Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang



tải về 6.89 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích6.89 Mb.
#35048
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Biểu đồ 12: Biến động quần thể rệp sáp hại cành (đọt) xoài ở TT Ngã Sáu, Châu Thành

Sự biến động của quần thể rệp sáp gây hại trên đọt non của cây xoài tại Thị trấn Ngã sáu – Châu Thành được thể hiện trên biểu đồ 12 và kết quả cho thấy sự biến động của rệp sáp gây hại trên đọt non của xoài cũng tương tự như trên lá xoài. Mật số rệp sáp trên đọt non của cây xoài khá cao vào những tháng mùa khô khi mà cây xoài đang ra lộc non, ra bông, kết trái và đã đạt tới gần 18 con/đọt vào giữa tháng 01/2007. Trong 17 tháng theo dõi rệp sáp trên đọt non của cây xoài thì có 2 đỉnh cao vào giữa tháng 12/2005 và giữa tháng 01/2007. Vào những thời kỳ đỉnh điểm thì mật số rệp sáp ở vườn mô hình thường thấp hơn so với vườn đối chứng, có lẽ do vườn đối chứng đã phun nhiều thuốc hóa học nên tiêu diệt cả hệ thiên địch, tạo điều kiện cho rệp sáp phát triển và bộc phát.



Các mô hình trình diễn trên cây xoài trong năm 2006 tại Đông Phước A và Thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành) đều có kết quả rất tốt là các vườn xoài mô hình phát triển tốt, ít bị rầy bông phá hại vì thế mà đã làm giảm tiền thuốc bảo vệ thực vật, giảm tiền công lao động do số lần phun thuốc giảm và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân. Cụ thể là khi so sánh hiệu quả kinh tế của các vườn xoài mô hình và các vườn xoài đối chứng tại Đông Phước A và Thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành) kết quả cho thấy rằng số lần phun chế phẩm sinh học trừ rầy bông trung bình trên các vườn xoài mô hình là 4 lần/năm, chi phí chế phẩm Ometar trừ rầy bông trung bình là 156.000 đ/1.000 m2 (2,4 kg), trong khi đó ở các vườn xoài đối chứng của nông dân đã phun thuốc hóa học để trừ rầy bông trung bình tới 7 lần/năm và chi phí trung bình là 252.000 đ/1.000 m2. Như vậy chi phí cho thuốc trừ sâu của vườn đối chứng đã cao hơn vườn mô hình là 96.000 đ/1.000 m2. Tiền công phun thuốc ở vườn đối chứng cao hơn vườn mô hình trung bình là 36.000 đ/1.000 m2. Chỉ tính riêng chi phí cho việc phòng trừ rầy bông hại xoài ở các vườn mô hình đã tiết kiệm được 132.000 đ/1.000 m2 so với các vườn xoài đối chứng. Như vậy nếu thực hiện mô hình ứng dụng chế phẩm Ometar trừ rầy bông hại xoài thì giảm chi phí được 1.320.000 đ/ha.

Khi so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn (ứng dụng chế phẩm M.a/B.b) với vườn đối chứng của nông dân (sử dụng thuốc hóa học và phun định kỳ) tại các điểm thực hiện mô hình thì kết quả cho thấy Mô hình “Ứng dụng chế phẩm M.a/B.b trừ sâu rầy hại cam mật 2-3 năm tuổi” đã giảm chi phí thuốc BVTV 805.000 đ/ha so với đối chứng; mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học Ometar trừ rầy bông hại xoài” đã giảm chi phí thuốc BVTV 1.320.000 đ/ha so với đối chứng; mô hình “Ứng dụng chế phẩm M.a/B.b trừ sâu rầy hại cam sành 4-5 năm tuổi” đã cho lợi nhuận cao hơn vườn đối chứng là 1.390.000 đ/ha; mô hình “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh M.a trừ sâu rầy hại bưởi Năm roi 5-6 năm tuổi” đã cho lợi nhuận cao hơn vườn đối chứng là 1.682.000 đ/ha. Nếu chỉ xét về hiệu quả kinh tế thì thực sự là không cao lắm. Tuy nhiên, sử dụng chế phẩm sinh học M.aB.b thực sự đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực khác cho xã hội mà thuốc hóa học không thể có, đó là: gia tăng sự phong phú và đa dạng của thiên địch do chế phẩm sinh học không gây ảnh hưởng tới thiên địch của sâu hại; làm chậm quá trình bộc phát tính kháng của sâu hại do không hoặc ít sử dụng thuốc hóa học; an toàn đối với người trực tiếp sử dụng chế phẩm sinh học; bảo vệ môi trường và hệ sinh thái; hạn chế tối đa dư lượng thuốc trong trái cây, đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ.

3.9. Tổ chức hội thảo đầu bờ cho nông dân.

Đầu năm 2007 chúng tôi đã tổ chức 5 cuộc hội thảo đầu bờ với 251 lượt người từ 7 xã của 2 huyện tham dự tại các điểm mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm sinh học M.a/B.b vào quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi và cây xoài” ở Châu Thành và Châu Thành A - tỉnh Hậu Giang. Trong các cuộc hội thảo đầu bờ này, chúng tôi tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình trình diễn để trao đổi học tập kinh nghiệm. Tại hội thảo, những nông dân tiến bộ là những người trực tiếp tham gia thí nghiệm mô hình đã báo cáo kết quả họ đã đạt được và những kinh nghiệm, nhận xét mà họ rút ra sau khi thực hiện mô hình. Cũng tại đây chúng tôi đã đánh giá kết quả đạt được của từng mô hình, có nhận xét và tuyên dương các hộ làm mô hình tốt để bà con nông dân học tập.





tải về 6.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương