BÁo cáo kết quả ĐỀ TÀi nghiên cứU oOo nghiên cứu chọn giống lúa phẩm chất cao thông qua công nghệ di truyền phục vụ TỈnh hậu giang danh sách những người thực hiện đề tài


AFLP là chữ viết tắt của Amplified Restriction Fragment Length Polymorphism. Nó được áp dụng cho kỹ thuật DNA fingerprinting



tải về 3.9 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích3.9 Mb.
#36393
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

AFLP là chữ viết tắt của Amplified Restriction Fragment Length Polymorphism. Nó được áp dụng cho kỹ thuật DNA fingerprinting (kỹ thuật in dấu vân tay) để tìm kiếm tính chất đa hình của DNA giữa các mẫu xét nghiệm khác nhau. Những sản phẩm “fingerprint” này có thể được xem như một công cụ nhằm xác định sự phân lập của một mẫu DNA đặc biệt nào đó. Những “fingerprint” cũng được dùng làm nguồn cung cấp các marker di truyền, hình thành bản đồ liên kết gen.

Kỹ thuật DNA fingerprinting đã và đang được phát triển khá thành công với hai hướng chiến lược nghiên cứu như sau:



    • Fringerprinting trên cơ sở lai, có tính chất kinh điển: bao gồm kỹ thuật cắt DNA bằng restriction endonuclease tương ứng, kỹ thuật điện di, RFLP được phát hiện bởi kỹ thuật lai với mẫu dò (probe) thông qua xét nghiệm Southern.

    • Fingerprinting trên cơ sở PCR: bao gồm kỹ thuật khuếch đại DNA in vitro bằng primer đặc biệt hay primer ngẫu nhiên, kỹ thuật polymerase trong máy thermalcycler. Sản phẩm PCR được phân biệt nhờ điện di trên gel, được phát hiện nhờ phương pháp nhuộm hoặc phương pháp đánh dấu primer. Kỹ thuật đã được sử dụng theo chiến lược này là RAPD, DAF, AP - PCR.

Kỹ thuật AFLP là kỹ thuật DNA fingerprinting, kết hợp cả hai chiến lược này. Nó dựa trên cơ sở khuếch đại có chọn lọc (selective amplification) một subset các đoạn DNA đã bị cắt, sử dụng trong PCR. Mẫu DNA được tiêu hoá với enzyme nội sinh, và adapters của dây đôi được gắn vào đầu dây DNA để phát sinh ra dây đơn “template” (mang mã ngược với dây gốc), sau đó cho khuếch đại nhờ kỹ thuật PCR. Chuỗi mã của những adapters và vị trí tương ứng của nó trên dây DNA hoạt động như một primer ở vùng gắn vào nhau, để liên tục khuếch đại các đoạn DNA. Những nucleotide có tính chọn lọc phát triển thành những đoạn phân cắt, được bổ sung thêm vào đầu 3’ của PCR primer. Do đó, chỉ có những subset của các đoạn DNA này mới được ghi nhận. Chỉ có những đoạn phân cắt mà nucleotides của nó định vị xung quanh vị trí giới hạn (restriction site) che khuất các nucleotide có tính chọn lọc, mới có thể được khuếch đại. Subset của những đoạn DNA được khuếch đại sẽ đem phân tích thông qua điện di trên polyacrylamide gel để có sản phẩm “fingerprint”.

Thành công của kỹ thuật AFLP tùy thuộc vào phản ứng của enzyme tiêu hoá có trọn vẹn hay không? Do đó, chúng ta phải thận trọng trong việc phân lập DNA có chất lượng cao, không làm tạp nuclease hoặc ức chế nó.

Số lượng C và G trong các nucleotide có tính chọn lọc sẽ rất quan trọng quyết định số đoạn phân tử được khuếch đại. Thông thường, càng nhiều C và G có trong primer thì các đoạn phân tử DNA được khuếch đại càng ít. Tương tự như vậy, nếu kích thước genome càng nhỏ, số đoạn phân tử được khuếch đại sẽ càng ít và fingerprint càng đơn giản hơn rất nhiều.

Protocol đầu tiên cho kỹ thuật AFLP do Zabeau và Vos (1993) nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc làm thuần khiết hai enzyme sử dụng, sau đó là chuẩn bị adapter và thiết kế primer một cách thận trọng. Ngày nay nó đã được cải tiến khá nhiều với những công dụng như sau:



    • Công cụ có hiệu quả phát hiện tính chất đa hình

    • Xây dựng bản đồ di truyền có mật độ cao của genome

    • Xây dựng bản đồ DNA marker có hiệu quả nhất so với những marker khác khám phá ra những clone của genome, thí dụ YAC

    • Fingerprinting các đoạn DNA đã được “cloned” như cosmid, P1, BAC, YAC

        1. Xây dựng bản đồ nhờ marker phân tử

Trong di truyền cổ điển (conventional) người ta đã dùng hiện tượng tái tổ hợp, hay trao đổi chéo để định vị gen trên nhiễm sắc thể. Dựa trên hiện tượng trao đổi chéo trong giảm phân, người ta quan sát được sự tương quan giữa tần suất trao đổi chéo và vị trí gen trên nhiễm sắc thể (locus). Khoảng cách giữa 2 gen cùng nằm trên nhiễm sắc thể được tính bằng centi Morgan (cM). Nhờ đó người ta thiết lập được bản đồ gen (bản đồ gen được thiết lập theo kiểu này được gọi là bản đồ gen trao đổi chéo) (Bùi Chí Bửu, 1999).

Ngày nay việc lập bản đồ di truyền của cây lúa trở nên dễ dàng và nhanh chóng nhờ phương tiện DNA marker. Đầu tiên bản đồ di truyền trên cây lúa được thiết lập nhờ kỹ thuật RFLP (Mc Couch và ctv., 1988; Kutara và ctv., 1994; Tanksley S.D và ctv., 1990), sau vài năm bản đồ được thiết kế với nhiều marker hơn (Causse và ctv., 1994).

Kỹ thuật PCR ra đời từ đầu thập niên 1990 cho phép chúng ta tiến hành ứng dụng đánh dấu phân tử theo hướng đơn giản và hiệu quả hơn (Williams và ctv.,1990). Phương pháp PCR tách được các markers trong nhóm các chuỗi trình tự lặp lại đơn giản (simple sequence repeats - SSR) trên cơ sở điện di. Trong những năm gần đây người ta có khuynh hướng dùng microsatellite hay còn gọi là đoạn phân tử lặp lại có chuỗi mã đơn giản SSR vì những đặc tính ưu việt của nó so với các phương pháp khác.

Microsatellite là một PCR - based marker khám phá sự khác biệt các “vệ tinh” (microsatellite) bằng cách nhân bản các chuỗi mã đơn giản lặp lại phân tán trong genome sinh vật nhờ phản ứng PCR. Các đoạn ADN này sau đó được tách ra trên gel polyacryramide hoặc agarose và hiển thị nhờ phản ứng nhuộm Bạc (Ag) hoặc Ethydium Bromide rồi chụp hình bằng tia UV. Chiều dài các đoạn ADN trên điện di thường khoảng 100 - 200 bp. Các đoạn mồi (primer) được thiết kế cho phản ứng PCR dựa trên chuỗi mã ở hai đầu của các “vệ tinh”. Thể đa hình chiều dài các chuỗi mã đơn giản lặp lại (SSLPs) được xác định dựa trên sự khác biệt về số lượng các đơn vị lặp lại tại locus mà marker đó định vị (Jacob và ctv., 1991; Litt và Luty, 1989; Weber và May, 1989; Zheng K và ctv., 1995) và nó cung cấp một nguồn đánh dấu sự khác biệt ngay trên vật chất di truyền.

SSR rất phong phú và phân bố rộng trong genome cây lúa vì thế chúng được sử dụng để phân tích đa dạng di truyền giữa các giống lúa (McCouch và ctv., 1997). Bản đồ di truyền SSR trên genome cây lúa được thiết kế với các SSR markers được viết tắt là RM (Rice Microsatellite) ở Mỹ và OSR ở Nhật. Sự phong phú về số lượng các marker SSR với các motif lặp lại phát triển trên những phần mã hóa và không mã hóa của genome cây lúa (Wu và Tanksley, 1993; Panaud và ctv., 1995,1996; Akagi và ctv., 1996; Chen và ctv., 1997; Temnykh và ctv., 2000) giúp cho việc khảo sát sự hiện diện và khác biệt các chuỗi mã đơn giản lặp lại trên toàn bộ genome ngày càng hoàn hảo. So sánh 323 SSR markers (194 markers từ kho lưu trữ genomic của cây lúa và 129 markers từ kho lưu trữ thiết lập từ protein (isozyme marker) thể hiện các tính trạng rice - expressed sequence tags - ESTs), Cho và ctv. (2000) xác định tỉ lệ đa hình tìm thấy nhờ các marker từ genome cao hơn rất nhiều các marker từ ESTs (83,.8% so với 54,.0%). Về các motif lặp lại, mức độ đa dạng di truyền cao nhất tìm thấy ở marker khuếch đại chuỗi mã GA trong khi hầu hết các marker khuếch đại chuỗi mã CCG hoặc CAG không tìm thấy sự khác biệt. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cần phải cải tiến để có những marker cung cấp ở mức độ cao hơn tính đa dạng alen, dùng trong thẩm định quỹ gen.

SSR là marker có giá trị cao bởi vì chúng thường là dạng di truyền co-dominant và dễ dàng phân tích bằng PCR. Trên lúa có khoảng 5.700 – 10.000 SSR có trình tự khác nhau 2, 3, hoặc 4 đơn vị lặp lại. Với số lượng lớn SSR sẽ rất thuận lợi cho việc ứng dụng lập bản đồ gen. Một bản đồ gen của cây lúa được Chen và ctv. (1997) thiết lập trên 121 SSR marker. Một bản đồ có mật độ phân tử cao cũng đã được công bố năm 1998. Bản đồ này được thiết lập với 2.275 marker bao phủ 1521.6 cM dựa trên quần thể gồm 186 cá thể con lai F2 từ tổ hợp lai giữa Nipponbare (Japonica) và Kasalath (Indica) (Harushima và ctv., 1998). Một bản đồ khác đã được thực hiện bằng 312 SSR marker phủ đầy genome với mức độ bao phủ trung bình của một marker là 6 cM (Temnykh và ctv., 2000). Ngoài ra McCouch và cộng tác viên (2002) cũng đã phát triển và thiết lập bản đồ trên cây lúa với 2240 SSR marker mới.

Nguyễn Thị Lang (2001) đã thiết lập bản đồ di truyền cho gen kháng mặn trên cây lúa bằng SSR marker trên các quần thể con lai BC2F2 của nhiều tổ hợp lai khác nhau. Đối với quần thể con lai giữa IR64/ Chenghui bản đồ được thiết lập với 34 SSR marker có tổng chiều dài là 148,6 cM phủ trên 3 nhiễm sắc thể số 1, 8, 9. Quần thể con lai giữa IR 64/ OM 1706 có 35 SSR marker được sử dụng để xây dựng bản đồ, có tổng chiều dài 50,5 cM phủ trên nhiễm sắc thể số 1 với 8 marker. Có 47 marker được sử dụng trong phân tích quần thể con lai của tổ hợp IR 64/FR 13A, các marker này có tổng chiều dài 191,6 cM phủ trên nhiễm sắc thể số 1 và 109,3 cM phủ trên nhiễm sắc thể số 11. Quần thể con lai của tổ hợp Tequing/ OM 1706 sử dụng 28 SSR marker với tổng chiều dài 95,4 cM phủ trên nhiễm sắc thể số 6. Tác giả cũng đã sử dụng 40 SSR marker để thiết lập bản đồ di truyền trên quần thể con lai giữa IR 68552 - 55 - 3 - 2/ Chenghui 448 với tổng chiểu dài 253,1 cM được phủ trên nhiễm sắc thể số 1 và số 9. Bản đồ di truyền cho gen kháng mặn được nghiên cứu trên quần thể IR 28 lai với Đốc phụng (Lang và ctv., 2001)

Các tổ hợp lai giữa lúa trồng và lúa hoang đã được phân nhóm di truyền thông qua STS marker trên gen kháng rầy nâu Bph - 10 và SSR marker để phát hiện gen mục tiêu du nhập từ lúa hoang vào lúa thường các tính trạng chống chịu độ độc nhôm, chống chịu sâu bệnh chính, năng suất cao… (Lang và Bửu, 2002a). Marker STS và SSR khẳng định gen kháng bạc lá Xa-13 cũng được thiết lập trên quần thể BC2F2 giữa lúa mùa và lúa cải tiến (Nguyễn Thị Pha, 2003), đặc tính di truyền kháng bệnh bạc lá cũng được phân tích và thiết kế các cặp mồi tương ứng trên cơ sở chuỗi ký tự của primer RG140 để phát hiện các gen kháng Xa - 21, Xa - 13, Xa - 5 (Lang và Bửu, 2002c).

Cũng với kỹ thuật microsatellite marker, bản đồ gen mùi thơm được xây dựng nhờ marker RG28F - R liên kết trên nhiễm sắc thể số 8 thông qua phân tích BC1F1, F1, F2, BC1F2 các tổ hợp lai IR 64/ Jasmine, IR 64/ DS 20 (Lang và ctv., 2002b, 2004).

Bản đồ di truyền trên gen độ trở hồ:

Độ trở hồ do gen alkqASS - 6. Một vài nghiên cứu cho thấy độ trở hồ có liên quan đến hàm lượng amylose. Gen alkqASS - 6 có sự liên kết với gen Wx (McKenzie và Rutger, 1983) và thực tế về kiểu hình thì độ trở hồ quyết định rất lớn đến hàm lượng amylose (Jennings và ctv., 1979).

He và ctv. (1999) thiết lập bản đồ di truyền quần thể tế bào đơn bội kép (double haploid) dùng cây lai F1 ZY Q8 (O.indica) và JX 17 (O.japonica) (Lu và ctv., 1996; He và ctv., 1998) để nghiên cứu hệ di truyền độ trở hồ và tìm thấy cả gen chính và gen phụ của độ trở hồ đều nằm trên nhiễm sắc thể số 6, marker CT201-RZ450. Độ trở hồ kiểm soát bởi 2 gen alkqASS - 6, trong đó alk là gen kiểm soát giá trị làm nhoè hạt gạo bằng chất kiềm (alkali).

Bản đồ di truyền trên hàm lượng protein

Hệ di truyền hàm lượng protein do đa gen kiểm soát phân bố trên nhiễm sắc thể số 1, 2, 4, 6, 9, 12 (các thành phần của glutelin), nhiễm sắc thể 7, 11 (protein dự trữ trong nội nhũ), nhiễm sắc thể 5, 7, 12 (các thành phần của prolamin) (theo http://www.ricegenome.org/). Theo Nguyễn Thị Lang (2004), hàm lượng protein biến động mạnh mẽ do tác động của môi trường, qua nhiều năm nghiên cứu cho thấy hệ số tương quan với môi trường từ 0,130 tới 0,372 tương tác kiểu gen và môi trường (G x E). Kết quả nghiên cứu của Shenoy và ctv. (1991) chứng tỏ rằng, hệ di truyền hàm lượng protein khoản 71%. Một số cặp lai nghiên cứu thì hàm lượng protein rất thấp từ 11,1% (Lang và Bửu, 2004).Từ những biến động trên cần phải phân nhóm di truyền trên các nhóm khác nhau của các giống lúa địa phương, xem như là vật liệu lai tốt phục vụ cho chương trình chọn giống lúa tốt hơn. Tuy nhiên khi đánh giá kiểu hình tính trạng protein cũng sẽ ảnh hưởng với môi trường rất lớn, do đó kết hợp với marker phân tử để đánh giá và phân nhóm sự liên quan với các giống.



Bản đồ cho hàm lượng protein lúa được Tan và ctv. (2001) nghiên cứu trên quần thể Zhenshan 97 lai với Minghui 63 bản đồ QTL trên nhiễm sắc thể số 6 và số 7 với hai marker thông qua RFLP: C952, R1245 và một microsatellite là RM 234.

  1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1. Vật liệu

      1. Nhóm lúa thực hiện qua hai vụ: Hè Thu và Đông Xuân

Bảng 5: Các giống thí nghiệm đưa khảo nghiệm cho tỉnh Hậu Giang

Giống

Nguồn gốc

Tính trạng

OM 2963

AS 1007/ IR 841

Dài bông, năng suất cao, hạt ngon cơm

OM 2717

OM 1738/ TN 128

Năng suất cao, chống chịu mặn

OM 2822

IR 64/ O.rufipogon

Năng suất cao, chống chịu mặn

OM 2492

OM 1706/ OM 1723

Chồi cao, bông dài, năng suất cao, thời gian ngắn

OM 3235

CK 96/IR 64

Năng suất cao, chống chịu mặn

IR 64

IRRI

Chồi cao, bông dài, năng suất cao, thời gian ngắn, ngon cơm

OM 2395

IR 63356/ TN - 1

Dạng gọn, đứng cây

OM 3536

TD 8/ OM 1738

Năng suất cao, ngon cơm

OM 3242

IR 64/ Khao 26

Năngsuất cao

OM 2718

OM 1738 / MRC - B

Năng suất cao

OM 4495

Tequing/ /OM 1706 Marker

Năng suất cao, Kháng phèn

OM 4498

Ir 64/ CS 2000 marker

Năng suất cao, phẩm chất tốt

OM 4408

Nuôi cấy mô

Năng suất cao, phẩm chất tốt

OM 2009




Nếp , năng suất cao

OM 4900

C53/ Jasmine// Jasmine (marker)

Năng suất cao, phẩm chất tốt, thơm

OM 6162

C50/ Jasmine 85

Năng suất cao, phẩm chất tốt , thơm

OM 6073

C3/ D3

Năng suất cao, phẩm chất tốt

Hậu Giang 1

Basmati/ IR 841

Năng suất cao, phẩm chất tốt , thơm

Hậu Giang 2

C51/ Jasmine 85

Năng suất cao, phẩm chất tốt, thơm

OM 4668

VND95 - 20/ CNT99

Năng suất cao, phẩm chất tốt

OM 5240

IR 64/ Busok

Năng suất cao, phẩm chất tốt

OM 5636

D26/ IR 68//IR 68

Năng suất cao, phẩm chất tốt

Bảng 6: Các dòng có triển vọng, dùng đánh giá để chuẩn bị đưa sản xuất



Stt

Giống lúa

Nguồn gốc

1

OM 6073

C3/ D3

2

OM 6162

C50/ Jasmine 85

3

Hậu Giang 2

C51/ Jasmine 85

4

OM 6000

Jasmine 85/ OM2517

5

OM 6600

C51/ Jasmine 85 (marker)

6

OM 5240

IR 64/ Busok

7

OM 6064

IR 64/ IR 27

8

OM 5628

C54/ IR 64// C54

9

OMCS 2009




10

OM 5954

OM 5644/ OM 4900

11

OM 6071

IR73689 - 76 - 2/ OM3536

12

OM 6377 (AG 1)

IR 64/ Type3 - 123

13

OM 4900

C53/Jasmine//Jasmine (marker)

14

OM 5636

D26/ IR 68// IR 68

15

OM 4668

VND95 - 20/CNT99

16

OM 6055

OMCS 2000/D43

17

OM 5900

AS 996/IR50404 (marker)

18

OM 6877

OM 1706/OM 1490

19

OM 5981

IR 28/ AS 996

      1. Các dòng phục vụ cho nuôi cấy túi phấn

Vật liệu nghiên cứu gồm các cây F1 của các tổ hợp lai có phẩm chất cao được trồng trong vụ Hè Thu 2002 để lấy bao phấn gồm có: NG/ IR 64, IR 64/ OMCS 4, C7/ OM 1490, C31/ C41, LH/ IR 64, LH/ OM 1490, L1/ OM 1490, JASMINE/ KHAO DAWK MALI 105, IR 64/ OMCS 96, C41/ D41, IR 64/DS 20, S2000/KHAO105, IR 64/ JASMINE, C5/ IR 64, C53/ D51, C53/ D23, C53/ D21, C53/ D50, C53/ D20, C53/ D24 và một số tổ hợp lai từ lúa hoang như: LH 354/ OM 1490, LH 350/ OM 1490, IR 64/ MILLIN, IR 64/ NIPPONBAN, cùng với ba giống dùng làm bố mẹ là IR 64, OM 1490 và C31.

Bảng 7: Một số đặc điểm các giống trong tổ hợp lai



Stt

Tên giống

Đặc điểm

1

IR 64

Năng suất cao, ngon cơm, thời gian sinh trưởng ngắn

2

OM 1490

Thấp cây, năng suất cao, ngắn ngày

3

CS 2000

Ngắn ngày, ít bạc bụng, năng suất cao

4

Khao dawk Mali 105

Thơm, ngon cơm, cao cây, phẩm chất tốt

5

Jasmine

Thơm, ngon, năng suất cao

    1. Địa điểm

Tập trung ba vùng sinh thái của Tỉnh với 5 điểm chủ yếu Vị Thuỷ, Phụng Hiệp, Châu Thành, Long Mỹ, Hiệp Lợi. Tình hình sinh thái của ba vùng triển khai giống lúa của Tỉnh cho thấy các Huyện bị chia cắt bởi sông ngòi, phương tiện đi lại rất khó khăn, đời sống người dân rất cơ cực đặc biệt là Huyện Phụng Hiệp và Long Mỹ. Riêng Châu Thành cũng không kém phần khó khăn. Nhiều Ấp không có điện, đối với Phụng Hiệp: Đất phèn, giống lúa vùng này phải chống chịu phèn; đối với vùng Long Mỹ

Bảng 8: Danh sách nông dân thực hiện khảo nghiệm so sánh năng suất giống lúa có triển vọng tại các điểm tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2006



Stt

Tên nông dân

Địa điểm

1

Phan Quang Vinh

Ấp Điền Thành, Thị trấn Phụng Hiệp

2

Dương Văn Út

Ấp Xẽo Vông A1, Xã Phụng Hiệp, Huyện Phụng Hiệp

3

Lê Văn Quân

Ấp Thạnh Thắng, Xã Hoả Tiến, Vị Thanh

4

Minh Quang

Ấp Phước Trung, Trường Long Tây, Châu Thành A

5

Trần Văn Mịnh

Ấp 2, Xã Thuận Hoà, Huyện Long Mỹ


tải về 3.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương