BÁo cáo thưỜng niên công ty cổ phần bao bì nhựa sài gòn saplastic. Jsc 2014 thông đIỆp chủ TỊch hộI ĐỒng quản trị


Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý



tải về 0.56 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.56 Mb.
#28562
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý


Trong năm 2014, Saplastic đã thử nghiệm thành công một số cấu trúc có kỹ thuật phức tạp và đã được một số khách hàng chấp nhận, đặc biệt, từ công nghệ mới nên giá thành sản xuất thấp hơn nhiều so với công nghệ cũ vì vậy sẽ có lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác. Để đạt được kết quả này, Công ty đã nổ lực thực hiện :

  • Đầu tư trang thiết bị: Công ty đã hoàn tất việc đầu tư một hệ thống máy ghép có dung môi hiện đại nhất Việt Nam tầm cỡ của Đông Nam Á. Nhờ đó, trong năm 2013, Công ty cho ra đời một loạt các sản phẩm mới chất lượng cao cấp, chưa thông dụng trên thị trường Việt Nam và tiến tới sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu bao bì qua các sản phẩm cao cấp được ghép từ hệ thống máy này đến thị trường các Quốc gia như: EU, Nhật,…

  • Hệ thống phòng Kiểm tra – Thử nghiệm với các máy móc hiện đại được chọn lựa từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới: như Zwick-Roell (Đức), Mocon (USA), Shimadzu (Nhật)… tạo sự khép kín trong quá trình nghiên cứu, kiểm tra thuộc tính màng đặc chưng bao bì, nhằm mục đích thiết lập tiêu chuẩn hàng hóa, công khai các chỉ tiêu chất lượng, tạo độ tin cậy cao nơi khách hàng, Hiện đã được tổ chức VILAS và Viện tiêu chuẩn Anh Quốc công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2008, ISO 14001 : 2004, HACCP, SA 8000 : 2008, OHSAS 18001 : 2007, ISO 17025.

  • Hiện đại hóa dây chuyền công nghệ : Đầu tư công nghệ cao, chú trọng lập trình hóa cho các công đoạn khó kiểm soát, nhằm tối ưu hóa các thông số kỹ thuật, hoàn thiện quy trình sản xuất và đặc biệt là những hoạch định cải tiến công nghệ đặc thù bao bì nhựa màng ghép phức hợp.

  • Phát triển nguồn nhân lực: Ngoài việc đào tạo, nâng cấp nhân sự tại chỗ, Công ty đang áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng lao động để thu hút nhân tài trong và ngoài ngành nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động chất lượng ngày càng cao. Hiện nay, Công ty đang hoàn tất việc xây dựng hệ thống lương nhằm thu hút nhân tài, đội ngũ Cán bộ Kỹ Thuật.
  1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2015


  1. Mục tiêu

Hiện nay thị trường Bao bì tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt từ những Tập đoàn lớn và được đầu tư từ nước ngoài hoặc các Công ty Bao bì trong nước có tiềm năng lớn, có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh đó. Để giữ vững và không ngừng mở rộng thị phần, phát triển Công ty ngày một vững chắc, Ban lãnh đạo đã đề ra kế hoạch sản xuất và kinh doanh cụ thể trong năm 2015 như sau:

  • Mục tiêu doanh số và lợi nhuận

  • Mục tiêu doanh số: 560 tỷ – 700 tỷ (tăng trưởng từ 36 – 69% so với năm 2014)

  • Mục tiêu doanh số của nhóm các khách hàng cũ : 455 tỷ.

  • Mục tiêu doanh số của các khách hàng mới và dòng sản phẩm mới của khách hàng cũ:

105 tỷ – 245 tỷ (tập trung vào các khách hàng lớn có tiềm năng về Bao bì).

  • Mục tiêu lợi nhuận: 560 tỷ – 700 tỷ x 5% = 28 tỷ – 35 tỷ

  • Phát triển hình ảnh thương hiệu Saplastic

  • Chuyên nghiệp hóa dịch vụ khách hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng

  1. Giải pháp thực hiện

Để thực hiện thành công mục tiêu kế hoạch năm 2015, Ban Tổng giám đốc đã đề ra các giải pháp cụ thể sau:

  • Giải pháp đối với mục tiêu doanh số và lợi nhuận

  • Duy trì và phát triển các khách hàng cũ

  • Danh sách các khách hàng cũ: xem tại phụ lục đính kèm.

  • Phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng từng chủng loại sản phẩm của từng khách hàng sát với tình hình thị trường đảm bảo mục tiêu tăng trưởng doanh số trong năm 2015.

  • Tăng cường phát triển mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với Ban Giám đốc, phòng mua hàng, phòng chất lượng...của các khách hàng cũ. Phòng Kinh doanh-Thị trường khai thác triệt để mối quan hệ nhằm tăng sản lượng các mặt hàng cũ và tiếp cận phát triển thêm sản phẩm mới.

  • Tiếp tục khai thác tối đa nguồn hàng từ những nhóm khách hàng có sẵn trên, đặc biệt là những khách hàng lớn mà Saplastic chưa cung cấp hết sản lượng như: Công ty Vinacafe, Công ty Acecook, Công ty Vinamilk, Công ty Fes, Công ty Nestle, Công ty Pepsico, Công ty Bayer, công ty Masan…

  • Cũng cố, đẩy mạnh mối quan hệ và có những chính sách hợp lý đối với các khách hàng đã giảm sản lượng trong thời gian qua như: Công ty Bánh Kẹo Hải Hà, Công ty Bánh Kẹo Hữu Nghị, Công ty Sữa Mộc Châu,…

  • Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẻ hơn nữa chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ khách hàng nhằm tăng cường uy tín của Công ty.

  • Duy trì những chính sách hậu mãi đối với những khách hàng lâu năm và có sản lượng lớn.

  • Thực hiện phân loại các khách hàng theo từng nhóm để tập trung nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm nhằm mang lại sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng. Các nhóm khách hàng chính gồm:

Nhóm 1: Các đơn vị sản xuất Sữa – Cà phê: Công ty CP Vinacafe Biên Hoà, Công Ty TNHH Nestle VN , Công ty TNHH FES VN, Công ty Trường Sơn, Công ty Cà Phê Long, Công ty Vinamilk, công ty Mộc Châu.…

Nhóm 2: Các đơn vị sản xuất Bánh kẹo: Nhà máy Bánh Kẹo Biscafun, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà, Công ty Bánh Kẹo Hữu Nghị, Công ty Lai Phú,….

Nhóm 3: Các đơn vị sản xuất Mì Ăn Liền, thực phẩm: Công ty CP Acecook VN, Công ty Kỹ Nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vifon), Công ty CP Thực Phẩm Á Châu, Công ty Việt Hưng, Công ty Masan, Công ty Unipresident, Miwon, Ajinomoto.…

Nhóm 4: Các Đơn vị Sản xuất Thủy sản: Công ty Thủy Sản 4, Công ty CP Hải Việt, Công ty Unitek,….

Nhóm 5: Các công ty hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y: Công ty Bayer, Công ty Bio – Pharmachemie, Công ty Shinpoong Deawoo, Công ty thuốc thú y Minh Huy, các Công ty bảo vệ thực vật phía Bắc: Công ty thuốc BVTV America, Công ty thuốc BVTV Bình Phương, Công ty thuốc BVTV Trần Vũ…

Nhóm 6: Các nghành nghề khác: Công ty Pepsico, Công ty Huyndai, Công ty Cát Tường, Công Ty Việt Nhật, Công Ty C.P VN, Công ty Kim Đức, và các Công ty XSKT….

  • Cơ cấu các nghành hàng nhằm đảm bảo doanh số và sản lượng cho Công ty :

    • Tập trung phát triển các nhóm hàng có tỷ suất lợi nhuận cao như : Cà phê ( Vinacafe, Nestle…); Sữa (Vinamilk, Mộc Châu, TH True-milk, IDP…); Bột giặt (Unilever, P&G…); Thuốc trừ sâu, nông dược (Bayer, BVTV An Giang, Syngenta…), túi PA thủy hải sản, đông lạnh…

    • Giảm sản lượng cung cấp bao bì đối với các mặt hàng giá trị thấp như bao bì mì, bánh kẹo, in gia công…

    • Có những chính sách ưu đãi đối với những mặt hàng mà Công ty còn dư năng suất nhằm đảm bảo các máy đều hoạt động.

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả: Khi có sự phản ánh của khách hàng về chất lượng thì phải lập tức cử cán bộ Kỹ thuật, QC đến làm việc trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và hướng khắc phục nhằm thỏa mãn tốt nhất trong thời gian sớm nhất cho khách hàng..

  • Xây dựng các khách hàng mới

  • Nghiên cứu thật kỹ mọi vấn đề về một khách hàng mới như: Sản lượng của từng sản phẩm, khả năng thanh toán, đối thủ cạnh tranh.....

  • Phát triển khách hàng, khai thác các khách hàng tiềm năng đã có sẵn mối quan hệ.

  • Tập trung khai thác các ngành hàng, khách hàng có tiềm năng về bao bì và khả năng thanh toán tốt:

    • Bột giặt: Công ty Unilever

    • Nông nghiệp: Công ty Giống Miền Nam, Trung tâm Giống Rau Hoa

    • Thuốc bảo vệ thực vật: Công ty Bayer, Công ty Sygneta, BVTV An Giang, ADC…

    • Thực phẩm: Nestle (bao bì cấp I), Pepsi (Snack POCA), Công ty Saigon Vewong, Công ty Uni President, Công ty Thực phẩm Nhà Bè, Công ty thực phẩm Bốn Mùa, Công ty Nissin Food VN.

    • + Thủy hải sản : Cty Thủy sản Út Xi, Công ty Seaprodex, Công ty Thủy sản Cà Mau, Công ty Thủy Sản Nha Trang, Công ty Vĩnh Hoàn.

  • Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao: Đặc biệt ưu tiên nguồn lực tập trung cho việc phát triển thị trường trong nhiều lĩnh vực mới như sản phẩm túi có sử dụng van, zipper. Dự kiến sẽ tiếp thị vào các công ty có tiềm năng trong các lĩnh vực khác nhau như Dầu gội, Bột giặt, Thủy hải sản, Dược phẩm, Thuốc trừ sâu… bao gồm các công ty như sau: Dầu gội ICP, Unza, LG, Đại Việt Hương…, Unilever, Lix, Net, Nutriway, Traphaco, Công ty dược Miền Nam, Công ty thuốc sát trùng Miền Nam (VIPESCO), Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty ADC…, Saplastic chủ động được nguồn hàng có giá trị và lợi nhuận cao.

  • Có chính sách bán hàng linh hoạt trong khuôn khổ đảm bảo có lợi nhuận nhưng vẫn cạnh tranh được với các đối thủ như: hỗ trợ tiền trục in, làm mẫu thử, hoặc chiết khấu giảm giá khi đạt sản lượng lớn...

  • Với tình hình tài chính khó khăn như hiện nay, ưu tiên hơn nữa đối với những khách hàng thanh toán tốt, hoặc giảm giá nếu khách hàng thanh toán ngay khi nhận hàng.

  • Giải pháp đối với mục tiêu phát triển hình ảnh thương hiệu Saplastic

  • Cùng với mục tiêu năm 2015, ngoài yếu tố chất lượng, hình ảnh thương hiệu phải được xem như một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển thị phần của doanh nghiệp. Công ty nên có những chiến lược cụ thể mang hình ảnh Saplastic đến với nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hình ảnh này gắn với sự chuyên nghiệp và chất lượng cao cấp, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng của Việt Nam.

  • Bên cạnh đó, Saplastic cũng cần chú trọng đến thị trường xuất khẩu để mở rộng thị phần của công ty và đưa hình ảnh Saplastic lên tầm quốc tế. Sử dụng chiến lược lâu dài, nhận những đơn hàng với số lượng nhỏ ban đầu và giá thành cạnh để tạo lòng tin cho khách hàng quốc tế và xây dựng mối quan hệ vững mạnh lâu dài.

  • Mục tiêu chuyên nghiệp hóa dịch vụ khách hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng.

  • Tăng cường công tác phục vụ và cung ứng kịp thời cho khách hàng

  • Xác lập các quy định, quy trình quản lý bán hàng hợp lý nhằm mục đích rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng, giảm bớt thủ tục hành chánh, giao hàng nhanh chóng và kịp thời cho khách hàng. Đảm bảo thời gian giao hàng đúng cam kết với khách hàng.

  • Khai thác tối đa và tập trung phương tiện vận chuyển của công ty cho các khách hàng trọng tâm.

  • Tăng cường tầng suất thăm viếng, chăm sóc khách hàng. Quy định tầng suất thăm viếng của các nhân viên kinh doanh mỗi tháng ít nhất 3 lần/tháng.

  • Tìm hiểu những sự kiện quan trọng của khách hàng để có kế họach tặng quà có ý nghĩa như ngày thành lập công ty, sinh nhật….

  • Đào tạo, kiểm tra thường xuyên nhân viên kinh doanh về kiến thức sản phẩm để đảm bảo nhân viên bán hàng thông thạo kiến thức sản phẩm như những nhân viên kỹ thuật, dẫn đến việc tư vấn khách hàng sẽ hiệu quả cao nhất.

  • Rà soát tình trạng máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh, đề xuất thay mới các máy móc thiết bị cũ, thường xuyên hư hỏng gây ách tắt, gián đoạn công tác bán hàng.

  • Các vấn đề khác

Kế hoạch nhân sự: việc hoạch định, phân bổ nhân sự sẽ được điều chỉnh và sắp xếp phù hợp với năng lực, khả năng của từng cán bộ, nhân viên. Trong năm 2015, Công ty cần tuyển dụng cho bộ phận Kinh doanh thêm 02 nhân viên kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh.


  1. tải về 0.56 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương