BÁo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể VÙng và khu nông nghiệP Ứng dụng công nghệ cao tỉnh lào cai đẾn năM 2020


III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH



tải về 0.83 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30094
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH


3.1. Đối tượng

- Các cây trồng vật nuôi có tiềm năng cho phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng (đất đai, thủy lợi, giao thông, các cơ sở dịch vụ kỹ thuật, thương mại...) phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa tại vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.


3.2. Phạm vi và thời kỳ quy hoạch


Phạm vi thực hiện dự án trên địa bàn toàn tỉnh, bao gồm điều tra, đánh giá và phân tích các số liệu tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp, dự báo về nhu cầu phát triển và quy hoạch vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai, trên cơ sở đó các vùng và khu sản xuất nông nghiệp ƯDCNC cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh.

3.2.1. Phạm vi nghiên cứu.

Tập trung vào các điểm có tiềm năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Lào Cai.



3.2.2. Thời kỳ quy hoạch.

Từ năm 2016 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020

+ Giai đoạn 2: 10 năm từ 2021 đến năm 2030.


IV. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

4.1. Mục đích


- Nghiên cứu, phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp, thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp, những tiềm năng, lợi thế trong việc ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể các vùng và khu NNƯDCNC ở các vùng kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, khoa học công nghệ, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong nông nghiệp theo hướng hiện đại tiếp cận với trình độ trong khu vực và thế giới.



4.2. Yêu cầu

- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch tổng thể vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Thực trạng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện có trên địa bàn tỉnh, đánh giá mức độ thích hợp của mô hình, xác định các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng mô hình và đề xuất các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của việc hình thành và xây dựng vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các vùng và khu NNƯDCNC toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Đề xuất giải pháp, chính sách, tổ chức triển khai, quản lý điều hành và sử dụng có hiệu quả các vùng và khu NNƯDCNC đã xác định.

PHẦN THỨ NHẤT

KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO; ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CNC TỈNH LÀO CAI

I. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO (CNC)

1. Một số khái niệm liên quan đến nông nghiệp CNC

1.1. Công nghệ cao


Công nghệ cao là những công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là áp dụng các quy trình và kỹ thuật mới phù hợp với từng lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp như: sử dụng giống chất lượng cao, giống chuyển gen, kỹ thuật canh tác, hệ thống tưới tiết kiệm nước kết hợp phân bón; nhà lưới, nhà màng,… tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao.

1.2. Hoạt động công nghệ cao


Hoạt động CNC là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng CNC; đào tạo nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC; phát triển công nghiệp CNC.

1.3. Sản phẩm công nghệ cao


Sản phẩm CNC là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

1.4. Nông nghiệp CNC


1.4.1. Khái niệm

NNCNC là một nền nông nghiệp có sử dụng các công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao của nông sản hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững.



1.4.2. Nhiệm vụ

Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;

- Phòng, trừ dịch bệnh;

- Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;

- Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

- Phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC;

- Phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.

Công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là: áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôi mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế biến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồng và xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo.



1.4.3. Nội dung của NNƯDCNC

Phát triển sản xuất NNƯDCNC bao gồm:

- Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá, những công nghệ tiến bộ nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ tưới, công nghệ thu hoạch - bảo quản - chế biến. Ứng dụng CNTT vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường.

- Sản phẩm NNƯDCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, còn điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu của thị trường.

- Sản xuất NNƯDCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường.

- Phát triển NNƯDCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tùy tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường.



1.4.4. Chức năng của NNƯDCNC

NNƯDCNC có 5 chức năng lớn:

- Một là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là vườn ươm xí nghiệp chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất, là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới.

- Hai là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm tập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghiệp, thị trường có hàm lượng khoa học công nghệ tương đối cao.

- Ba là có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa.

- Bốn là thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thương mại, sản xuất, cung ứng tiêu thụ được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao.

- Năm là góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm cho họ có được những tri thức khoa học.

1.5. Nông nghiệp ứng dụng CNC


Trong đề án phát triển nông nghiệp CNC đến năm 2020, Bộ NN&PTNT đã đưa ra khái niệm:“Nông nghiệp ứng dụng CNC là nền nông nghiệp sử dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường

1.6. Vùng NNƯDCNC


1.6.1. Khái niệm

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nơi sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng đảm bảo đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.



1.6.2. Nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC

- Sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;

- Liên kết các hoạt động nghiên cứu ứng dụng CNC vào sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.



1.6.3. Điều kiện thành lập vùng NNƯDCNC

- Là nơi sản xuất tập trung một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng CNC thuộc danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC;

- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược; địa điểm thuận lợi để liên kết với các khu NNƯDCNC;

- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của sản xuất ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao;

- Có nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong sản xuất nông sản hàng hóa với số lao động được đào tạo, tập huấn về CNC đang sử dụng đạt ít nhất 60% tổng số lao động nông nghiệp trong vùng và có trình độ quản lý chuyên nghiệp;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

1.7. Khu NNƯDCNC


1.7.1. Khái niệm

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung

thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Công nghệ cao.

1.7.2. Nhiệm vụ của khu NNƯDCNC

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;

- Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Đào tạo nhân lực CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC;

- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.



1.7.3. Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC

- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của khu NNƯDCNC;

- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;

- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nông nghiệp;

- Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

1.8. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC


1.8.1. Khái niệm

Doanh nghiệp NNCNC là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.



1.8.2. Điều kiện công nhận là doanh nghiệp NNƯDCNC

- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.

2. Một số kinh nghiệm về phát triển NNƯDCNC trên thế giới

2.1. Kinh nghiệm của Israel


Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Israel đã xây dựng được 10 khu NNƯD CNC với doanh thu từ trồng trọt đạt mức kỷ lục 200.000 USD/ha. Công nghệ nhà kính có thể cho năng suất cà chua tới 300 tấn/ha, tức gấp 4 lần nếu trồng ngoài đồng. Israel chỉ với 360.000 ha đất sản xuất nông nghiệp khô cằn, thiếu nước tưới lại phân bố trên nhiều kiểu khí hậu rất đa dạng, khác biệt nhưng đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu. Trong 5 thập niên gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp của Israel luôn vượt con số 3,5 tỉ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20%. Hiện nay, một nông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người.

Thành công của nông nghiệp Israel nhờ ý chí kiên định và sức sáng tạo liên tục của các nhà khoa học cũng như nông dân. Thế mạnh của họ không chỉ là các nông sản chất lượng cao mà còn là sản phẩm công nghệ làm ra chúng cũng được thương mại hóa. Do vậy, họ kiên trì chủ trương đầu tư tạo ra công nghệ mới để phát triển những ứng dụng đồng bộ trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc.


2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản


Năm 1961, Nhật Bản đã suy nghĩ chuẩn bị xây dựng thành phố khoa học tại Zhubo cách Tokyo 60km. Đến năm 1964 bắt tay vào xây dựng, năm 1974 khánh thành Đại học Zhubo, đến cuối thập kỷ 80 dân số thành phố khoa học Zhubo đã lên đến 150.000 người, trong đó nhân viên nghiên cứu là 6.500 người, học sinh 9.000 người. Trong thành phố khoa học có trường đại học, viện nghiên cứu, công viên và khu chung cư. Có trên 50 đơn vị dạy học, nghiên cứu, trong đó các viện khoảng 15 - 16 đơn vị, ví dụ như viện công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, môi trường, dâu tằm, quy hoạch đất, công trình nông nghiệp, công trình sinh vật, giống, kho gen…

2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc


Sau 8 năm (1998 - 2006), Trung Quốc đã xây dựng được hơn 405 khu NNƯDCNC, trong đó có 01 khu cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, còn hàng ngàn cơ sở NNƯDCNC trên khắp đất nước. Những khu này đóng góp vào sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp lên đến 42% so với tổng giá trị sản phẩm tăng thêm và đạt giá trị sản lượng bình quân từ 40.000 - 50.000 USD/ha/năm, gấp 40 - 50 lần so với sản xuất cũ.

2.4. Kinh nghiệm rút ra từ việc phát triển NNCNC của các nước trên thế giới


2.4.1. Các công nghệ ứng dụng trong sản xuất NNCNC

Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC được xác định lĩnh vực đột phá là công nghệ sinh học đã tạo ra các giống cây trồng chuyển gen với các đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh; công nghệ nuôi cấy mô thực vật invitro. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển các yếu tố ngoại cảnh phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển cây trồng trước hết là công nghệ trồng cây trong nhà kính, nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lợp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Công nghệ trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) - dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ.



2.4.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát triển NNƯDCNC

Nhìn vào thực trạng NNƯDCNC của các quốc gia trên thế giới cho thấy hầu hết các nước áp dụng NNƯDCNC đều có chung đặc điểm là quỹ đất canh tác khiêm tốn nên công tác cải tạo và tiết kiệm đất được đặt lên hàng đầu. Kinh nghiệm của các nước trong phát triển NNƯDCNC đã đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu - thiết kế có chọn lọc đối với nội dung lập quy hoạch phát triển NNƯDCNC như sau:

- Chiến lược phát triển NNƯDCNC phải được coi là bộ phận cấu thành của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Vùng sản xuất NNƯDCNC là nơi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp được nghiên cứu từ các khu NNƯDCNC.

- Ưu tiên đầu tư ngân sách cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

- Đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm chủ CNC trong nông nghiệp.

- Xây dựng chính sách đặc thù để phát triển các vùng và khu sản xuất NNƯDCNC như bài học của Trung Quốc và Hàn Quốc.


Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương