Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang



tải về 6.89 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích6.89 Mb.
#35048
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

Biểu đồ 1: Biến động quần thể rầy mềm trên bưởi tại Phú Hữu, Châu Thành

Sự biến động về mật số rầy chổng cánh (RCC) của vườn bưởi làm theo mô hình và vườn bưởi đối chứng tại Phú Hữu được thể hiện ở biểu đồ 2 và cho thấy rằng RCC xuất hiện trên vườn bưởi hầu như quanh năm tập trung vào các thời kỳ cây bưởi ra chồi non, nhưng mật số rất thấp. Trong 17 tháng điều tra (từ tháng 12 năm 2005 tới tháng 05 năm 2007 cho thấy RCC có 2 đỉnh rộ là vào giữa tháng 6 năm 2006 và giữa tháng 10 năm 2006, nhưng mật số của 2 đỉnh này cũng rất thấp, chỉ có dưới 3 con/mẫu. Có sự khác nhau giữa mật số của rầy chổng cánh ở vườn mô hình và vườn đối chứng: mật số RCC ở vườn bưởi mô hình thấp hơn hẳn so với vườn đối chứng trong suốt thời gian điều tra. Do sự khống chế của chế phẩm sinh học M.a cộng với sự tồn tại của hệ thiên địch (vì chế phẩm sinh học không ảnh hưởng tới thiên địch) cho nên mật số rầy chổng cánh ở vườn bưởi mô hình đã thấp hơn so với vườn đối chứng, mặc dù ở vườn đối chứng nông dân đã sử dụng thuốc hóa học để phun nhiều lần trong thời gian điều tra theo dõi.





Biểu đồ 2: Biến động quần thể rầy chổng cánh trên bưởi tại Phú Hữu, Châu Thành


Biểu đồ 3: Tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa (%) trên bưởi tại Phú Hữu, Châu Thành

Diễn biến tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa cũng được điều tra theo dõi trên vườn bưởi mô hình và đối chứng tại Phú Hữu – Châu Thành. Kết quả ghi nhận trên biểu đồ 3 cho thấy là sâu vẽ bùa cũng thường gây hại khi bưởi ra đọt, lá non, tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa khá cao ở các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (tháng 5 và tháng 6) và các tháng cuối mùa mưa, đầu mùa khô (từ giữa tháng 10 tới tháng 12). Trong 1 năm thì có 2 đỉnh cao của sâu vẽ bùa ở cả vườn đối chứng và mô hình là giữa tháng 6 và giữa tháng 11. Sau khi ứng dụng chế phẩm M.a khoảng 6 tháng thì kết quả trên biểu đồ cho thấy là ngoại trừ những đợt phun thuốc hóa học ở vườn đồi chứng, tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa ở vườn mô hình thường thấp hơn so với vườn đối chứng và có khuynh hướng giảm dần vào cuối thời gian theo dõi điều tra. Kết quả này cũng phụ hợp với kết quả đã đạt được trên các mô hình thực hiện tại Tiền Giang (2003-2004) nếu sử dụng chế phẩm sinh học M.a liên tục trong 6 tháng (1-2 tháng phun 1 lần tùy tình hình sâu hại) thì tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa giảm dần và khoảng 10-12 tháng sau khi sử dụng chế phẩm M.a thì tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa trên vườn bưởi là rất thấp.






tải về 6.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương