BÁo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể VÙng và khu nông nghiệP Ứng dụng công nghệ cao tỉnh lào cai đẾn năM 2020


Dự báo về nguồn nhân lực công nghệ cao và đội ngũ quản lý; hệ thống dịch vụ nông nghiệp có khả năng đáp ứng



tải về 0.83 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30094
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

7. Dự báo về nguồn nhân lực công nghệ cao và đội ngũ quản lý; hệ thống dịch vụ nông nghiệp có khả năng đáp ứng.


Dự báo đến năm 2015, dân số trung bình của tỉnh là 670 ngàn người. Số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động 370 ngàn người, chiếm 55% dân số. Tổng số nhân khẩu nông nghiệp khoảng 450 ngàn người (khoảng 67% dân số).

Đến năm 2020, dân số trung bình là 715 ngàn người. Số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động 408 ngàn người, chiếm 57,0% dân số. Tổng số nhân khẩu nông nghiệp là 440 ngàn người (chiếm 61,5% dân số).

Với dân số nông nghiệp chiếm trên 60% dân số, nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp khá dồi dào. Trên địa bàn có các đơn vị nghiên cứu về nông nghiệp: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Di truyền, Viện cây lương thực - cây thực phẩm,…các đơn vị nghiên cứu thuộc tỉnh: Trung tâm giống Nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Lào Cai, các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp,... với định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao của tỉnh. Nguồn nhân lực công nghệ cao và đội ngũ quản lý; hệ thống dịch vụ nông nghiệp trong giai đoạn tới hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu.

II. QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÙNG VÀ KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH LÀO CAI

1. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch các vùng và khu NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.1. Quan điểm


- Khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và kinh tế, xã hội của từng vùng sinh thái để phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của từng vùng và sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Xã hội hoá tối đa đầu tư xây dựng các vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Tạo mối liên kết sản xuất, gắn với quy hoạch cánh đồng mẫu lớn và xây dựng nông thôn mới.

1.2. Mục tiêu

1.2.1. Mục tiêu chung


- Góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

- Xây dựng cơ sở pháp lý, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực phục vụ quản lý và điều hành các hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Xây dựng được một số giải pháp, chính sách để thực hiện quy hoạch và phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


1.2.2. Mục tiêu cụ thể


1.2.2.1. Giai đoạn 2016-2020:

- Xây dựng 02 khu nông nghiệp ứng dụng CNC cấp tỉnh: Bắc Hà và Sa Pa;

- Hình thành 6 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các loại cây trồng, vật nuôi (rau; hoa; chè; cây ăn quả; cây dược liệu; chăn nuôi lợn, gia cầm, gia súc) có thế mạnh và phù hợp với điều kiện của từng khu vực.

1.2.2.2. Giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030:

- Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC cấp quốc gia tại huyện Sa Pa.

- Phát triển ổn định 6 vùng ứng dụng công nghệ cao.

2. Quy hoạch vùng và khu NNƯDCNC đến năm 2020

2.1. Quy hoạch khu NNƯDCNC đến năm 2020


Quy hoạch khu NNƯDCNC đến năm 2020 xây dựng 02 khu nông nghiệp ứng dụng CNC cấp tỉnh tại huyện Sa Pa và huyện Bắc Hà.

2.1.1. Tiêu chí, chức năng và hoạt động của khu NNƯDCNC cấp tỉnh


- Khu NNƯDCNC là “hạt nhân công nghệ” của tỉnh và của khu vực, có vai trò đầu tàu, dẫn dắt chuyển giao các kết quả nghiên cứu ứng dụng ra sản xuất đại trà trong tiến trình thương mại hóa sản phẩm.

- Khu sẽ tiếp nhận các công nghệ tiên tiến trong sản xuất của trong nước, của thế giới và của khu NNƯDCNC cấp quốc gia đưa vào trình diễn, nhân rộng. Sản phẩm của khu NNƯDCNC phải được các doanh nghiệp, trang trại, HTX, hộ nông dân, tiếp nhận, mua hoặc hợp đồng chuyển nhượng công nghệ cao nhằm áp dụng vào các mô hình sản xuất đại trà.

- Khu NNƯDCNC tồn tại và phát triển phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực. Hoạt động của khu NNƯDCNC góp phần phát huy sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của địa phương; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của khu NNƯDCNC cấp tỉnh phải phù hợp với các đặc trưng về điều kiện sản xuất của khu vực và có tính khả thi khi đưa ra trình diễn đảm bảo cân đối đầu vào - đầu ra của các doanh nghiệp, nông hộ, trang trại, công ty sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể chấp nhận được.

- Khu NNƯDCNC cấp tỉnh là nơi tổ chức hội nghị, tập huấn nâng cao trình độ người dân trong việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Phân khu chức năng của khu NNƯDCNC cấp tỉnh


Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh bao gồm các phân khu chức năng chủ yếu:

- Khu điều hành.

- Khu sản xuất giống chất lượng cao.

- Khu trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Khu học tập, hội thảo, trình diễn và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Khu sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Khu sơ chế, bảo quản,...

- Khu xử lý chất thải.

- Giao thông, thủy lợi,..

* Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Lào Cai.

* Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai.

2.1.3. Quy hoạch các khu nông nghiệp ƯDCNC cấp tỉnh đến năm 2020


Tổng số khu nông nghiệp ƯDCNC cấp tỉnh dự kiến bố trí xây dựng 2 khu, quy hoạch tại các huyện: huyện Bắc Hà và huyện Sa Pa.

Tổng diện tích bố trí là 593,4 ha. Bao gồm 2 khu sau:

2.1.3.1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Sa Pa

* Quy mô, vị trí:

Vị trí: Thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, huyện Sa Pa

Quy mô: 500 ha

Hiện trạng sử dụng đất: Đất chưa sử dụng và đất nương rẫy.

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp.

Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.



* Chức năng, nhiệm vụ:

- Chức năng của khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Sa Pa là ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu nghiên cứu, phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là các lĩnh vực: trồng trọt (Rau, hoa ôn đới các loại), bảo quản chế biến nông sản.

Nhiệm vụ chủ yếu: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; đào tạo nhân lực công nghệ cao; thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước…

* Lĩnh vực ứng dụng CNC: Rau, hoa ôn đới các loại.

* Công nghệ dự kiến áp dụng:

- Trồng trong rau nhà lưới, trồng trong dung dịch (thủy canh), trồng trên giá thể.

- Sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm (phun mưa, nhỏ giọt) kết hợp bón phân có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.

- Sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học.

- Công nghệ bảo quản, sơ chế, đóng gói sản phẩm sau thu hoạch.

* Đối tượng thực nghiệm, trình diễn, chuyển giao và sản xuất

- Rau, hoa ôn đới các loại (giống, quy trình, công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản).



2.1.3.2. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Bắc Hà

* Quy mô, vị trí:

Vị trí: Thôn Tà Chải, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà.

Quy mô: 93,40 ha

Hiện trạng sử dụng đất: Đất trồng màu.



Giai đoạn đầu tư: Giai đoạn 2016 - 2020.

* Chức năng, nhiệm vụ:

- Chức năng của Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Hà là ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu nghiên cứu, phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là các lĩnh vực: trồng trọt (rau ôn đới, giống khoai tây, giống lúa bố mẹ,...), bảo quản chế biến nông sản.

Nhiệm vụ chủ yếu: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; đào tạo nhân lực công nghệ cao; thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước…

* Lĩnh vực ứng dụng CNC:

- Rau ôn đới.

- Sản xuất khoai tây giống.

- Sản xuất hạt giống lúa bố mẹ hai dòng ứng dụng CNC, có sự hỗ trợ của Chính phủ để chủ động nguồn giống bố mẹ theo Chương trình sản xuất hạt giống lai quốc gia.

- Hoa, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu.

* Công nghệ dự kiến áp dụng:

- Công nghệ và kỹ thuật sản xuất rau, hoa, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu:

+ Trồng trong nhà lưới, nhà kính.

+ Trồng trong dung dịch (thủy canh).

+ Trồng trên giá thể.

- Ứng dụng công nghệ invitro để tạo ra giống khoai tây sạch bệnh, ứng dụng công nghệ khí canh để sản xuất giống khoai tây siêu nguyên chủng cung cấp cho vùng.

- Sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm (phun mưa, nhỏ giọt) kết hợp bón phân có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.

- Sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học.

- Áp dụng nhà kính, nhà lưới có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động trong nhân giống cây.

- Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

- Sơ chế, bảo quản sau thu hoạch bằng công nghệ tiên tiến giúp nâng cao giá trị sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Ứng dụng vi tính hóa trong quản lý điều hành, quản lý lưu trữ dữ liệu truy nguyên nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,…



* Đối tượng thực nghiệm, trình diễn, chuyển giao và sản xuất

- Các cây trồng chính:

+ Rau ôn đới.

+ Lúa chất lượng cao.

+ Các loại rau, khoai tây (giống, quy trình sản xuất và bảo quản).

+ Hoa, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu,

- Cơ giới hóa khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

Bảng 7: Quy hoạch các khu NNƯDCNC tỉnh Lào Cai đến năm 2020


TT

Tên

D.tích (ha)

Địa điểm

Giai đoạn ĐT

Lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao

I

CẤP TỈNH

593,4










1.

Khu NNƯDCNC

huyện Bắc Hà



93,4

Thôn Tà Chải, xã Lùng Phình

2016-2020

-Trồng trọt ƯDCNC (rau ôn đới, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, khoai tây giống);

- Bảo quản, sơ chế sản phẩm nông nghiệp.



2.

Khu NNƯDCNC huyện Sa Pa

500

Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, huyện Sa Pa

2016-2020

- Trồng trọt ƯDCNC (Rau, quả ôn đới các loại, hoa dược liệu);

- Bảo quản, đóng gói, công nghệ sau thu hoạch sản phẩm rau các loại.

- Chủ đầu tư: doanh nghiệp


Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

2.2. Quy hoạch vùng NNƯDCNC tỉnh Lào Cai đến năm 2020

2.2.1. Điều kiện xác định vùng NNƯDCNC


- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nơi sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng đảm bảo đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

- Vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp, thuộc vùng chuyên canh sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, sản phẩm tại địa phương;

- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thuỷ lợi, điện; thuận lợi cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao;

- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm có lợi thế của vùng, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao;

- Có các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tham gia tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và đầu tư về vốn.

2.2.2. Các tiêu chí chủ yếu để quy hoạch vùng NNƯDCNC


- Là sản phẩm được nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao từ các khu NNƯDCNC đã quy hoạch hoặc từ các tổ chức khoa học công nghệ hoặc các nhà khoa học, phải có thị trường tiêu thụ ổn định (nội địa hoặc xuất khẩu), được chứng nhận về chất lượng của các tổ chức có uy tín ở trong nước và quốc tế, tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao; quy mô diện tích và điều kiện sản xuất phù hợp.

- Có tiềm năng về đất đai để phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ cao; có vùng sản xuất tập trung, phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh, của huyện; có mặt bằng sản xuất thuận lợi cho cơ giới hóa các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch và ứng dụng công nghệ.

- Có hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp cho việc ứng dụng CNC như: giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa; hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ: tưới phun, tưới tự chảy, tưới thấm hoặc tưới kết hợp bón phân, có hệ thống điện, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu sản xuất; hệ thống sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm.

- Vùng NNƯDCNC phải có doanh nghiệp liên kết với nông dân áp dụng CNC để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Người sản xuất trong vùng NNƯDCNC được tập huấn về công nghệ cao.

2.2.3. Nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC


- Tổ chức sản xuất các sản phẩm NNƯDCNC, tập trung vào các sản phẩm hàng hóa chiến lược của tỉnh;

- Liên kết các hoạt động nghiên cứu ứng dụng CNC vào sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm NNƯDCNN;

- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

- Tạo ra các sản phẩm hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh và từng vùng sinh thái.


2.2.4. Quy hoạch các vùng NNƯDCNC đến năm 2020


2.2.4.1. Vùng sản xuất rau ứng dụng CNC

Theo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030; diện tích sản xuất rau các loại là 8.300 ha. Trong đó bố trí phát triển vùng rau an toàn tập trung với nhu cầu ngày càng tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu, khu đô thị, khách du lịch...



* Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC:

Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC đến năm 2020 quy mô 700 ha (Sa Pa 220 ha, TP Lào Cai 55ha, Bát Xát 65 ha, Bắc Hà 130 ha, Mường Khương 50 ha, Bảo Thắng 80 ha, Văn Bàn 50ha, Bảo Yên 50ha.

Chi tiết theo địa bàn các huyện, TP như sau:

- TP. Lào Cai: Xây dựng vùng rau tập trung 55 ha, ứng dụng CNC trong sản xuất tại Bắc Cường, Nam Cường, Thống Nhất, Bình Minh, Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cam Đường, Tả Phời.

- Huyện Sa Pa: Phát triển thành vùng sản xuất rau ôn đới tập trung chính của tỉnh. Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC huyện Sa Pa với diện tích 220 ha trên địa bàn các xã, thị trấn: TT. Sa Pa, xã Sa Pả, xã Tả Phìn, xã Bản Khoang, xã Tả Van.

- Huyện Bắc Hà: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 130ha trên địa bàn các xã, thị trấn: Thị trấn Bắc Hà, Na Hối, Bản Phố, Tà Chải, Nậm Mòn, Thải Giàng Phố.

- Huyện Mường Khương: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC diện tích 50 ha trên địa bàn các xã: Xã vùng cao: Dìn Chin, Tả Gia Khâu. Trồng rau trái vụ; Xã vùng thấp: Bản Sen, Bản Lầu, Lùng Vai.

- Huyện Bảo Thắng: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 80 ha trên địa bàn xã Gia Phú, Thái Niên

- Huyện Bát Xát: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 65 ha. Bao gồm: địa điểm các xã Ngải Thầu, Quang Kim, Y Tý, Bản Qua, Cốc San, Bản Xèo.

- Huyện Văn Bàn: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 50 ha. Bao gồm: địa điểm các xã: Võ Lao, Làng Giàng, Hòa Mạc, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Văn Sơn.

- Huyện Bảo Yên: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 50 ha. Bao gồm: địa điểm các xã Bảo Hà, Kim Sơn.



* Công nghệ chính ứng dụng và giải pháp thực hiện:

- Áp dụng xây dựng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản trồng rau cao cấp, trồng rau an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng quy trình sản xuất VietGap

- Áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm nước được xử lý tại trạm xử lý nước sau đó nước được đẩy vào đường ống tưới cho rau bằng các vòi phun,...

- Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất rau.

- Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, sơ chế, đóng gói,..

Bảng 8: Quy hoạch các vùng sản xuất rau ứng dụng CNC đến năm 2020

TT

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

700




1

TP. Lào Cai

55

Các phường: Bắc Cường, Nam Cường, Thống Nhất, Bình Minh, Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cam Đường, Tả Phời.

2

Sa Pa

220

TT. Sa Pa, xã Sa Pả, xã Tả Phìn, xã Bản Khoang, xã Tả Van.

3

Bắc Hà

130

TT.Bắc Hà, xã Na Hối, xã Bản Phố, xã Tà Chải, xã Nậm Mòn, Thải Giàng Phố,

4

Bảo Thắng

80

Xã Gia Phú, Thái Niên

5

Mường Khương

50

Xã Dìn Chin, xã Tả Gia Khâu, xã Bản sen, xã Bản Lầu, xã Lùng Vai

6

Bát Xát

65

xã Ngãi Thầu. xã Quang Kim, xã Y Tý, xã Bản Qua, xã Cốc San, xã Bản Xèo.

7

Văn Bàn

50

Các xã: Võ Lao, Làng Giàng, Hòa Mạc, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Văn Sơn

8

Bảo Yên

50

Xã Bảo Hà, xã Kim Sơn

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

2.2.4.2. Vùng sản xuất hoa ứng dụng CNC

Quy hoạch sản xuất hoa đến năm 2020 duy trì ổn định diện tích hoa là 260 ha, hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao với việc xây dựng khu nông nghiệp sản xuất hoa sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, tập trung vào những sản phẩm hoa cao cấp, hoa có nguồn gốc ôn đới (hoa ly, tuy líp, hoa rum...), phong lan.



* Quy hoạch vùng sản xuất hoa ƯDCNC:

Diện tích quy hoạch vùng sản xuất hoa ƯDCNC: 200 ha; địa bàn bố trí chủ yếu ở Sa Pa, Bắc Hà

+ Huyện Sa Pa: quy hoạch 150 ha; địa bàn bố trí: thị trấn Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn, Bản Khoang, San Sả Hồ, Lao Chải các loại hoa: hoa hồng, hoa phong lan, hoa ly, địa lan, hoa tuy líp, các loại hoa khác,..

+ Huyện Bắc Hà: quy hoạch 50 ha, địa bàn bố trí: Thị trấn Bắc Hà, Na Hối, Tà Chải, Thải Giàng Phố trồng hoa các loại hồng, ly, lan,… và các loại hoa khác

Ngoài ra pháp triển ứng dụng CNC vào sản xuất hoa lan, địa lan trồng chậu.

* Công nghệ chính ứng dụng và giải pháp thực hiện:

+ Sử dụng giống nuôi cấy mô, giống ghép chất lượng cao, giống nhập khẩu như: công nghệ muôi cấy mô giống lan địa phương.

+ Kỹ thuật vườn ươm (giá thể, vật liệu bầu-tự huỷ, đóng bầu tự động).

+ Nhà lưới, nhà màng và kỹ thuật điều khiển nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

+ Liên kết, chuyển giao công nghệ, quy trình kỹ thuật, đặc biệt là giống hoa mới, giống nhập nội giữa khu NNƯDCNC và vùng sản xuất hoa ứng dụng CNC.

+ Phân bón chức năng, tưới kết hợp bón phân.

+ Thuốc BVTV sinh học, thiên địch.

+ Đầu tư hệ thống bao gói, nhãn mác, bảo quản, vận chuyển.

+ Xây dựng thương hiệu, tổ chức các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm cho hoa Sa Pa.

Bảng 9: Quy hoạch các vùng sản xuất hoa ứng dụng CNC đến năm 2020


TT

Huyện, TP

Diện tích

(ha)

Địa điểm




Tổng số

200,0




1

Sa Pa

150,0

Thị trấn Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn, Bản Khoang, San Sả Hồ, Lao Chải

2

Bắc Hà

50,0

Thị trấn Bắc Hà, Na Hối, Tà Chải, Thải Giàng Phố

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

2.2.4.3. Vùng sản xuất chè ứng dụng CNC

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu chè đứng thứ năm thế giới (sau Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka) và đứng thứ hai về sản xuất chè xanh (sau Trung Quốc). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam thời gian qua là Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ... Sản xuất chè còn bất cập do chưa kiểm soát được quá trình sản xuất từ trồng đến chăm sóc, thu hái, chế biến và bảo quản... Mặc dù có 70% các hộ trồng chè Việt Nam đã học hoặc biết trồng chè theo hướng sản xuất an toàn nhưng đa số vẫn làm theo thói quen đối với chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu… Việc thu hái chè không đảm bảo kỹ thuật cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng chè. Đối với doanh nghiệp, dù 100% doanh nghiệp đã ý thức được việc áp dụng ISO và HACCP nhưng tỷ lệ đạt chứng nhận chưa cao, chỉ 30% doanh nghiệp áp dụng các chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và an toàn như: VietGap, UTZ, RFA…Vì vậy, để nâng cao chất lượng chè, đặc biệt là an toàn thực phẩm việc sản xuất chè phải theo quy trình canh tác có quản lý chặt chẽ. Cùng với đó là việc liên kết chặt chẽ giữa người trồng chè và nhà máy chế biến, tạo ra chuỗi giá trị hoàn chỉnh, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mỗi mắt xích tham gia.

Hiện nay cả nước mới có 1 vùng chè ứng dụng CNC tại Lâm Đồng với diện tích khoảng 4,8 nghìn ha, Lào Cai chưa có vùng chè ứng dụng CNC chủ yếu mới có các mô hình nhỏ lẻ áp dụng quy trình sản xuất theo VietGap.

Đối với tỉnh Lào Cai, sản xuất chè trên địa bàn tỉnh còn bất cập do chưa kiểm soát được quá trình sản xuất từ trồng đến chăm sóc, thu hái, chế biến và bảo quản... Mặc dù các hộ trồng chè đã học hoặc biết trồng chè theo hướng sản xuất an toàn nhưng đa số vẫn làm theo thói quen đối với chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu… Việc thu hái chè không đảm bảo kỹ thuật cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng chè.



* Quy hoạch vùng sản xuất chè ƯDCNC:

Theo quy hoạch nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ổn định vùng chè của tỉnh đạt khoảng 7.000 ha; năng suất chè búp tươi 12 - 15 tấn/ha, sản lượng trên 50.000 tấn búp tươi. trồng tập trung tại: Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa.

Diện tích quy hoạch vùng trồng chè ƯDCNC đến năm 2020 là 1.000 ha; địa bàn bố trí bao gồm các huyện sau:

- Huyện Bảo Thắng: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 255 ha, địa bàn bố trí tập trung tại xã Phú Nhuận, Bản Phiệt, Xuân Quang, Trì Quang, Thái Niên, Phong Niên, Phong Hải, Xuân Giao, Bản Cầm.

- Huyện Mường Khương: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 180 ha, tập trung tại 8 xã (Bản Sen, Lùng Vai, Thanh Bình, Bản Lầu, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng).

- Huyện Bắc Hà: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 70 ha, địa bàn bố trí: Bản Liền, Nậm Khánh, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Nậm Khánh, Lầu Thí Ngài, Hoàng Thu Phố, Lùng Phình; sản xuất chè hữu cơ.

- Huyện Bát Xát: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 205 ha, địa bàn bố trí: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, A Mú Sung, Nậm Chạc, A Lù; sản xuất chè hữu cơ.

- Huyện Bảo Yên: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 240 ha, địa bàn bố trí Xuân Hòa, Lương Sơn, Tân Dương, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Xuân Thượng.

- Huyện Sa Pa: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 50 ha, địa bàn TT Sa Pa



* Công nghệ chính ứng dụng và giải pháp thực hiện:

- Nâng cao chất lượng đầu vào bằng: giống, kỹ thuật thu hái chè,..

- Áp dụng các chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và an toàn như: VietGap, UTZ, RFA,..

- Ứng dụng công nghệ mới cho lĩnh vực chế biến chè.

- Đóng gói, xây dựng thương hiệu.

Bảng 10: Quy hoạch các vùng sản xuất chè ứng dụng CNC đến năm 2020

TT

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

1.000

1

Mường Khương

180

Các xã: Bản Sen, Lùng Vai, Thanh Bình, Bản Lầu, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng

2

Bảo Yên

240

Các xã: Xuân Hòa, Lương Sơn, Tân Dương, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Xuân Thượng

3

Bát Xát

205

Các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, A Mú Sung, Nậm Chạc, A Lù

4

Bắc Hà

70

Các xã: Bản Liền, Nậm Khánh, Tả Củ Tỷ, Tả

Van Chư, Nậm Khánh, Lầu Thí Ngài, Hoàng Thu Phố, Lùng Phình



5

Bảo Thắng

255

Các xã: Phú Nhuận, Bản Phiệt, Xuân Quang, Trì Quang, Thái Niên, Phong Niên, Phong Hải, Xuân Giao, Bản Cầm

6

Sa Pa

50

TT Sa Pa

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

2.2.4.4. Vùng cây ăn quả ứng dụng CNC

a) Cây ăn quả ôn đới ứng dụng CNC

Quy hoạch diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 7.800 ha, trong đó diện tích cây ăn quả ôn đới là 3.500 ha; cây ăn quả là cây trồng có khả năng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng mục tiêu nâng cao năng suất, giá trị thương phẩm.

Dự kiến quy hoạch đến năm 2020 với các vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới ƯDCNC là 250 ha, chi tiết theo các huyện như sau:

Bảng 11: Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới ƯDCNC đến năm 2020

1

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

250




1

Sa Pa

80

TT Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn, Hầu Thào

2

Bát Xát

50

Các xã Nậm Pung, Y Tý.

3

Bắc Hà

75

Thị trấn, Lùng Cải, Bản Già, Tả Củ Tỷ, Lùng Phình, Tả Van Chư

4

Văn Bàn

30

Các xã: Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Chầy.

5

TP Lào Cai

15

Các xã: Hợp Thành, Tả Phời

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

* Biện pháp: Thực hiện trồng, chăm sóc, bảo quản theo qui trình tiên tiến, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap,…, chọn tạo, sản xuất và cung ứng các giống có lợi thế (Lê VH6, Đào Pháp,…), xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng CNC.



b) Cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng CNC

Dự kiến bố trí sản xuất trồng cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng CNC đến năm 2020, diện tích 2.000 ha, bao gồm: Mường Khương 800 ha, Bát Xát 600 ha, Bảo Thắng 450 ha, Bảo Yên 100 ha, TP. Lào Cai 50 ha:

- Cây Chuối: Bố trí trồng tại huyện Mường Khương và Bát Xát, Bảo Thắng, TP Lào Cai với tổng diện tích 1.500ha,

- Cây ăn quả nhiệt đới các loại (Cam, nhãn, xoài, thanh long, Bưởi, quýt): 500 ha, Bố trí tại huyện Bảo Yên 80ha (Bảo Hà, Kim Sơn); Bảo Thắng 220ha; Mường Khương 200ha (Tung Trung Phố; TT Mường Khương, Tả Ngải Chồ)



Bảng 12: Quy hoạch các vùng sản xuất cây ăn quả nhiệt đới ƯDCNC đến 2020

1

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa

điểm

Loại cây trồng ứng dụng CNC




Tổng số

2.050







1

Huyện Mường Khương

800

Lùng Vai, Bản Lầu, Nậm Chảy; Tung Trung Phố; TT Mường Khương, Tả Ngải Chồ

Chuối, quýt và cây ăn quả khác

2

Huyện Bát Xát

600

A Mu Sung, Nậm Chạc, Cốc Mỳ, Cốc San, Bản Qua, Trịnh Tường.

Chuối và cây ăn quả khác

3

Huyện Bảo Thắng

450

Bản Phiệt, Thái Niên

Chuối , cam và cây ăn quả khác

4

TP. Lào Cai

50

Bắc Cường

Chuối

6

Bảo Yên

100

Xã Bảo Hà, xã Kim Sơn

Thanh long, nhãn, xoài...

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

2.2.4.5. Vùng cây dược liệu ứng dụng CNC

Khai thác thế mạnh về đất đại, khí hậu, nguồn gen quý sẵn có (Atisô, sa nhân tím, thảo quả, giảo cổ lam, xuyên khung, sa nhân tím...) và nhập nội các giống mới có chất lượng tốt để phát triển cây dược liệu ở các huyện ổn định từ 650 - 700ha

Đến năm 2020 quy hoạch 350 ha vùng trồng cây dược liệu ứng dụng CNC gồm: Sa Pa 65 ha, Mường Khương 65 ha, Bắc Hà 50 ha, Si Ma Cai 45 ha, Bát Xát 80ha, Văn Bàn 45ha.

* Biện pháp thực hiện:

Quy hoạch vùng trồng và bảo tồn cây dược liệu quí ở địa phương, đầu tư xây dựng khu gieo ươm công nghệ cao cung cấp giống đủ chuẩn.

Thực hiện trồng, chăm sóc, bảo quản theo qui trình tiên tiến, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap,…, xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng CNC.

Thực hiện dịch vụ thương mại nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu khi có thị trường.

Bảng 13: Quy hoạch các vùng sản xuất cây dược liệu ƯDCNC đến năm 2020

1

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

350




1

Sa Pa

65

TT. Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải

2

Mường Khương

65

Xã La Pán Tẩn, Pha Long; Lùng Vai, Nậm Chảy, TT Mường Khương; Tung Trung Phố, Tả Ngải Chồ.

3

Huyện Bát Xát

80

Xã Y Tý, Pa Cheo, Nậm Pung, Ngải Thầu, A Mu Sung, Dền Thàng, Trịnh Tường.

4

Huyện Bắc Hà

50

Xã Lùng Phình, Na Hối, Bản Già, Tà Chải, Nậm Mòn.

5

Huyện Si Ma Cai

45

Xã Nàn Sán, Sán Chải, Quan Tần Sán, Mản Thẩn, Xín Chéng, Nàn Xín, Lùng Sui, Cán Hồ

6

Văn Bàn

45

Các xã: Liêm Phú, Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Tha, Nậm Chầy, Dương Quỳ.

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

2.2.4.6. Vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng CNC

Ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, tập trung vào các loại gia súc, gia cầm có thương hiệu, khu vực chăn nuôi tập trung; phát triển những loại gia súc, gia cầm tại những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp.

Đầu tư xây dựng vùng chăn nuôi tập trung (xây dựng trang trại chăn nuôi đạt chuẩn, ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi) trên địa bàn các huyện, bao gồm:

Quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi gia cầm, lợn tập trung tại huyện Bảo Thắng (Xuân Quang, Gia Phú, Xuân Giao, Phú Nhuận, Sơn Hải, Sơn Hà), Mường Khương (Bản Lầu, Bản Xen), Bắc Hà (Bảo Nhai, Thị trấn Bắc Hà), Văn Bàn (Tân Thượng, Làng Giàng); gia súc tại huyện Bảo Yên (tập trung ở xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà).

Phát triển chăn nuôi qui mô công nghiệp ven, xã vành đai các khu công nghiệp, đô thị và khu du lịch tập trung ở TP Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà, v.v...

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi với qui mô lớn và tập trung theo hình thức công nghiệp tại TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát....


3. Phát triển NNƯDCNC giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

3.1. Phát triển khu NNƯDCNC đến năm 2030


Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, dự kiến xây dựng 01 khu nông nghiệp ứng dụng CNC cấp Quốc gia trên địa bàn huyện Sa Pa.

3.1.1. Tiêu chí, chức năng và hoạt động của khu NNƯDCNC cấp quốc gia


- Khu NNƯDCNC là “hạt nhân công nghệ” của nền NNƯDCNC, có vai trò đầu tàu, dẫn dắt chuyển giao các kết quả nghiên cứu ứng dụng ra sản xuất đại trà trong tiến trình thương mại hóa sản phẩm.

- Khu sẽ tiếp nhận các kết quả nghiên cứu các kết quả nghiên cứu về khoa học công nghệ trên thế giới, của các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và đưa vào thử nghiệm, trình diễn, nhân rộng. Sản phẩm của khu NNƯDCNC phải được các doanh nghiệp, trang trại, HTX, hộ nông dân, tiếp nhận, mua hoặc hợp đồng chuyển nhượng công nghệ cao dụng vào các mô hình sản xuất đại trà.

- Khu NNƯDCNC tồn tại và phát triển phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng kinh tế nông nghiệp. Hoạt động của khu NNƯDCNC góp phần phát huy sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của địa phương; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của khu NNƯDCNC ngoài tính “điển hình độc đáo” phải phù hợp với các đặc trưng về điều kiện sản xuất của vùng, của tỉnh và có tính khả thi khi đưa ra trình diễn đảm bảo cân đối đầu vào - đầu ra của các doanh nghiệp, nông hộ, trang trại, công ty sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể chấp nhận được.

- Khu NNƯDCNC muốn liên tục phát triển trong kinh tế thị trường phải có chính sách đa dạng hóa đầu vào, thu hút được nhiều công nghệ mới và các nguồn đầu tư, trong đó Nhà nước và chính quyền địa phương phải có đầu tư cơ bản ban đầu và có sự trợ giúp cần thiết (chính sách, đặt hàng nghiên cứu,...).

- Khu NNƯDCNC phải mở rộng hợp tác quốc tế, lựa chọn tiếp nhận CNC của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tế để đa dạng hóa sản phẩm, địa phương hóa kỹ thuật-công nghệ nhập khẩu trước khi chuyển giao ra thị trường.

- Khu NNƯDCNC phải bảo đảm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và ứng dụng KHCN trong SXNN.

- Khu NNƯDCNC phải xác định rõ được đối tượng, sản phẩm, thị trường và loại công nghệ áp dụng, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.


3.1.2. Vị trí, quy mô khu NNƯDCNC cấp quốc gia tỉnh Lào Cai


Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh Lào Cai dự kiến bố trí 01 khu nông nghiệp ứng dụng CNC cấp Quốc gia.

- Vị trí: Thôn Cửa Cải, xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa.

- Quy mô: 200 ha.

- Hiện trạng sử dụng đất: Đất chưa sử dụng và đất nương rẫy.

- Giai đoạn đầu tư: Sau năm 2020.

- Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Lào Cai.

3.1.3. Phân khu chức năng của khu NNƯDCNC cấp quốc gia


Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm các phân khu chức năng chủ yếu:

(1)- Khu trung tâm hành chính.

(2)- Khu nuôi cấy mô, sản xuất giống chất lượng cao.

Chức năng: Cung cấp giống cây trồng công nghệ cao bằng phương pháp nuôi cấy mô, phương pháp vi giâm cành, phương pháp vi ghép,...

(3)- Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm.



Chức năng:

- Cung cấp giống cây công nghệ cao bằng phương pháp nuôi cấy mô.

- Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ.

(4)- Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;

Chức năng:

- Là nơi đào tạo, huấn luyện, dạy nghề, học tập của các nông dân.

- Là nơi chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng mà các nông dân có thể tìm tòi, học tập, chuyển giao công nghệ.

- Nơi ở, làm việc nghiên cứu, giảng dạy của các chuyên gia ngành nông nghiệp, chuyên gia nước ngoài.

(5)- Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC:

Chức năng: Là khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Có hội trường để thường xuyên tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân tham gia trực tiếp sản xuất trong khu nông nghiệp công nghệ cao, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học chuyên đề có liên quan...

(6)- Khu thực nghiệm, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;



Chức năng:

- Trình diễn các mô hình ứng dụng, thực nghiệm CNC trong sản xuất nông nghiệp.

- Ứng dụng sản xuất đại trà các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Nơi thu hút các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng các loại cây, con ứng dụng công nghệ cao.

(7)- Khu chế biến.

(8)- Khu xử lý chất thải.

(9)- Giao thông, thủy lợi,..

3.1.4. Lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao


- Trồng trọt (giống rau, hoa, chè, cây dược liệu và sản phẩm rau, hoa ứng dụng CNC);

- Chăn nuôi ứng dụng CNC.

- Thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

3.1.5. Kỹ thuật và công nghệ cao chính ứng dụng trong nông nghiệp


Kỹ thuật và công nghệ áp dụng là kỹ thuật công nghệ tiên tiến (gọi chung là công nghệ cao) trong sản xuất nông nghiệp, như công nghệ trồng cây trong nhà lưới, nhà kính, công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh) đối với các loại rau và hoa, phương pháp trồng cây trên giá thể đối với các loại rau và hoa, công nghệ về nhân giống cây trồng đối với cây ăn quả đặc sản,... tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao.

- Công nghệ và kỹ thuật sản xuất giống cây con:

+ Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

+ Nhân giống bằng phương pháp giâm hom.

+ Nhân giống bằng phương pháp nhân giống truyền thống.

- Công nghệ và kỹ thuật sản xuất rau, hoa, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu:

+ Trồng trong nhà lưới, nhà kính (hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện đại công nghệ của Israel, …..)

+ Trồng trong dung dịch (thủy canh).

+ Trồng trên giá thể.

- Kỹ thuật và công nghệ tưới nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng: tưới phun sương, tưới nhỏ giọt, tưới kết hợp bón phân.

- Sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học.

- Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

- Công nghệ chế biến, bảo quản rau, quả ôn đới, các sản phẩm cá nước lạnh.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi:

+ Mô hình và quản lý chăn nuôi lợn với hệ thống chuồng kín, tự động cho ăn theo định lượng.

+ Mô hình trại chăn nuôi gà giống, trại gà đẻ nuôi trong môi trường sạch và áp dụng công nghệ khép kín, mức độ tự động hóa trong các khâu chăm sóc nuôi dưỡng.


3.1.6. Đối tượng thực nghiệm, trình diễn, chuyển giao và sản xuất


- Các cây trồng chính:

+ Giống rau, hoa, chè, cây ăn quả, cây dược liệu chất lượng cao

+ Một số sản phẩm đặc hữu, chất lượng rau, hoa, chè, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu.

- Quy trình công nghệ sản xuất và bảo quản.

+ Giống chè và công nghệ chế biến chè sạch đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Giống và công nghệ chăn nuôi.



Bảng 14: Quy hoạch khu NNƯDCNC tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

TT

Tên

D.tích (ha)

Địa điểm

Giai đoạn ĐT

Lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao

I

CẤP QUỐC GIA

200,0










1.

Khu NNƯDCNC Lào Cai

200,0

Thôn Cửa Cải, xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa

2021– 2030

- Trồng trọt, chăn nuôi ƯDCNC;

- Thủy sản (cá nước lạnh);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.


Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

3.2. Định hướng phát triển vùng NNƯDCNC đến năm 2030


Tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng các vùng NNƯDCNC cho các sản phẩm: lúa, rau, hoa, chè, cây ăn quả, lợn, gia súc, gia cầm.

3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất rau vùng ƯDCNC:


Phát triển ổn định quy mô vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao lên 1.150 ha. Chi tiết theo địa bàn các huyện, TP như sau:

- TP. Lào Cai: Xây dựng vùng rau tập trung 100 ha, trên địa bàn các xã, phường: Bắc Cường, Nam Cường, Thống Nhất, Bình Minh, Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cam Đường, Tả Phời.

- Huyện Sa Pa: Ngoài khu quy hoạch sản xuất rau ƯDCNC tập trung tại Séo Mý Tỷ. Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC huyện Sa Pa với diện tích 400 ha trên địa bàn các xã, thị trấn: TT. Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Van.

- Huyện Bắc Hà: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 150 ha trên địa bàn các xã, thị trấn: Thị trấn Bắc Hà, Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố, Tà Chải, Nậm Mòn.

- Huyện Mường Khương: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC diện tích 100ha trên địa bàn các xã vùng cao: Dìn Chin, Tả Gia Khâu; vùng thấp: Bản Sen, Bản Lầu, Lùng Vai.

- Huyện Bảo Thắng: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 100 ha trên địa bàn xã Gia Phú.

- Huyện Bát Xát: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 100 ha. Gồm địa điểm các xã: Ngải Thầu, Y Tý, Bản Qua, Cốc San, Bản Xèo, Quang Kim.

- Huyện Bảo Yên: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC với diện tích 100ha. Bao gồm địa điểm các xã Bảo Hà, Kim Sơn.



Bảng 15: Quy hoạch các vùng sản xuất rau ứng dụng CNC đến năm 2030

TT

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

1.150




1

TP. Lào Cai

100

Các phường: Bắc Cường, Nam Cường, Thống Nhất, Bình Minh, Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cam Đường, Tả Phời.

2

Sa Pa

400

TT. Sa Pa, xã Sa Pả xã Tả Phìn, xã Bản Khoang, xã Tả Van.

3

Bắc Hà

150

TT.Bắc Hà, xã Na Hối, xã Bản Phố, xã Tà Chải, xã Nậm Mòn, Thải Giàng Phố.

4

Bảo Thắng

100

Xã Gia Phú; Thái Niên; Phong Niên.

5

Mường Khương

100

Xã Dìn Chin, xã Tả Gia Khẩu, xã Bản sen, xã Bản Lầu, xã Lùng Vai

6

Bát Xát

100

xã Ngải Thầu, xã Quang Kim, xã Y Tý, xã Bản Qua, xã Cốc San, xã Bản Xèo.

7

Văn Bàn

100

Các xã: Võ Lao, Làng Giàng, Hòa Mạc, Khánh Yên Trung, Khánh Yên hạ, Văn Sơn

8

Bảo Yên

100

Xã Bảo Hà, xã Kim Sơn

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

3.2.2. Vùng sản xuất hoa ứng dụng CNC:


Ổn định diện tích trồng hoa ứng dụng CNC là 400 ha; địa bàn bố trí chủ yếu ở Sa Pa và một phần ở TP. Lào Cai, Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng và Mường Khương.

Bảng 16: Quy hoạch các vùng sản xuất hoa ứng dụng CNC đến năm 2030

TT

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

400,0




1

TP. Lào Cai

50,0

Phường Bắc Cường, Bình Minh, Thống Nhất

2

Sa Pa

150,0

Thị trấn Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn, Bản Khoang, San Sả Hồ, Lao Chải

3

Bắc Hà

50,0

Thị trấn Bắc Hà, Na Hối, Tà Chải, Thải Giàng Phố

4

Mường Khương

50,0

TT. Mường Khương, Các xã: Nấm Lư, Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tung Chung Phố

5

Bảo Yên

50,0

Xã Cam Cọn, Bảo Hà

6

Bảo Thắng

50,0

TT Phố Lu, Thái Niên, Xã Lu

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

3.2.3. Vùng sản xuất chè ứng dụng CNC:


Quy hoạch vùng sản xuất chè ừng dụng CNC giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là 3.700 ha; địa bàn bố trí bao gồm các huyện sau:

- Huyện Bảo Thắng: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 300 ha, địa bàn bố trí tập trung tại xã Phú Nhuận, Bản Phiệt, Xuân Quang, Trì Quang, Thái Niên, Phong Niên, Phong Hải, Xuân Giao, Bản Cầm.

- Huyện Mường Khương: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 2.000 ha, tập trung tại 8 xã: Bản Sen, Lùng Vai, Thanh Bình, Bản Lầu, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng.

- Huyện Bắc Hà: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 400 ha, các xã: Bản Liền, Nậm Khánh, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Nậm Khánh, Lầu Thí Ngài, Hoàng Thu Phố, Lùng Phình.

- Huyện Bát Xát: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 400 ha, các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, A Mú Sung, Nậm Chạc, A Lù

- Huyện Bảo Yên: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 500 ha, các xã: Xuân Hòa, Lương Sơn, Tân Dương, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Xuân Thượng.

- Huyện Sa Pa: Quy hoạch vùng chè ƯDCNC: 100ha tại TT Sa Pa.



Bảng 17: Quy hoạch các vùng sản xuất chè ứng dụng CNC đến năm 2030

1

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

3.700




1

Mường Khương

2.000

8 xã: Bản Sen, Lùng Vai, Thanh Bình, Bản Lầu, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng.

2

Bảo Yên

500

Các xã: Xuân Hòa, Lương Sơn, Tân Dương, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Xuân Thượng.

3

Bát Xát

400

Các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, A Mú Sung, Nậm Chạc, A Lù

4

Bắc Hà

400

Các xã: Bản Liền, Nậm Khánh, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Nậm Khánh, Lầu Thí Ngài, Hoàng Thu Phố, Lùng Phình.

5

Bảo Thắng

300

Các xã: Phú Nhuận, Bản Phiệt, Xuân Quang, Trì Quang, Thái Niên, Phong Niên, Phong Hải, Xuân Giao, Bản Cầm

6

Sa Pa

100

TT Sa Pa

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

3.2.4. Vùng cây ăn quả ứng dụng CNC:


a) Cây ăn quả ôn đới ứng dụng CNC

Dự kiến phát triển vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới ƯDCNC từ 250 ha năm 2020, đến năm 3030 tăng lên là 1.600 ha.



Bảng 18: Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới ƯDCNC đến năm 2030

TT

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

1.600

1

TP. Lào Cai

100

Xã Tả Phời, Hợp Thành

2

Sa Pa

300

TT Sa Pa, các xã: Sa Pả, Hầu Thào, Tả Phìn, San Sả Hồ, Bản Khoang, Lao Chải, Sử Pán, Trung Chải…

3

Mường Khương

150

Nậm Chảy, Pha Long, Cao Sơn, La Pán Tẩn, Dìn Chin, Tả Ngải Chồ

4

Bát Xát

300

Nậm Pung, Y Tý,..

5

Bắc Hà


500

Thị trấn Bắc Hà, Lẩu Thí Ngài, Na Hối, Bản Phố, Tà Chải, Lùng Cải, Bản Già, Tả Củ Tỷ, Lùng Phình, Tả Van Chư

6

Si Ma Cai

150

Xã Quan Tần Sán, xã Lử Thẩn

7

Văn Bàn

100

Các xã: Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Chầy

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

b) Cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng CNC

Dự kiến bố trí sản xuất trồng cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng CNC đến năm 2030 như sau:



Bảng 19: Quy hoạch các vùng sản xuất cây ăn quả nhiệt đới đến năm 2030

1

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

1.550




A

Chuối

1.500




1

Mường Khương

600

Lùng Vai, Bản Lầu, Nậm Chảy

2

Bát Xát

600

A Mú Sung, Nậm Chạc, Cốc Mỳ, Cốc San, Trịnh Tường.

3

Bảo Thắng

300

Bản Cầm, Bản Phiệt, Thái Niên

4

TP. Lào Cai

50

Bắc Cường

B

Cây nhiệt đới các loại (Khác)

1.000




1

Bảo Yên

300

Bảo Hà, Kim Sơn

2

Mường Khương

400

Lùng Vai, Bản Lầu, Nậm Chảy; Tung Trung Phố; TT Mường Khương, Tả Ngải Chồ

3

Bảo Thắng

300

Thái Niên, Xuân Quang, Phong Niên

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

3.2.5. Vùng cây dược liệu ứng dụng CNC:


Dự kiến phát triển vùng sản xuất cây dược liệu ƯDCNC từ 350 ha năm 2020, đến năm 3030 tăng lên là 700 ha.

Bảng 20: Quy hoạch các vùng sản xuất cây dược liệu ƯDCNC đến năm 2030

1

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Địa điểm




Tổng số

700




1

Sa Pa

150

TT. Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, Bản Khoang, Trung Chải.

2

Mường Khương

100

Các xã: La Pán Tẩn, Pha Long; Lùng Vai, Nậm Chảy, TT Mường Khương; Tung Trung Phố, Tả Ngải Chồ.

3

Bát Xát

200

Các xã: Y Tý, Pa Cheo, Nậm Pung, A Mú Sung, Dền Thàng, Trịnh Tường.

4

Bắc Hà

150

Các xã: Lùng Phình, Na Hối, Bản Già, Tà Chải, Nậm Mòn, Lầu Thí Ngài, Lùng Cải.

5

Si Ma Cai

100

Các xã: Nàn Sán, Sán Chải, Quan Tần Sán, Mản Thẩn, Sín Chéng, Nàn Sín, Lùng Sui, Cán Hồ.

Nguồn: Kết quả điều tra, xây dựng dự án

3.2.6. Vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng CNC:


Tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp tại TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát...

- Vùng chăn nuôi lợn, gia cầm ứng dung công nghệ cao tập trung thực hiện tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và một số xã thuộc Bắc Hà, Văn Bàn, Bát Xát và TP Lào Cai

- Vùng chăn nuôi gia súc cao sản tập trung thực hiện tại các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà và các địa phương có điều kiện sinh thái và quỹ đất phù hợp.

Phát triển chăn nuôi qui mô công nghiệp ven xã vành đai các khu công nghiệp, đô thị và khu du lịch tập trung ở TP Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà, v.v...Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi với qui mô lớn và tập trung theo hình thức công nghiệp tại Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Bát Xát....



Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương