Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang


Đặc điểm của chế phẩm sinh học và dầu khoáng sử dụng trong các thí nghiệm



tải về 6.89 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích6.89 Mb.
#35048
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

1.4. Đặc điểm của chế phẩm sinh học và dầu khoáng sử dụng trong các thí nghiệm.

1.4.1. Ometar

- Ometar là thuốc trừ sâu sinh học do Bộ môn chúng tôi đã nghiên cứu và sản xuất từ dòng nấm xanh M.a (OM2-B) phân lập từ con bọ xít hôi hại lúa bị chết do nhiễm nấm xanh tự nhiên tại Ô Môn. Ometar được đưa vào danh mục thuốc sinh học bảo vệ thực vật và được phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam theo quyết định số 63/2003/QĐ-BNN ngày 27 tháng 05 năm 2003 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Là thuốc trừ sâu sinh học dạng bột phân tán trong nước.

- Thành phần: bào tử nấm xanh Metarhizium anisopliae 1,5 x 10 9 bào tử/g và cơ chất khác (bột ngô, cám…).

- Công dụng: trừ các loài rầy, bọ xít hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa. Hiệu lực cao nhất từ 5-7 ngày sau phun

- Cách dùng: pha 1 gói chế phẩm 150 gram và có mật số bào tử là 1,5 x 109 bào tử /gram vào 1 bình 16 lít nước, thêm 4-5ml chất bám dính nông dược (U-Tron), trộn đều, sau đó lọc qua 2 lớp vải màn, rồi phun trực tiếp lên cây bị sâu phá hại.

- Chú ý quan trọng:

+ Chú ý phun dung dịch Ometar đều cả mặt trên và mặt dưới của lá để dung dịch nấm tiếp xúc được sâu hại.

+ Đặc biệt chú ý là phải phun dung dịch Ometar vào chiều mát (khoảng 3-6 giờ chiều) để nấm có đủ điều kiện nhiệt, ẩm độ để tấn công côn trùng.

+ Không pha trộn Ometar với các loại thuốc hóa học trừ sâu, bệnh khác.

+ Phun chế phẩm sinh học Ometar vào những ngày trời tạnh ráo.

+ Trước khi phun rải thì các gói chế phẩm sinh học Ometar cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát.

+ Chế phẩm sinh học Ometar an toàn cho người, vật nuôi, thiên địch và môi trường.

1.4.2. Biovip

- Biovip là thuốc trừ sâu sinh học do Bộ môn chúng tôi đã nghiên cứu và sản xuất từ dòng nấm trắng B.b(OM1-R) phân lập từ con rầy nâu hại lúa bị chết do nhiễm nấm trắng tự nhiên tại Ô Môn. Biovip được đưa vào danh mục thuốc sinh học bảo vệ thực vật và được phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam theo quyết định số 63/2003/QĐ-BNN ngày 27 tháng 05 năm 2003 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Là thuốc trừ sâu sinh học dạng bột phân tán trong nước.

- Thành phần: bào tử nấm trắng Beauveria bassiana 1,5 x 10 9 bào tử/g và cơ chất khác (bột ngô, cám…).



- Công dụng: trừ các loài rầy, bọ xít hại lúa. Hiệu lực cao nhất từ 5-7 ngày sau phun

- Cách dùng: pha 1 gói chế phẩm 150 gram và có mật số bào tử là 1,5 x 109 bào tử /gram vào 1 bình 16 lít nước, thêm 4-5ml chất bám dính nông dược (U-Tron), trộn đều, sau đó lọc qua 2 lớp vải màn, rồi phun trực tiếp lên cây bị sâu phá hại.

- Chú ý quan trọng:

+ Chú ý phun dung dịch Biovip đều cả mặt trên và mặt dưới của lá để dung dịch nấm tiếp xúc được sâu hại.

+ Đặc biệt chú ý là phải phun dung dịch Biovip vào chiều mát (khoảng 3-6 giờ chiều) để nấm có đủ điều kiện nhiệt, ẩm độ để tấn công côn trùng.

+ Không pha trộn Biovip với các loại thuốc hóa học trừ sâu, bệnh khác.

+ Phun chế phẩm sinh học Biovip vào những ngày trời tạnh ráo.

+ Trước khi phun rải thì các gói chế phẩm sinh học Biovip cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát.

+ Chế phẩm sinh học Biovip an toàn cho người, vật nuôi, thiên địch và môi trường.

1.4.3. Supracide 40 EC

- Tên thương mại: Supracide 40 EC

- Tên hóa học: 0,0 – dimethyl phosphorodithioate, S – ester with 4 – (mercaptomethyl)-2- methoxy 2-1,3,4-thiadiazolin-5-one.

- Phân tử lượng: 302,3

- Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, không màu, điểm nóng chảy 39-400C. Ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như acetone, benzene, xylene, methanol. Không ăn mòn kim loại, tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm. Nhóm độc I, LD50 qua miệng là 44mg/kg, LD50 qua da 640 mg/kg. Độc với ong và cá. Dư lượng với cam, chè, cà phê là 2, nho là 0,5; sản phẩm khác là 0,02 mg/kg. Thời gian cách ly là 21 ngày, cà chua 7 ngày. Tác động tiếp xúc, vị độc và thấm sâu mạnh. Phổ tác dụng rộng.

- Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá, chích hút và nhện cho nhiều loại cây trồng. Có hiệu quả cao với các loài rệp sáp. Dùng trừ sâu tơ, sâu xanh hại rau, sâu hồng, sâu xanh, rầy, rệp, nhện đỏ hại bông, các loài rệp sáp, sâu ăn lá, nhện đỏ hại cây ăn quả, dứa, cà phê, chè. Liều lượng sử dụng: 400-800 g a.i/ha. Chế phẩm sữa 40% hoạt chất dùng 1-2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2-0,3% phun ướt đều lên cây.

- Khả năng hổn hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.

1.4.4. Actara 25 WG

- Tên thương mại: Actara 25 WG

- Hoạt chất: Thiamethoxam, là loại thuốc trừ sâu thế hệ mới của nhóm Neonicotinoid, thuộc nhóm III, ít độc theo phân loại của tổ chức WHO.

- Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc tác động đến hệ thần kinh côn trùng

- Công dụng: Tiêu diệt hiệu quả nhiều loại côn trùng chích hút trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

- Hướng dẫn sử dụng: Actara phòng trừ rầy nâu, bọ trĩ hại lúa; rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi hại cà phê; rầy chổng cánh hại cây có múi; rệp hại dưa chuột, rau cải, rầy bông hại xoài, bọ phấn hại cà chua, bọ cánh cứng hại dừa. Xử lý đất: trừ các côn trùng chích hút trên rau và cây ăn trái. Liều lượng sử dụng 25 – 30 g/ha (2 g cho 1 bình 16 lít).

- Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch đối với lúa, và áp dụng phương pháp xử lý đất 7 ngày.

1.4.5. Dầu khoáng (PSO)

- Tên thương mại: D-C – Tron Plus 98,8 EC

- Tính chất: PSO là loại dầu khoáng được sản xuất từ dầu thô, thuộc nhóm dầu bôi trơn trong những sản phẩm của nhà máy lọc dầu, là Parafin vòng, có nhánh là Isoparafin, Olefin và Aromatic .

+ Điểm chưng cất 300 -4000C. Tỉ trọng 0,846 – 0,880. Khoảng sôi 57 – 810C.

+ PSO gây ngạt thở cho sâu, ngoài ra còn có tính xua đuổi. Dầu có độ nhớt cao (70N) trải đều tốt hơn và có hiệu lực trừ sâu cao hơn dầu có độ nhớt thấp (60N). Không gây tính chống thuốc. An toàn với người, môi trường và thiên địch. Thời gian cách ly 2 ngày. Giá thành rẻ hơn thuốc trừ sâu khác. Phổ tác dụng tương đối rộng.

Hiệu lực trừ sâu của PSO tăng theo khoảng nhiệt độ chưng cất và số Carbon (Cn là C20 – C24 có hiệu quả tốt nhất.

+ D-C – Tron Plus có chất bảo vệ chống tia cực tím để tránh gây hại cho cây dưới ánh nắng.



- Sử dụng: Phòng trừ rệp muội, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, ruồi trắng hại cam, chanh. Ngăn chặn đẻ trứng của sâu vẽ bùa phun khi cây mới ra lá non. Pha nước với nồng độ 0,3 – 0,5%. Trừ các loại rệp và nhện đỏ pha nước với nồng độ 0,5 – 1%. Nên phun nhiều nước cho ướt đều tán lá (đến mức chảy tràn). Có thể phun nhiều lần (cách nhau 2 tuần). Không phun khi nhiệt độ không khí trên 350C, khi cây đang bị úng nước, không phun khi cây đang ra hoa, không phun nồng độ quá 3% (3 lít/100 lít nước).

DC Tron – Plus hiện mới được khuyến cáo dùng cho cam, quít, chanh. Đang nghiên cứu dùng cho táo (trừ nhện đỏ, rệp, bệnh sương mai), cho hoa hồng (trừ nhện, bệnh sương mai).



- Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với các thuốc trừ bệnh sẹo, loét, mốc sương cho cam, quít.


CHƯƠNG II

PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của nước ngoài và các kết quả đã đạt được của Viện Lúa ĐBSCL trong những năm qua về nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học đa chức năng Metarhizium anisopliae Beauveria bassiana trong phòng trừ dịch hại cây trồng, đề tài với nội dung “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu rầy hại cây có múi, cây xoài và nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm sinh học đối với rệp sáp trên cây có múi và cây khóm” nhằm góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong hệ thống bảo vệ thực vật ở Hậu Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng, hiện đại về công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật và các kỹ thuật thâm canh cây có múi, cây xoài và cây khóm để thực hiện các nội dung nghiên cứu và ứng dụng của mình:



2.1. Điều tra nhanh về hiện trạng canh tác cây ăn trái, thành phần, mức độ gây hại của một số sâu hại chính trên cam, quýt, bưởi, xoài và tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các cây trồng này tại những điểm chuẩn bị xây dựng mô hình. Cụ thể là lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp từng chủ hộ nông dân có vườn hiện đang canh tác cây trồng đó (theo phiếu điều tra đính kèm ở phần phụ lục).

2.2. Sản xuất chế phẩm B.b/M.a .

Từ các nghiên cứu trước (Lộc, 1995; Lộc và ctv, 2001) chúng tôi đã xác định được hai công thức môi trường tốt nhất để nhân nuôi 2 loài nấm M.a và B.b, thành phần của các môi trường nhân nuôi này rẻ tiền và sẵn có ở ĐBSCL như cám gạo, bột ngô và trấu. Chúng tôi áp dụng hai công thức môi trường này để nhân nuôi các chủng nấm mới B.bM.a. Sau khi cấy giống nấm vào các môi trường này khoảng 2 tuần sẽ thu được số lượng bào tử nhiều nhất, đổ ra hong khô ở phòng lạnh với nhiệt độ là 180C trong khoảng 2-3 ngày, tiến hành sấy ở nhiệt độ 400C trong 24 giờ, sau đó nghiền và thu được thuốc dạng bột thấm nước. Số bào tử trên một gam sản phẩm sẽ được xác định bằng buồng đếm hồng cầu.



2.3. Đánh giá hiệu lực sinh học của các mẻ chế phẩm đã sản xuất ra đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cây có múi tại nhà lưới của bộ môn.

Các thí nghiệm đánh giá hiệu lực của các mẻ chế phẩm B.bassiana/M.anisopliae trừ rầy mềm và rầy chổng cánh được tiến hành nhằm khẳng định hiệu lực cuả các mẻ chế phẩm trong điều kiện nhà lưới. Chuẩn bị dung dịch nấm chứa 107 bào tử trong một ml, có chứa 0,02% chất bám dính Tween80. Phun trực tiếp dung dịch bào tử nấm lên ấu trùng rầy mềm/rầy chổng cánh trên cây cam nhỏ ở trong lồng lưới, với liều lượng 10 ml dung dịch cho 1 cây cam nhỏ. Những côn trùng ở nghiệm thức đối chứng thì được phun với dung dịch nước lã chứa 0,02% chất bám dính Tween80. Thuốc hóa học Actara 25WG được phun với nồng độ là 0,01%. Chỉ thả 30 ấu trùng rầy mềm/rầy chổng cánh trên mỗi cây cam trong lồng lưới và sau khi phun nấm đóng kín cửa lồng lưới. Mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Số rầy chết được ghi nhận vào 3, 7 và 10 ngày sau khi phun và tỷ lệ chết được hiệu đính theo công thức Abbott (1925).



Công thức Abbott:

C - T


Độ hữu hiệu (%) = -------- x 100

C

Với C: Số sâu sống ở nghiệm thức đối chứng.



T: Số sâu sống ở nghiệm thức có xử lý thuốc.

2.4. Thực hiện các thí nghiệm trong nhà lưới để đánh giá hiệu lực của các chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại khóm và cam, quýt.

a) Hiệu lực của các chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại khóm

Rệp sáp đã được thu từ ngoài đồng sau đó lây nhiễm lên khóm Cayen trồng trong nhà lưới. Các chậu khóm có rệp sáp được tiếp tục chăm sóc thêm khoảng 1 tháng để cho rệp sáp sinh trưởng ổn định và tiếp tục phát triển. Các chậu khóm luôn được tưới ẩm để rệp sáp sinh trưởng trên bẹ lá khóm. Khi rệp sáp đã định cư và phát triển quần thể trên các cây khóm dùng làm thí nghiệm thì tiến hành phun chế phẩm nấm theo nồng độ khuyến cáo. Thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức (bảng 1), mỗi nghiệm thức gồm 4 chậu khóm (4 lần lặp lại). Đếm mật số rệp sáp sống sót trên mỗi chậu trước khi phun thuốc (NTP) và 5, 7 và 10 ngày sau khi phun (NSP). Hiệu lực được tính theo công thức Abbott (1925).



Bảng 1: Các nghiệm thức trong thí nghiệm nhà lưới trên cây khóm

STT

Tên nghiệm thức

1

Biovip (107 bào tử/ml)

2

Biovip (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

3

Ometar (107 bào tử/ml)

4

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

5

Mỹ Hảo 1%

6

Đối chứng (phun nước lã)


b) Hiệu lực của các chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại cam

Rệp sáp đã được thu từ ngoài đồng sau đó lây nhiễm lên những cây cam giống được trồng trong chậu ở nhà lưới của Bộ môn. Các chậu cam có rệp sáp được tiếp tục chăm sóc thêm khoảng 1 tháng để cho rệp sáp sinh trưởng ổn định và tiếp tục phát triển. Các chậu cam được tưới ẩm liên tục để rệp sáp sinh trưởng trên thân cây. Khi rệp sáp đã định cư và phát triển quần thể trên các cây cam dùng làm thí nghiệm thì tiến hành phun chế phẩm nấm theo nồng độ khuyến cáo. Thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thí nghiệm thứ nhất trên cây cam thì các nghiệm thức như thí nghiệm đối với rệp sáp hại khóm (bảng 1), còn thí nghiệm thứ hai trên cây cam thì các nghiệm thức được thể hiện trong bảng 2 dưới đây, mỗi nghiệm thức gồm 4 chậu khóm (4 lần lặp lại). Đếm mật số rệp sáp sống sót trên mỗi chậu trước khi phun thuốc (NTP) và 5, 7 và 10 ngày sau khi phun (NSP). Hiệu lực được tính theo công thức Abbott (1925).


Bảng 2: Các nghiệm thức trong thí nghiệm nhà lưới trên cây cam (Thí nghiệm 2)


STT

Tên nghiệm thức

1

B.b (TG7-R) (107 bào tử/ml)

2

B.b (TG7-R) (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

3

M.a (TG4-RMCQ) (107 bào tử/ml)

4

M.a (TG4-RMCQ) (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

5

Mỹ Hảo 1%

6

Đối chứng (phun nước lã)


2.5. Khảo nghiệm diện hẹp ngoài đồng ruộng để đánh giá hiệu lực của chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại khóm và cam, quýt.

a) Hiệu lực của chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại khóm

Thí nghiệm diện hẹp trên khóm được thực hiện tại xã Hỏa Tiến, TX Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang gồm 3 thí nghiệm, theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, các nghiệm thức của từng thí nghiệm được trình bày trong bảng 2. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích tối thiểu là 50 m2, mỗi ô đếm rệp sáp trên 9 cây theo đường chéo góc. Nồng độ của chế phẩm vi nấm, nước rửa chén Mỹ hảo và thuốc hóa học được pha theo bảng dưới đây. Dung dịch chế phẩm/thuốc được phun trực tiếp trên ngọn cây khóm để trừ rệp sáp.Ghi nhận mật số rệp sáp trước khi phun thuốc và 7, 10 và 14 NSP. Hiệu lực được tính theo công thức Henderson-Tilton.



Bảng 3: Các nghiệm thức trong thí nghiệm ngoài đồng trên cây khóm


STT

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

1

Biovip (107 bào tử/ml)

Ometar (107 bào tử/ml)

Biovip (107 bào tử/ml)

2

Ometar (107 bào tử/ml)

Mỹ Hảo 0,5%

Biovip (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

3

Mỹ Hảo 1%

Mỹ Hảo 1%

Ometar (107 bào tử/ml)

4

Supracide 40 EC (0,3%)

Supracide 40 EC (0,3%)

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

5

Đối chứng (phun nước lã)

Đối chứng (phun nước lã)

Đối chứng (phun nước lã)


b) Hiệu lực của chế phẩm vi nấm đối với rệp sáp hại cây có múi

Thí nghiệm diện hẹp trên cây có múi gồm 3 thí nghiệm (2 thí nghiệm trên cam sành và 1 thí nghiệm trên bưởi) được thực hiện tại xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, các nghiệm thức của từng thí nghiệm thể hiện trong bảng 3. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích tối thiểu là 150 m2, mỗi ô đếm rệp sáp trên 9 cây theo đường chéo góc, trên mỗi cây đếm mật số rệp trên 1 cành với chiều dài 50 cm tính từ đọt. Nồng độ của chế phẩm vi nấm, nước rửa chén Mỹ hảo và thuốc hóa học được pha theo bảng dưới đây. Dung dịch chế phẩm/thuốc được phun trực tiếp trên cây để trừ rệp sáp trên cành. Ghi nhận mật số rệp sáp trước khi phun thuốc và 7 và 14 NSP. Hiệu lực được tính theo công thức Henderson-Tilton. Số liệu phân tích biến động phương sai và so sánh cặp bằng chương trình SAS ver. 6.12.

Bảng 4: Các nghiệm thức trong các thí nghiệm diện hẹp trên cây có múi


STT

Thí nghiệm 1 (cam sành)

Thí nghiệm 2 (bưởi)

Thí nghiệm 3 (cam sành)

1

Ometar (107 bào tử/ml)

Biovip (107 bào tử/ml)

B.b (TG7-R) (107 bào tử/ml)

2

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

Ometar (107 bào tử/ml)

M.a (TG4-RMCQ) (107 bào tử/ml)

3

Mỹ Hảo 1%

Ometar (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

B.b (TG7-R) (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

4

Supracide 40 EC (0,3%)

Mỹ Hảo 1%

M.a (TG4-RMCQ) (107 bào tử/ml) + Mỹ Hảo 0,1%

5

Đối chứng (phun nước lã)

Supracide 40 EC (0,3%)

Mỹ Hảo 1%

6




Đối chứng (phun nước lã)

Supracide 40 EC (0,3%)

7







Đối chứng (phun nước lã)


2.6. Chọn điểm để xây dựng mô hình

Sau khi điều tra cơ bản đã nắm được tình hình canh tác cây có múi và cây xoài của từng điểm, thì cán bộ kỹ thuật của viện đã chọn điểm để xây dựng mô hình, điểm chuẩn bị để tập huấn và xây dựng mô hình là các xã, ấp có nhiều nông dân trồng chuyên canh cây cam, quýt, bưởi, xoài, có diện tích tương đối lớn và đồng đều.


2.7. Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân

Tổ chức 12 lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở và nông dân của 2 huyện: Châu Thành và Châu thành A về việc ứng dụng các chế phẩm sinh học B.bM.a trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi, cây xoài. Các kỹ thuật trong chương trình IPM đều được đưa vào nội dung tập huấn, nhưng đặc biệt chú trọng về quy trình kỹ thuật ứng dụng 2 chế phẩm sinh học B.b M.a trong phòng trừ sâu hại cây có múi, cây xoài. Tài liệu tập huấn được phát cho các học viên.



2.8. Xây dựng mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm sinh học B.bM.a trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi và cây xoài” tại Hậu Giang

Sau khi tổ chức các lớp tập huấn ở các xã thuộc 2 huyện Châu Thành và Châu Thành A, cán bộ kỹ thuật đã chọn những hộ nông dân tiến bộ, nhiệt tình, có khả năng ứng dụng và thích ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới. Mỗi điểm chọn từ 5-7 hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình trình diễn. Riêng đối với cây có múi thì chọn 5 hộ nông dân liền ranh đất với nhau để dễ nghiên cứu về quản lý rầy chổng cánh.



- Thiết kế mô hình trình diễn: chia vườn ra 2 phần: phần mô hình trình diễn có diện tích 5.000-6.000 m2, phần còn lại sử dụng làm đối chứng.

- Các biện pháp bảo vệ thực vật áp dụng trong mô hình trình diễn và trong vườn đối chứng:

+ Vườn đối chứng: áp dụng theo các phương pháp truyền thống phòng trừ sâu hại cam quýt, bưởi và xoài như trước đây. Điều tra định kỳ hàng tháng để theo dõi diễn biến mật độ quần thể sâu hại.



+ Vườn trình diễn: áp dụng chế phẩm sinh học B.bM.a (pha với nồng độ 107bào tử/ml) phun vào lúc chiều mát để quản lý rầy mềm, rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa hại cam quýt và rầy bông hại xoài. Điều tra định kỳ hàng tháng để theo dõi diễn biến mật độ quần thể sâu hại. Phun chế phẩm B.bM.a khi mật số sâu hại lên cao. Các kỹ thuật canh tác khác sẽ áp dụng theo quy trình IPM trên cây có múi như: dùng bẫy hấp dẫn hoặc bẫy màu vàng để dự tính dự báo, bón phân cân đối, tưới tiêu thích hợp, vệ sinh vườn và quản lý cỏ dại hợp lý, tỉa cành và điều khiển sự ra chồi đồng loạt…

+ Ghi nhận đầu tư chi phí và năng suất ở mỗi ô để tính hiệu quả kinh tế (nếu có thể)



  • Phương pháp lấy mẫu
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương