BÁo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể VÙng và khu nông nghiệP Ứng dụng công nghệ cao tỉnh lào cai đẾn năM 2020


I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH VÙNG VÀ KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO



tải về 0.83 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30094
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH VÙNG VÀ KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhu cầu và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

1.1. Dự báo thị trường trong nước


Hiện nay, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 70% lượng nông sản làm ra. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tiêu thụ nội địa giữa các ngành hàng: những ngành đạt tỷ lệ tiêu dùng trong nước cao là ngô, đậu tương, bông, trứng, sữa 100%, đường gần 100%, sản phẩm chăn nuôi trên 95%, gạo 75 - 80%, rau quả 85%; những ngành có tỷ lệ tiêu thụ thấp ở thị trường nội địa là cà phê, hạt tiêu, hạt điều dưới 5%, cao su 15%, chè 30 - 35%.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước chủ yếu của tỉnh Lào Cai gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,…



- Rau các loại: Nhu cầu về rau ước khoảng 9 - 11 triệu tấn, riêng dân đô thị là 3 triệu tấn. Trong đó, sản phẩm rau quả chế biến, đóng hộp, đóng lọ và các loại rau quả thực phẩm tươi thái sẵn để nấu ăn sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều.

- Quả các loại: Dự báo mức tiêu thụ quả trong nước đến năm 2020 khoảng 10 triệu tấn (bình quân 100 kg/người/năm) và năm 2030 khoảng 14 triệu tấn (120 kg/người/năm). Trong đó, trái cây ngon, an toàn thường bán với giá cao, nhu cầu ngày càng lớn.

- Thịt và trứng gia cầm an toàn sinh học: Theo tính toán của các nhà hoạch định chiến lược quốc tế, tốc độ tăng tiêu thụ hàng năm của các nước đang phát triển từ nay đến năm 2020 về thịt lợn là 2,8%, thịt bò 2,8%, thịt gia cầm 3,1% và sữa 3,3%, trong khi tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là 6,1%, vì vậy nhu cầu sản phẩm chăn nuôi tiếp tục tăng mạnh ở nước ta.



- Nấm: Được xếp như một loại thực phẩm cao cấp, xu thế tiêu dùng ngày càng tăng. Giá nấm thế giới liên tục tăng qua các năm (giá nấm rơm muối năm 2009 là 1.300 USD/tấn, năm 2010 là 1.800 USD/tấn và hiện đang mức trên 2.000 USD/tấn).

- Hoa: Thị trường hoa Việt Nam tuy phát triển đáng kể trong những năm qua nhưng vẫn được coi là thị trường còn non trẻ. Hoa cắt cành được sử dụng nhiều nhất cho các mục đích thờ cúng, lễ hội, tiếp tân và giao lưu. Thị trường hoa Việt Nam còn là một thị trường hầu như khép kín. Hầu hết hoa sản xuất ra được tiêu dùng trong nước.

Xu hướng người dân ngày một chú trọng đến sử dụng các sản phẩm sạch, thực phẩm an toàn, những sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ là sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của đông đảo người dân trong tỉnh. Bên cạnh đó Lào Cai là tỉnh phát triển mạnh về du lịch, dự báo tới năm 2020 sẽ có 4,1 triệu lượt khách du lịch, đây sẽ là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC; Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện thuận để sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tiếp cận và tiêu thụ ở các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng...


1.2. Thị trường xuất khẩu


Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngoài nước chủ yếu của tỉnh Lào Cai gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, các nước ASEAN, …

- Chè: Chè Việt Nam đã được thị trường thế giới chấp thuận lâu đời từ những năm đầu thế kỷ 20 và đến nay đã xuất khẩu đi hơn 70 thị trường thế giới. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu chè đứng thứ năm thế giới (sau Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka) và đứng thứ hai về sản xuất chè xanh (sau Trung Quốc). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam thời gian qua là Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ...

- Quả các loại: với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng (xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép, sầu riêng Ri 6, sầu riêng sữa hạt lép Cái Mơn, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, xoài Thái Lan...). Các thị trường chính xuất khẩu rau quả chính là: Trung Quốc, Italia, Nhật Bản, Mỹ… Với đà tăng trưởng trên, Việt Nam đã lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới.

- Hoa: Là sản phẩm có thế mạnh, thế nhưng xuất khẩu hoa mới chỉ đạt 50 triệu USD/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do không đảm bảo được các điều kiện về nhà kính, cơ sở hạ tầng, quá trình đóng gói, xử lý sản phẩm sau thu hoạch,... Công nghệ nhân giống, canh tác và bảo quản chưa tốt hoa khiến mẫu mã chưa đẹp, hoa không để tươi lâu được để vận chuyển đi các thị trường xa. Để khắc phục những điểm yếu này, Việt Nam đang triển khai một số chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy ngành trồng hoa xuất khẩu.

Giai đoạn 2016 – 2020, khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hệ thống dịch vụ nông nghiệp sẽ phải thay đổi căn bản để duy trì và cạnh tranh được với sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các nước đã phát triển nông nghiệp công nghệ cao (đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao của Lào Cai gặp khó khăn lớn về cạnh tranh thị trường tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc).


2. Dự báo thương mại hóa CNC ứng dụng vào SXNN


Công nghệ và chuyển giao công nghệ trên thế giới đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, thu lợi nhuận cao. CNC hiện nay thực sự trở thành “vũ khí” cạnh tranh có sức mạnh và là sản nghiệp của doanh nghiệp. Đối với CNC ứng dụng vào phát triển nền nông nghiệp hàng hóa trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh, đặc biệt quan trọng đối với việc duy trì an ninh lương thực, an toàn kinh tế của từng quốc gia và toàn cầu (FAO).

CNC ứng dụng vào SXNN ở Việt Nam thường tiếp nhận qua một số kênh như hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu của các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ - cấp tỉnh và kể từ sau năm 2000 xuất hiện các công ty trong nước, ngoài nước hoặc các nhà khoa học có giải pháp công nghệ mới được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học - Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền. Thực tế ở nước ta hiện nay, công nghệ nhân một số giống lúa lai đã được thương mại hóa; dây chuyền công nghệ tưới tiết kiệm nước của Israel; CNC nuôi bò sữa của Israel chuyển giao cho công ty sữa TH True Milk; dây chuyền thiết bị CNC nuôi gà bằng chuồng lạnh của Cộng hòa liên bang Đức; công nghệ và dây chuyền thiết bị công nghệ trồng hoa trong nhà kính của Hà Lan sử dụng ở Công ty Dalat Hasfarm, Bonnic Farm, Apolo; công nghệ nuôi cá nước lạnh do Viện Nuôi trồng thủy sản I chuyển giao cho các công ty ở Đà Lạt, Sa Pa,…

Song, nhìn lại số lượng CNC hoặc dây chuyền thiết bị CNC được thương mại hóa ở nước ta chưa nhiều bởi thị trường chuyển giao - thương mại CNC ứng dụng vào nông nghiệp mới bước đầu hình thành. Hàng năm, Bộ NN&PTNT tổ chức 1 đến 2 hội chợ công nghệ (techmart), số công nghệ trình diễn - chuyển giao còn rất ít. Do vậy, giai đoạn 2011 - 2020 trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã ghi rõ:

(1) Phát triển NNCNC;

(2) Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020 xác định:

- Đẩy mạnh ứng dụng CNC, công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn và có sức cạnh tranh cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNƯDCNC chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước;

- Hình thành và phát triển khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm; xây dựng thêm 1 - 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại mỗi vùng sinh thái nông nghiệp và 2 - 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại mỗi tỉnh vùng kinh tế trọng điểm.

Đối tượng mà các khu NNƯDCNC chuyển giao là các vùng sản xuất NNƯD CNC mà đối tượng chính là các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã và hộ nông dân. Từ các trang trại có thể ươm tạo trở thành doanh nghiệp NNƯDCNC. Đây chính là thị trường cần chuyển giao công nghệ mà khu NNƯDCNC cần hướng đến.

Do vậy, theo các chuyên gia tư vấn dự báo số lượng đáng kể CNC ứng dụng vào nông nghiệp sẽ được thương mại hóa. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khi Việt Nam xây dựng nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, có giá trị gia tăng cao.


3. Dự báo các công nghệ trong nước và quốc tế đáp ứng mục tiêu phát triển cho vùng và khu nông nghiệp NNƯDCNC tại Lào Cai.


Ứng dụng CNC trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đã được nhiều nước trên thế giới và khu vực quan tâm áp dụng từ nhiều thập kỷ qua, với lộ trình thực hiện một cách bài bản và thật sự có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC nhiều nước đã đạt tầm: có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tích hợp được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới, và làm hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Kỹ thuật và công nghệ áp dụng là kỹ thuật công nghệ tiên tiến (gọi chung là công nghệ cao) trong sản xuất nông nghiệp, như công nghệ trồng cây trong nhà lưới, nhà kính, công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh) đối với các loại rau và hoa, phương pháp trồng cây trên giá thể đối với các loại rau và hoa, công nghệ về nhân giống cây trồng đối với cây ăn quả đặc sản,... tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao.



Một số công nghệ trong nước và quốc tế có thể áp dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai:

- Công nghệ sinh học: như đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, lai xa, nuôi cấy mô tế bào,… Công nghệ sinh học hiện đại gồm công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật/công nghệ lên men, công nghệ enzym và CNSH môi trường.

Trải qua hơn 30 năm phát triển, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, trình độ khoa học vi nhân giống của Việt Nam có thể theo kịp với trình độ thế giới. Nhiều nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã đưa ra sản xuất thành công ở nhiều loại cây trồng như: dứa, mía, chuối, cây lâm nghiệp, giống rau.

Ngày nay, việc ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.

Tỉnh Lào Cai Có thể áp dụng những công nghệ nuôi cấy mô, phương pháp nhân giống cây trồng,.. áp dụng trong các khu nông nghiệp CNC để tự sản xuất ra những giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu giống tốt của tỉnh.

- Công nghệ nhà lưới, nhà kính….

- Công nghệ làm đất

- Công nghệ tưới

- Công nghệ sau thu hoạch

- Công nghệ chế biến, bảo quản.



3.1. Áp dụng kỹ thuật và công nghệ cao trong chăm sóc, sản xuất rau, hoa, dược liệu, thủy sản có chất lượng cao:

a. Áp dụng mô hình nhà kính (Nhà Plastic), nhà màn và nhà lưới:

Mô hình này chủ yếu áp dụng đối với sản xuất giống cây con sau phòng nuôi cấy mô và áp dụng cho sản xuất sản phẩm thương phẩm có chất lượng cao như hoa và rau an toàn, rau sạch để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm. Yêu cầu đối với mô hình này là phải có đầu tư đồng bộ từ cải tạo xây dựng mặt bằng sản xuất, đầu tư nhà kính, nhà lưới có mái che (để hạn chế tác hại của các yếu tố bất thường của thời tiết), xây dựng hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh với nguồn nước tưới sạch cả về lý, hoá và vi sinh vật học. Cây giống đưa vào sản xuất là cây sạch bệnh sản xuất theo quy trình thâm canh cao, giám sát dịch hại theo quy trình IPM để sản xuất ra sản phẩm sạch, năng suất cao, quy cách mẫu mã và chất lượng sản phẩm có tính đồng nhất cao.

Nhà kính, nhà màn và nhà lưới là một giải pháp kỹ thuật cao đã có từ lâu trong lĩnh vực trồng trọt. Sử dụng nhà kính, nhà màn, nhà lưới mang lại nhiều lợi ích so với phương pháp trồng thông dụng tự nhiên. Có thể liệt kê các lợi điểm sau:

- Nhà lưới ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại côn trùng, sâu bọ, nên không cần thiết sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, hoặc chỉ dùng một lượng rất ít ở giai đoạn nhất định cho phép.

- Nhờ các loại nhà lưới thiết kế khác nhau, cây cối được bảo vệ chống lại mọi thời tiết bất lợi như nắng, mưa, gió, bão, sương lạnh. Vì vậy, có thể tổ chức sản xuất quanh năm, rải vụ theo kế hoạch và nhu cầu của thị trường.

- Trong nhà lưới cây sinh trưởng và phát triển nhanh, thu hoạch sớm hơn bên ngoài 10 - 15% thời gian, và nhờ chủ động cải tiến nhiều kỹ xảo canh tác, làm cho năng suất tăng khoảng 20 - 30% so với bên ngoài.

- Đặc biệt, trong không gian được khống chế và kiểm soát có điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật khác nhau làm cho rau quả trở nên sạch - an toàn, đạt dưới ngưỡng cho phép các tiêu chuẩn quốc tế về dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng và không có vi sinh vật gây bệnh, rau quả tăng phẩm chất, mẫu mã đẹp, không có vết sâu hại, màu sắc tươi thắm.

- Cuối cùng, nhờ đạt tiêu chuẩn rau sạch, nhờ trồng trái vụ, nhờ mẫu mã đẹp, phẩm chất ngon và ổn định, nên giá cả sản phẩm trồng trong nhà lưới luôn luôn cao hơn so với trồng bên ngoài.

Tóm lại, trồng trọt trong nhà kính, nhà lưới là giải pháp tổng hợp để đạt được một sản phẩm cao cấp, ổn định và liên tục.

b. Sử dụng các loại vật liệu mới, bền vững:

- Sử dụng loại nhà Plastic, nhà màng mái lợp bằng tấm nhựa, hoặc vải nhựa, kiểm soát được một phần thành phần quang phổ, và cường độ ánh sáng.

- Lưới sợi nilon bền, và kích thước mặt lưới phù hợp chống côn trùng, thoát nhiệt tốt.

- Hệ thống dẫn và tưới nước, vòi và kim tưới thiết kế chính xác, chịu hoá chất giá rẻ chấp nhận được với sản xuất nông nghiệp.

- Công nghệ chế biến đất và giá thể trồng cây : trấu hun, mùn cưa, vỏ xơ dừa chế biến vô trùng, thoáng khí, giữ ẩm tốt.

c. Phương pháp canh tác sạch bệnh, sạch côn trùng và ký sinh trùng:

Thông qua việc áp dụng các biện pháp xử lý, trước khi đưa vào sử dụng các nguồn nước, phân bón và thuốc trừ sâu, bệnh. Cũng như xu hướng phát triển nhanh trồng thuỷ canh để sản xuất rau sạch.



d. Áp dụng các biện pháp để định lượng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất:

Với việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tin học có thể áp dụng để chủ động thực hiện các thao tác như: Điều chỉnh được nhiệt độ, cường độ ánh sáng, lượng và thành phần phân bón, chế độ tưới nước, tạo độ ẩm; Điều khiển thời vụ gieo trồng, ra hoa, kết quả v.v... Tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều được kế hoạch hoá cao độ, và sự trợ giúp của hệ thống điều khiển bằng Computer. Và trên cơ sở đó sẽ xác lập được sự tối ưu hoá các điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt, và ở các thời gian lựa chọn trong năm. (ở Việt Nam công ty Oxfam tại Đà Lạt đã thực hiện được quy trình công nghệ như trên).



e. Sử dụng kho lạnh và dây chuyền xử lý, đóng gói bảo quản và cấp chứng chỉ an toàn sinh học:

Có thể xác định cùng với việc ứng dụng công nghệ cao trong khâu nhân giống, nhà kính nhà lưới để chăm sóc cây giống thì việc đầu tư xây dựng các kho lạnh cũng như các dây chuyền xử lý đóng gói sản phẩm là yêu cầu bắt buộc không thể thiếu đối với một khu nông nghiệp công nghệ cao.

Tùy mức độ và quy mô của khối lượng sản phẩm của dự án sẽ đầu tư xây dựng kho lạnh và các dây chuyền cho phù hợp

f. Áp dụng công nghệ cao, kết hợp công nghệ sinh thái bền vững.

Với mục tiêu khai thác tổng hợp và khai thác giá trị về giá trị nhân văn, từng bước sẽ áp dụng các hình thức khai thác du lịch phù hợp để nâng dần tầm giá trị của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không phải thuần tuý về lĩnh vực kinh tế mà có nhiều giá trị về nhân văn (Mà điển hình có thể áp dụng theo mô hình của Trung Quốc).



3.2. Trồng cây trong dung dịch (thủy canh), đặc biệt đối với các loại rau, củ, hoa.

Khái niệm: Trồng cây trong dung dịch là kỹ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng.

Trồng cây trong dung dịch có ưu điểm là: Không cần đất canh tác, không cần cấy cày, không cỏ dại. Hoàn toàn chủ động về thời vụ, luân canh, trồng được nhiều vụ và trái vụ. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu, cỏ dại. Năng suất cao hơn từ 25-50%, chất lượng sản phẩm hoàn toàn sạch. Sử dụng một cách hiệu quả lao động và thời gian. Có xu hướng công nghệ và đồng nhất, dễ thương mại hoá. Có giá trị thương mại cao, hiệu quả kinh tế cao (rau xuất khẩu hoặc sản xuất tại chỗ). Có ý nghĩa xã hội nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ, nâng cao sự hiểu biết, tạo công ăn việc làm, tránh tích luỹ chất độc, chống ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm là: Đầu tư cơ bản lớn, giá thành cao, yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ.

Kỹ thuật trồng cây trong dung dịch đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là các nước có nền công nghiệp phát triển như: Mỹ, Anh, Hà Lan, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore.

Ở Việt Nam, kỹ thuật trồng rau trong dung dịch đã ứng dụng ở nhiều nơi: Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Viện nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền Nông nghiệp, các cơ sở nông nghiệp ứng dụng CNC ở Đà Lạt, TPHCM.

Tuy nhiên, phương pháp sản xuất này chưa phát triển mạnh vì giá thành sản phẩm còn cao, ít được người tiêu dùng chấp nhận.

3.3. Phương pháp trồng cây trên giá thể đối với các loại rau và hoa:

a. Khái niệm:

Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng. Trong nhiều hệ thống trồng trọt, hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cây giống. Các kỹ thuật sản xuất ở giai đoạn vườn ươm đặc biệt quyết định đến chất lượng của cây giống như độ nẩy mầm, tỷ lệ sống, sức sinh trưởng…. Một trong các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của giai đoạn này, nhất là trong hệ thống sản xuất cây con, cây giống với số lượng lớn phục vụ sản xuất ở qui mô công nghiệp, chính là giá thể trồng cây.

Việc sử dụng các giá thể phù hợp đặc biệt có ý nghĩa trong nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Do sự thay đổi đột ngột về môi trường sống, các cây được đưa ra vườn ươm từ nuôi cấy mô thường yêu cầu chế độ chăm sóc đặc biệt, trong đó giá thể thường có vai trò quyết định đến tỷ lệ sống của cây đưa ra. Các thí nghiệm trên một loạt các loại giá thể khác nhau cho một loạt các cây Invitro của nhiều loại cây trồng khác nhau chỉ rõ giá thể có ảnh hưởng quyết định đến sức sống của cây Invitro khi thích nghi ra ngoài vườn ươm.

Đối với bất kỳ một giá thể nào, người ta luôn quan tâm đến hai chỉ tiêu quan trọng nhất là đặc tính hoá học và vật lý của giá thể đó.

- Đặc tính hóa học có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng của cây và do vậy ảnh hưởng đến việc sử dụng phân bón. Đặc tính hoá học của giá thể luôn liên quan chặt chẽ đến đặc tính vật lý của giá thể đó.

- Đặc tính vật lý liên quan đến vai trò của giá thể trong việc tạo chỗ bám cho cây, cung cấp nước, ôxi cho bộ rễ và là nơi dự trữ dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Các đặc tính vật lý sẽ cung cấp các thông tin về độ thoáng, khả năng giữ, thoát nước đồng thời chỉ ra lượng dinh dưỡng có trong môi trường giá thể xung quanh bộ rễ.

Một giá thể cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo độ sạch (sạch mầm mống gây bệnh, nguồn cỏ dại…)

- Đảm bảo độ thông thoáng.

- Có khả năng giữ và thoát nước tốt.

- Có chứa hoặc có khả năng giữ chất dinh dưỡng để cung cấp dần cho cây.

Hiện nay trên thế giới, người ta sản xuất rất nhiều các loại giá thể khác nhau và chúng được sử dụng tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng đối tượng cây trồng.



b. Các loại giá thể:

Các giá thể được sử dụng hiện nay gồm: Than, dớn, xơ dừa, trấu hun, cát, rễ lục bình, vỏ cây. Các giá thể này dùng để cải thiện độ ẩm và tác dụng cơ học hơn là cung cấp dinh dưỡng.

- Than gỗ: Dùng với mục đích giữ ẩm. Than là một giá thể tốt vì không có mầm bệnh, không bị mục và có khả năng giữ nước, vì thế than hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải dần qua sức hút rất mạnh của rễ cây. Tránh dùng các loại than gỗ rừng xác vì hàm lượng NaCl trong than cao dễ làm chết cây.

- Trấu hun: Giá thể trấu hun là một loại giá thể trơ, hoàn toàn sạch nấm bệnh, giữ nước và cung cấp nước cũng như chất dinh dưỡng cho cây rất thuận lợi.

- Việc sử dụng cát làm giá thể, trộn vào các vật liệu như trấu làm giá thể cho kết quả tốt, tuy nhiên cần loại bỏ hết các mầm thực vật trong cát.

Nhìn chung sản xuất rau, hoa trên giá thể và trong môi trường thuỷ canh sẽ được áp dụng ở mức độ từ nhỏ tới quy mô lớn hơn, phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu thử nghiệm.



3.4. Công nghệ tế bào:

Về công nghệ tế bào, các nước đều đã sử dụng rộng rãi kỹ thuật nuôi cấy mô để tạo ra các dòng cây sạch bệnh (ví dụ khoai tây sạch virut) hoặc nhân nhanh các giống quý hiếm hay là có giá trị kinh tế cao. Việc nuôi cấy tế bào có thể dùng làm nơi lưu giữ nguồn gen, có thể gây đột biến để dùng trong chọn giống. Việc nuôi cấy tế bào động vật còn để dùng làm môi trường sản xuất nhiều loại vacxin virut. Để nuôi cấy tế bào có thể dùng phương pháp nuôi cấy bề mặt, nuôi cấy chìm, nuôi cấy lắc, nuôi cấy huyền phù, nuôi cấy phân đợt, nuôi cấy liên tục, nuôi cấy phân đoạn - liên tục,...



3.5. Lựa chọn kỹ thuật và công nghệ về nhân giống cây trồng đối với cây ăn quả đặc sản, cây công nghiệp:

a) Công nghệ nuôi cấy mô tế bào

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là kĩ thuật cho phép nuôi cấy dễ dàng những tế bào thực vật hay mô phân sinh sạch bệnh trong môi trường nhân tạo thích hợp để tạo ra những khối tế bào hay những cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào là khả năng của 1 tế bào hình thành 1 cây hoàn chỉnh trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, do trong tế bào có chứa bộ AND (NST) hoàn chỉnh, chứa toàn bộ thông tin di truyền cho 1 chu kì sống hoàn chỉnh.



b) Giâm hom

Là phương pháp bán hiện đại cho phép nhân giống vô tính - sản xuất cây giống có đủ phẩm chất trong các điều kiện cách ly tái nhiễm, chủ động chế độ tưới và chế độ ánh sáng. Bằng phương pháp giâm cành có thể sản xuất trực tiếp cây giống hoặc sử dụng làm gốc ghép sạch bệnh áp dụng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng, sản xuất cây giống sạch bệnh (với cây ăn quả).



c) Nhân giống truyền thống.

Là phương pháp phổ thông, dễ sử dụng với nhiều kỹ thuật khác nhau. Với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, giải pháp công nghệ cổ truyền chỉ duy trì ở quy mô nhỏ trong các mô hình sản xuất cây ngắn ngày...

Trong các năm tới, trong lĩnh vực nhân giống, dự án sẽ áp dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Invitro), và giâm cành (Invivo), để sản xuất các loại giống cây ăn quả, cây công nghiệp.

3.6. Lựa chọn kỹ thuật trong chăn nuôi

Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, đảm bào các tiêu chuẩn mà thị trưởng cần nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Chăn nuôi lợn: Áp dụng các kiểu chuồng nuôi tiên tiến, lựa chọn công nghệ trong việc xây dựng chuồng trại (công nghệ chuồng kín, sử dụng chuồng có hệ thống làm mát, nuôi trên nền đệm lót sinh học,...); ứng dụng chế phẩm sinh học Probiotics,… trong chăn nuôi, mô hình ứng dụng công nghệ cao kết hợp phát triển theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi công nghệ cao tại Việt Nam là hướng đi trong giai đoạn tới.

- Chăn nuôi gà: Ứng dụng các mô hình chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao như: Mô hình chăn nuôi khép kín và tự động, nhà nuôi gà gắn hệ thống máy lạnh làm mát và hút mùi, trại gà được xây dựng kiên cố bằng khung thép, bê tông, cửa ra vào nhà lạnh có các thiết bị cảm ứng tự động điều chỉnh nhiệt độ, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ khoảng 22-240C. Hệ thống chuồng trại khép kín, từ việc vệ sinh chuồng, cho ăn, uống nước… đều tự động. Nuôi nhốt với chuồng trại phù hợp, đảm bảo vệ sinh, nuôi trên nền đệm lót sinh học, …



3.7. Cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp

Cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp bao gồm: Cơ giới hóa làm đất, rạch hàng, gieo hạt, cơ giới hóa thu hoạch,… Cơ giới hóa là giải pháp quan trọng quyết định hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản đang là nhu cầu bức thiết của tỉnh; cùng với việc ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật, hình thành các vùng sản xuất tập trung, cần thiết phải đẩy nhanh cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Trên lĩnh vực trồng trọt, một số chủng loại máy mới cần đưa vào sản xuất tại các khâu công việc như: làm đất, vận chuyển, đập tách hạt, bơm nước; gieo mạ khay, khâu cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, gặt lúa,…cần được triển khai bằng cơ giới hóa.

Trên lĩnh vực chăn nuôi, những năm gần đây, ngành chăn nuôi chuyển mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô trang trại và gia trại. việc áp dụng cơ giới hóa trong sử dụng hệ thống chuồng trại tự động, bán tự động, áp dụng cơ giới hóa vào một số khâu như vệ sinh, làm mát chuồng trại, chế biến và cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi,…

3.8. Công nghệ sau thu hoạch

Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm để chống thất thoát và nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Nước ta đã gia nhập WTO, một trong các lĩnh vực mà họ quan tâm là tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm thông qua công tác kiểm tra giám định, lập các kho bảo quản nông sản thực phẩm để chống thất thoát, lập các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm để đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ sấy, đóng bao, bảo quản sau thu hoạch.


Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương