Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang



tải về 6.89 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích6.89 Mb.
#35048
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

3.2. Sản xuất chế phẩm B.b/M.a .

Đã sử dụng các dòng nấm M.aB.b có hoạt lực cao đối với sâu, rầy hại cây có múi, cây xoài và rệp sáp hại khóm như: M.a (TG4-RMCQ), M.a (OM2-B), B.b (OM1-R) B.b (TG7-R) để sản xuất chế phẩm M.aB.b. Trong thời gian thực hiện đề tài, với quy trình công nghệ đã cải tiến và khá hoàn thiện Bộ môn chúng tôi đã sản xuất được 1355 kg chế phẩm M.aB.b với chất lượng là 1,5-2 x 109 bào tử/gram (chủ yếu là chế phẩm nấm xanh M.a (OM2-B) (Ometar) chỉ có một số chế phẩm nấm trắng B.b (OM1-R) (Biovip). Ngoài ra còn sản xuất một số chế phẩm nấm xanh, M.a (TG4-RMCQ) và chế phẩm nấm trắng, B.b (TG7-R) phục vụ cho các thí nghiệm và các mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu hại cây có múi, cây xoài và cây khóm tại Hậu Giang. Số chế phẩm sản xuất ra và đưa tới bà con nông dân đã vượt mức kế hoạch so với đề cương là 152 kg.



3.3. Đánh giá hiệu lực sinh học của các mẻ chế phẩm B.b M.a đã sản xuất ra đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cây có múi tại nhà lưới của bộ môn.

Chúng tôi đã sản xuất rất nhiều mẻ chế phẩm nấm xanh M.a và nấm trắng, B.b trong hơn 2 năm thực hiện đề tài và tất cả các mẻ chế phẩm này đều đã được khảo nghiệm đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cây có múi tại nhà lưới của bộ môn. Sau đây là kết quả khảo nghiệm của 4 mẻ chế phẩm đã được sản xuất trong thời gian thực hiện đề tài.



Kết quả khảo sát hiệu lực của các chế phẩm sinh học sản xuất trong mẻ I được ghi nhận trong bảng 10 cho thấy chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) phân lập từ con RMCQ chết do nhiễm nấm xanh tự nhiên trên cây cam tại TG có hiệu lực rất cao đối với RM hại cam quýt, hiệu lực của chế phẩm này là không khác biệt về mặt thống kê so với thuốc hóa học Actara vào 10 ngày sau phun và đạt 82,4%. Chế phẩm nấm xanh Ometar cũng có hiệu lực khá cao đối với RM hại cam quýt và không khác biệt về mặt thống kê so với chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ). Hai chế phẩm nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R) chỉ có hiệu lực tương đối khá đối với rầy mềm cam quýt, vào 10 NSP chỉ đạt 62,8% và 64,1% tương ứng với Biovip và B.b (TG7-R). Chế phẩm nấm xanh sản xuất từ M.a (TG4-RMCQ) cũng có hiệu lực khá cao đối với RCC hại cam quýt và hiệu lực của nó đối với RCC là không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của chế phẩm Ometar vào 5 NSP và 10 NSP. Cả hai chế phẩm nấm xanh đều tỏ ra có hiệu lực đối với RCC cao hơn so với 2 chế phẩm nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R).
Bảng 10: Hiệu lực sinh học của chế phẩm B.bM.a (mẻ I) đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cam quýt (Viện lúa ĐBSCL, 2005)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

Rầy mềm CQ

Rầy chổng cánh CQ

5 NSP

10 NSP

5 NSP

10 NSP

1

B.b (TG7-R)

39,7 c

64,1 c

43,5 c

60.5 c

2

M.a (TG4-RMCQ)

64,5 b

82,4 ab

54,5 bc

74.3 b

3

Biovip

44,1 c

62,8 c

46,8 c

61,5 c

3

Ometar

62,6 b

79,9 b

60,5 b

78,4 ab

4

Actara 25WG

92,0 a

96,2 a

80,5 a

87,0 a

 

CV (%)

11,0

10,5

9,0

7,2

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.
Kết quả đánh giá hiệu lực của các chế phẩm sinh học sản xuất trong mẻ II được ghi nhận trong bảng 11 cho thấy chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) có hiệu lực khá cao đối với RM hại cam quýt, đạt 66,5% và 85,2% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Hiệu lực của chế phẩm nấm M.a (TG4-RMCQ) đối với RM hại cam quýt là không khác biệt về mặt thống kê so với chế phẩm nấm xanh Ometar. Hai chế phẩm nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R) chỉ có hiệu lực tương đối khá đối với rầy mềm cam quýt, hiệu lực của phẩm nấm trắng Biovip đối với RM cam quýt đạt 40,8% và 61,5% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP; hiệu lực của phẩm nấm trắng B.b (TG7-R) đạt 42,6% và 62,5% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Hiệu lực sinh học của 2 chế phẩm nấm trắng đối với RM cam quýt thấp hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực sinh học của 2 chế phẩm nấm xanh ở cả 2 lần quan sát.

Chế phẩm nấm xanh sản xuất từ M.a (TG4-RMCQ) cũng có hiệu lực khá cao đối với RCC hại cam quýt, đạt 63,2% và 75,4% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP, hiệu lực cả 2 lần quan sát này của chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của chế phẩm nấm xanh Ometar. Chế phẩm nấm trắng B.b (TG7-R) chỉ có hiệu lực tương đối khá đối với rầy mềm cam quýt, đạt 42,6% và 62,5% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP, hiệu lực của chế phẩm nấm trắng B.b (TG7-R) đối với rầy mềm cam quýt ở cả 2 lần quan sát này đều không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của chế phẩm nấm trắng Biovip. Cả hai chế phẩm nấm xanh đều có hiệu lực đối với RCC hại cam quýt cao hơn một cách có ý nghĩa so với 2 chế phẩm của nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R) (bảng 11).
Bảng 11: Hiệu lực sinh học của chế phẩm B.bM.a mới đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cam quýt (Viện lúa ĐBSCL, 2005)

Số TT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

Rầy mềm CQ

Rầy chổng cánh CQ

5 NSP

10 NSP

5 NSP

10 NSP

1

B.b (TG7-R)

42,6 c

62,5 c

44,2 c

57,5 c

2

M.a (TG4-RMCQ)

66,5 b

85,2 b

63,2 b

75,4 b

3

Biovip

40,8 c

61,5 c

45,8 c

62,4 c

3

Ometar

72,8 b

82,5 b

64,5 b

76,5 b

4

Actara 25WG

88,2 a

91,5 a

89,3 a

92,2 a

 

CV (%)

5,8

4,1

6,0

4,7

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Kết quả đánh giá hiệu lực của các chế phẩm sinh học sản xuất trong mẻ III được ghi nhận trong bảng 12 cho thấy hiệu lực sinh học của chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) có hiệu lực rất cao đối với RM hại cam quýt đạt 64,5% và 88.5% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Đặc biệt hiệu lực chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) sản xuất đợt III này đối với RMCQ còn không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của thuốc Actara vào 10 NSP. Chế phẩm nấm xanh Ometar cũng có hiệu lực cao đối với RM cam quýt đạt 66,5% và 81,5% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hiệu lực của chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) và chế phẩm nấm xanh Ometar đối với RM cam quýt. Hai chế phẩm nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R) chỉ có hiệu lực tương đối khá đối với RM cam quýt, đạt 63,6% và 66,4% tương ứng với Biovip và B.b (TG7-R) vào 10 NSP. Hiệu lực sinh học của 2 chế phẩm nấm trắng đối với RM cam quýt thấp hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của 2 chế phẩm nấm xanh ở cả 2 lần quan sát.

Chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) cũng có hiệu lực khá cao đối với RCC hại cam quýt và đạt 78,6% vào 10 NSP. Hiệu lực của chế phẩm M.a (TG4-RMCQ) đối với RCC là không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của chế phẩm nấm xanh Ometar vào 5 NSP và 10 NSP. Cả hai chế phẩm nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R) đều có hiệu lực không cao lắm đối với RCC hại cam quýt: hiệu lực của chế phẩm nấm trắng Biovip đạt 47,8% và 60,5% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP; hiệu lực của chế phẩm nấm trắng B.b (TG7-R) chỉ đạt 48,5% và 56,5% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Cả hai chế phẩm nấm xanh đều có hiệu lực sinh học đối với RCC cao hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của 2 chế phẩm của nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R) (bảng 12).
Bảng 12: Hiệu lực sinh học của chế phẩm B.bM.a (mẻ III) đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cam quýt (Viện lúa ĐBSCL, 2006)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

Rầy mềm CQ

Rầy chổng cánh CQ

5 NSP

10 NSP

5 NSP

10 NSP

1

B.b (TG7-R)

50,2 c

66,4 c

48,5c

56,5 c

2

M.a (TG4-RMCQ)

64,5 b

88,5 ab

60,2 b

78,6 b

3

Biovip

42,5 c

63,6 c

47,8 c

60,5 c

3

Ometar

66,5 b

81,5 bc

62,5 b

79,5 b

4

Actara 25WG

88,4 a

95,5 a

89,4 a

96,2 a

 

CV (%)

7,4

7,2

8,7

6,8

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.
Kết quả đánh giá hiệu lực của các chế phẩm sinh học sản xuất trong mẻ IV được ghi nhận trên bảng 13 cho thấy cũng tương tự kết quả khảo nghiệm của 3 mẻ chế phẩm trước, 2 chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) và Ometar có hiệu lực cao đối với RM cam quýt và cao hơn một cánh có ý nghĩa so với hiệu lực của 2 chế phẩm nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R) đối với RM cam quýt ở cả 2 lần quan sát. Hiệu lực của chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) và Ometar đối với RM cam quýt là không khác biệt về mặt thống kê, đạt 82.4% và 78,2% tương ứng với M.a (TG4-RMCQ) và Ometar vào 10 NSP. Chế phẩm nấm trắng B.b (TG7-R) chỉ có hiệu lực tương đối khá đối với RM cam quýt, đạt 48,2% và 61,5% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Hiệu lực của chế phẩm nấm trắng B.b (TG7-R) đối với RM cam quýt không khác biệt so với hiệu lực của chế phẩm nấm trắng Biovip ở cả 2 lần quan sát.

Chế phẩm nấm xanh sản xuất từ M.a (TG4-RMCQ) cũng có hiệu lực khá cao đối với RCC hại cam quýt và đạt 76,1% vào 10 NSP. Hiệu lực của chế phẩm nấm xanh M.a (TG4-RMCQ) đối với RCC là không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của chế phẩm nấm xanh Ometar vào 5 NSP và 10 NSP. Cả hai chế phẩm nấm xanh đều tỏ ra có hiệu lực đối với RCC cao hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của 2 chế phẩm nấm trắng B.b (TG7-R) và Biovip (bảng 13).

Bảng 13: Hiệu lực sinh học của chế phẩm B.bM.a (mẻ IV) đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cam quýt (Viện lúa ĐBSCL, 2006)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

Rầy mềm CQ

Rầy chổng cánh CQ

5 NSP

10 NSP

5 NSP

10 NSP

1

B.b (TG7-R)

48,2 c

61,5 c

44,3 c

63,2 c

2

M.a (TG4-RMCQ)

64,5 b

82,4 b

56,8 b

76,1 b

3

Biovip

46,5 c

62,5 c

43,8 c

64,5 c

3

Ometar

63,4 b

78,2 b

61,5 b

79,5 b

4

Actara 25WG

85,6 a

90,5 a

89,2 a

94,5 a

 

CV (%)

6,1

7,8

8,8

5,2

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Kết quả khảo nghiệm về hiệu lực sinh học của các chế phẩm nấm xanh và nấm trắng được sản xuất qua 4 mẻ chế phẩm cho thấy là chất lượng của các mẻ chế phẩm đã được sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi nấm của bộ môn là khá tốt và ổn định. Kết quả đánh giá hiệu lực sinh học của các chế phẩm vi nấm qua các mẻ chế phẩm đã sản xuất cũng khẳng định rằng cả hai chế phẩm nấm xanh Ometar và M.a (TG4-RMCQ) có hiệu lực cao và ổn định đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cam quýt.



3.4. Đánh giá hiệu lực sinh học của chế phẩm B.b M.a đối với rệp sáp hại khóm và cây có múi tại nhà lưới của bộ môn.

a) Hiệu lực của các chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại khóm

Bảng 14: Hiệu lực sinh học của chế phẩm vi nấm Ometar và Biovip đối với rệp sáp giả hại khóm, Dysmicoccus brevipes (Viện lúa ĐBSCL, 2006)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

7 NSP

10 NSP

1

Biovip (107 bào tử/ml)

31,9 c

43,5 c

43,2 c

2

Biovip (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

40,6 bc

49,8 c

52,4 c

3

Ometar (107 bào tử/ml)

43,9 bc

61,9 b

73,6 b

4

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

50,4 b

69,3 b

80,7 ab

5

Mỹ Hảo 1%

90,3 a

93,3 a

95,2 a




CV (%)

19,1

11,2

17,3

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Kết quả khảo nghiệm về hiệu lực sinh học của 2 chế phẩm vi nấm M.a (Ometar) và B.b (Biovip) đối với rệp sáp giả hại khóm được thể hiện trong bảng 14 và cho thấy rằng chế phẩm nấm xanh Ometar có hiệu lực tương đối cao đối với rệp sáp giả hại khóm, đạt 61,9% vào 7 NSP và 73,6% và 10 NSP. Chế phẩm nấm trắng tỏ ra kém hiệu lực đối với rệp sáp hại khóm, chỉ đạt 43,5% và 43,2% tương ứng với 7 NSP và 10 NSP và thấp hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của nấm xanh. Kết quả thí nghiệm cho thấy là nước rửa chén Mỹ Hảo đã có hiệu lực cao trong việc phòng trừ rệp sáp hại khóm, hiệu lực đạt trên 90% ở cả 3 lần quan sát và cao hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của 2 chế phẩm vi nấm ở cả 3 lần quan sát. Khi phối hợp chế phẩm Ometar/Biovip với 0,1% nước rửa chén thì hiệu lực của của 2 nghiệm thức phối trộn đối với rệp sáp hại khóm có tăng lên so với phun Ometar/Biovip đơn độc, tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê về hiệu lực sinh học giữa 2 nghiệm thức phun nấm Ometar/Biovip đơn độc và phối hợp với nước rửa chén (0,1%) ở cả 3 lần quan sát.

Nước rửa chén pha ở nồng độ đậm đặc (1%) đã gây tỷ lệ chết khá cao đối với rệp sáp, điều này cũng phù hợp với kinh nghiệm của một số bà con nông dân đã cho biết là nước rửa chén có thể dùng để trừ rệp sáp khi họ pha với nồng độ 1-2% và tưới vào cây khóm bị rệp sáp. Tuy nhiên, theo bà con thì nếu dùng nước rửa chén pha đặc để tưới trừ rệp sáp thì làm cho cây bị nóng và phát triển kém hơn.




tải về 6.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương