Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang


Hình 3: Hội thảo đầu bờ “Ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây có múi” tại Châu Thành – Hậu Giang. Hình 4



tải về 6.89 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích6.89 Mb.
#35048
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13


Hình 3: Hội thảo đầu bờ “Ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây có múi”

tại Châu Thành – Hậu Giang.



Hình 4: Hội thảo đầu bờ “Ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây xoài”

tại Châu Thành – Hậu Giang.



Hình 5: Hội thảo đầu bờ “Ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây xoài”

tại Châu Thành – Hậu Giang.



3.10. Quy trình kỹ thuật trừ sâu rầy hại cây có múi và cây xoài bằng chế phẩm sinh học M.a/B.b

Từ kết quả nghiên cứu và thực hiện mô hình chúng tôi xây dựng quy trình kỹ thuật trừ sâu rầy hại cây ăn trái bằng chế phẩm sinh học M.a/B.b như sau:



3.10.1. Quy trình sử dụng chế phẩm nấm xanh, M.a trừ sâu rầy hại cây có múi và cây xoài.

+ Chế phẩm nấm xanh (M.a) là chế phẩm trừ sâu sinh học dạng bột phân tán trong nước.

+ Thành phần: gồm bào tử nấm xanh (M.a) và các cơ chất khác (bột ngô, cám…).

+ Chủ yếu sử dụng chế phẩm M.a để quản lý các loài rầy, bọ xít, sâu ăn lá trên cam, quýt, chanh, bưởi và xoài.

+ Pha 1 gói chế phẩm 150 gram và có mật số bào tử là 1,5 x 109 bào tử /gram vào 1 bình 16 lít nước, thêm 4-5ml chất bám dính nông dược, trộn đều, sau đó lọc qua lớp vải mỏng, rồi phun trực tiếp lên cây bị sâu phá hại.

+ Chú ý phun dung dịch chế phẩm vi nấm đều cả mặt trên và mặt dưới của lá để dung dịch nấm tiếp xúc được sâu hại.

+ Đặc biệt chú ý là phải phun dung dịch chế phẩm vi nấm vào chiều mát (sau 3 giờ chiều) để nấm có đủ điều kiện nhiệt, ẩm độ tấn công côn trùng.

+ Tuyệt đối không pha trộn chế phẩm M.a với các loại thuốc hóa học trừ sâu, bệnh khác.

+ Phun chế phẩm vi nấm vào những ngày trời tạnh ráo. Nếu sau khi phun dung dịch chế phẩm nấm xanh, M.a dưới 24 giờ đồng hồ mà trời mưa thì phải phun lại (vì nấm xanh cần 24 tiếng sau khi tiếp xúc với côn trùng mới nảy mầm tấn công côn trùng).

+ Trước khi phun rải thì các gói chế phẩm cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát.



+ Chế phẩm nấm xanh (M.a) an toàn cho người, vật nuôi, thiên địch và môi trường.

3.10.2. Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm trắng, B.b trừ sâu rầy hại cây có múi và cây xoài.

+ Chế phẩm nấm trắng (B.b) là thuốc trừ sâu sinh học dạng bột phân tán trong nước.

+ Thành phần: gồm bào tử nấm trắng và các cơ chất khác (bột ngô, cám…).

+ Chủ yếu sử dụng chế phẩm B.b để quản lý các loài rầy, bọ xít, sâu ăn lá trên cam, quýt, chanh, bưởi và xoài.

+ Pha 1 gói chế phẩm 150 gram và có mật số bào tử là 1,5 x 109 bào tử /gram vào 1 bình 16 lít nước, thêm 4-5ml chất bám dính nông dược, trộn đều, sau đó lọc qua 2 lớp vải màn, rồi phun trực tiếp lên cây bị sâu phá hại.

+ Chú ý phun dung dịch chế phẩm vi nấm đều cả mặt trên và mặt dưới của lá để dung dịch nấm tiếp xúc được sâu hại.

+ Đặc biệt chú ý là phải phun dung dịch chế phẩm vi nấm vào chiều mát (sau 3 giờ chiều) để nấm có đủ điều kiện nhiệt, ẩm độ để tấn công côn trùng

+ Tuyệt đối không pha trộn chế phẩm B.b với các loại thuốc hóa học trừ sâu, bệnh khác.

+ Phun chế phẩm vi nấm vào những ngày trời tạnh ráo. Nếu sau khi phun dung dịch chế phẩm nấm trắng, B.b dưới 10 giờ đồng hồ mà trời mưa thì phải phun lại (vì nấm trắng cần ít nhất là 10 tiếng sau khi tiếp xúc với côn trùng mới nảy mầm tấn công côn trùng được).

+ Trước khi phun rải thì các gói chế phẩm cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát.

+ Chế phẩm nấm trắng (B.b) an toàn cho người, vật nuôi, thiên địch và môi trường.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ



1. KẾT LUẬN.

Đề tài đã thực hiện tốt, nghiêm túc, đáp ứng được những mục tiêu, nội dung và kế hoạch đã đề ra trong bản đề cương, cụ thể như sau:

1. Đã điều tra hiện trạng canh tác cây có múi và cây xoài, kết quả đã có số liệu cụ thể về thành phần, mức độ gây hại của một số sâu hại chính trên cam, quýt, bưởi, xoài và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các cây trồng này tại 7 xã của 2 huyện Châu Thành và Châu Thành A trước khi xây dựng mô hình.

2. Trong thời gian thực hiện đề tài, Bộ môn đã sản xuất được 1.355 kg chế phẩm M.aB.b với chất lượng là 1,6-2 x 109 bào tử/gram (vượt kế hoạch so với đề cương là 152 kg) phục vụ cho các thí nghiệm và các mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu, rầy hại cây có múi, cây xoài và cây khóm tại Hậu Giang.

3. Kết quả khảo nghiệm về hiệu lực sinh học của các mẻ chế phẩm vi nấm đã được sản xuất khẳng định rằng cả hai chế phẩm nấm xanh Ometar và M.a (TG4-RMCQ) được sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi nấm của bộ môn có hiệu lực cao và ổn định đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cam quýt.



4. Chế phẩm nấm xanh Ometar có hiệu quả khá cao trong việc phòng trừ rệp sáp giả hại khóm. Hỗn hợp Ometar với 0,1% nước rửa chén có làm tăng hiệu quả của chế phẩm Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm, tuy không tăng cao một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của Ometar đơn độc. Hai chế phẩm nấm xanh Ometar và M.a (TG4-RMCQ) và phối hợp của chúng với 0,1% Mỹ Hảo chỉ có hiệu lực trung bình đối với rệp sáp giả hại cây có múi. Chế phẩm nấm trắng Biovip và hỗn hợp Biovip với 0,1% Mỹ Hảo đều không có hiệu quả trong việc phòng trừ rệp sáp giả hại khóm và rệp sáp giả hại cây có múi.

5. Đã tổ chức được 12 lớp tập huấn và 5 cuộc hội thảo tham quan học tập kinh nghiệm cho nông dân tại 7 xã của hai huyện Châu Thành và Châu Thành A về: IPM trên cam, quýt, bưởi và xoài; sâu hại cam quýt và biện pháp phòng trừ; sâu hại cây xoài và biện pháp phòng trừ. Đặc biệt, quy trình kỹ thuật và kỹ năng sử dụng 2 chế phẩm sinh học M.aB.b trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi và cây xoài, phương pháp sản xuất trái cây an toàn và ý thức bảo vệ môi trường cũng được chuyển giao cho nông dân có kết quả tốt, thể hiện qua việc thực hiện các mô hình.

6. Kết quả 30 mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.aB.b trong hệ thống IPM trên cây có múi” cho thấy khi ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.aB.b để quản lý côn trùng hại cây có múi thì mật số của rầy mềm, rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa và rệp sáp hại cây có múi ở vườn mô hình luôn thấp hơn so với vườn đối chứng. Các mô hình trình diễn đều phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

7. Kết quả của 11 mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.aB.b trong hệ thống IPM trên cây xoài” cho thấy khi ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.a để quản lý côn trùng hại xoài thì mật số của rầy bông, sâu ăn lá và rệp sáp hại xoài ở vườn mô hình luôn thấp hơn so với vườn đối chứng. Các mô hình trình diễn đều phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

8. Khi so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn (ứng dụng chế phẩm M.a/B.b) với vườn đối chứng của nông dân (sử dụng thuốc hóa học và phun định kỳ) tại các điểm thực hiện mô hình thì kết quả cho thấy là Mô hình “Ứng dụng chế phẩm M.a/B.b trừ sâu rầy hại cam mật 2-3 năm tuổi” đã giảm chi phí thuốc BVTV là 805.000 đ/ha so với đối chứng; mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học Ometar trừ rầy bông hại xoài” đã giảm chi phí thuốc BVTV 1.320.000 đ/ha so với đối chứng; mô hình “Ứng dụng chế phẩm M.a/B.b trừ sâu rầy hại cam sành 4-5 năm tuổi” đã cho lợi nhuận cao hơn vườn đối chứng là 1.390.000 đ/ha; mô hình “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh M.a trừ sâu rầy hại bưởi Năm roi 5-6 năm tuổi” đã cho lợi nhuận cao hơn vườn đối chứng là 1.682.000 đ/ha.

9. Cả hai loại chế phẩm sinh học từ vi nấm M.a/B.b không gây ảnh hưởng xấu tới hệ thiên địch của sâu hại cây có múi và sâu hại xoài.




2. ĐỀ NGHỊ

- Chính quyền địa phương các huyện, thị, các xã tiếp tục đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học M.aB.b trong trong quản lý sâu, rầy hại cây có múi và cây xoài” ra toàn tỉnh Hậu Giang.

- Tiếp tục khảo nghiệm diện rộng để đánh giá và khẳng định hiệu lực của Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm.

- Có thể chuyển đề tài sang giai đoạn “chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi nấm M.a/B.b cho địa phương” để góp phần thực hiện nhanh chóng đề nghị trên.


Cần Thơ, ngày 20 tháng 08 năm 2008

Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Lộc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

ABBOTT, W.S. 1925. A method of computing the effectiveness of an insecticide. J. Econ. Entomol., 18: 265-267.

AGUDA, R. M. and M. C. ROMBACH. 1987. Bioassay of Beauveria bassiana and Nomuraea rileyi (Deuteromycotina hyphomycetes) against rice leaffolder”. Intl. Rice Res. Newsl. 12 (3). 36p.

AGUDA, R. M., D. B. CENTENA, V. A. DYCK and E. A. HENRICHS. 1984. Fungicides to control green muscardine fungus, a diseases of zig zag leafhopper in rearing cages. Intl. Rice Res. Newsl. 9 (3). pp. 14-15.

AGUDA, R. M., M. C. ROMBACH and D.W. ROBERTS. 1988. Production of Beauveria bassiana (Deuteromycotina hyphomycetes) in different liquid media and subsequent conodiation of dry mycelium. Entomophaga 33. pp. 315-324.

ALVES, S.S., J.E.M. ALMEIDA, A. MOINO, J.L. STIMAC and R.M. PEREIRA, 1995. Use of Metarhizium anisopliae and Beauveria bassiana for control of Cornitermes cumulans (Kollar, 1832) in pastures. Ecossistema 20. pp. 50-57.

AMIRI, B., L. IBRAHIM, and T.M. BUTT. 1999. Antifeedent properties of destruxins and their potential use with the entomogenous fungus Metarhizium anisopliae for improved control of crucifer pests. Biocontrol Science and Technology 9. pp 487-498.

BIDOCHKA M. J., R.J. ST LEGER and D.W. ROBERTS 1997. Mechanisms of deuteromycete fungal infections in glasshoppers and locusts: an overview. In: Goettel M. S. and Johnson D. L. (eds), Microbal Control of Grasshoppers and Locusts. Memoirs of the Entomological Society of Canada, 171. pp. 213-224.

BOUCIAS, D. G. and J.C. PENDLAND. 1998. Principles of Insect Pathology. Kluwer Academic Publishers, Boston, Massachusetts.

BOUCIAS, D.G. J.C. PENDLAND and J.P. LATGE. 1991. Attachment of mycopathogens to cuticle: the initial event of mycoses in arthropod hosts. In: Cole, G.T. and Hoch, H.C. (eds). The fungal Spoty and Disease Initiation in Plants and Animals. Plenum Press, New York. pp. 101-128.

BOUCIAS, D.G., J.C. PENDLAND and J.P. LATGE. 1988. Nonspecific factors involved in attachment of entomopathogenic Deuteromycetes to host insect cuticle. Applied and Environmental Microbiology 54. pp 1795-1805.

BROUSSEAU, C., G. CHARPENTIER and BELLONCIK. 1996. Susceptibility of spruce budworm, Choristoneura fumiferana Clemens, to destruxin, cyclodepsipeptidic mycotoxins of Metarhizium anisopliae. Journal of Invertebrate Pathology 68. pp. 180-182.

BURGES, H. D. 1998. Formulation of mycoinsecticides. In: Burges, H. D. (ed.). Formulation of Microbial Biopesticides. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, the Netherlands. pp. 131-185.

BUTT, T. M., R.J. SEGERS, S.C.M. LEAL and B.R. KERRY. 1998. Variation in the subtilisins of fungal pathogens of insects and nematodes. In: Bridge, P., Y. Couteaudier and J. Clarkson. (eds). Molecular Variability of Fungal Pathogens. CAB International, Wallingford, UK. pp.149-169.

BUTT, T.M and COPPING L. 2000. Fungal biological control agents. Pesticide Outlook. 11. pp. 186-191.

CALLAGHAN, A. A. 1969. Light and spore discharge in Entomophthorales. Trans. Br. Mycol. Soc. 53 (1). pp. 87-97.

CAMMON, S. A., AND A. C. RATH. 1994. Separation of Metarhizium anisopliae strains by temperature dependent germination rates. Mycol. Res. 98:1253-1257.CARRUTHERS, R.I. and R.S. SOPER. 1987. Fungal diseases. In:: Fuxa, J.R. and Tanada, Y. (eds). Epizootiology of Insects Diseases. John Wiley & Sons, New York. pp. 357-416.

Campbell, R.K., T.E. Anderson, M. Semel, D.W.Roberts. 1985. Management of the Colorado potato beetle using the entomogenous fungus Beauveria bassiana. American Journal of Potato research 62 (1). Pp. 29-37.

CERENIUS, L., P.O. THORNQVIST, A. VEY, M.W. JOHANSSION and K. SODERHALL. 1990. The effects of the fungal toxin destruxin E on isolated crayfish haemocytes. Journal of Insect Physiology 6. pp. 785-789.

CHARNLEY, A.K. 1984. Physiological aspects of destructive pathogenesis in insects by fungi: a speculative view. In: Anderson, J.M., Rayner, A.D.M. and Walton, D.W.H. (eds). Invertebrate Microbial Interactions. Cambridge University Press, Cambridge. pp. 229-270.

CHARNLEY, A.K. 1989. Mycoinsecticides: present use and future prospects. In: Progress and prospects for insect control. BCPC Monograph, 43. pp. 165-181.

DEBEAUPUIS, J.P and P. LAFONT. 1985. Effect de quelques mycotoxines et substances génotoxiquies de synthèse sur le développêmnt de Íembryon et de larve de Brachydanio rerio. Comptes Rendus de ÍAcadémie des Sciences, Série 3 (Paris) 300. pp. 167-170

DUMAS, C., MATHA, V., QUIOT, J.M. and A. VEY. 1996. Effect of destruxins, cyclic depsipeptide mycotoxins, on calcium balance and phosphorylation of intracellular proteins in lepidopteran cell lines. Comparative Biochemistry and Physiology 114C. pp. 213-219.

Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trang 103-109.

FERRON, P. 1978. Biological control of insect pests by entomogenous fungi. Annual Review of Entomology 23. pp. 409-442.

FRANK, J., DAINELLO. 2000. Vegetable Production and Marketing News. Volume 10. Number 4, Extension Horticulturist – Commercial Vegetable Crops. The Texas A & M University System – College Station.

FUXA, J. R. 1987. Ecological considerations for the use of entomopathogens in IPM. Annu. Rev. Entomol. 32. pp. 225-251.

GROVE, J.F. and M. POPLE. 1980. The insecticidal activity of beauvericin and the enniatin complex. Mycopathologia 70. pp. 103-105.

GUPTA, S., C. MONTILLOR and HWANG. 1995. Isolation of novel beauvericin analogues from the fungus Beauveria bassiana. Journal of Natural products 58. pp. 733-738.

GILLESPIE, A.T. 1986. Effect of entomogenous fungi on the brown planthopper of rice, Nilaparvata lugens. In: Peter, R.D.ed. Biotechnology and crop Improvement and protection monograph, 34. Proc. Of Symp. By British Crop Protection Council, Cambridge. p. 264.

GILLESPIE, A.T. and E. CRAWFORD. 1986. Effect of water activity on conidial germination and mycelial growth of Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae, Paecilomyces spp. and Verticillium lecanii. In: Fundamental and Applied Aspects of Invertebrate pathology, eds R.A. Samson, J.M. Vlak and D. Peters. p. 254.

HSIL, C.F., Y. CHANG, C.M. KWEI, Y. HAN, H.H. WANG, L. WANG and H.P. LIU. 1973. Field application of Beauveria bassiana for controlling the European corn borer. Acta Entomologica Sinica 16. pp. 203-206.

HUMBER, R.A. 1997. Fungi: identification. In: Lacey, L.A. (ed). Manual of Techniques in Insect Pathology. Academic Press, London. pp. 153-185.

HUYNH VAN NGHIEP, NGUYEN THI NHAN, PHAM QUANG HUNG, VU TIEN KHANG AND NGUYEN THI LOC. 1999. Studies on some entomogenous fungi to control brown planthopper in rice. Omonrice, 7 (1999), 119-125.

IGNOFFO, C. M., C. GARCIA, 0. A. ALYOSHINA and N. V. LAPPA. 1979. Laboratory and field studies with Boverin: a mycoinsecticidal preparation of Beauveria bassiana.

KAAKEH, W., B.L. REID and G.W. BENNETT. 1996. Horizontal transmision of the entomopathogenic fungus Metarhizium anisopliae (Imperfect fungi: Hyphomycetes) and hydramethylnon among German cockroaches (Dictyoptera: Blattellidae). Journal of Entomological Science 31. pp 378-390.

KENDRICK, W. B. and D. PARKINSON. 1990. Soil fungi. In D. L. Dindal (ed.). Soil Biology Guide, John Wiley and Sons, N.Y. pp. 49-68.

KERSHAW, M.J., E.R. MOORHOUSE, R. BATEMAN, S.E. REYNOLDS and A.K. CHARNLEY. 1999. The role of destruxins in the pathogenicity of Metarhizium anisopliae for three species of insects. Journal of Invertebrate Pathology 74. pp. 213-223.

KODAIRA, Y. 1961. Biochemical studies on the muscardine fungi in the silkworms, Bombyx mori. Journal of the Faculty of Textile Science and Technology, Sinsbu University, Sericult 5 .pp. 1-68.

LEWIS, L.C. and L.A. BING. 1991. Bacillus thuringiencis Berliner and Beauveria bassiana (Balsamo) Vuillemin for European corn borer control: program for immediate and season-long suppression. Canadian Entomologist 123. pp. 387-393.

LEWIS, L.C., E.C. BERRY, J.J. OBRYCKI and L.A. BING. 1996. Aptness of insectticides (Bacillus thuringiencis and carbofuran) with endophytic Beauveria bassiana in suppressing larval populations of European corn borer. Agricultural Ecosystems and Environment 57. pp. 27-34.



LINGG, A. J. and M. D. DONALDSON. 1981. Biotic and abiotic factors affecting stability of Beauveria bassiana conidia in soil. J. Invertebr. Pathol. 38. pp. 191-200.

MAGALHAES, B.P., J.C. LORD, R.A. DAOUST& D.W. ROBERTS. 1988. Pathogenicity of Beauveria bassiana and Zoophtora radicans to the coccinelid predators, Coleomegilla maculata and Eriopis connexa. J. Invertebr. Pathol., 52. pp. 471-473.

MILNER, R.J. and J.A. STAPLES AND G.G. LUTTON 1998. The selection of an isolate of the hyphomycete fungus, Metarhizium anisopliae, for control of termites in Australia. Biological Control 11. pp. 240-247.

MILNER, R.J. and J.A. STAPLES. 1996. Biological control of termites: results and experiences within a CSIRO project in Australia. Biocontrol Science and Technology 6. pp. 3-9.



MUNKVOLD, G., H.M. STAHR, A. LOGRIECO, A. MORETTI and A. RITIENI. 1998. Occurrence of fusaproliferin and beauvericin in Fusarium contaminated livestock feed in lowa. Applied Environmental Microbiology 64. pp. 3923-3926.

NGUYEN THI LOC AND VO THI BICH CHI. 2007. Biocontrol potential of Metarhizium anisopliae and Beauveria bassiana against diamondback moth, Plutella xylostella. Omonrice, 15 (2007), 76 - 83.

NGUYEN THI LOC, HUYNH VAN NGHIEP, NGUYEN THI NHAN, PHAM QUANG HUNG, VU TIEN KHANG and NGUYEN VAN LUAT. 2001. Biocontrol potential of some entomogenous fungi against insect pests of rice crop. Proceeding, International Workshop On Biology Hanoi. pp. 248-255.



NGUYEN THI LOC, VO THI BICH CHI AND PHAM QUANG HUNG. 2005. Efficacy of some new isolates of Metarhizium anisopliae and Beauveria bassiana against rice earhead bug, Leptocorisa acuta.Omonrice, 13 (2005), 69 - 75.

NGUYEN THI LOC, VO THI BICH CHI, NGUYEN THI NHAN, NGUYEN DUC THANH, TRAN THI BE HONG and PHAM QUANG HUNG. 2004. Biocontrol potential of Metarhizium anisopliae against coconut beetle, Brontispa longissima. OmonRice, issue 12. Agricultural Publishing House. pp. 84-90.

NGUYEN THI LOC. 1995. Exploitation of Beauveria bassiana as a potential biological agent againts leaf and plant hoppers in rice. Thesis, Ph.D, G.B. Plant University of Agriculture & Technology, Pantnagar.

NGUYEN THI LOC. 1997b. Effect of Beauveria bassiana and its combinations with insecticides/botanical agent on feeding rate of brown planthopper, Nilaparvata lugens. Omonrice, 5, 28-32.

OVCHINNIKOV, Y.A., V.T. IVANOV and I.I. MIKHALEVA. 1971. Thesynthesis and some properties of beauvericin. Tetrahebron Letter 2. pp. 159-162.

ROBERTS, D.W. 1981. Toxins of entomopathogenic fungi. In: Burges H.D. (ed.). Microbial control of Pests and Plant Diseases 1970-1980. Academic Press, New York. pp. 441-464.

ROMBACH, M.C, D.W. ROBERTS and R.M. AGUDA. 1994. Pathogens of rice insects. In: Biology and Management of Rice Insects. Edited by E.A. Heinrichs. Published by H.S. Polai for Wiley Eastern Limited. Printed in Inia. pp. 613-647.



ROMBACH, M.C., R.M. AGUDA and D.W. ROBERTS. 1988. Production of Beauveria bassiana (Deutoromycotina; Hyphomycetes) in different liquid media and subsequent conidiation of dry mycelium. Entomophaga (33) 3. pp. 315-324.

ROMBACH, M.C., R.M. AGUDA, B.M. SHERPARD and D.W. ROBERTS. 1986a. Infection of rice brown planthopper, Nilaparvata lugens (Homoptera: Delphacidae), by field application of entomopathogenic hyphomycetes (Deuteromycotina). Environmental Entomology, 15. p. 1070.

ROMBACH, M.C., R.M. AGUDA, B.M. SHERPARD and D.W. ROBERTS. 1986b. Entomopathogenic fungi (Deuteromycotina) in the control of the black bug of rice, Scotinophara coarctata (Hemiptera, Pentatomidae). Journal of Invertebrate Pathology, 48. pp. 9-174.

SAKAMOTO, M., Y. INOVE and I. AOKI. 1988. Effect of light on the conidiation of Paecilomyces fumosoroseus. Trans. Mycol. Soc. Japan 26. pp. 499-508.

SAMSON, R.A., H.C. EVANS and J.P. LATGE’. 1988. Alas of Entomopathogenic Fungi. Springer Verlag, Berlin.

SAMUELS, R.I., S.E. REYNOLDS and A.K. CHARNLEY. 1988. Calcium chanel activation of insect muscle by destruxins, insecticidal compounds produced by the entomopathogenic fungus, Metarhizium anisopliae. Comparative Biochemistry and Physiology 90C. pp. 403-412.

SHAH, P.A and M.S. GOETTEL. 1999. Directory of Microbial Control Products and Services. Society for Invertebrate Pathology, Gainesville, Florida.

SHIELDS, M. S., A. J. LINGG, and R. C. HEIMSCH. 1981. Identification of a Pencillium urticae metabolite which inhibits Beauveria bassiana. J. Invertebr. Pathol. 38. pp. 374-377

ST LEGER, R.J. 1993. Biology and mechanisms of insect-cuticle invasion by Deuteromycete fungal pathogens. In: Beckage, N.E., Thompson, S.N. and Federici, B.A.(eds). Parasites and Pathogens of Insects. Vol. 2. Academic Press, San Diego, California. pp. 211-229.

STEINRAUF, L.K. 1985. Beauvericin and the other enniatins. In: Sigel, H. and A. Sigel (eds). Metal Ions in Biological Systems – Antibiotics and their Complexes. Marcel Dekker, New York. pp. 139-171.

STUDDERT, J. P. and H. K. KAYA. 1990. Water potential, temperature and soil type on the formation of Beauveria bassiana soil colonies. J. Invertebr. Pathol. 56. pp. 380- 386.

SUZUKI, A., K. KAWAKAMI and S. TAMURA. 1971. Detection of destruxins in silkworm larvae infected with Metarhizium anisopliae. Agricultural and Biological Chemistry 35. pp. 1641-1643.



SUZUKI, A., M. KANAOKA, A. ISOGAI, S. MURAKOSHI, M. ICHINOE and S. TAMURA. 1977. Bassianolide, a new insecticidal cyclodepsipeptide from Beauveria bassiana and Verticillium lecanii. Tetrahedron Letters 25. pp. 2167-2170.

TAMURA, S. and N. TAKAHASHI. 1971. Destruxins and piercidens. In: Jacobson, M. and Grosby, D.G. (eds). Naturally Occurring Insecticides. Marcel Dekker, New York. pp. 499-539.

THOMSEN, L., J. EILENBERG and ESBERG. 1996. Effects of destruxin on Pieris brassicae and Agrotis segetum. IOBC Bulletin 19. pp. 190-195.

VESTERGAARD, S., T.M. BUTT, A.T. GILLESPIE, G. SCHREITER and J. EILENBERG. 1995. Pathogenicity of the hyphomycete fungi Verticillium lecanii and Metarhizium anisopliae to the western flower thrips, Frankliniella occidentalis. Biocontrol Science and Technology 5. pp. 185-192.

WALSTAD, J.D., ANDERSON, R.F., STAMBAUGH, W.J. 1970: Effect of environmental conditions on two species of muscardine Fungi (Beauveria bassiana and Metarhizium anisopliae). J.Invertebr. Path., 16: 221-226.

YOUNG, E.C. 1986. The rhinoceros beetle project: history and review of the research programme. Agricultural Ecology and Environment 15. pp 149-166.


Tài liệu tiếng việt

NGUYỄN THỊ LỘC. 1997a. Tiềm năng sinh học của nấm trắng, Beauveria bassiana trong việc quản lý rầy hại lúa. Kết quả nghiên cứu khoa học 1977-1997 của Viện Lúa

NGUYỄN THỊ LỘC, NGUYỄN THỊ NHÀN, PHAN PHƯỚC HIỀN và NGUYỄN VĂN LUẬT. 1999. Hiệu quả sử dụng nấm B. bassiana, M. anisopliae và Rotenone trừ rầy nâu hại lúa. Tạp chí khoa học-công nghệ và quản lý kinh tế của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn , 5/1999. Trang 196-198.

NGUYỄN THỊ LỘC, VÕ THỊ BÍCH CHI, PHẠM QUANG HƯNG, NGUYỄN THỊ NHÀN và NGUYỄN ĐỨC THÀNH. 2002. Ảnh hưởng của nấm trắng và nấm xanh đối với một số thiên địch của sâu hại lúa. Tạp chí khoa học-công nghệ của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 6/2002. Trang 490-493.



NGUYỄN THỊ THU CÚC VÀ PHẠM HOÀNG OANH. 2002 Dịch hại trên cam, quít, chanh, bưởi (Rutaceae) & IPM. Nhà xuất bản nông nghiệp. 151p.

PHẠM THỊ THÙY. 1992. Một số kết quả nghiên cứu sản xuất và ứng dụng lọai nấm Metarhizium Beauveria để phòng trừ rầy nâu hại lúa và sâu đo xanh hại đay 1990-1992. Báo cáo khoa học về thuốc vi sinh vậtHội nghị khoa học tại Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Hà Nội.

PHẠM THỊ THÙY. 1996. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ một số sâu hại nông nghiệp. Tuyển tập công trình nghiên cứu về biện pháp sinh học. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trang 67-74.

PHẠM THỊ THÙY. 1999. Kết quả ứng dụng nấm Beauveria bassiana để phòng trừ sâu róm thông ở Lâm trường Phù Ban Yên – Sơn La. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phấm số 3/1999. Trang 119-121.

PHẠM THỊ THÙY, ĐỒNG THỊ THANH, TRẦN THỊ TUYẾT và PHẠM VĂN NHẠ. 2001a. Kết quả nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm Metarhizium anisopliae (M.A) để phòng trừ bọ hại dừa ở Bến Tre năm 2000. Hội thảo sinh học Quốc tế tại Hà Nội. Tập 2. Trang 449-458.

PHẠM THỊ THÙY, NGÔ TỰ THÀNH và NGUYỄN VÂN ĐÌNH. 2001b. Hiệu quả diệt sâu hại cây nông – lâm nghiệp của bào tử nấm Beauveria bassiana. Hội thảo sinh học Quốc tế năm 2001. Tập 2. Trang 436-441.

PHẠM VĂN BIÊN, BÙI CÁCH TUYẾN và NGUYỄN MẠNH CHINH. 2000. Cẩm nang thuốc Bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

TẠ KIM CHỈNH và LÝ KIM BẢNG. 1995. Nghiên cứu khả năng diệt côn trùng của chế phẩm bào tử nấm Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorok. Tạp chí khoa học và công nghệ. Số 18. Trang 10-15.

TẠ KIM CHỈNH và NGUYỄN ĐỨC KHẢM. 1996. Bước đầu thử nghiệm độc tính của một số chủng vi nấm chống mối hại nhà cửa và mối hại cây vải thiều. Tạp chí Sinh học. Số 18. Trang 39-45.

TẠ KIM CHỈNH, HÀ THỊ QUYẾN và HOA THỊ MINH TÚ. 2001. Lựa chọn môi trường nhân nuôi và tạo chế phẩm diệt mối từ Metarhizium anisopliae. Hội thảo sinh học quốc tế tại Hà Nội. Trang 77-81.









tải về 6.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương