Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang



tải về 6.89 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích6.89 Mb.
#35048
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Sâu hại xoài:

+ Rầy bông, sâu ăn lá, sâu đục ngọn, sâu đục trái, bọ trĩ và rệp sáp: Trong vườn chọn ngẫu nhiên 5 cây, mỗi cây điều tra 4 điểm theo 4 hướng, trên cây tại mỗi điểm chọn một cành chưa phân nhánh có độ dài khoảng 50 cm và đếm toàn bộ số rầy bông, sâu ăn lá, sâu đục ngọn, sâu đục trái và bọ trĩ. Đối với rệp sáp: đếm số rệp sáp ở trên cành và tổng số rệp sáp trên 10 lá.

+ Tỷ lệ lá hại do sâu ăn lá: Tại mỗi điểm điều tra đếm số lá bị hại trên tổng số 25 lá, tính ra phần trăm lá hại.

+ Tỷ lệ hại do sâu đục ngọn và sâu đục trái: Tại mỗi điểm điều tra đếm số cành và trái bị hại trên tổng số 10 cành và trái tương ứng, tính ra phần trăm hại.


  • Sâu hại cây có múi

+ Sâu ăn lá, rầy mềm, rầy chổng cánh, rệp sáp và sâu đục trái: Trong vườn chọn ngẫu nhiên 5 cây, mỗi cây điều tra 4 điểm theo 4 hướng, trên cây tại mỗi điểm chọn một cành có độ dài khoảng 50 cm và đếm toàn bộ số sâu ăn lá, rầy mềm, rầy chổng cánh, rệp sáp và sâu đục trái hiện diện trên cành.

+ Tỷ lệ nhiễm sâu vẽ bùa, da lu và da cám: Tại mỗi điểm điều tra đếm số lá bị hại trên tổng số 25 lá, tính ra phần trăm lá hại. Đếm số trái bị nhiễm da lu và da cám (gây nên do nhện vàng và nhện đỏ) trên tổng số 10 trái cam quýt/điểm hay 10 trái bưởi/cây.

2.9. Tổ chức hội thảo đầu bờ cho nông dân .

Tổ chức cho nông dân tham quan các điểm mô hình trình diễn “Ứng dụng chế phẩm sinh học B.bM.a trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi và cây xoài” nhằm giới thiệu và quảng bá các chế phẩm sinh học mới này. Để bà con đã thực hiện mô hình giới thiệu phương pháp thực hiện mô hình, nhận xét về kết quả thu nhận được và có so sánh với đối chứng. Sau đó các nông dân sẽ thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và đánh giá về kết quả các mô hình đã thực hiện. Cán bộ kỹ thuật đã trao đổi, thảo luận với bà con nông dân, phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật và các kết quả đã đạt được để những nông dân chưa tham gia mô hình sẽ tiếp tục tình nguyện tham gia thực hiện mô hình.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây có múi và cây xoài, thành phần, mức độ gây hại của một số sâu hại chính trên cam, quýt, bưởi, xoài và tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các cây trồng này tại những điểm chuẩn bị xây dựng mô hình.

Công tác điều tra hiện trạng canh tác cây có múi và cây xoài đã được thực hiện tại 7 xã của 2 huyện Châu Thành và Châu Thành A. Ba trăm phiếu điều tra đã được phân bổ đều cho 7 xã, thể hiện trong bảng 5. Trong 7 xã đã được điều tra thì Phú Hữu A có diện tích trồng bưởi khá nhiều và tập trung, nên ở xã này cả 43 phiếu đều được điều tra cho cây bưởi. Thị trấn Ngã Sáu thì diện tích trồng xoài là chủ yếu, nên cả 43 phiếu đều được điều tra cho cây xoài. Nhơn Nghĩa A thuộc huyện Châu Thành A thì diện tích trồng cam là chính nên cả 42 phiếu được điều tra trên cây cam. Còn lại 4 xã khác thì các phiếu điều tra được thực hiện cho từ 3 - 4 cây (bảng 4). Cây bưởi được trồng nhiều ở Châu Thành và tập trung chủ yếu ở xã Phú Hữu A, sau đó là xã Phú Hữu. Cây cam được trồng nhiều ở Châu Thành A và tập trung nhiều ở xã Nhơn Nghĩa A, kế đến là Tân Phú Thạnh và Thạnh Xuân. Cây quýt được trồng nhiều hơn ở Châu Thành A và chủ yếu là ở Tân Phú Thạnh. Cây xoài trồng tập trung ở Châu Thành và chủ yếu là trồng ở thị trấn Ngã Sáu, kế đến là xã Đông Phước A.


Bảng 5: Phân bổ phiếu phỏng vấn nông dân trồng cây ăn trái ở Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (2005)

Huyện



Bưởi

Cam

Quýt

Xoài

Tổng cộng

Châu Thành

Đông Phước A

2

17




24

43

Phú Hữu

11

21

11




43

Phú Hữu A

43










43

Thị trấn Ngã Sáu










43

43

Châu Thành A

Nhơn Nghĩa A




42







42

Tân Phú Thạnh

2

24

17




43

Thạnh Xuân

6

24

9

4

43

Tổng cộng




64

128

37

71

300

Kết quả điều tra thể hiện trong bảng 6 cho thấy: Tại huyện Châu Thành, đối với cây bưởi thì chi phí thuốc trừ sâu cao hơn chi phí thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ, lượng hóa chất sử dụng cho cây bưởi trung bình là 0,8 kg/1.000 m2/năm; đối với cây cam thì chi phí thuốc trừ bệnh lại cao hơn chi phí thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ và lượng hoá chất trung bình sử dụng cho cây cam trung bình là 0,5 kg/1.000 m2/năm, nhưng cây cam là cây thứ yếu ở Châu Thành; cây quýt thì chi phí thuốc trừ sâu cao gấp gần 5 lần chi phí thuốc trừ bệnh và cao gấp hơn 2 lần chi phí thuốc trừ cỏ và lượng hoá chất trung bình sử dụng cho cây quýt trung bình là 0,7 kg/1.000 m2/năm, cây quýt là cây thứ yếu ở Châu Thành; đối với cây xoài thì chi phí thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu rất cao và cao hơn rất nhiều lần so với chi phí thuốc trừ cỏ, lượng hoá chất trung bình sử dụng cho cây xoài trung bình là 3,4 kg/1.000 m2/năm.


Bảng 6: Thông tin về chi phí và lượng hóa chất BVTV sử dụng trong 1 năm ở hộ sản xuất cây ăn trái (1.000 m2)

Huyện__Cây_ăn_trái__Thuốc_trừ_cỏ_(đ)__Thuốc_trừ_sâu_(đ)'>Huyện

Cây ăn trái

Thuốc trừ cỏ (đ)

Thuốc trừ sâu (đ)

Thuốc trừ bệnh (đ)

Hóa chất khác (đ)

Lượng hóa chất

(kg/lít)

Khoảng dao động (kg/lít)

Châu Thành

Bưởi

40.452

65.819

36.735

21.066

0,8

0,4-1,0

Cam

16.873

38.650

42.312

35.615

0,5

0,4-0,8

Quýt

23.500

54.912

11.207

23.500

0,7

0,3-1,0

Xoài

26.441

182.933

201.706

62.235

3,4

2,1-5,2

Châu Thành A

Bưởi

15.000

40.600

71.875

21.500

0,7

0,5-1,1

Cam

20.060

92.224

70.979

17.595

1,2

0,8-1,5

Quýt

21.667

94.457

49.134

18.207

1,0

0,5-1,2

Xoài

13.750

44.500

40.625

22.000

0,9

0,7-1,7

Bảng 6 cũng cho thấy tại huyện Châu Thành A, đối với cây bưởi thì chi phí thuốc trừ bệnh cao hơn chi phí thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ, lượng hóa chất sử dụng cho cây bưởi trung bình là 0,7 kg/1.000 m2/năm, nhưng bưởi chỉ là cây thứ yếu ở Châu Thành A; đối với cây cam thì chi phí thuốc trừ sâu cao hơn chi phí thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ và lượng hoá chất trung bình sử dụng cho cây cam khá cao và trung bình là 1,2 kg/1.000 m2/năm; cây quýt thì chi phí thuốc trừ sâu cao hơn chi phí thuốc trừ bệnh và cao gấp hơn 4 lần chi phí thuốc trừ cỏ và lượng hoá chất trung bình sử dụng cho cây quýt trung bình là 1 kg/1.000 m2/năm; đối với cây xoài thì chi phí thuốc trừ sâu cao hơn chi phí thuốc trừ bệnh và và cao gấp hơn 3 lần chi phí thuốc trừ cỏ và lượng hoá chất trung bình sử dụng cho cây xoài trung bình là 0,9 kg/1.000 m2/năm, lượng hóa chất sử dụng cho cây xoài ở Châu Thành A lại chỉ bằng gần 1/3 lượng hóa chất sử dụng cho cây xoài ở Châu Thành là do xoài tại Châu Thành A còn nhỏ; Qua bảng 6 cho thấy khi thâm canh cây bưởi, cây cam và cây quýt thì chi phí thuốc trừ sâu cao hơn hơn so với chi phí thuốc trừ cỏ và thuốc trừ bệnh. Khi thâm canh cây xoài thì chi phí cho thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu là rất cao và lượng thuốc hóa học sử dụng cây xoài trung bình đã cao tới 34 lít/ha/năm.



Kết quả điều tra ghi nhận ở bảng 7 cho thấy tại Châu Thành thì xoài là cây có số lần sử dụng thuốc trừ sâu cao nhất và trung bình là 8 lần/năm, kế đến là cây bưởi được phun thuốc trừ sâu trung bình là 5 lần/năm, còn cam và quýt thì chỉ sử dụng thuốc trừ sâu là 3 lần/năm. Tại huyện Châu Thành A thì cam là cây có số lần sử dụng thuốc trừ sâu cao nhất và trung bình là 6 lần/năm, kế đến là cây quýt được phun thuốc trừ sâu trung bình là 5 lần/năm, xoài thì có số lần phun thuốc trừ sâu trung bình là 4 lần/năm và bưởi thì chỉ cần phun trung bình là 3 lần/năm. Từ kết quả này cho thấy rằng tại các địa phương thâm canh xoài như Thị Trấn Ngã Sáu và xã Đông Phước A huyện Châu Thành nông dân đã sử dụng khá nhiều thuốc trừ sâu để phun cho cây xoài, với hộ có số lần phun cao nhất lên tới 20 lần/năm (bảng 7).
Bảng 7: Thông tin về số lần sử dụng hóa chất BVTV ở hộ sản xuất cây ăn trái

Huyện

Cây ăn trái

Số lần xịt thuốc trừ sâu/năm

Số lần sử dụng hóa chất khác/năm

TB

Thấp nhất

Cao nhất

TB

Thấp nhất

Cao nhất

Châu Thành

Bưởi

5

1

8

3

1

5

Cam

3

1

7

4

1

9

 

Quýt

3

2

5

1

1

4

 

Xoài

8

2

20

5

2

15

Châu Thành A 

Bưởi

3

1

5

3

1

4

Cam

6

1

20

2

1

6

 

Quýt

5

1

12

2

1

3

 

Xoài

4

3

6

3

2

4

Kết quả phiếu điều tra từ nông dân cho thấy là thành phần sâu hại chính trên cây có múi tại Hậu Giang gồm có 7 loài: nhện đỏ, Panonychus citri; rầy mềm, Toxoptera spp.; rầy chổng cánh, Diaphorina citri; rệp sáp; sâu đục vỏ trái, Prays citri; sâu ăn lá, Papilio spp và sâu vẽ bùa, Phyllocnistis citrella . Đa số nông dân có nhận xét là trên cây cam có 2 loài côn trùng gây hại ở mức độ nặng là rầy mềm và sâu vẽ bùa; trên cây bưởi thì rệp sáp là côn trùng gây hại ở mức độ nặng; còn trên cây quýt thì chỉ có 1 loài côn trùng gây hại ở mức độ nặng là rầy mềm (bảng 8)



Bảng 8: Nhận xét của nông dân về thiệt hại do côn trùng trên cây có múi

Sâu hại

Tên khoa học

Tỷ lệ trả lời (%)

Mức độ hại theo đánh giá của nông dân







Bưởi

Cam

Quýt

Bưởi

Cam

Quýt

Nhện đỏ

Panonychus citri




15







Nhẹ




Rầy mềm

Toxoptera spp.




100

85




Nặng

Nặng

Rầy chổng cánh

Diaphorina citri




95

82




Trung bình

Trung bình

Rệp sáp

Họ Coccoidea, Bộ Homoptera

95

100




Nặng

Trung bình




Sâu đục vỏ trái

Prays citri

85







Trung bình







Sâu ăn lá

Papilio spp.




100







Nhẹ




Sâu vẽ bùa

Phyllocnistis citrella

100

100

92

Trung bình

Nặng

Nhẹ

Kết quả điều tra, phỏng vấn nông dân cho thấy có 6 loài sâu hại xoài là: Rầy bông, Idiocerus niveosparsus; sâu ăn bông, Thalassodes falsaria; sâu ăn lá, Penicillaria jocosatrix; sâu đục trái, Deanolis albizonalis; sâu tơ, Orthoga sp. và bọ cắt lá, Deporaus marginatus Nhận xét của nông dân về mức độ thiệt hại do côn trùng gây ra trên cây xoài thì ở giai đoạn ra hoa thì rầy bông, Idiocerus niveosparsus là đối tượng gây hại nặng nhất, ở giai đoạn này thì sâu ăn bông, Thalassodes falsaria cũng gây hại, nhưng chỉ ở mức độ trung bình. Sâu đục trái, Deanolis albizonalis là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất đối với cây xoài ở giai đoạn đang ra trái (bảng 9)
Bảng 9: Nhận xét của nông dân về thiệt hại do côn trùng trên cây xoài

Sâu hại

Tên khoa học

Tỷ lệ trả lời (%)

Mức độ thiệt hại

Thời điểm gây hại (tháng)

Vị trí hại trên cây

Rầy bông

Idiocerus niveosparsus

85

Nặng

7, 11

Hoa

Sâu ăn bông

Thalassodes falsaria

50

Trung bình

7, 11

Hoa

Sâu ăn lá

Penicillaria jocosatrix

55

Trung bình

1-12



Sâu đục trái

Deanolis albizonalis

91

Nặng

8, 12

Trái

Sâu tơ

Orthoga sp.

35

Nhẹ

1-12



Bọ cắt lá

Deporaus marginatus

15

Nhẹ

1-12





tải về 6.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương