Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang



tải về 6.89 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích6.89 Mb.
#35048
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Biểu đồ 7: Tỷ lệ sâu vẽ bùa (%) trên cam tại Thạnh Xuân, Châu Thành A

Diễn biến tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa cũng được điều tra theo dõi trên vườn cam mô hình và đối chứng tại Thạnh Xuân – Châu Thành. Kết quả ghi nhận trên biểu đồ 7 cho thấy là sâu vẽ bùa cũng thường gây hại khi cam ra đọt, lá non, mật số sâu vẽ bùa khá cao ở các tháng cuối mùa mưa, đầu mùa khô (từ cuối tháng 10 tới cuối tháng 11). Trong 9 tháng điều tra theo dõi thì đỉnh cao của sâu vẽ bùa ở cả vườn đối chứng và mô hình là giữa tháng 11. Trong mùa khô ở vườn đối chứng có phun thuốc hóa học và vườn mô hình được sử dụng chế phẩm Ometar cho nên tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa là không cao lắm. Ngoại trừ những đợt phun thuốc hóa học định kỳ ở vườn đồi chứng, tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa ở vườn mô hình thường thấp hơn so với vườn đối chứng. Điều này cho thấy là khi dùng chế phẩm sinh học Ometar để quản lý các loài côn trùng chích hút như rầy mềm, rầy chổng cánh trên cây có múi, thì Ometar cũng có tác dụng gián tiếp trong việc quản lý sâu vẽ bùa. Vì Ometar không gây ảnh hưởng xấu tới hệ thiên địch của sâu hại cho nên chính các loài ong ký sinh ở vườn mô hình đã khống chế được sâu vẽ bùa. Bên cạnh đó cũng có nhiều nông dân thực hiện mô hình cho biết là nếu sử dụng chế phẩm sinh học Ometar liên tục trong 6 tháng (1-2 tháng phun 1 lần tùy tình hình sâu hại) thì tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa giảm dần.




Biểu đồ 8: Biến động quần thể rệp sáp trên cam tại Thạnh Xuân, Châu Thành A
Kết quả theo dõi sự biến động của quần thể rệp sáp trên cây cam tại Thạnh Xuân - Châu Thành A trong 9 tháng được thể hiện trên biểu đồ 8 và cho thấy là rệp sáp xuất hiện trên cây cam hầu như quanh năm. Nhưng vào những tháng mùa mưa thì mật số rệp sáp rất thấp ở cả vườn mô hình và đối chứng, bình quân chỉ khoảng 2-3 con/mẫu. Nhưng vào đầu mùa khô thì rệp sáp bắt đầu phát triển mạnh, mật số rệp sáp khá cao trong mùa khô (từ tháng 12/2006 tới tháng 3/2007) ở cả vườn đối chứng và vườn mô hình. Đỉnh cao của rệp sáp ở vườn đối chứng và mô hình vào giữa tháng 2 và đạt trên 12 con/mẫu. Qua các đợt điều tra cho thấy ngoại trừ đợt điều tra vào giữa tháng 03/2007 đúng vào sau khi có xử lý thuốc hóa học ở đối chứng, còn lại đa số các đợt điều tra khác thì mật số rệp sáp ở vườn mô hình thường thấp hơn so với vườn đối chứng, nhưng chỉ thấp hơn một cách có ý nghĩa ở 2 đợt điều tra là giữa tháng 10 và giữa tháng 12, còn lại thì hầu như không có sự khác biệt về mặt thống kê về mật số rệp sáp giữa vườn mô hình và đối chứng.

Các mô hình cây có múi trình diễn trong năm 2006 tại tại Phú Hữu, Phú Hữu A (huyện Châu Thành), Nhân Nghĩa A, Tân Phú Thạnh và Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A) đều có kết quả rất tốt là các vườn cây có múi mô hình phát triển tốt, ít sâu bệnh vì thế mà đã làm giảm tiền thuốc bảo vệ thực vật, giảm tiền công lao động do số lần phun thuốc giảm và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân.

Kết quả so sánh phân tích trong bảng 23 dưới đây cho thấy khi thực hiện mô hình trên cây bưởi Năm roi 5 - 6 năm tuổi tại Phú Hữu-Châu Thành, trung bình chi phí đầu tư về thuốc bảo vệ thực vật cho mô hình (ứng dụng chế phẩm M.a) đã giảm 55.000đ/1.000 m2 (22,7%) so với đối chứng (sử dụng thuốc hóa học và phun định kỳ). Do mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học có số lần phun ít hơn so với đối chứng, nên chi phí về công lao động ở mô hình đã giảm được 23.000đ/1000 m2 (2,9%) so với đối chứng. Vì vậy, trung bình chi phí đầu tư cho mô hình đã giảm là 78.000đ/1000 m2 (2,3%) so với đối chứng. Kết quả đã giảm giá thành sản xuất bưởi ở mô hình, cụ thể là khi sản xuất 1 kg bưởi theo mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học M.a thì trung bình giảm được 40 đồng (3,1%) so với sản xuất bưởi theo tập quán cũ của nông dân là sử dụng thuốc hóa học (đối chứng). Năng suất trung bình của các vườn làm theo mô hình đã cao hơn so với đối chứng là 22 kg/1000 m2, chính vì vậy mà tổng thu của các mô hình đã cao hơn đối chứng trung bình là 90.200 đ/1.000m2 (0,8%). Kết quả lợi nhuận (lãi ròng) trung bình của mô hình đã tăng 168.200đ/1.000 m2 (2,3%) so với đối chứng.

Bảng 23: So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình bưởi Năm roi ứng dụng chế phẩm sinh học (M.a) và đối chứng tại Phú Hữu – Châu Thành (1-12/2006).

Khoản mục

Trung bình

mô hình

(1.000m2)(1)



Trung bình đối chứng

1.000m2)(2)



Chênh lệch

Số tiền

3=(1)-(2)



Tỷ lệ (%)

Chi phí thuốc BVTV (đ)

187.000

242.000

55.000

- 22,7

Chi phí phân bón (đ)

2.035.000

2.035.000

0

0

Xăng dầu (đ)

287.000

287.000

0

0

Chí phí lao động (đ)

755.000

778.000

23.000

- 2,9

Tổng chi (đ)

3.264.000

3.342.000

- 78.000

- 2,3

Năng suất (kg)

2.650

2.628

22

0,8

Giá thành (đ)

1.231

1.271

- 40

-3,1

Giá bán (đ)

4.100

4.100

0

0

Tổng thu (đ)

10.865.000

10.774.800

90.200

0,8

Lợi nhuận (đ)

7.601.000

7.432.800

168.200

2,3

  • Bưởi Năm roi 5-6 năm tuổi

Kết quả so sánh phân tích trong bảng 24 dưới đây cho thấy khi thực hiện mô hình trên cây cam sành 4-5 năm tuổi tại Phú hữu – Hậu Giang, trung bình chi phí đầu tư về thuốc bảo vệ thực vật cho mô hình (ứng dụng chế phẩm M.a/B.b) đã giảm 42.000đ/1.000 m2 (21,7%) so với đối chứng (sử dụng thuốc hóa học và phun định kỳ). Do mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học có số lần phun ít hơn so với đối chứng, nên chi phí về công lao động ở mô hình đã giảm được 19.000đ/1.000 m2 (2,2%) so với đối chứng. Vì vậy, trung bình chi phí đầu tư cho mô hình đã giảm là 61.000đ/1.000 m2 (2,9%) so với đối chứng. Kết quả đã giảm giá thành sản xuất cam mật ở mô hình, cụ thể là khi sản xuất 1 kg cam mật theo mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học M.a/B.b thì trung bình giảm được 63 đồng (3,9%) so với sản xuất bưởi theo tập quán cũ của nông dân là sử dụng thuốc hóa học (đối chứng). Năng suất trung bình của các vườn làm theo mô hình đã cao hơn so với đối chứng là 15 kg/1000 m2 (1,1%) chính vì vậy mà tổng thu của các mô hình đã cao hơn đối chứng trung bình là 78.000 đ/1000 m2 (1,1%). Kết quả là lợi nhuận (lãi ròng) trung bình của mô hình đã tăng 139.000đ/1000 m2 (2,9%) so với đối chứng.

Bảng 24: So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình cam sành ứng dụng chế phẩm sinh học (M.a/B.b) và đối chứng tại Phú Hũu A (1-12/2006)

Khoản mục

Trung bình

mô hình

(1000m2)(1)



Trung bình đối chứng

(1000m2)(2)



Chênh lệch

Số tiền

3=(1)-(2)



Tỷ lệ (%)

Chi phí thuốc BVTV(đ)

151.000

193.000

- 42.000

21,7

Chi phí phân bón (đ)

875.000

875.000

0

0

Chi phí xăng dầu (đ)

182.000

182.000

0

0

Chí phí lao động (đ)

847.000

866.000

-19.000

2,2

Tổng chi (đ)

2.055.000

2.116.000

- 61.000

- 2,9

Năng suất (kg)

1.342

1.327

15

1,1

Giá thành (đ)

1.531

1.594

- 63

- 3,9

Giá bán (đ)

5.200

5.200

0

0

Tổng thu (đ)

6.978.400

6.900.400

78.000

1,1

Lợi nhuận (đ)

4.923.400

4.784.400

139.000

2,9

  • Cam sành 4-5 năm tuổi

Khi tổng kết các mô hình cam mật mới trồng 2-3 năm tuổi tại Thạnh Xuân, kết quả cho thấy rằng số lần phun chế phẩm sinh học trừ sâu rầy trung bình trên các vườn cam mô hình là 5 lần/năm, chi phí chế phẩm trừ sâu trung bình là 130.000 đ/1.000 m2 (2 kg), trong khi đó ở các vườn đối chứng của nông dân đã phun thuốc hóa học trung bình tới 8 lần/năm và chi phí trung bình là 188.000 đ/1000 m2. Như vậy, chi phí cho thuốc trừ sâu của vườn đối chứng đã cao hơn vườn mô hình là 58.000 đ/1.000 m2. Tiền công phun thuốc ở vườn đối chứng cao hơn vườn mô hình trung bình là 22.500 đ/1.000 m2. Như vậy chỉ tính riêng chi phí cho việc phòng trừ sâu rầy hại cam tại Thạnh Xuân thì các vườn cam mật mô hình đã tiết kiệm được 80.500 đ/1.000 m2.

Như vậy nếu so sánh về hiệu quả kinh tế thì khi ứng dụng chế phẩm sinh học để quản lý sâu rầy hại cây có múi đã làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận 1.682.000 đ/ha đối với mô hình bưởi Năm roi 5-6 năm tuổi, 1.390.000 đ/ha đối với mô hình cam sành 4-5 năm tuổi và 805.000 đ/ha đối với mô hình cam mật mới trồng 2-3 năm tuổi.

3.8.2. Xây dựng mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm sinh học B.bM.a trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây xoài.

Cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa đã phối hợp với cán bộ Khuyến Nông huyện Châu Thành xây dựng được 11 mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm sinh học M.aB.b trong hệ thống IPM trên cây xoài tại 2 xã: Đông Phước A và Thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành) với diện tích 3,5 ha.



Trong số mô hình đã xây dựng thì đã chọn ra một số mô hình điểm tại Thị trấn Ngã Sáu để điều tra theo dõi tình hình sâu hại ở vườn mô hình và đối chứng. Kết quả điều tra theo dõi từ cuối năm 2005 tới đầu năm 2007 được ghi nhận như sau:




tải về 6.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương