BÁo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể VÙng và khu nông nghiệP Ứng dụng công nghệ cao tỉnh lào cai đẾn năM 2020


IV. NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN



tải về 0.83 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30094
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

IV. NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

1. Dự toán nhu cầu tài chính

1.1. Dự kiến vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư


Tổng vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 2.250 tỷ đồng. Bao gồm các hạng mục sau:

Bảng 22: Tổng hợp tiến độ đầu tư dự án

Đơn vị: Tỷ đồng



TT

Nội dung

Thành

Phân kỳ đầu tư

tiền

2016-2020

2021-2030

 

Tổng vốn đầu tư

2.250

900

1.350

I

Nhóm dự án đầu tư xây dựng khu NNƯDCNC

980

400

580

A

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

450

200

250

1

Cấp Quốc gia

200

 

200

2

Cấp tỉnh

250

200

50

B

Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ƯDCNC

350

100

250

1

Cấp Quốc gia

200

 

200

2

Cấp tỉnh

150

100

50

C

Chi phí giải phóng mặt bằng

80

60

20

1

Cấp Quốc gia

20

 

20

2

Cấp tỉnh

60

60

 

D

Chi phí dự phòng (10%)

100

40

60

II

Nhóm dự án xây dựng CSHT vùng NNƯDCNC

1.270

500

770

1

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

700

300

400

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ƯDCNC

450

150

300

3

Chi phí dự phòng (10%)

120

50

70

Nguồn: Tổng hợp dự án

1.2. Nguồn vốn đầu tư


- Đối với khu nông nghiệp ƯDCNC cấp quốc gia và cấp tỉnh:

Nguồn vốn đầu tư xây dựng mặt bằng, cơ sở hạ tầng thiết yếu do ngân sách nhà nước (đường trục chính, hệ thống thủy lợi, điện, khu sử lý nước thải, khu điều hành dự án), vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ yếu kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.



- Đối với vùng nông nghiệp công nghệ cao: Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, hỗ trợ công nghệ, đào tạo, tập huấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Bảng 23: Tổng hợp vốn đầu tư phân theo nguồn

Đơn vị: Tỷ đồng

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư

2016 - 2020

2021 - 2030

Cộng

Ngân sách

Vốn DN, dân,..

Cộng

Ngân sách

Vốn DN, dân,..

Tổng vốn đầu tư

2.250

900

300

600

1.350

500

850

Tỷ lệ % tổng vốn đầu tư

 

100,00

33,33

66,67

100,00

37,04

62,96

1. Nhóm dự án đầu tư xây dựng khu NNƯDCNC

980

400

150

250

580

250

330

Tỷ lệ % đầu tư xây dựng khu NNƯDCNC

 

100,00

37,50

62,50

100,00

43,10

56,90

Cấp Quốc gia

420

 

 

 

420

200

220

Cấp tỉnh

460

360

140

220

100

30

70

Dự phòng

100

40

10

30

60

20

40

2. Nhóm dự án xây dựng CSHT vùng NNƯDCNC

1.270

500

150

350

770

250

520

Tỷ lệ % đầu tư xây dựng vùng UUUDCNC

 

100,00

30,00

70,00

100,00

32,47

67,53

Nguồn: Tổng hợp dự án

- Vốn đầu tư từ 2015 - 2020 khoảng 900 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 300 tỷ đồng, chiếm 33,33%; vốn của doanh nghiệp, HTX và vốn khác (vốn vay, ODA, FDI): 600 tỷ đồng, chiếm 66,67%.

- Vốn đầu tư từ 2021 - 2030 khoảng 1.350 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 500 tỷ đồng, chiếm 37,04%; vốn của doanh nghiệp, HTX và vốn khác (vốn vay, ODA, FDI): 850 tỷ đồng, chiếm 62,96%.

2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

2.1. Hiệu quả kinh tế


Sử dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình công nghệ canh tác tiên tiến, nên năng suất và giá trị sản xuất được nâng lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 6%/năm; Góp phần tạo bước chuyển lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp, làm gia tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, với giá trị sản xuất cao/1đơn vị diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm trên đơn vị canh tác tăng gần 2 lần so với năm 2015, đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020.

Sản phẩm rau, hoa, quả, dược liệu, chè theo công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp thương phẩm có chất lượng cao cho người tiêu dùng; xây dựng được những khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh.

Tạo ra các vùng sản xuất có quy mô lớn, sản phẩm chủ lực của tỉnh cạnh tranh được trên thị trường. Nâng cao thu nhập của người lao động tăng gấp 2 lần so với hiện nay, tăng lên 30 triệu đồng/người/năm 2020.

2.2. Hiệu quả xã hội


Việc xây dựng vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngoài hiệu quả kinh tế mang lại, quy hoạch còn mang lại hiệu quả xã hội cao:

Giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư trên địa bàn với trình độ sản xuất tiên tiến, có thu nhập ổn định. Nâng cao trình độ, năng lực của người lao động, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp; Tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn, góp phần vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo từ 3-5%/năm và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện thành công về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sẽ là các mô hình để tiếp tục nhân rộng ra nhiều địa bàn trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Nâng cao trình độ nhận thức của cư dân sống ở khu vực nông thôn; thay đổi nhận thức sản xuất và tập quán sản xuất lạc hậu của nông dân, thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; giảm chi phí sản xuất; nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân. Góp phần đẩy mạnh phổ biến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi tập quán canh tác theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở và tỉnh. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Ổn định về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo bền vững.

2.3. Hiệu quả môi trường


Xây dựng vùng và khu nông nghiệp ứng dụng CNC theo đúng định hướng quy hoạch của tỉnh. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, tạo cảnh quan môi trường thúc đẩy du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển ngành du lịch bền vững.

Dự án được thực hiện tạo môi trường trong sạch cho vùng, hình thành một vùng sinh thái tốt. Đất đai vùng dự án (khu và vùng nông nghiệp ƯDCNC) được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích và đem lại nguồn lợi kinh tế cao và tạo môi trường sinh thái bền vững.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần cải thiện tốt hơn điều kiện môi trường, hạn chế ô nhiễm đất, nước, không khí do sử dụng hóa chất trong phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật...


Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương