BÁo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể VÙng và khu nông nghiệP Ứng dụng công nghệ cao tỉnh lào cai đẾn năM 2020


III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN



tải về 0.83 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30094
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Giải pháp về quy hoạch, sử dụng đất đai


Quy hoạch đất cho xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 Luật Công nghệ cao.

Xây dựng quy hoạch chi tiết khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.



1.1. Đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách cho các chi phí:

- Chi phí khảo sát, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết khu NNƯDCNC.

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Chi phí đo đạc bản đồ, giao quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và điều chỉnh hồ sơ giao quyền sử dụng đất.

- Chi phí cắm mốc ranh giới khu NNƯDCNC.

Các doanh nghiệp, HTX, cá nhân tham gia vào khu NNƯDCNC:

- Được giao đất, cho thuê đất với chính sách ưu đãi.



1.2. Đối với vùng NNƯDCNC

Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách cho các chi phí:

- Chi phí khảo sát quy hoạch chi tiết vùng NNƯDCNC.

- Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất NNƯDCNC.

- Chi phí dồn điền đổi thửa, tạo vùng sản xuất tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa, thuận tiện cho áp dụng cơ giới hóa để sản xuất NNƯDCNC.

1.3. Đối với các doanh nghiệp NNƯDCNC

Được ưu tiên giao đất ở những vị trí thuận lợi cho sản xuất NNƯDCNC và được miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 điều 5, khoản 2 và 5 điều 6, khoản 1 và 2 điều 7 và khoản 1 điều 8 chương II của Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.


2. Giải pháp về chính sách


- Vận dụng một số chính sách của nhà nước, của tỉnh đã ban hành dành cho người tham gia sản xuất, các doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ, chế biến các mặt hàng rau, hoa, quả nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất và phổ biến đến những hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh biết và thực hiện.

- Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ đầu tư, khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn.


3. Giải pháp về nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực


Để thực hiện thành công quy hoạch phát triển NNƯDCNC mà trong đó việc ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật hiện đại - tiên tiến vào sản xuất là một yêu cầu tất yếu. Vì vậy, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đủ sức triển khai nhiệm vụ của quy hoạch là một trong những giải pháp then chốt và hết sức cần thiết.

3.1. Đối tượng và nội dung đào tạo


- Đào tạo lực lượng cán bộ khoa học và quản lý chuyên ngành: thông qua “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực” của Bộ NN&PTNT, kết hợp tác với các Viện, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo (trong và ngoài nước) để thực hiện dự án ưu tiên về “Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp”, từng bước vừa xây dựng đội ngũ có trình độ quản lý và kỹ thuật chuyên nghiệp, vừa hình thành lực lượng trực tiếp sản xuất phục vụ phát triển nền NNƯDCNC.

- Đào tạo nghiệp vụ: tổ chức huấn luyện ngắn và trung hạn về quản lý sản xuất, về chuyên môn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp (cây, con) và nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng CNC cho cán bộ và kỹ thuật viên tham gia phục vụ trong khu, vùng NNƯDCNC. Qua đó, tăng cường bồi dưỡng và nâng cao trình độ lực lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý ngành hiện có để có đủ khả năng tiếp cận kỹ thuật mới và có thể tham gia thực hiện phát triển NNƯDCNC.

- Đào tạo lực lượng trực tiếp sản xuất tại các khu và vùng NNƯDCNC: bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao để phát triển NNƯDCNC cần tổ chức mọi hình thức chuyển giao tri thức và hướng dẫn công nghệ nhằm giúp người sản xuất am hiểu và áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Nội dung đào tạo:

+ Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về ứng dụng công nghệ trong quy trình nhân và sản xuất giống cây, con cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm ở các khu, vùng NNƯDCNC.

+ Phối hợp công tác khuyến nông - khuyến ngư và các dự án ưu tiên về ứng dụng CNC trong sản xuất để mở các hội thảo chuyên đề, hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình sản xuất tốt, xây dựng chương trình truyền thanh - truyền hình, biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật,... nhằm đào tạo rộng rãi lực lượng kỹ thuật viên am hiểu ứng dụng công nghệ và biết cách quản lý sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở các cấp quận huyện và phường, xã; đồng thời tạo điều kiện để nâng cao trình độ ứng dụng kỹ thuật cho các nông dân tiên tiến.

3.2. Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực


- Bố trí kinh phí thỏa đáng từ nguồn ngân sách cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ chương trình phát triển NNƯDCNC.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo tại khu, vùng NNƯDCNC để đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

- Các tổ chức đào tạo tại khu NNƯDCNC được thuê cơ sở hạ tầng, các dịch vụ với điều kiện ưu đãi và có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo.

- Phối hợp với các cơ quan Trung ương, các Viện, Trường Đại học, các cơ sở nghiên cứu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ Ngành nông nghiệp của tỉnh, huyện, xã. Cử cán bộ chuyên môn đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nước có trình độ sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới;

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan trực thuộc Sở và các địa phương đảm bảo để đội ngũ này đủ khả năng tiếp thu, vận hành tốt những công nghệ mới được chuyển giao. Tuyển chọn, cử đi đào chuyên môn sâu để tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp để đội ngũ này có thể tiếp nhận, vận hành công nghệ phù hợp với mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ được phê duyệt.

- Đào tạo, tập huấn, phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân; phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp CNC có hiệu quả bền vững;

- Tổ chức cho cán bộ tỉnh, huyện, xã, hộ nông dân đi tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tại một số tỉnh, thành phố.

- Chính sách thu hút nhân lực: Tỉnh nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi thu hút cán bộ, nhà khoa học từ các viện, trường, cơ quan nghiên cứu khoa học vào làm việc trong khu NNƯDCNC, kể cả các chuyên gia nước ngoài am hiểu điều kiện phát triển nông nghiệp, có khả năng đưa ra các giải pháp công nghệ nhằm ứng dụng CNC vào phát triển nông nghiệp. Cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng (vật chất và tinh thần) để thực sự thu hút được nguồn chất xám này.


4. Giải pháp về vốn đầu tư thực hiện quy hoạch


Nhằm thực hiện quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC, nhu cầu vốn đầu tư cho các hợp phần chính là các khu NNƯDCNC và các dự án ưu tiên trong từng giai đoạn đòi hỏi rất lớn, có tính chất quyết định đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của quy hoạch NNƯDCNC đề ra. Do vậy, cần xác định rõ quan điểm đầu tư và tính đến các nguồn tài chính cần được tập trung để đầu tư.

a) Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng: Đối với khu NNƯDCNC nhà nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng chủ yếu là trục giao thông chính, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, điện, nước sạch cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong khu.

Đối với vùng NNƯDCNC nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ vùng sản xuất rau, hoa, chè tập trung. Kết hợp xây dựng công trình thuỷ lợi với phát triển giao thông, điện phục vụ trong vùng NNƯDCNC.

- Bảo quản, chế biến: Kêu gọi những doanh nghiệp có năng lực về kinh tế, thị trường đầu tư xây dựng nhà sơ chế, đóng gói, xử lý sau thu hoạch và tồn trữ sản phẩm rau, hoa, chè.

b) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, sản xuất, dịch vụ trong khu NNƯDCNC và đầu tư sản xuất, hoạt động dịch vụ trong vùng NNƯDCNC.

c) Các nguồn vốn khác theo quy định.



5. Giải pháp về khoa học và công nghệ

a) Triển khai các hoạt động phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Bố trí cơ cấu giống, lựa chọn giống cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái; tiếp tục phát huy thế mạnh của các giống cây rau, chè đặc sản của địa phương. Tuyển chọn, nhân giống cây có năng suất, chất lượng cao, từng bước ứng dụng công nghệ sinh học đối với giống cây trồng. Đẩy mạnh cải tạo và thay thế những giống có năng suất, chất lượng thấp, nhất là cây chè đã già cỗi. Lựa chọn những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của tỉnh để đầu tư ứng dụng có hiêu quả cao nhất.

- Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn. Tổ chức, xây dựng nhiều mô hình trình diễn về kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, … nên đầu tư tập trung và tranh thủ nguồn kinh phí của Trung ương, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP.

b) Triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bền vững môi trường tại khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

c) Xây dựng thương hiệu với các sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC của tỉnh.

d) Hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi về huy động nguồn vốn đầu tư, chính sách ưu đãi tín dụng theo quy định hiện hành.

6. Giải pháp về thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm


Trước tiên cần phải thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường, có nghĩa là cần lựa chọn những loại sản phẩm đang có nhu cầu lớn để tổ chức sản xuất. Thị trường cho các sản phẩm đầu ra mà vùng NNƯDCNC hướng đến được chia làm ba mảng chính: (i) cung cấp cho nội bộ tỉnh; (ii) cung cấp hàng hóa cho thị trường tiêu thụ trong nước và (iii) mở rộng hơn thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản.

Các giải pháp “thương mại hóa sản phẩm” và “xây dựng thương hiệu” cho các sản phẩm của khu, vùng NNCNC và cho nhà đầu tư là yêu cầu cần thiết để vừa thực hiện mục tiêu của quy hoach phát triển NNƯDCNC (giới thiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao ra sản xuất đại trà), về lâu dài vừa tạo nguồn thu cho nhà đầu tư và cho hoạt động của khu, vùng NNƯDCNC.



Củng cố, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm về rau, hoa, chè và sản phẩm chế biến trong khu vực và cả nước. Liên kết tiêu thụ sản phẩm tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị tại những thành phố lớn, … và tìm thị trường xuất khẩu. Tăng cường công tác quảng bá nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đã được chứng nhận và tiếp tục thực hiện xây dựng các nhãn hiệu hàng hóa các loại rau, hoa và chè. Kết hợp sản xuất rau, hoa, chè với kinh doanh du lịch sinh thái mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao Sa Pa, Lào Cai.

7. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền


Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu về CNC, kết quả ứng dụng, mô hình phát triển và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC. Thông tin về các chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển nông nghiệp ƯDCNC của tỉnh nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.

Thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Xây dựng chuyên mục giới thiệu nông sản, đặc biệt là các sản phẩm NNCNC của tỉnh trên website của Sở NN-PTNT và của tỉnh; tiếp tục xây dựng, quảng bá thương hiệu các loại hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Xây dựng chợ đầu mối nông sản; Xây dựng mối liên kết giữa các hợp tác xã với các siêu thị và hệ thống bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm NNCNC.

Tuyên truyền cho bà con nông dân, người tiêu dùng thấy chất lượng của sản phẩm sạch, an toàn như Vietgap hay Globagap và tạo thị trường công bằng cho các đối tác sản xuất. Một nông sản sản xuất không đăng ký chất lượng thì không thể bán bằng giá với những sản phẩm có đăng ký chất lượng. Thêm nữa, cần tiến tới việc cấm các hàng hóa không có chất lượng ra thị trường, như thế chúng ta sẽ tạo môi trường cạnh tranh sòng phẳng cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

8. Giải pháp về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất

8.1. Giải pháp về tổ chức quản lý


Thành lập Ban quản lý khu và vùng NNƯDCNC:

Mỗi khu NNƯDCNC thành lập một ban quản lý khu và vùng NNƯDCNC. Các ban này do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập (nếu là khu, vùng NNƯDCNC trực thuộc Trung ương sẽ do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập, nếu là khu trực thuộc tỉnh sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố ra quyết định thành lập) có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động trong khu, vùng NNƯDCNC theo quy định của pháp luật. Ban quản lý khu, vùng NNƯDCNC có tổ chức và biên chế trực thuộc cơ quan chủ quản khu, vùng NNƯDCNC, được sử dụng con dấu có hình quốc huy, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

Các ban quản lý khu, vùng NNƯDCNC có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch:

­+ Quản lý việc thực hiện quy hoạch chung của khu, vùng NNƯDCNC và quy hoạch chi tiết các khu chức năng.

+ Lập kế hoạch phát triển khu, vùng NNƯDCNC 5 năm và hàng năm trình cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng, phát triển khu, vùng NNƯDCNC được phê duyệt.

- Vận động đầu tư, quản lý đầu tư và xây dựng.

- Quản lý đất đai: thực hiện việc quản lý đất đai trong khu, vùng NNƯDCNC theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của ban quản lý khu, vùng NNƯDCNC trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

- Tổ chức và quản lý các dịch vụ trong khu, vùng NNƯDCNC.

- Báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt động của khu, vùng NNƯDCNC.


8.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất


Vận động nông dân liên kết sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp gắn với vùng sản xuất rau, hoa, chè theo hướng mô hình ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa có lợi thế trên địa bàn.



Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương