Cơ quan biên soạn Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp



tải về 0.67 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.67 Mb.
#50727
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19
tai lieu huong dan sxsh tinhbot 0229-đã chuyển đổi

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Quy mô nhỏ và vừa

Quy mô lớn

TCVN 5945:2005*




A

B

C

pH

-

4,0 - 5,6

3,8 - 5,7

6 - 9

5,5 - 9

5 – 9

BOD

mg/l

7.400 - 11.000

6.200 - 23.000

30

50

100

COD

mg/l

13.000 - 17.800

7.000 - 41.000

50

80

400

SS

mg/l

1.200 - 2.600

330 - 4.100

50

100

200

CN-

mg/l

3,4 - 5,8

19 - 36

0,07

0,5

1

SO42-

mg/l

79 - 99

10 - 73

0,2

0,5

1

Ghi chú: * Các thông số quy định trong tiêu chuẩn, chưa xét hệ số liên quan đến dung tích nguồn tiếp nhận và hệ số theo lưu lượng nguồn thải

A - Thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt B - Nguồn tiếp nhận khác, ngoài loại A

C - Nguồn tiếp nhận được quy định

Bảng trên cho thấy chất lượng nước thải từ quy trình sản xuất tinh bột sắn nếu không được xử lý sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường. Ngoài tính chất axit, nước thải còn chứa lượng chất rắn, các chất hữu cơ, cũng như HCN cần được xử lý. Với tỷ lệ BOD/COD như bảng trên, nước thải ngành sản xuất tinh bột sắn có thể được xử lý bằng phương pháp sinh học (trực tiếp) hoặc qua điều hòa nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường (tham khảo thêm trong chương 5 về nguyên tắc xử lý sinh học).


Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
BOD liên quan tới việc xác định mức độ ô nhiễm của thành phần có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải , và COD cho biết mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước thải công nghiệp. Sự ô nhiễm của các chất hữu cơ dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước. Ôxy hòa tan giảm sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ thủy sinh, đặc biệt là hệ vi sinh vật. Khi xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí với hàm lượng BOD quá cao sẽ gây thối nguồn nước và giết chết hệ thủy sinh, gây ô nhiễm không khí xung quanh và phát tán trên phạm vi rộng theo chiều gió.
Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thủy sinh đồng thời gây mất cảm quan, bồi lắng lòng hồ, sông, suối...
Axít HCN là độc tố có trong vỏ sắn. Khi chưa được đào lên, trong củ sắn không có HCN tự do mà ở dạng glucozit gọi là phazeolutanin có công thức hóa học là C10H17NO6. Sau khi được đào lên, dưới tác dụng của enzym xyanoaza hoặc trong môi trường axit thì phazeolutanin phân hủy tạo thành glucoza, axeton và axit xyanuahydric. Axit này gây độc toàn thân cho người. Xyanua ở dạng Iỏng trong dung dịch là chất linh hoạt. Khi vào cơ thể, nó kết hợp với enzym xitochrom làm men này ức chế khả năng cấp ôxy cho hồng cầu. Do đó, làm các cơ quan của cơ thể bị thiếu ôxy. Nồng độ HCN thấp có thể gây chóng mặt, miệng đắng, buồn nôn. Nồng độ HCN cao gây cảm giác bồng bềnh, khó thở, hoa mắt, da hồng, co giật, mê man, bất tỉnh, đồng tử giãn, đau nhói vùng tim, tim ngừng đập và tử vong.
Trong sản xuất sắn, HCN tồn tại trong nước thải, phản ứng với sắt tạo thành sắt xyanua có màu xám. Nếu không được tách nhanh, HCN sẽ ảnh hưởng tới màu của tinh bột và màu của nước thải. Hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn là 0,001 - 0,04%, chủ yếu ở vỏ.
Nước thải của các nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô lớn thường có BOD

từ 6.200 - 23.000mg/l. . Nếu nước thải không được xử lý triệt để, không đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận thì sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, đất và không khí.



Khí thải
Bên cạnh khí thải của lò hơi, một vấn đề khí thải khác của nhà máy sản xuất tinh bột sắn là mùi hôi. Mùi hôi hình thành do sự phân huỷ của tinh bột sắn và các chất hữu cơ. Các chất này có trong bã thải, lưu đọng trong thiết bị sản xuất và khu vực nhà xưởng. Nước thải lưu trữ trong hồ bị phân huỷ yếm khí cũng gây mùi hôi và gây khó chịu đối với công nhân lao động trực tiếp sản xuất và dân cư lân cận.
Các nguồn sinh ra phát thải dạng khí gồm:
Bã thải rắn, hồ xử lý nước thải yếm khí: sinh khí H2S, NH4;
Lò hơi, phương tiện chuyên chở: phát thải khí NOx, SOx, CO, CO2, HC;
Khu vực sấy và đóng bao có nhiều bụi tinh bột sắn;
Kho bãi chứa nguyên liệu sắn củ tươi có bụi đất cát, vi sinh vật;
Bãi nhập nguyên liệu, than, dây chuyền nạp liệu, kho chứa nguyên liệu có bụi đất cát;
Ngoài ra, gầu tải, máy xát trống, máy bóc vỏ, máy sấy tinh bột, máy phát điện, quạt gió, xe vận tải... gây tiếng ồn.
Tác động của các chất ô nhiễm không khí
Mùi hôi sinh ra do quá trình phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ. Thành phần chủ yếu tạo ra mùi hôi là H2S và một số chất hữu cơ thể khí. Các loại khí này làm cho con người khó thở và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
Bụi gây viêm mũi, họng, phế quản người lao động. Bệnh bụi phổi gây tổn thương chức năng phổi cấp tính hoặc mãn tính, tạo nên những khối u cuống phổi, giãn phế quản và các khối u bên trong có hạt bụi.
Các oxit axit SOx, NOx: Các khí này kích thích niêm mạc, tạo thành các axit H2SOx, HNOx nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa sau đó phân tán vào máu. Khí này khi kết hợp với bụi sẽ tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng và đi vào phế nang phá hủy thực bào, dẫn đến ức chế thần kinh trung ương và làm hạ huyết áp, kích thích niêm mạc làm chảy nước mũi, ho, gây tai biến phổi.
Tuỳ nồng độ NO2 và thời gian tiếp xúc từ vài ngày đến vài tuần có thể gây viêm cuống phổi, viêm màng phổi đến tử vong.
Đối với thực vật: Các khí SOx, NOx khi bị ôxi hóa trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật…
Đối với vật liệu: Sự có mặt của SOx, NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bêtông, và các công trình xây dựng khác.
CO là khí cacbon oxit không màu, không mùi vị, phát sinh từ sự đốt cháy không hoàn toàn các vật liệu tổng hợp có chứa cacbon và chiếm tỷ lệ lớn trong ô nhiễm môi trường không khí. CO khi vào cơ thể kết hợp với Hemoglobin (Hb) làm mất chức năng vận chuyển ôxy của máu tới các bộ phận cơ thể, rất dễ gây tử vong. Tác động của CO đối với sức khỏe con người phụ thuộc hàm lượng HbCO (1 - 40%) trong máu, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, giảm khả năng phân biệt về thời gian, giác quan kém nhạy cảm, gây hôn mê, co giật từng cơn, gây nguy cơ tử vong.
CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm chỗ của ôxy trong máu. CO2 còn là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến hiện tượng nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hidrocacbon (HC) là hợp chất hóa học của hydro và cacbon tạo thành, sinh ra do sự bốc hơi của các nguồn nhiên liệu hoặc do quá trình cháy nhiên liệu không hoàn toàn. Đối với người, khí HC làm sưng tấy màng nhầy phổi, làm thu hẹp cuống phổi và làm sưng tấy mắt. HC còn được xem là nguyên nhân gây ra ung thư phổi.
Tiếng ồn: Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người như mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, làm giảm năng suất lao động, kém tập trung dẫn đến nguy cơ gây tai nạn trong khi lao động.


Chất thải rắn
Phần chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm:
Vỏ gỗ và vỏ củ, chiếm khoảng 2 - 3% lượng sắn củ tươi, được loại bỏ ngay từ khâu bóc vỏ. Loại này có thể được sử dụng làm thức ăn gia súc ở dạng khô hoặc ướt.

Xơ và bã sắn sau khi đã lọc hết tinh bột. Loại chất thải rắn này thường chiếm 15 - 20% lượng sắn tươi, rất dễ gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý hợp lý kịp thời. Xơ và bã sắn sau khi trích ly được tách bớt một phần nước trước khi làm thức ăn gia súc.


Mủ: lượng mủ khô chiếm khoảng 3,5 - 5% khối lượng sắn tươi. Mủ được tách ra từ dịch sữa, có hàm lượng hữu cơ cao (1.500 - 2.000mg/100g) và xơ (12.800 - 14.500mg/100g) nên gây mùi rất khó chịu do quá trình phân hủy sinh học, cần được làm khô ngay. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều doanh nghiệp sản xuất thường để mủ dưới dạng ướt. Lượng tinh bột chứa trong mủ là 51.800 - 63.000 mg/100g, gấp đôi lượng tinh bột có trong vỏ gỗ và vỏ củ. Mủ được sử dụng làm thức ăn gia súc.
Bùn lắng sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải.
Bao bì phế thải.
Bã thải rắn của ngành sản xuất tinh bột sắn thường được các doanh nghiệp tận dụng làm sản phẩm phụ dưới dạng thức ăn gia súc. Nguồn thu từ sản phẩm phụ này là không đáng kể, cần có các biện pháp sử dụng và quản lý bã thải rắn hiệu quả hơn (tham khảo thêm trong chương 3 - sử dụng bã thải rắn như sản phẩm phụ dạng khác).
Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn có khối lượng rất lớn. Với công suất 60 tấn tinh bột/ ngày, tải lượng phần vỏ gỗ chiếm khoảng 4.800 kg/ ngày, phần vỏ củ 8.000 kg/ ngày, bã sắn nhiều nhất 16.800 kg/ ngày. Nếu không thu gom và xử lý ngay trong ngày thì quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong chất thải rắn sau 48 giờ sẽ tạo ra các khí H2S, NH4… gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường.

Tiềm năng của sản xuất sạch hơn

Tham chiếu bảng định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu trong quá trình chế biến tinh bột sắn, cho thấy nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu của các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn trong nước có biên độ lớn, chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng, công nghệ và thiết bị sản xuất.
Để tăng tính cạnh tranh với các nước trong khu vực, các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn trong nước cần có những biện pháp tích cực để giảm hơn nữa mức tiêu thụ các nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm. Với công nghệ sản xuất ở mức độ trung bình tại Việt Nam, việc áp dụng SXSH có thể giảm định

mức tiêu hao đối với nguyên liệu sắn củ tươi là 10-20%, phèn 5-10%, lưu huỳnh 10-20%, dầu FO 15-25%, than 10- 12%, điện 15- 30%. Lượng nước sử dụng trên một đơn vị sản phẩm tại Việt Nam hiện vẫn cao hơn của các nước khác trong khu vực. Mức tiêu thụ nhiều nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm cao hơn so với các nước trong khu vực sẽ tăng giá thành sản xuất sản phẩm, tăng chi phí xử lý môi trường, dẫn đến giảm tính cạnh tranh.


Hiệu suất thu hồi tinh bột của Việt nam trung bình đạt 85-90% trong khi đó hiệu suất thu hồi tinh bột sắn của các nước khác có thực hành tốt có thể lên đến 95%.
Ngoài kỹ thuật tách tinh bột, chất lượng nguyên liệu sắn cũng là vấn đề cần quan tâm.
Thông tin về vệc triển khai áp dụng SXSH trong ngành sản xuất tinh bột sắn trong và ngoài nước rất hạn chế. Tài liệu này trình bày kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và một số kinh nghiệm đạt được từ thực tế sản xuất trong thời gian vừa qua.
Cơ hội sản xuất sạch hơn



Thất thoát tinh bột làm giảm hiệu suất tổng thu hồi trong ngành sản xuất tinh bột sắn. Tinh bột bị mất trong tất cả các công đoạn sản xuất, từ xử lý sơ bộ (chủ yếu trong lưu trữ), tách bột (chủ yếu trong kỹ thuật tách bã, rửa, ly tâm và lọc) và trong hoàn thiện sản phẩm (chủ yếu trong sấy). Lượng tinh bột mất đi không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất mà còn ảnh hưởng đến chi phí xử lý môi trường.
Cơ hội SXSH trong khâu xử lý sơ bộ

Khâu xử lý sơ bộ bao gồm các công đoạn tiếp nhận củ, rửa và làm sạch. Yêu cầu của khâu này là tiếp nhận và làm sạch củ sắn để chuẩn bị cho quá trình tách tinh bột. Các chất được tách ra chủ yếu là đất cát bám vào bề mặt củ. Mặc dù khâu này không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tách tinh bột trong các công đoạn sau. Việc sử dụng các biện pháp quản lý và xử lý nguyên liệu đầu vào tác động đến việc tách đất cát. Sử dụng các thiết bị rửa hiệu suất cao nên được áp dụng trong công đoạn này nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và nước trên một đơn vị sản phẩm, đồng thời rút ngắn thời gian chờ trước các công đoạn sản xuất. Yêu cầu thời gian lưu của sắn ở công đoạn này càng ngắn càng tốt.

Phân khu trữ sắn vào theo thời gian nhập
Sắn mua về được nhập vào kho bãi. Lưu ý sắp xếp khu tàng trữ sắn theo thời gian nhập đảm bảo sắn nhập trước thì sẽ được chế biến trước. Bằng cách này, sắn không bị mất bột, đồng thời giảm lây nhiễm vi sinh vật. Thời gian đưa sắn vào xử lý được khuyến cáo là 24 giờ từ khi thu hoạch.
Bóc vỏ và rửa
Vỏ gỗ và vỏ lụa được bóc trước khi rửa nhằm loại bỏ HCN là chất gây mầu cho tinh bột thành phẩm. Tinh bột chiếm tới 50% khối lượng vỏ lụa. Tuy nhiên, ở các nhà máy lớn, chỉ loại ra lớp vỏ ngoài cùng, còn ở lớp vỏ lụa (8-15% trọng lượng củ) có thể thu hồi được tinh bột, giảm lượng chất thải rắn.
Tách bỏ sỏi, đá, đất, cát trước khi rửa
Sắn được vận chuyển theo băng chuyền trước khi rửa. Trong quá trình vận chuyển khô, có thể sử dụng sàng rung để tách sỏi, đá, đất, cát và dùng nam châm tách sắt. Nhờ đó, lượng nước rửa sẽ giảm, đồng thời thiết bị như dao trong thiết bị mài, lưới lọc trong máy ly tâm và trích ly sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Cải tiến thiết bị khuấy trộn khi rửa, điều chỉnh thông số
Thay vì dùng mái chèo đảo trộn sắn trong khi rửa, có thể dùng khí nén để tăng đảo trộn và giảm lượng sẵn bị vỡ ra đi vào dòng thải. Giải pháp này giúp giảm hao phí tinh bột hòa vào nước thải. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc tới hiệu quả sử dụng khí nén.
Thu hồi và tái sử dụng nước rửa
Nước sạch được sử dụng cho rửa đất cát và rửa sau khi tách vỏ cứng. Nước rửa sắn ở công đoạn sau, có chứa ít tạp bẩn có thể thu hồi và tái sử dụng cho rửa sơ bộ để tiết kiệm nước sạch.
Nước thải từ công đoạn phân ly có thể tuần hoàn về sử dụng ở công đoạn bóc vỏ, rửa củ, mài.


Cơ hội SXSH trong tách bột

Các công đoạn sản xuất chính bao gồm: băm, mài, nghiền, lọc tách bã, tách bột

thô, tách bột mịn và thu hồi sản phẩm.


Tách bột gồm có các biện pháp cơ học như băm, mài, nghiền, trích ly kết hợp với các biện pháp hóa học để tách bột và tẩy trắng. Đây là công đoạn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất do lượng tinh bột thất thoát theo nước thải. Lượng hóa chất tẩy trắng cần dùng sẽ giảm nếu rút ngắn được chu kỳ sản xuất của từng công đoạn. Có thể xem xét các giải pháp liên quan đến kỹ thuật băm nhỏ, lọc, trích ly, tách bã cũng như các giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước rửa. Yêu cầu của công đoạn này là giảm thiểu khối lượng tinh bột mất theo bã thải, giảm thiểu khối lượng nước thải và hóa chất thải ra môi trường.
Cải tiến dao băm, máy nghiền, chặt
Để tăng hiệu quả tinh bột hòa vào nước, việc băm, nghiền, chặt đến kích thước nhỏ, đều là những yếu tố quyết định. Việc tăng số lượng lưỡi dao, tốc độ băm, nghiền, chặt cũng như có chương trình bảo dưỡng mài hoặc thay các lưỡi dao hỏng là những cơ hội đơn giản nhất giảm thất thoát tinh bột.
Thiết bị mài răng cưa hiện đại là một trống quay đường kính 40 - 50cm, dài 30 - 50cm với các lưỡi dao răng cưa được bố trí dọc trên các rãnh khắc trên mặt trống. Mỗi lưỡi dao có từ 8 -10 răng cưa/cm, đặt cách nhau 6 - 10mm, cao hơn bề mặt trống 1mm. Tốc độ quay tối ưu của trống là 1.000 vòng/phút. Ở nhiều nhà máy, lớp bột nhão thô còn lại trên sàng lắc đầu tiên khi mài được gom về xử lý ở máy mài thứ cấp có các lưỡi dao nhỏ và nhiều răng cưa hơn (10 - 12 răng/cm), rồi được sàng lại. Hiệu suất mài tách bột đạt khoảng 85% sau lần mài thứ nhất và đạt 90% sau lần mài thứ 2.
Tối ưu hóa quy trình vận hành sàng quay
Hiệu suất của việc tách bã phụ thuộc vào tỷ lệ khối lượng giữa nước rửa bã và nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu và tốc độ quay của máy. Tăng tốc độ ly tâm và lượng nước bổ sung trong tách bã sẽ tăng hiệu quả tách bã nhưng lại tiêu tốn thêm năng lượng và pha loãng thêm hàm lượng tinh bột. Việc thử nghiệm để tìm ra thông số tối ưu hay quy trình chuẩn cho tách bã chỉ có thể thực hiện cụ thể tại từng doanh nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu tiêu tốn ít năng lượng nhất, đồng thời tổn thất tinh bột ít nhất.
Dùng ly tâm siêu tốc và liên tục
Tách bột mịn được thực hiện bằng ly tâm siêu tốc và liên tục góp phần giảm lượng hao phí tinh bột, giảm thời gian tách bột và giảm được độ chua của sản phẩm so với ly tâm thường, lọc, ép vắt thủ công.
Thu hồi tinh bột từ bã
Bã sắn sau khi ly tâm còn chứa đến 7% tinh bột. Dùng nước sạch thu hồi lại

lượng tinh bột này bằng cách rửa bã và ly tâm tách nước có thể tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm, đồng thời giảm được lượng chất hữu cơ thải ra môi trường. Tuy nhiên cần phân tích hiệu quả kinh tế khi phải sử dụng nhiều nước hơn, chi phí năng lượng cao hơn.


Thu hồi tinh bột và tái sử dụng nước sau lọc thô
Thu hồi tinh bột được thực hiện ngay trong quá trình tách nước. Nước được tách ra còn chứa một lượng tinh bột. Lượng tinh bột này cần được thu tách ra khỏi dòng thải trước khi thải vào môi trường để làm thức ăn chăn nuôi. Nước thu hồi sau lọc thô có thể tái sử dụng để rửa củ.
Sử dụng NaHSO3 hoặc chế phẩm SMB để tẩy trắng

Đó là giải pháp hữu hiệu giảm giá thành, giảm ô nhiễm khí SOx và nâng cao chất lượng sản phẩm so với phương pháp dùng SO2 bằng công nghệ đốt lưu huỳnh.


Tận dụng bã sắn làm phân vi sinh
Bã sắn có hàm lượng hữu cơ cao, nếu không được vận chuyển và xử lý kịp thời sẽ tạo mùi khó chịu. Hiện tại bã sắn được các công ty sản xuất tinh bột sắn ký hợp đồng với các công ty ngoài để xử lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể tận dụng bã sắn có hàm lượng chất hữu cơ và chất xơ cao tăng độ xốp để lên men làm phân vi sinh.
Sử dụng mủ sắn để sản xuất sản phẩm phụ
Như đã trình bày ở trên, mủ sắn sinh ra trong quá trình sản xuất tinh bột sắn ở dạng ướt, có mùi khó chịu do quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Mủ cần được tách ra nhanh chóng khỏi dây chuyền sản xuất và làm khô để giảm thiểu mùi. Có thể sử dụng mủ để tạo ra các loại sản phẩm phụ sau:
Làm phân bón: Mủ có chứa thành phần N, P, K và các chất khoáng phù hợp;
Sản xuất tinh bột biến tính, siro maltoza, siro glucoza, siro fructoza, … trong quá trình thủy phân tinh bột có trong mủ bằng các phương pháp axit-enzym hoặc enzym-enzym.
Sản xuất enzym thủy phân: Mủ sau khi tách một phần nước, được làm giàu thêm về dinh dưỡng bằng một số khoáng chất, chất hữu cơ để sử dụng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong quá trình lên men sản xuất các enzyme thuỷ phân như alpha amlylaza, amyloglucosidaza, pectinaza...
Sản xuất cồn và glucodextrin 15 cũng mang lại lợi ích kinh tế.

Các sản phẩm phụ trên đây là hoàn toàn có thể sản xuất được ở khối lượng lớn. Tuy nhiên do lượng mủ sinh ra nhỏ (khoảng 70 kg/1.000 kg củ sắn tươi), nên cân nhắc việc tập trung xử lý kết hợp mủ sắn từ nhiều cơ sở sản xuất tinh bột sắn.


Tận dụng bã sắn làm cơ chất nuôi trồng nấm
Bã sắn được bổ sung vào mùn cưa, rơm, rạ… có tác dụng làm tơi xốp, giữ ẩm, cung cấp dinh dưỡng cho môi trường nuôi trồng nấm, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thu hồi tinh bột bằng lọc túi
Quá trình sấy làm mất mát một lượng tinh bột. Thiết bị lọc túi có khả năng thu hồi tinh bột thất thoát trong quá trình sấy đến trên 95%, nâng hiệu suất thu hồi 1

2% so với quy trình thu hồi thông thường.


Thu hồi tinh bột bằng tháp rửa khí

Trong khâu sấy, việc lắp đặt các thiết bị thu hồi tinh bột bằng cyclone hoặc lọc túi vải có thể đạt hiệu suất 95%. Phần 5% tổn thất có thể được thu hồi từ tháp rửa khí. Tháp thường có hiệu suất thu hồi 90%, tương ứng với việc tăng hiệu xuất thu hồi thêm 4.5% tinh bột. Tinh bột hòa tan trong nước sau khi thu hồi từ tháp rửa khí có thể được tách ra bằng phương pháp lắng. Đây là tinh bột sạch, có thể tái chế trong quá trình sản xuất.

Công ty Tinh bột sắn Bình định, cải tạo, nâng cấp hệ thống phun ẩm để thu hồi bột . Công ty đã tiết kiệm đƣợc khoảng 1.3% nguyên liệu tiêu thụ.



tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương