BÁo cáo kết quả ĐỀ TÀi nghiên cứU oOo nghiên cứu chọn giống lúa phẩm chất cao thông qua công nghệ di truyền phục vụ TỈnh hậu giang danh sách những người thực hiện đề tài



tải về 3.9 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích3.9 Mb.
#36393
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21
Hình 1: Marker RM297 liên kết với nhiễm sắc thể 6 trên lúa mùa

M: Marker; 1-15: các giống lúa mùa

      1. Đánh giá hàm lượng amylose

Nguồn gen lúa mùa địa phương được đánh giá là 200 giống lúa mùa địa phương, kèm theo IR 64 và Jasmine 85 làm đối chứng. Các giống có hàm lượng amylose thấp 5% là giống Thơm Lúa Mùa, Nếp Sáp và các giống có hàm lượng amylose cao là Nhen Thơm, Nàng Thơm, Vàng Gạo Trắng... có hàm lượng amylose lớn hơn 25%.

Kết quả phân nhóm 200 giống lúa mùa có hàm lượng amylose được ghi nhận như sau: có 48% giống lúa đạt hàm lượng amylose cao (trên 25%), 37% giống lúa có hàm lượng amylose trung bình (21 - 25% ), 11% là nhóm lúa có hàm lượng amylose thấp (20 - 10% ). Chỉ có 4% giống lúa thuộc nhóm giống lúa có hàm lượng amylose rất thấp trong đó có giống nếp. Thông thường gen chứa Waxy cho hàm lượng amylose rất thấp từ 2 - 3%. Tuy nhiên trong phân tích các giống nếp địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy hàm lượng biến động cao và hàm lượng amylose cao từ 25,68 đến 9,30%. Điều này chứng tỏ rằng các giống nếp địa phương có phần khô và cứng cơm. Nguyên nhân này còn tuỳ thuộc vào vùng đất và điều kiện bón phân, nghĩa là biến động với môi trường rất cao (Lang và ctv., 2005)

Các giống cho mùi thơm cao nhưng lại có hàm lượng amylose thấp như Khao Dawk Mali 105, tuy nhiên cũng có nhiều giống có mùi thơm lại có hàm lượng amylose cao. Điều này ghi nhận trên các giống Thơm Sớm, Nàng Thơm Thanh Trà, Nàng Phật Cô Đơn, Nanh Chồn. Một số giống có hàm lượng amylose thấp lại không có mùi thơm như Base, Nếp Than, Bằng Tây Mề.

Một vài trường hợp khác, hàm lượng amylose cùng một giống nhưng sự biến động hàm lượng amylose lại khác nhau. Một thí dụ điển hình ghi nhận khi phân tích hàm lượng amylose khác nhau trên các mẫu cùng một giống có hàm lượng amylose biến động rất cao trên giống Nàng Hương từ 20,86% đến 30,95%. Hoặc nhỏ thơm biến động từ 22,3% đến 32,08%. Hoặc Nàng Thơm Chợ Đào 18,86% đến 26,64%. Nanh Chồn 22,71% đến 34,92%. Do vậy việc chọn lựa giống có hàm lượng amylose thấp cần phải xem các accesion của giống để từ đó có vật liệu mong muốn phục vụ cho chương trình lai tạo.

Lang và ctv. (2004) đã tìm thấy hàm lượng amylose (AC) được kiểm soát bởi gen chính định vị trên nhiễm sắc thể số 5 và 6 với gen Wx và các alen chính giải thích biến thiên di truyền 91,1%. Đó là hai marker RM42 định vị trên nhiễm sắc thể số 5 và Wx trên nhiễm sắc thể số 6.

Dựa trên thông tin marker các RM42 và Wx F - R được đưa vào để ứng dụng đánh giá sự đa dạng di truyền trên 96 giống lúa mùa địa phương trên cơ sở chọn kiểu hình hàm lượng amylose cao và thấp. Phân tích 96 giống có hàm lượng amylose thấp và cao được sắp xếp và đánh giá kiểu gen thông qua marker phân tử và ghi nhận đa hình với marker RM175 (Hình 2).



Hình 2: Sản phẩm PCR trên gel agarose 3% đánh giá sự đa hình kiểu gen của nguồn

vật liệu ban đầu với marker RM175

Các marker sử dụng đánh giá đa hình cho các giống lúa mùa địa phương là các marker liên kết với hàm lượng amylose là RM42 nhiễm sắc thể số 5, marker Wx nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Riêng ba marker còn lại RM175, RM218 và RM425 chưa ghi nhận liên kết với gen hàm lượng amylose, tuy nhiên ghi nhận đa hình trên các gen amylose. Trong đó, sản phẩm PCR trên gel 3% của marker RM175 cho tính đa hình cao trên với 3 loci.



      1. Phân tích hàm lượng protein

Điều tra nguồn vật liệu cung cấp tính trạng mục tiêu được chuẩn bị để phục vụ cho công tác lai tạo sau này. Trên 200 giống lúa mùa được đánh giá, hàm lượng protein phân bố trong các giống lúa địa phương chia ra 6 nhóm khác nhau:

Nhóm 1: > 10%; nhóm 2: > 9%; nhóm 3: > 8%; nhóm 4: > 7%; nhóm 5: > 6% và nhóm 6: > 5%. Nhóm 1: chiếm 4,2%; nhóm 2: chiếm 15,8%; nhóm 3: chiếm 36,18%; nhóm 4 cao nhất chiếm 72,35%; nhóm 5 chiếm 54,27% và nhóm 6 chiếm 19,10%. Điều này cũng phù hợp với các kết quả báo cáo khác, vì các giống khác nhau được thu thập từ các vùng sinh thái khác nhau do đó kết quả cho hàm lượng protein biến động rất cao. Do biến động và đa dạng hàm lượng protein giữa các giống nên dễ dàng dùng vật liệu ban đầu để khai thác chọn giống. Chất lượng phần trăm của protein của nhóm lúa mùa địa phương được phân tích dựa vào phần trăm protein của hạt gạo (grain protein contents = GPC%). Tỉ lệ GPC % có cường độ chọn lọc trên 10% chiếm 1%, GPC% có tỉ lệ > 8% là 19 %, GTC có tỉ lệ >7% là 29,5%

Phân tích trên 200 giống lúa mùa cho thấy hàm lượng protein của các giống này chia ra 6 nhóm biến thiên từ hàm lượng cao 10,91% tới thấp 5,45%. Hai giống có hàm lượng protein cao nằm chung một nhóm là giống: Nàng Thơm và Nàng Hương Chợ Đào. Có 15 giống thuộc nhóm biến động protein trên 9%. Kế đến là nhóm 3 có 38 giống trên 8% còn lại là nhóm protein trung bình từ 7 – 6% và nhóm protein rất thấp là giống Tàu Hương và Nàng Hương.

Marker RM234 định vị trên nhiễm sắc thể số 7, cho đa hình với 3 alen với kích thước lần lượt là 163 bp, 156 bp,145 bp (Hình 3).





tải về 3.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương