Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang



tải về 6.89 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích6.89 Mb.
#35048
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

b) Hiệu lực của chế phẩm vi nấm M.aB.b đối với rệp sáp hại cam.
Bảng 15: Hiệu lực sinh học của của chế phẩm Ometar và Biovip đối với rệp sáp giả hại cam, Planococcus citri (Viện lúa ĐBSCL, 2006)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

7 NSP

10 NSP

1

Biovip (107 bào tử/ml)

32,7 b

40,0 c

48,8 c

2

Biovip (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

34,8 b

48,6 bc

53,2 c

3

Ometar (107 bào tử/ml)

37,6 b

52,7 b

61,1 bc

4

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

40,2 b

57,3 b

68,5 ab

5

Mỹ Hảo 1%

70,4 a

73,9 a

78,0 a




CV (%)

21,9

13,6

13,5

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Hiệu lực sinh học của của 2 chế phẩm vi nấm (Ometar và Biovip) đối với rệp sáp hại cam cũng đã được khảo sát trong điều kiện nhà lưới và kết quả được thể hiện trên bảng 15 cho thấy rằng cả 2 chế phẩm nấm xanh Ometar và nấm trắng Biovip đều cho hiệu lực không cao đối với rệp sáp hại cam. Hiệu lực của chế phẩm nấm xanh Ometar đối với rệp sáp hại cam đạt 52,7% ở 7 NSP và cao hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của chế phẩm nấm trắng Biovip đối với rệp sáp hại cam. Vào 10 NSP thì hiệu lực của chế phẩm nấm xanh Ometar đối với rệp sáp đạt 61,1%, tuy nhiên không có khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của Biovip đối với rệp sáp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy là nước rửa chén Mỹ Hảo đã có hiệu lực khá cao trong việc phòng trừ rệp sáp hại cam, hiệu lực của nước rửa chén đối với rệp sáp hại cam đạt 70,4%; 73,9% và 78% tương ứng với 5 NSP, 7 NSP và 10 NSP và hiệu lực của nước rửa chén cao hơn một cách có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác ở 3 lần quan sát, ngoại trừ lần quan sát vào 10 NSP đối với nghiệm thức chế phẩm nấm xanh Ometar phối hợp với 0,1% Mỹ Hảo. Khi phối hợp chế phẩm vi nấm Ometar hoặc Biovip với 0,1% nước rửa chén thì hiệu lực của của 2 nghiệm thức phối trộn đối với rệp sáp hại cam có tăng lên so với phun Ometar/Biovip đơn độc, tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê về hiệu lực sinh học giữa 2 nghiệm thức phun nấm Ometar/Biovip đơn độc và phối hợp với nước rửa chén (0,1%) ở cả 3 lần quan sát.
Bảng 16: Hiệu lực sinh học của chế phẩm B.bM.a mới đối với rệp sáp giả hại cam, Planococcus citri (Viện lúa ĐBSCL, 2006)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

7 NSP

10 NSP

1

B.b (TG7-R) (107 bào tử/ml)

22,6 c

39,8 c

47,7 d

2

B.b (TG7-R) (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

27,8 c

46,9 bc

57,6 c

3

M.a (TG4-RMCQ) (107 bào tử/ml)

35,7 bc

50,1 bc

61,7 bc

4

M.a (TG4-RMCQ) (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

44,3 b

54,4 b

70,3 ab

5

Mỹ Hảo 1%

64,8 a

76,9 a

78,8 a




CV (%)

26,9

15,1

9,4

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Kết quả khảo nghiệm về hiệu lực sinh học của 2 chế phẩm nấm trắng và nấm xanh mới là B.b (TG7-R) và M.a (TG4-RMCQ) đối với rệp sáp giả hại cam được thể hiện trong bảng 16 và cho thấy hiệu lực của B.b (TG7-R) và M.a (TG4-RMCQ) đối với rệp sáp giả hại cam không cao lắm. Hiệu lực của M.a (TG4-RMCQ) đối với rệp sáp giả hại cam đạt 50,1% ở 7NSP và không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của chế phẩm nấm trắng B.b (TG7-R) đối với rệp sáp giả hại cam. Vào 10 NSP thì hiệu lực của M.a (TG4-RMCQ) đối với rệp sáp giả hại cam đạt 61,7% và cao hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của B.b (TG7-R) đối với rệp sáp giả hại cam. Kết quả khảo nghiệm cho thấy là nước rửa chén Mỹ Hảo đã có hiệu lực tương đối khá trong việc phòng trừ rệp sáp giả hại cam, hiệu lực của nước rửa chén đối với rệp sáp giả hại cam đạt 64,8%; 76,9% và 78,8% tương ứng với 5 NSP, 7 NSP và 10 NSP. Hiệu lực của nước rửa chén cao hơn một cách có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác ở 3 lần quan sát, ngoại trừ lần quan sát vào 10 NSP đối với nghiệm thức M.a (TG4-RMCQ) phối hợp với 0,1% Mỹ Hảo. Khi phối hợp chế phẩm M.a (TG4-RMCQ) / B.b (TG7-R) với 0,1% nước rửa chén thì hiệu lực của của 2 nghiệm thức phối trộn đối với rệp sáp giả hại cam có tăng lên so với phun M.a (TG4-RMCQ) / B.b (TG7-R) đơn độc, tuy nhiên, hầu như không có sự khác biệt về mặt thống kê về hiệu lực sinh học giữa 2 nghiệm thức phun nấm M.a (TG4-RMCQ) / B.b (TG7-R) đơn độc và phối hợp với nước rửa chén (0,1%) ở các lần quan sát.



3.5. Khảo nghiệm diện hẹp ngoài đồng ruộng để đánh giá hiệu lực của các chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại khóm và cây có múi

a) Hiệu lực ngoài đồng của các chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại khóm
Bảng 17: Hiệu lực sinh học của chế phẩm vi nấm Biovip và Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm (Hỏa Tiến - Vị Thanh, 2006)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

10 NSP

1

Biovip (107 bào tử/ml)

29,0 c

44,6 b

2

Ometar (107 bào tử/ml)

45,0 bc

73,7 a

3

Mỹ Hảo 1%

46,9 b

72,0 a

4

Supracide 0,3%

69,7 a

88,1 a




CV (%)

24,9

16,6

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học của 2 chế phẩm vi nấm Biovip và Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm trên đồng ruộng thể hiện ở bảng 17, cho thấy chế phẩm nấm xanh có hiệu lực khá cao đối với rệp sáp giả hại khóm và đạt 73,7% vào 10 NSP và không khác biệt về mặt thống kê so với thuốc hóa học Supracides 40EC pha ở nồng độ 0,3% và nước rửa chén Mỹ Hảo phun với nồng độ 1%. Chế phẩm nấm trắng Biovip có hiệu lực thấp đối với rệp sáp giả hại khóm và chỉ đạt 44,6% vào 10 NSP và thấp hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm. Kết quả khảo sát ngoài đồng cũng phù hợp với kết quả của các thí nghiệm đã được thực hiện trong nhà lưới.
Bảng 18: Hiệu lực sinh học của chế phẩm Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm, Dysmicoccus brevipes (Hỏa Tiến - Vị Thanh, 2006)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

10 NSP

1

Ometar (107 bào tử/ml)

53,1 a

71,6 a

2

Mỹ Hảo 0,5%

32,6 b

39,7 b

3

Mỹ Hảo 1%

65,4 a

70,9 a

4

Supracide 40EC (0,3%)

71,3 a

93,9 a




CV (%)

23,3

22,2

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Hiệu lực sinh học của chế phẩm nấm xanh Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm trên đồng ruộng vẫn tỏ ra khá tốt khi chúng tôi lặp lại thí nghiệm thứ 2 tại Hỏa Tiến - Vị Thanh. Kết quả ghi nhận trên bảng 18 cho thấy hiệu lực của Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm đạt 53,1% và 71,6% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Ở cả 2 lần quan sát đều cho thấy hiệu lực của Ometar đối rệp sáp giả hại khóm là không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của thuốc hóa học Supracide và nước rủa chén phun ở nồng độ 1% đối với rệp sáp giả hại khóm. Nước rửa chén Mỹ Hảo nếu phun ở nồng độ 0,5% thì có hiệu lực thấp đối với rệp sáp giả hại khóm và chỉ đạt 32,6% và 39,7% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP, hiệu lực này là thấp hơn một cách có ý nghĩa so với nước rửa chén phun ở nồng độ 1%. Tuy nhiên, qua quan sát ngoài thực địa chúng tôi thấy vào 10 NSP thì các cây khóm của nghiệm thức có phun nước rửa chén mỹ hảo 1% thì lá có màu vàng hơn so với lá khóm của các nghiệm thức khác. Chính vì vậy mà chúng tôi không khuyến cáo sử dụng nước rửa chén 1% để trừ rệp sáp. Nên chăng thì có thể sử dụng nước rửa chén 0,1% hỗn hợp với chế phẩm vi nấm để phát huy sự thấm nhanh của dung dịch nước rửa chén vào cơ thể rệp sáp nhằm tăng hiệu lực của chế phẩm vi nấm. Vì vậy mà chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm tiếp theo.



Bảng 19: Hiệu lực của chế phẩm Biovip, Ometar và phối hợp Biovip/Ometar với Mỹ Hảo 0,1% đối với rệp sáp giả hại khóm, Dysmicoccus brevipes (Vị Thanh, 2006)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

10 NSP

1

Biovip (107 bào tử/ml)

23,7 b

43,0 c

2

Biovip (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

34,8 ab

52,4 bc

3

Ometar (107 bào tử/ml)

43,0 a

61,1 ab

4

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

51,3 a

71,9 a




CV (%)

23,5

9,6

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Thí nghiệm thứ ba được tiến hành tại Hỏa Tiến - Hậu Giang để đánh giá hiệu lực sinh học của chế phẩm vi nấm Ometar, Biovip và phối hợp của chúng với 0,1% nước rửa chén đối với rệp sáp giả hại khóm. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trên bảng 19 cho thấy Ometar vẫn có hiệu lực tương đối khá đối với rệp sáp giả hại khóm và đạt 61,1% vào 10 NSP. Hiệu lực của Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm đạt được trong thí nghiệm này có thấp hơn so với kết quả đạt được của 2 thí nghiệm trước khoảng trên 10% là do thí nghiêm thứ ba này được tiến hành vào những ngày thời tiết khá nắng nóng cho nên hiệu lực của Ometar có giảm. Tuy nhiên, đây là chế phẩm sinh học mà đạt hiệu lực 61,1% đối với rệp sáp giả hại khóm là một đối tượng khó phòng trị thì vẫn được chấp nhận. Kết quả thí nghiệm này lại một lần nữa khẳng định Biovip không có khả năng phòng trừ đối với rệp sáp giả hại khóm , hiệu lực chỉ đạt 23,7% và 43% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP và thấp hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của Ometar ở cả 2 lần quan sát.



Khi phối hợp lần lượt hai chế phẩm Ometar và Biovip với 0,1% nước rửa chén Mỹ Hảo thì hiệu lực của chúng có được cải thiện ở cả hai lần quan sát, tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nghiệm thức phun Biovip/Ometar đơn và nghiệm thức phun Biovip/Ometar phối hợp với 0,1% nước rửa chén Mỹ Hảo (bảng 19).

Qua kết quả thí nghiệm thực hiện trong nhà lưới và 3 thí nghiệm thực hiện ngoài đồng tại Hỏa Tiến- Vị Thanh, chúng tôi có thể kết luận là chế phẩm nấm trắng Biovip và hỗn hợp Biovip với 0,1% Mỹ Hảo đều không có hiệu quả trong việc phòng trừ rệp sáp giả hại khóm. Chế phẩm nấm xanh Ometar có hiệu quả khá cao trong việc phòng trừ rệp sáp giả hại khóm. Hỗn hợp Ometar với 0,1% nước rửa chén có làm tăng hiệu quả của chế phẩm Ometar đối với rệp sáp giả hại khóm, tuy không tăng cao một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của Ometar đơn độc. Nước rửa chén Mỹ Hảo với nồng độ 1% có hiệu quả tương đối khá đối với rệp sáp giả hại khóm, nhưng lại gây ảnh hưởng xấu tới cây khóm nên chúng tôi không khuyến cáo sử dụng.



b) Hiệu lực ngoài đồng của các chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại cây có múi

Chúng tôi cũng đã thực hiện 3 thí nghiệm ngoài đồng để đánh giá hiệu lực sinh học của chế phẩm sinh học Ometar, Biovip, M.a (TG4-RMCQ), B.b (TG7-R), phối hợp của các chế phẩm này với nước rửa chén Mỹ hảo và nước rửa chén Mỹ Hảo đơn độc đối với rệp sáp giả hại cây có múi.



Thí nghiệm thứ nhất được thực hiện trên cam sành tại Phú hữu – Châu Thành để đánh giá hiệu lực của Ometar và phối hợp của Ometar với 0,1% Mỹ Hảo đối với rệp sáp giả hại cam. Kết quả thí nghiệm phản ánh trên bảng 20 cho thấy chế phẩm nấm xanh Ometar có hiệu lực không cao đối với rệp sáp giả hại cam, chỉ đạt 37,7% và 50,4% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Khi phối hợp Ometar với 0,1% nước rửa chén Mỹ Hảo thì hiệu lực cũng chỉ đạt mức trung bình là 47,4 % và 55,8% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP, không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của Ometar phun đơn độc vào cả 2 lần quan sát. Nước rửa chén Mỹ Hảo phun với nồng độ là 1% có hiệu lực khá đối với rệp sáp giả hại cam đạt 69% và 65,1% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hiệu lực của nước rửa chén 1% và Ometar phối hợp với 0,1% đối với rệp sáp giả hại cam vào cả 2 lần quan sát. Hiệu lực của thuốc hóa học Supracide đối với rệp sáp giả hại cam là rất cao đạt 92,7% và 90% và 5 NSP và 10 NSP và cao hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của các nghiệm thức khác ở cả 2 lần quan sát.

Bảng 20: Hiệu lực sinh học của Ometar và phối hợp Ometar với Mỹ Hảo 0,1% đối với rệp sáp giả hại cam, Planococcus citri (Phú hữu - Châu Thành, 2007)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

10 NSP

1

Ometar (107 bào tử/ml)

37,7 c

50,4 b

2

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

47,4 bc

55,8 b

3

Mỹ Hảo 1%

69,0 b

65,1 b

4

Supracide 40 EC (0,3%)

92,7 a

90,0 a




CV (%)

24,1

21,7

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Thí nghiệm thứ hai chúng tôi đã thực hiện trên bưởi tại Phú Hữu – Châu Thành để khảo sát hiệu lực của hai chế phẩm vi nấm Biovip, Ometar và phối hợp của Ometar với 0,1 % nước rửa chén đối với rệp sáp giả hại bưởi. Kết quả thí nghiệm thể hiện trên bảng 21 cho thấy chế phẩm nấm trắng Biovip không có khả năng trừ rệp sáp giả hại bưởi, hiệu lực chỉ đạt có 31,2% và 36,6% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Chế phẩm sinh học Ometar cũng vẫn chỉ đạt hiệu lực trung bình đối với rệp sáp giả hại bưởi đạt 42,2% và 53,7% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Khi phối hợp Ometar với 0,1% nước rửa chén Mỹ Hảo thì hiệu lực của hỗn hợp này đối với rệp sáp giả hại bưởi có khá lên, nhưng không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của Ometar phun đơn độc, cũng như hiệu lực của nước rửa chén phun ở nồng độ 1% vào cả 2 lần quan sát. Kết quả của thí nghiệm này cũng phù hợp với kết quả của thí nghiệm thứ nhất tại Phú Hữu và các thí nghiệm trong nhà lưới. Thuốc hóa học Supracide 40EC với nồng độ 0,3% vẫn đạt hiệu lực cao nhất đối với rệp sáp giả hại bưởi, đạt 96,8% và 93,8% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP và cao hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của các nghiệm thức khác.


Bảng 21: Hiệu lực sinh học của chế phẩm B.b M.a đối với rệp sáp giả hại bưởi, Planococcus citri ( Phú Hữu - Châu Thành, 2007)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

10 NSP

1

Biovip (107 bào tử/ml)

31,2 d

36,6 c

2

Ometar (107 bào tử/ml)

42,2 cd

53,7 b

3

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

51,6 bc

64,1 b

4

Mỹ Hảo 1%

58,8 b

65,4 b

5

Supracide 40EC (0,3%)

96,8 a

93,8 a




CV (%)

14,3

15,4

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Thí nghiệm thứ ba trên cây có múi được thực hiện trên cam sành ở Phú Hữu – Châu Thành để đánh giá hiệu lực sinh học của 2 chế phẩm sinh học sản xuất ra từ 2 chủng nấm mới là B.b (TG7-R) và M.a (TG4-RMCQ) và hỗn hợp của chúng với 0,1% nước rửa chén Mỹ Hảo đối với rệp sáp giả hại cam. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận trên bảng 22, cho thấy chế phẩm nấm trắng sản xuất ra từ chủng nấm mới B.b (TG7-R) cũng cho kết quả tương tự như Biovip là không có hiệu quả trong việc phòng trừ rệp sáp giả hại cam hiệu lực chỉ đạt 38,7% và 39,4% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP. Chế phẩm nấm xanh mới M.a (TG4-RMCQ) cũng chỉ có hiệu lực trung bình đối với rệp sáp giả hại cam, đạt 40,6% và 51,1% tương ứng với 5 NSP và 10 NSP, ở cả 2 lần quan sát này hiệu lực của M.a (TG4-RMCQ) đối với rệp sáp giả hại cam là không khác biệt so với hiệu lực của B.b (TG7-R). Khi phối trộn B.b (TG7-R) / M.a (TG4-RMCQ) với 0,1% nước rửa chén Mỹ Hảo thì hiệu lực của hỗn hợp có khá hơn, song không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của B.b (TG7-R) / M.a (TG4-RMCQ) khi phun đơn độc. Nước rửa chén Mỹ Hảo phun ở nồng độ 1% vẫn cho hiệu quả khá tốt đối với rệp sáp giả hại cây có múi. Thuốc hóa học Supracide vẫn cho hiệu lực cao nhất khi dùng để trừ rệp sáp giả hại cam và đạt 90,4% và 86,0 tương ứng với 5 NSP và 10 NSP.

Quan sát ở cả 3 thí nghiệm ngoài vườn cây có múi cho thấy là nếu pha nước rửa chén ở nồng độ 1% dùng để phun trừ rệp sáp thì 10 NSP lá của cây có múi không phát triển xanh tốt bình thường như lá cây có múi ở các nghiệm thức khác. Có lẽ nước rửa chén pha ở nồng độ cao có ảnh hưởng tới lá của cây trồng.


Bảng 22: Hiệu lực sinh học của chế phẩm B.bM.a mới đối với rệp sáp giả hại cam, Planococcus citri (Phú Hữu - Châu Thành, 2007)

STT

Nghiệm thức

Hiệu lực (%)

5 NSP

10 NSP

1

B.b (TG7-R) (107 bào tử/ml)

38,7 c

39,4 d

2

M.a (TG4-RMCQ) (107 bào tử/ml)

40,6 c

51,1 cd

3

B.b (TG7-R) (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

41,9 c

48,0 cd

4

M.a (TG4-RMCQ) (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

46,0 c

58,0 bc

5

Mỹ Hảo 1%

73,8 b

70,0 b

6

Supracide 40EC (0,3%)

90,4 a

86,0 a




CV (%)

12,8

16,6

Những số trung bình theo sau cùng 1 chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 5 % bởi phép thử Duncan.

Từ kết quả thí nghiệm trong nhà lưới và ba thí nghiệm trên ruộng vườn tại Phú Hữu – Châu Thành chúng tôi có thể kết luận là cả 2 chế phẩm nấm trắng Biovip và B.b (TG7-R) và phối hợp của chúng ới 0,1% Mỹ Hảo đều không có hiệu quả trong việc phòng trừ rệp sáp giả hại cây có múi. Hai chế phẩm nấm xanh Ometar và M.a (TG4-RMCQ) và phối hợp của chúng với 0,1% Mỹ Hảo cũng chỉ có hiệu lực trung bình đối với rệp sáp giả hại cây có múi. Nước rửa chén Mỹ Hảo với nồng độ 1% có hiệu quả khá tốt đối với rệp sáp giả hại cây có múi, nhưng có ảnh hưởng tới cây trồng nên chúng tôi không khuyến cáo sử dụng.



3.6. Chọn điểm để xây dựng mô hình

Sau khi điều tra cơ bản đã nắm được tình hình canh tác cây có múi cây xoài của của hai huyện Châu Thành và Châu Thành A, thì cán bộ kỹ thuật của Viện đã phối hợp với cán bộ khuyến nông của hai huyện trên chọn điểm để chuẩn bị tập huấn và xây dựng mô hình. Các điểm đã được chọn là các ấp, xã có nhiều nông dân trồng chuyên canh cây cam, quýt, bưởi, xoài, có diện tích tương đối lớn và đồng đều cụ thể gồm 7 xã là: xã Đông Phước A, Phú Hữu, Phú Hữu A và Thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành), xã Nhân Nghĩa A, Tân Phú Thạnh và Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A).
3.7. Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân

Trong thời gian thực hiện đề tài, cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa ĐBSCL đã phối hợp với cán bộ của trạm Khuyến nông Châu Thành và Châu Thành A đã tổ chức thành công 12 lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân về: IPM trên cam, quýt, bưởi và xoài; sâu hại cam quýt và biện pháp phòng trừ; sâu hại cây xoài và biện pháp phòng trừ; quy trình kỹ thuật sử dụng 2 chế phẩm sinh học M.aB.b trong phòng trừ sâu hại cây có múi. Nội dung bài giảng của các lớp tập huấn rất phong phú được nông dân ở các địa phương nhiệt tình hưởng ứng, nên nhiều nông dân đã đăng ký tham gia thực hiện mô hình.

3.8. Xây dựng mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm sinh học B.bM.a trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi và cây xoài”.

3.8.1. Xây dựng mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm sinh học B.bM.a trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi”.

Cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa đã phối hợp với cán bộ Khuyến Nông Châu Thành và Châu Thành A xây dựng được 30 mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm sinh học M.aB.b trong hệ thống IPM trên cây cam, quýt, bưởi tại các xã: Phú Hữu, Phú Hữu A (huyện Châu Thành), Nhân Nghĩa A, Tân Phú Thạnh và Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A) tỉnh Hậu Giang với diện tích là 12,16 ha.

Trong số mô hình đã xây dựng thì đã chọn ra một số mô hình điểm về cây bưởi tại xã Phú Hữu và cây cam tại xã Thạnh Xuân để điều tra theo dõi tình hình sâu hại ở vườn mô hình và đối chứng. Kết quả điều tra theo dõi từ cuối năm 2005 tới giữa năm 2007 được ghi nhận như sau:

Đối với mô hình bưởi tại Phú Hữu trong 17 tháng chúng tôi đã sử dụng chế phẩm Ometar phun 4 lần vào 16/04/2006, 17/06/2006, 16/11/2006 và 17/04/2007. Ở vườn đối chứng thì nông dân đã phun thuốc hóa học tới 7 lần để phòng trừ các loài sâu hại. Kết quả theo dõi sự biến động của rầy mềm trên cây bưởi tại Phú Hữu, Châu Thành trong 17 tháng được thể hiện trên biểu đồ 1 và cho thấy là rầy mềm xuất hiện vào các đợt cây bưởi ra chồi non. Ở cả vườn đối chứng và mô hình, trong thời gian theo dõi có 3 cao điểm rầy mềm là giữa tháng Tư năm 2006, giữa tháng 11 năm 2006 và giữa tháng Tư năm 2007. Như vậy trong 1 năm có 2 đỉnh rầy mềm vào tháng Tư và tháng 11. Kết quả ghi nhận trên biểu đồ cũng cho thấy là rầy mềm thường có mật số cao vào mùa khô, còn mùa mưa thì rầy mềm trên bưởi có xuất hiện nhưng mật số không cao lắm. Mật số rầy mềm ở vườn mô hình luôn thấp hơn vườn đối chứng (trừ khi ở đối chứng được điều tra sau đợt phun thuốc), do chế phẩm sinh học M.a có hiệu lực trừ rầy mềm rất tốt, ngòai ra rầy mềm còn bị khống chế bởi hệ thiên địch trong vườn mô hình là đa dạng và có mật số cao. Ở vườn đối chứng, nông dân phun thuốc hóa học thường xuyên thì cũng khống chế được rầy mềm, nhưng do thuốc hóa học đã tiêu diệt cả thiên địch nên đã làm cho mật số rầy mềm bộc phát nên thời kỳ cao điểm ở vườn đối chứng thì mật số rầy mềm có khi cao gấp 2 lần ở vườn mô hình. Trong thời gian mưa nhiều từ giữa tháng 5 tới giữa tháng 10 thì mật số rầy mềm khá thấp ở cả vườn mô hình và đối chứng (biều đồ 1).






tải về 6.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương