng nghiên cứu, phát triển và sản xuất tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và những kiểu tên lửa khác. Trung Quốc đang hướng tới việc dẫn đường một số tên lửa đạn đạo tầm gần bằng vệ tinh và điều này sẽ gia tăng đáng kể độ chính xác tấn công mục tiêu. Những nghiên cứu song song về những đầu đạn thông thường cho các hệ thống tên lửa này sẽ làm tăng khả năng phá hủy của chúng. Trung Quốc cũng sản xuất những tên lửa hành trình đối hạm có thể so với tên lửa Harpoon của Mỹ.

Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng tên lửa đạn đạo tầm xa bằng việc bổ sung thêm các hệ thống có khả năng sống còn cao hơn. Tên lửa Đông Phong 31 (DF-31), là tên lửa đạn đạo vượt đại châu (ICBM) đã đạt được những khả năng cơ bản ban đầu vào năm 2006 và gần như chắc chắn sẽ đạt được những tính năng chiến kỹ thuật theo yêu cầu trong tương lai gần. Một biến thể của loại tên lửa này là DF-31A có tầm bắn xa hơn, phóng thử lần đầu vào năm 2007. Trung Quốc cũng đang nghiên cứu một loại tên lửa đạn đạo mới JL-2 phóng từ tàu ngầm hạt nhân mới lớp Jin (Type 094).

Tháng 1 năm 2007, Trung Quốc đã thử thành công một tên lửa chống vệ tinh phóng thẳng đứng. Tên lửa này đã phá hủy thành công một vệ tinh dự báo thời tiết cũ của Trung Quốc. Thành công này đã chứng tỏ Trung Quốc có khả năng tiến công các vệ tinh đang hoạt động ở quỹ đạo thấp của Trái Đất.

II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG HÀN QUỐC

1. Vài nét về cơ cấu, tổ chức của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

Trong những năm 1960, Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào các loại trang bị quân sự của Mỹ. Năm 1971, Hàn Quốc đã thành lập Cục trang bị quốc phòng (PDA). Từ đó, PDA đã góp phần vào sự hiện đại hoá các trang bị quân sự, củng cố, tổ chức lại tiềm năng quân sự của Hàn Quốc. PDA thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đáp ứng 95% các hoạt động trang bị quốc phòng, từ công việc khởi xướng các dự án đến việc thanh toán các hợp đồng. Trong những năm 1990 ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đã cung cấp 70% các loại vũ khí bao gồm các loại đạn, các loại thiết bị thông tin, các loại xe, các loại quần áo…cho quân đội Hàn Quốc.

Các công ty quốc phòng của Hàn Quốc cũng thành lập một tổ chức có tên Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc (KDIA), đây là một tổ chức dân sự phi lợi nhuận hoạt đông vì mục đích thúc đây sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc.

Các hoạt động chính của KDIA bao gồm

- Xây dựng những chính sách để phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Thực thi các chính sách về công nghiệp quốc phòng đã được chính phủ ban hành.

- Xúc tiến thương mại quốc tế cho ngành công nghiệp quốc phòng.

- Khảo sát và nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại của ngàng công nghiệp quốc phòng.

- Bảo lãnh về tài chính cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và các hợp tác mua bán.

- Xuất bản những tạp chí, ấn phẩm về quốc phòng, khoa học và công nghệ.



2. Những thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

Các sản phẩm vũ khí của Hàn Quốc bắt đầu được sản xuất từ năm 1971 khi bộ quốc phòng Hàn Quốc xây dựng một dự án lắp ráp loại súng M-16 của Mỹ. Cũng trong những năm 1970, Hàn Quốc đã kí một số thoả thuận để sản xuất theo giấy phép một số các loại vũ khí theo thiết kế của Mỹ bao gồm các loại lựu đạn, cối, mìn và các loại súng không giật. Đến năm 1990 các công ty của Hàn Quốc ký một số hợp đồng sản xuất các loại xe tăng, các loại pháo tự hành và pháo kéo, hai loại xe thiết giáp và hai kiểu trực thăng. Hyundai đã sản xuất 88 xe tăng (thường được gọi là K-1) tại Changwon, xe tăng K-1 này là kết quả hợp tác thiết kế của Hàn Quốc và Mỹ, chúng có cùng cỡ nòng 105 như loại M-48A5, mặc dù vậy một số thành phần của xe tăng này như hệ thống điều khiển bắn, hệ thống truyền động đã được cải tiến. Hyundai và các nhà thầu phụ Hàn Quốc đã sản xuất hầu hết các hệ thống này, trong khi Samsung sản xuất loại pháo lựu tự hành M-109, Deawoo và Asia Morto đã hợp để tác sản xuất các loại xe bánh lốp và các loại xe bọc thép chở quân. Trong suốt những năm 1970 và năm 1980 Hàn Quốc đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu các loại tàu, bao gồm các loại tàu chở dầu cỡ lớn, và các dàn khoan dầu. Các nhà đóng tàu chính là Hyundai và Deawoo đã xây dựng được những xưởng rất lớn tại Ulsan và tại đảo Koje phía nam Pusan vào giữa những năm tám mươi của thế kỷ XX. Trong năm 1990, ngành đóng tàu Hàn Quốc đã tự thiết kế hai chiếc tàu lớn, và họ đã hợp tác cùng với các công ty của Mỹ, Italy và Đức cho một vài loại tàu khác nhau. Cuối những năm 1980 Công ty Howaldswerke có những dự định hỗ trợ kỹ thuât cho việc đóng ba tàu ngầm Type 209, khoảng 1.400 tấn mỗi chiếc. Các nhà hoạch định Hàn Quốc rất quan tâm về việc sử dụng tàu ngầm này.

Các sản phẩm của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc được chia theo các lĩnh vực như sau: vũ khí nhỏ và pháo binh; đạn và thuốc nổ; xe quân sự; điện tử truyền thông; máy bay; tàu hải quân. Nhìn chung, các sản phẩm của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc có thể đáp ứng được các nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Ở đây không có công ty nào chuyên sản xuất các sản phẩm quốc phòng, mà các sản phẩm quốc phòng chỉ là một trong những sản phẩm của các công ty hùng mạnh trong nền công nghiệp Hàn Quốc.

Vũ khí nhỏ và pháo binh

T
Pháo kéo 155mmKH179 của WIA


rong lĩnh vực vũ khí nhỏ và pháo binh có 10 công ty: S&T Deawoo Co. Ltd, S&T Dinamics Co. Ltd, WIA Comporation, Firstec Co. Ltd, ROW Technology Inc, Doowon Heavy Industrial Co. Ltd, Posco SS và một số công ty khác tham gia sản xuất. S&T Deawoo Co. Ltd, S&T Dinamics Co. Ltd chuyên sản xuất các loại vũ khí nhỏ từ súng ngắn, súng trường tiến công đến các loại súng cỡ nòng 40mm. Sản phẩm khá nổi tiếng của công ty S&T Dinamics Co. Ltd là hệ thống vũ khí 12,7mm, hệ thống có bộ điểu khiển bắn thể hiện qua màn hình tinh thể lỏng khá tiên tiến. Pháo thuộc các sản phẩm của công ty WIA - công ty được thành lập từ năm 1979, ban đầu công ty chuyên sản xuất các bộ phận, phụ tùng cho ô tô, các máy công cụ. Ngày nay các sản phẩm quốc phòng của công ty là tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất súng, pháo tại Hàn Quốc. WIA đã thiết kế, sản xuất các loại pháo kéo, các loại súng cối, các hệ thống súng cho xe tăng và các hệ thống pháo tự hành. Một trong những sản phẩm của công ty đó là pháo kéo 155mmKH 179 đây là một loại pháo nòng dài có độ tin cây cao và dễ bảo dưỡng, tầm bắn có thể đạt 30km đối với loại đạn có hỗ trợ rốckét, và 22 km đối với các loại đạn khác, tốc độ bắn 4 viên/phút.

Đạn và thuốc nổ

Có đến 7 công ty sản xuất các sản phẩm quốc phòng tham gia trong lĩnh vực này. Đó là rporation, Hanwaha Corporation, Poongsan Fns Corporation, Samyang Chemical Co. Ltd… Các sản phẩm của họ có thể đảm bảo cho hầu hết các yêu cấu, từ các loại đạn cỡ nhỏ đến các loại đạn pháo. Điển hình trong số các hãng trong lĩnh vực này phải kể đến Poongsan Corp. Là một nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm đạn nổi tiếng trên thế giới. Công ty này cung cấp hầu hết các chủng loại đạn cho Hàn Quốc cũng như trên thế giới. Được thành lập từ năm 1968, Poongsan đã phát triển trở thành một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về những sản phẩm đồng và hợp kim đồng. Các loại đạn của công ty từ đạn cỡ nòng 5,56mm đến các loại đạn pháo lựu cỡ 8inch.

Các sản phẩm của công ty:

- Các loại đạn động năng (đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi): đạn K276, K277, K274. Các loại đạn này đều sử dụng công nghệ tiên tiến nhất với hợp kim vônfram.



- Đạn pháo: 155mm K307, đây là loại đạn pháo có tầm bắn xa, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Các loại đạn pháo không giật từ 90-106mm.

- Các loại đạn cối: đạn cối của poongsan có các loại K207 60mm, và K247 81mm, và KM239A1 4,2”. Do được thiết kế và sản xuất với công nghệ tiên tiến đạn cối K207 có tầm bắn tới 3,7km, và đạn K247 có tầm bắn 6,3km.

-

Sản phẩm đạn của Poongsan


Ngoài ra, hãng còn sản xuất rất nhiều chủng loại đạn khác như đạn phòng không từ 20-35mm,

các loại đạn cho hải quân từ 40 đến 76mm. Các bán thành phẩm của hãng như thuốc phóng, ngòi kíp…



Xe quân sự

Ngày nay, Hàn Quốc là một trong những nước có nền công nghiệp sản xuất ô tô đứng hàng đầu thế giới, nên không có gì ngạc nhiên khi các sản phẩm trong lĩnh vực xe quân sự của họ rất đa dạng và phong phú. Có đến 11 hãng có đóng góp sản phẩm trong lĩnh vực này, trong đó có 4 công ty lớn là KIA Morto Corp, Samsung Techwin Co. LTD, Doosan Ifracore Co Ltd và Hyundai Rotem Company. Các sản của họ rất phong phú, bao gồm các loại xe bánh lốp, bánh xích. KIA là công ty đã được chuyên môn hóa trong sản xuất xe quân sự, các sản phẩm xe quân sự của KIA đã được xuất khẩu đến 20 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại xe bánh lốp sử dụng cho mục đích đảm bảo hậu cần, và xe kéo. Samsung Techwin sản xuất chủ yếu các loại xe bánh xích và các loại xe chiến đấu bọc thép, sản phẩm nổi tiếng của công ty là loại pháo tự hành K9 THUNDER 155mm, pháo có tầm bắn lớn đạt 40km, tốc độ di chuyển nhanh nhất 67km/h, tốc độ băn 6 quả/phút. Ngoài ra, công ty còn sản xuất rất nhiều các sản phẩm khác. Công ty Doosan Ifracore Co Ltd với công nghệ tiên tiến trên thế giới áp dụng cho các sản phẩm xe bọc thép, các hệ thống phòng không và các hệ thống tên lửa có điều khiển. Xe chiến đấu bộ binh K21 được thiết kế để đáp ứng với môi trường tác chiến của thế kỷ 21. Hệ thống tên lửa đất đối không CHUN MA, đây là hệ thống tên lửa đất đối không tự hành, được phát triển để chống lại những mục tiêu tầm thấp, hệ thống có tầm bắn 10km.

Hệ thống tên lửa đất đối không CHUN MA của Doosan Ifracore Co Ltd

Đặc điểm kỹ thuật

Khối lượng 26 tấn

Tổ ba người.

Tốc độ tối đa 60km/h

Dốc đứng 600.

Dốc nghiêng 300

Lội nước 1,2km.

Động cơ điêzen 520Mã lực.

Trang bị súng tự động 30mm

Tên lửa 8 quả tầm bắn 10km

Độ cao 5km

Tốc độ tên lửa 2,7 Mach (Mach tốc độ âm thanh).

Công ty Hyundai Rotem chuyên sản xuất các loại xe hạng nặng, gồm các loại xe tăng, các loại xe công binh và một số loại xe chiến đấu bộ binh khác. Hyundai Rotem là một trong những công ty công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Hàn Quốc. Công ty đã sản xuất những mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến cho quân đội Hàn Quốc như K1 (105mm), K1A1 (120mm) và đặc biệt là họ đã phát triển thành công loại xe tăng thế hệ mới XK2. Có thể nói XK2 là sản phẩm tiêu biểu của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, có tính cơ động cao với động cơ 1500 mã lực, hệ thống pháo nòng trơn 120mm với hệ thống nạp đạn tự động, xe được trang bị hệ thống điều khiển bắn kỹ thuật số, hệ thống quản lý thông tin chiến trường và hệ thống cảnh giới tiên tiến.

Xe tăng chiến đấu chủ lực K1A1

Khối lượng 53,2 tấn

Pháo chính 120mm nòng trơn

Tốc độ lớn nhất 65km/h.

Động cơ 1200 mã lực.

Cơ cấu truyền động hoàn toàn tự động

Hệ thống điều khiển tháp pháo và nòng pháo điện tử-thủy lực.

Hàng không

Có thể nói, lĩnh vực này còn khá non trẻ so với các lĩnh vực khác của Hàn Quốc. Nhưng gần đây, sự thành công của loại máy báy huấn luyện phản lực tiên tiến T-50 (còn có tên Đại Bàng Vàng) đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc trong lĩnh vực hàng không. Trong lĩnh vực này, có đến 12 công ty lớn tham gia sản xuất, nghiên cứu, chế tạo. Tiểu biểu nhất trong các công ty này phải kể đến Công ty công nghiệp hàng không Hàn Quốc KAI. Được thành lập 1999, KAI là sự kết hợp của các công ty hàng không Samsung, công ty công nghiệp nặng Daewoo và công ty hàng không Hyundai. Các sản phẩm chính của công ty là các máy bay huấn luyện KF-16, KT-1, T-50/A-50, trực thăng SB427 và chương trình vệ tinh KOMPSAT. Một số cơ quan hợp tác của KAI gồm có Cục phát triển quốc phòng (ADD), Viện nghiên cứu hàng không (KARI), và Cục đảm bảo chất lượng quốc phòng. Ngoài ra, công ty có sự liên kết, hợp tác với các nhà sản xuất máy bay hàng đầu trên thế giới. Nhà máy số một của công ty xây dựng trên 243 mẫu Anh tại Sacheon có tổng số nhân lực 2.000 trong đó 900 kỹ sư. Tại nhà máy này, việc sản xuất máy bay tổng lắp, trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển), kiểm tra động cơ được thực hiện rất thuận tiện . Ngoai ra, KAI còn có các sản phẩm máy bay không người lái như NIGHT INTRUDER 300, hệ thống này được phát triển bắt đầu từ năm 1991 và gần đây đã chuyển giao cho quân đội Hàn Quốc.



Tàu hải quân

Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu thể giới về đóng tàu thương mại. Trong lĩnh vực đóng tàu quân sự Hàn Quốc cũng là một trong những nước dẫn đầu. Các loại tàu quân sự của Hàn Quốc rất đa dạng, từ các loại xuồng nhỏ đến các loại tàu khu trục, tàu ngầm. Hàn Quốc có ba công ty đóng tàu hùng mạnh tầm cỡ thế giới gồm: Hyundai Haevy Industries Co. Ltd, công ty Deawoo Shipbuilding &Marine Engineering Co. Ltd, và công ty Hanjin Industries & Construction Co. Ltd.

Hyundai Haevy Industries Co. Ltd nổi tiếng với các sản phẩm tầu ngầm, tàu khu trục, tàu xa bờ, tàu tuần tiễu ven bờ, tàu tiến công nhanh, tàu đảm bảo hậu cần… Tàu khu trục HDD10000 AEGIS của Hyundai là một trong những loại tàu được trang bị hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Tàu này được trang bị hệ thống tác chiến AEGIS của Mỹ với rađa mạng pha tiên tiến. AEGIS là hệ thống tác chiến mạnh nhất trên biển có thể theo dõi bắt bám đến đồng thời 100 mục tiêu. Ngoài Hàn Quốc chỉ có Mỹ và Nhật Bản là đã đóng loại tàu có trang bị hệ thống này.

Hai tàu LPX lớp 13.000 tấn ước tính trị giá 740 triệu USD do công ty Hanjin Heavy Industries đang đóng dự kiến đưa vào sử dụng năm 2010. Với khả năng chuyên chở 700 lính hải quân đánh bộ, 10 trực thăng, 2 xuồng đệm khí cao tốc và 10 xe vũ trang, với hy vọng tàu sẽ nâng cao khả năng Tàu LPX lớp 13.000 của Hanjin Heavy Industries của hải quân đánh bộ Hàn Quốc trong các chiến dịch đổ bộ.



CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG ẤN ĐỘ

1. Cơ cấu tổ chức công nghiệp quốc phòng Ấn Độ

Từ năm 1962, Ấn Độ đã có 16 nhà máy được hiện đại hoá và công suất các nhà máy được nâng lên để đáp ứng các yêu cầu của lực lượng vũ trang. Hiện nay, ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Ấn Độ có 39 nhà máy, xí nghiệp sản xuất vũ khí và 8 công ty thuộc sở hữu nhà nước sản xuất hàng quốc phòng cung cấp trang bị và dự trữ quốc phòng. Ngoài ra, có thể huy động năng lực của khu vực dân sự cho mục tiêu đó.

Tất cả 39 nhà máy sản xuất vũ khí của Ấn Độ được chia thành 5 nhóm theo chủng loại sản phẩm: đạn và thuốc nổ, súng, xe cơ giới và trang bị, xe tăng-thiết giáp, khí tài. Tất cả có 8 công ty thuộc sở hữu nhà nước sản xuất hàng quốc phòng, đó là:

- Công ty hàng không vũ trụ Hindustan.

- Công ty điện tử Bharat.

- Công ty xe máy công trình Bharat.

- Công ty đóng tàu Mazagon.

- Công ty đóng tàu Garden Reach.

- Công ty đóng tàu Goa.

- Công ty thuốc nổ Bharat.

- Công ty Mishra Dhatu Nigam.

Về lĩnh vực nghiên cứu-phát triển, Ấn Độ có Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc phòng (DRDO), gồm 39 nhà máy quốc phòng và 8 công ty nhà nước. Cơ quan này chịu sự giám sát của Ủy ban quốc phòng của Quốc hội, Tổng kiểm toán nhà nước. DRDO có cơ sở hạ tầng lớn, 30.000 nhân viên trong đó 6.000 nhà khoa học, kỹ sư và quản lý. Cơ quan này điều hành một mạng lưới 50 phòng thí nghiệm, 70 viện nghiên cứu, 50 trung tâm khoa học công nghệ quốc gia, 150 cơ sở công nghiệp nhà nước và tư nhân.




tải về 323.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương