BÁo cáo kết quả ĐỀ TÀi nghiên cứU oOo nghiên cứu chọn giống lúa phẩm chất cao thông qua công nghệ di truyền phục vụ TỈnh hậu giang danh sách những người thực hiện đề tài



tải về 3.9 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích3.9 Mb.
#36393
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Đánh giá diễn biến của bệnh hại trên cánh đồng của tỉnh Hậu Giang qua các điểm cũng rất phức tạp

Đối với bệnh bạc lá bước đầu thử nghiệm đánh giá các dòng lúa mới để có cơ sở nghiên cứu triển khai cho Tỉnh. Kết quả ghi nhận cho thấy, các giống có gen kháng từng nòi khác nhau. Đối với các chủng nòi tại ĐBSCL có các giống kháng như: OM 3926, OM 2855, OM 3432, OM 1490, OMCS 2000 và OM 1352.

Trong chương trình đã cung cấp cho Tỉnh các giống tác giả 100 kg/ giống cho tỉnh với 15 giống để triển khai nhanh cho Tỉnh tập trung các giống sau đây:

Bảng 73: Danh sách giống tác giả cho Tỉnh



Stt

Tên giống

Nguồn gốc

1

OM 6073

C3/ D3// C3 (Marker)

2

OM 6162

C50/ JASMINE 85// C50 (Marker RG28)

3

HG 2

C51/ JASMINE (MARKER)

4

OM 6000

JASMINE/ OM 2517

5

OM 6600

IR 75997 - 159 - 2 - 2- 1/ OM 3536

6

OM 5240

IR 64/ Busok

7

OM 6064

IR 64/ IR 72

8

OM 5338

HTR/ IR 64

9

OM 5628

C54/ IR 64/C54

10

OMCS 2009

OM 1314/ IR 64/ /IR 64 (MARKER)

11

OM 6379

NTP/ TYPE3 (398)

12

OMCS 2000

OM 1738 / MRC 19399

13

OM 5954

OM 5644/ OM 4900

14

OM 6071

IR 73689 - 76 - 2/ OM 3536

Các giống đã triển khai diện đại trà cho toàn tỉnh:

Tổng số diện tích áp dụng giống mới trong hai năm 2007 và 2008 diện tích là 15.448 ha giống lúa mới đưa sản xuất tại tỉnh Hậu Giang (Trung tâm khuyến nông 3/2008)


Bảng 74: Diện tích trồng các giống lúa triển vọng ở Hậu Giang

Tên giống

Diện tích

Năm 2006


(ha)

Diện tích

Năm 2007


(ha)

Diện tích

Năm 2008


(ha)

OM 6073

Thử nghiệm

1

55

Hậu Giang 2

Thử nghiệm

115

250

OM 6162







25

OM 5239




200

250

OM 4668




45

251

OM 5900




918

1.065

OM 5930




5.943

6.100

OM 4900




75

155

Tổng cộng




7.297

8.151

Ngoài ra còn nhiều giống chưa có số liệu cụ thể nên không ghi vào báo cáo này.

      1. Kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất giống trong năm 2008

Bằng nguồn vốn của Tỉnh và Trung ương sẽ hỗ trợ khoảng 80 tấn giống cấp nguyên chủng để nông dân sản xuất ra giống lúa cấp xác nhận.

Qua kết quả ghi nhận được trong việc khảo nghiệm những bộ giống lúa từ đề tài trong các vụ lúa như sau:

Bảng 745: Kết quả ghi nhận khảo nghiệm giống lúa trong các vụ lúa


Stt

Vụ Đông Xuân 2006 - 2007

Hè Thu 2007




Giống

Năng suất

(tấn/ ha)

Giống

Năng suất

(tấn/ ha)

1

OM 4900

5,5

OM 6075

4,8

2

OM 5930

5,0

OM 6162

4,7

3

OM 4498

6,0

HG 2

5,1 - 5,5

Các giống lúa này có chất lượng gạo tương đối cao, nhiễm nhẹ rầy nâu. Tỉnh đang nhân rộng giống OM 4900, OM 4498, OM 6162 là những giống có phẩm chất gạo cao nhiễm rầy ở mức độ nhẹ năng suất cao trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008.

Đặc biệt trong đó có giống Hậu Giang 2 được ghi nhận có nhiều ưu điểm trong 2 vụ Hè Thu 2007 và Đông Xuân 2007 - 2008: năng suất cao, chất lượng gạo ngon, đã được nông dân tín nhiệm và đang đưa ra sản xuất trên diện rộng. Theo kế hoạch của Tỉnh dự kiến phát triển giống Hậu Giang 2: đến 2010 là 10.000 ha, nếu có điều kiện thuận lợi và cơ chế chính sách phù hợp.

Việc thử nghiệm có hiệu quả trong việc tồn trữ lúa giống bằng túi yếm khí sẽ hỗ trợ rất lớn cho công tác lúa giống nói chung và công tác sản xuất lúa xuất khẩu về sau này.


      1. Tập huấn nâng cao kiến thức cán bộ và nông dân giỏi

Đề tài tổ chức 1 lớp tập huấn chuyên sâu. Gồm 50 cán bộ và nông dân các huyện: Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành, Vị Thanh. Nội dung trong các bài giảng có liên quan đến:

    • Giống lúa

    • Giới thiệu các giống lúa

    • Thực tập chọn giống lúa

    • Giữ giống

    • Trồng lúa: giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống tác giả

    • Canh tác lúa: bón phân, mật độ, thời vụ trồng. Kết quả 50 nông dân được cấp giấy chứng nhận sản xuất giống nguyên chủng và về thực hiện nồng cốt cho công tác sản xuất giống cho câu lạc bộ tại địa phương.

(Xem chi tiết trong tài liệu tập huấn)

Ba cụm tập trung như Huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Long Mỹ (gồm các nhóm và câu lạc bộ các Huyện, đại biểu từ 50 - 70 nông dân tham gia để đánh giá và hội thảo đầu bờ.

Thành phần gồm: nông dân, ngoài ra còn có thêm đại diện của nông dân. Qua thảo luận nông dân đánh giá và chọn các giống.

Tiếp theo đánh giá vụ Hè Thu 2006 với hơn 50 nông dân của ba cụm đã đánh giá chọn các giống OM 4498, OM 5239 và OM 5240.

Trong Vụ Đông Xuân 2006, qua hội thảo đầu bờ của các cụm ghi nhận các giống có năng suất cao là giống OM 4900, OM 4498, HG 2, OM 5930. Trên cơ sở các giống này sẽ tổ chức và cung cấp tiếp cho các vụ tiếp theo.


      1. Hiệu quả của đề tài

Hiệu quả khoa học: giá trị công trình mở ra kiến thức mới cho cán bộ cho các Tỉnh, nhiều khái niệm và lý thuyết có thể tham khảo để đào tạo.

Hiệu quả đào tạo: Đào tạo cho hơn 50 nông dân và cán bộ khoa học nông nghiệp cho Tỉnh về các phương pháp ứng dụng công nghệ khoa học. Đề tài cũng góp phần cơ sở giúp cho Tỉnh trong tương lai.

Hiệu quả kinh tế: trong 2 năm liên tục đề tài có đóng góp nhiều bộ giống mới nâng cao sản lượng lúa gạo tăng năng suất từ 0,2 - 0,5 tấn/ ha.


    • 0,25 tấn/ 1 ha x 2 vụ = 0,5 tấn/1 năm

    • Diện tích áp dụng giống mới của đề tài cung cấp hai năm khoảng 15.448 ha x 0,5 tấn = 15.448 tấn/ 2 năm

Tính về giá trị Năng suất

    • Tấn giá thành x 4.000.000 đồng = 15.448 x 4.000.000 = 61.792.000.000 đồng.

Hai giống thơm (HG 1và HG 2), năng suất cao trở thành thương hiệu của Tỉnh. Điều này là rất cần thiết trong sản xuất lúa gạo trong thời gian tới.

Xét về phẩm chất nâng cao

    • Giá tăng từ 400.000 đồng 1 kg x 7.724 tấn = 3.089.600.000

    • Do đó nếu tính về năng suất làm lợi của đề tài cho các Tỉnh: 61.792.000.000 + 3.089.600.000 = 64.881.600.000

    • Hiệu quả kinh tế = Tổng thu năng suất vượt + Chất lượng vượt = Sản phẩm đề tài là 64.881.600.000

Sản phẩm đề tài

    • Tập huấn

    • Các kỹ thuật chuyển giao cho dân bao gồm các giống cho các Huyện sản xuất: bộ giống tác giả 25 giống OM 5339, OM 5240, OM 2513, OM 2516, OM 5930, OM 5643, OM 5635, OM 5637, OM 5796, OM 5900, OM 4900, OM 6073, OM 6162, Hậu Giang 1, Hậu Giang 2, OM 6600, OM 6000, OM 4668, OM 6071, OM 5886, OM 5981, OM 5338, OMCS 2009, OM 5239, OM 5636.

    • Giống các loại: 400 kg

    • Giống cho trình diễn 20 ha: OM 4498, OM 4900, OM 5930....

    • Chuyển giao quy trình sản xuất giống HG s2.

Giống triển vọng

Một số giống mới cần được khảo nghiệm bổ sung cho các vụ tiếp theo là hai giống lúa được khảo nghiệm cấp Quốc gia: Hậu Giang 1 và Hậu Giang 2.



  1. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

    1. Kết luận

Năng suất, chất lượng và kháng sâu bệnh là yếu tố quan trọng trong công tác chọn tạo giống lúa hiện nay ở Hậu Giang.

Áp dụng công nghệ mới

Kết quả bước đầu về nuôi cấy túi phấn, khai thác biến dị tế bào soma đang trong quá trình nhân cây con từ nhà lưới ra ngoài đồng. Các dòng được chọn từ biến dị soma của Jasmine 85, OM 5930 được chọn lọc từ nuôi cấy túi phấn đang được chú ý. Có 2 giống mới từ tế bào mô sẹo OM 5929 và OM 5930 đang được thử nghiệm và đưa vào bộ khảo nghiệm viện 2006. Ngoài ra còn nhiều dòng khác đánh giá cao tuy nhiên cần phải theo dõi qua nhiều vụ để đánh giá ổn định về bệnh. Tuy nhiên giống có hàm lượng amylose cao, cứng cơm.

Các giống từ dòng tế bào soma bị nhiễm rầy rất nặng.

Sử dụng marker phân tử để giám định quần thể con lai F2 đã được thực hiện. Có hai dòng từ marker phân tử Hậu Giang 1, Hậu Giang 2, OM 6162, hai dòng cho năng suất cao cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Hai dòng mới tiếp tục đưa đánh giá và trong năm 2008 đưa đi khảo nghiệm 10 dòng mới.



Giống triển vọng

Một số giống mới cần được khảo nghiệm bổ sung cho các vụ tiếp theo là: Hậu Giang 2, OM 4900, OM 6162, OM 6073 ngắn ngày sẽ phục vụ yêu cầu sản xuất vùng thâm canh cho Hậu Giang.



Cải tiến về phẩm chất

Hàm lượng amylose, độ bền gel và độ trở hồ quyết định chính trong phẩm chất cơm của hạt gạo. Phân tích trên lúa cao sản ngắn ngày cho thấy hàm lượng amylose mức trung bình 22% và cao trên 27%. Trong khi độ bền gel đều cho thấy thấp biến động từ 30 đến 52 mm. Riêng độ trở hồ biến động cấp 3 đến 7. Chứng tỏ rằng cần cải tiến độ bền gel ở giống lúa cao sản. Riêng phân tích lúa mùa cho thấy hàm lượng amylose biến động rất mạnh và rất có ý nghĩa từ 8% đến 25%. Đặc biệt các giống nếp lại có hàm lượng amylose rất thấp. Đối với độ bền gel thì cũng biến động từ 34 mm đến 100 mm. Đối với độ trở hồ cũng biến động từ cấp 3 đến cấp 7 chứng tỏ những giống này có đa dạng nguồn gen phong phú khi nghiên cứu chúng.

Phân tích di truyền trên hai quần thể BC2F2 và F2 của tổ hợp C51/ Jasmine 85 cho thấy tỉ lệ phân ly của hàm lượng amylose 3:1 trên cả hai quần thể. Tuy nhiên đối với độ bền gel tỉ lệ phân ly 1:2:1 và đối với độ trở hồ có hai tỉ lệ phân ly 1:3 trên F2 và 1:1 trên BC2F2. Kiểm tra hệ số tương quan cho thấy hai quần thể trên đều cho AC có tương quan chặt trên F2 và BC2F2. Tuy nhiên tính trạng này không rõ khi phân tích trên tương quan AC và GT. Trên quần thể F3 được tính ba hệ số tương quan: kiểu gen, kiểu hình và môi trường. Tính trạng amylose tương quan rất chặt với GC. Tuy nhiên chỉ có tương quan âm giữa môi trường đối với GT và protein. Di truyền trên ba tính trạng trên rất phức tạp do vậy nghiên cứu trên bằng marker phân tử bước đầu xác định được marker định vị trên hàm lượng amylose. Riêng đối với độ bền gel và độ trở hồ cần tiếp tục nghiên cứu các marker để đánh giá sự liên kết trên.

Protein là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong hạt lúa. Chúng kiểm soát bởi yếu tố gen điều khiển, tuy nhiên điều kiện môi trường xem như ảnh hưởng và thể hiện trên gen (expression), thể hiện trên phân tích hệ di truyền thấp ở các tổ hợp.

Phân tích đa dạng di truyền trên các nhóm lúa cho thấy đối với hàm lượng protein trên hạt chia ra thành nhiều nhóm khác nhau. Trong đề tài này mức thấp nhất của hàm lượng protein biến động từ 11% đến 5,4%. Do biến động của protein nên khi phân tích trên đa hình của protein bằng marker phân tử thì ghi nhận cho thấy protein rất biến động giữa các giống thông qua phân tích 38 marker có 31 loci trên 34 giống lúa. Hầu hết các giống cao sản cải tiến có hàm lượng protein ở mức biến động 8,7%. Chỉ một vài giống có protein cao như OM 3536.

Sự biến động của các giống qua phân tích mùa vụ Hè Thu và Đông Xuân biến động không rõ.

Phẩm chất lúa gạo bao gồm phẩm chất xay chà (milling quality), phẩm chất cơm (cooking quality), phẩm chất dinh dưỡng (nutrition quality).

Chiều dài hạt và hình thức thể hiện bên ngoài của hạt đã được cải tiến khá thành công. Nó kết hợp được trong các giống có năng suất cao và chống chịu sâu bệnh hại chính.

Tỉ lệ gạo nguyên không thể trông chờ vào nội dung cải tiến giống mà chủ yếu lệ thuộc vào công nghệ sau thu hoạch và một vài kỹ thuật trước khi thu hoạch

Bước kế tiếp là cải tiến hàm lượng amylose (20 - 24%), gia tăng số giống lúa có amylose trung bình trong sản xuất chiếm 60 - 80% trong nhiều năm tới. Đối với hàm lượng amylose, thử thách lớn nhất cho nhà chọn giống chính là hiện tượng tích lũy amylose ở những thế hệ con lai sau cùng. Thuật ngữ chuyên môn được sử dụng là amylose dosage effect. Bên cạnh đó, những yếu tố có khả năng làm thay đổi hàm lượng amylose đã được tổng kết như sau:



    • Trong thời gian hạt vào chắc, amylose giảm khi nhiệt độ tăng đối với nhóm japonica, trái lại amylose tăng khi nhiệt độ thấp hơn 290C đối với indica.

    • Hàm lượng amylose hơi giảm nhẹ với việc bón phân N nuôi hạt.

    • Hàm lượng amylose có thể tăng theo mức độ xay chà.

Hàm lượng amylose biến thiên giữa các cây lúa trong cùng một giống ít hơn 2%, giữa các bông lúa trên cùng một cây là 3 - 7%. Vì vậy khi lấy mẫu phân tích, phải chú ý trộn đều mẫu hạt.

Cải tiến hàm lượng protein được chú ý trong những năm gần đây, nhưng nếu xét về lâu dài, chúng ta cần quan tâm đến cải tiến thành phần amino acid cần thiết cho dinh dưỡng nhiều hơn. Có sự tương quan nghịch giữa năng suất hạt và hàm lượng protein trong hạt do sự phân phối năng lượng trong quá trình tổng hợp protein hoặc tổng hợp tinh bột trên cơ sở ưu tiên theo quá trình nào của một giống lúa. Giống lúa năng suất cao, protein trong gạo có xu hướng thấp. Đó là một thử thách cho các nhà chọn giống để có giống lúa cải tiến, vừa đạt năng suất cao, vừa có hàm lượng protein cao.

Tính trạng mùi thơm của hạt gạo cũng đã được nghiên cứu. Mùi thơm được biết do 2 acetyl - 1 - pyroproline gây ra. Tại đại học Cornell (Mỹ), Ahn và ctv. (1992) đã áp dụng RFLP marker để nghiên cứu sự định vị của gen điều khiển tính trạng mùi thơm cây lúa. Đó là một gen lặn, ký hiệu “gr”, định vị trên nhiễm thể số 8, liên kết với marker RG28, với khoảng cách di truyền là 4,5 cM. Tính trạng thơm rất dễ thay đổi bởi ảnh hưởng của môi trường (thí dụ mùi thơm của Basmati cần nhiệt độ lạnh của môi trường nơi nó canh tác, mùi thơm của Khao Dawk Mali và các giống lúa thơm cổ truyền Việt Nam có thể do ảnh hưởng của đất đai, mà người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân). Khai thác tính trạng thơm của các giống cổ truyền vẫn là hướng ưu tiên trước mắt. Trong nội dung tạo chọn giống lúa cao sản có mùi thơm, khả năng ứng dụng microsatellite marker để xác định gen thơm hoàn toàn có tính khả thi. Chúng ta có thể biết được dòng con lai nào có gen fgr. Nhưng điều khó nhất là sự thể hiện gen fgr này rất phức tạp do tương tác kiểu gen và môi trường. Tuy nhiên chính nội dung xác định có hoặc không có gen mục tiêu trong con lai triển vọng đã giúp nhà giống tự tin hơn trong việc thực hiện các bước khảo nghiệm tiếp theo để xác định vùng mục tiêu để gen này thể hiện hoàn toàn. Phần lớn những giống cho nguồn gen fgr có khả năng tiếp hợp thấp (LC: low compatibility), chúng ta phải tìm các giống có khả năng tiếp hợp rộng (WC: wide compatibility) làm giống bắc cầu, để có kết quả chọn tạo tốt nhất. Trong thí nghiệm này các giống có mùi thơm ổn định là mùi thơm nhẹ gồm các giống OM 4900, Hậu Giang 1, Hậu Giang 2, OM 6162.

Sự ổn định phẩm chất hạt qua các thời vụ

Giống có tỉ lệ gạo nguyên cao nhất trong vụ Đông Xuân là Hậu Giang 2, kế đó là giống OM 5930. Giống có hàm lượng amylose thấp nhất là OM 4900, OM 6162, Hậu Giang 2. Chỉ số ổn định cao của dạng hạt gạo, độ trở hồ và hàm lượng amylose thể hiện rõ trong vụ Đông Xuân. Tỉ lệ gạo nguyên kém ổn định, hàm lượng amylose tương đối ổn định trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè thu.

Dạng hạt gạo, độ trở hồ ổn định tốt nhất trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Trái lại, amylose tỏ ra kém ổn định trong vụ Hè Thu so với Đông Xuân.

Độc tính của rầy nâu ngày càng tăng cao hơn 10 năm trước, do đó phần lớn các giống lúa năng suất và chất lượng cao đều có phản ứng nhiễm rầy nâu.



    1. Đề nghị

Tỉnh có kế hoạch triển khai sớm giống Hậu Giang 2 để xúc tiến thương mại trong những năm tiếp theo. Đề tài này cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng bộ giống lâu dài cho Tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Akagi, H., Y. Yokozeki, A. Inagaki, and T. Fujimura. 1996. Microsatellite DNA markers for rice chromosomes. Theor appl Genet 93: 1071-1077

  2. Bùi Chí Bửu 1996. Nghiên cứu nâng cao chất lượng bộ giống lúa cao sản tỉnh Cần thơ. Đề tài khoa học, Cần thơ.

  3. Bùi Chí Bửu, và N.T. Lang. 1995. ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống lúa. NXB Nông nghiệp, Hà nội.

  4. Bùi Chí Bửu, và N.T. Lang. 1999. Di truyền phân tử - những nguyên tắc cơ bản trong chọn giống cây trồng. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

  5. Chen, X., S. Temnykh, Y. Xu, Y.G. Cho, and S.R. McCouch. 1997. Development of a microsatellite framework map providing genome-wide coverage in rice (Oryza sativa L.). Theor Appl Genet 95: 553-567

  6. Cho, Y.G., T. Ishii, S. Temnykh, X. Chen, L. lipovich, W.D. Park, N. Ayres, S. Cartinhour, and S.R. McCouch. 2000. Diversity of microsatellites dirived from genomic libraries and Genbank sequences in rice (Oryza sativa L.). Theor Appl Genet 100: 713-722

  7. Fukuoka S, T Inoue, A Miyao, L Monna, HS Zhong, T Sasaki, Y Min. 1994. Mapping of sequence-tagged sites in rice by single strand conformation polymorphism. DNA Res. 1: 271-277.

  8. Ghareyazie B, N Huang, G Second, J Bennett. 1995. Classification of rice germplasm. I. Analysis using ALP and PCR-based RFLP. Theor. Appl. Genet. 91: 218-227.

  9. Harushima, Y., M. Jano, A. Shomura, M. Sato, T. Shimano, Y. Kuboki, T. Yamamoto, S.Y. Lin, B.A. Antonio, A. Parco, H. Kaijiya, N. Huang, K. Yamamoto, Y. Nagamura, N. Kurata, G.S. Khush, and T. Sasaki. 1998. A high-density rice genetic linkage map with 2275 markers using a single F2 population. Genetics 148: 479-494.

  10. He P., S.G. Hi, Q. Quian, Y.Q. Ma, J.Z.Li, W.M. Wang, Y. Chen, I.H. Zhu. 1999. Genetic analysis of rice grain quality. Theor Appl Gennet 98:502-508.

  11. He P., Y. Chen, L.S. Shen, C.F.Lu, L.H. Zhu. 1998. Analysis of quantiative trait loci which contribute to anther culurability in rice (Oryza sativa L.). Mol Breed 4:165-172.

  12. Jacob, H.J., K Lindpaintner, S.E. Lincoln, K. Kusumi, R.K. Bunker, Y.P. Mao, D. Ganten, V.J Dzau, and E.S Lander. 1991. Genetic mapping of a gene causing hypertension in the stroke-prone spontaneously hypertensive rat. Cell 67: 213-224

  13. Jennings P.R.,W.R. Coffman, và H.E. Kauffman. 1979. Rice improvement. IRRI, Philippines.

  14. Khush G.S. 1987. Rice Breeding, Past, Present and future. J. Genet 66:195-216

  15. Khush. G. S. 1994. Rice improvement through biotechnology. PP 152-161.

  16. Litt, M., and J.A. Luty. 1989. A hypervariable microsatellite revealed by in vitro amplification of a nucleotide repeat within the cardiac muscle actin gene. Am. J. Hum. Genet. 44: 397-401.

  17. Mc Couch R. Susan, Leonid Teytelman, Yunbi Xu, Katarzyna B.Lobos, Karen Clare, Mark Walton, Binying Fu, Reycel Maghirang, Zhikang Li, Yongzhong Xing, Qifa Zhang, Izumikono, Masahiro yano, Robert Fjellstrom, genevieve Declerck, David Schneider, Samuenl Cartinhour, Doreen Ware and Lincoln Stein. 2002. Development and mapping of 2240 new SSR markers for rice (Oryza sativa L.). http://dna-res.kazusa.or.jp/9/6/02

  18. Mc Couch, S. R., X. Chen, O. Panaud, S. Temnykh, Y. Xu, Y. G. Cho, N. Huang, T. Ishii, and M. Blair. 1997. Microsatellite marker development, mapping and applications in rice genetics and breeding. Plant Mol Biol 35: 89-99

  19. Mc Couch. S. R., G. Kochert, Z.H.Y.Wang, G.S.Khush, W.R.Coffman and S.D.Tanksley. 1988. Molercular mapping of rice chromosomes. Thecr. Appl. Genet. 76:815-829

  20. McKenzei K.S.,J.N.Rutger. 1983. Genetic analysis of amylose content, alkali spreading score, and grain dimension in rice. Scop Sci 23:306-313.

  21. Mo H.D. 1995. Identification of geneticcontrol for endosperm trais in cereal. Acta Genetic Sinica 22:126-132.

  22. Mohan M, S Nair, B Bhagwat, TG Krishna, M Yano. 1997. Genome mapping, molecular marker and marker assisted selection in crop plants. Molercular Breed. 3: 87-103.

  23. Nguyễn Thị Lang 2004, Genetic variability of iron content in rice grain. IAEA training 20 - 2/10/2004

  24. Nguyen Thi Lang and Bui Chi Buu, 2002c. Molecular genetic analysis and markaer assisted selection of bacterial blight resistance in hybrid rice. Omon rice. 10:23-33

  25. Nguyen Thi Lang and Bui Chi Buu. 2002a. Molecular analyses of crosses between Oryza sativa vs O.rufopogon, O.officinalis, and O.australiensis. Omon rice. 10: 07-15.

  26. Nguyen Thi Lang and Bui Chi Buu. 2002b. Identification and fine mapping of SSR marker linked to fgr gene of rice. Omon rice. 10:16-22

  27. Nguyễn Thị Lang, (chủ nhiệm).2002. ứng dụng công nghệ sinh học chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Báo cáo khoa học, An giang.

  28. Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Thị Luỹ, Đặng Minh Tâm và Bùi Chí Bửu. 2004. Nghiên cứu chọn giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo khoa học, hội nghị quốc gia chọn tạo giống lúa, Cần thơ, Tháng 7/2004.

  29. Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Thị Luỹ, Đặng Minh Tâm và Bùi Chí Bửu. 2005. Nghiên cứu chọn giống lúa phẩm chất cao cao. Báo cáo khoa học, hội nghị Quốc gia chọn tạo giống lúa, Hà Nôi Tháng 11/2005.

  30. Nguyen Thi Lang, Seji Yanagihara and Bui Chi Buu. 2001a. A microsatellite marker for a gene conferring salt tolerance on rice at the vegetative and reproductive stages. SABRAO Journal of Breeding & Genetics. 33 (1):1-10.

  31. Nguyen Thi Lang, Seji Yanagihara and Bui Chi Buu. 2001b. QTL analysis of salt tolerance in rice. SABRAO Journal of Breeding & Genetics. 33 (1):11-22.

  32. Nguyễn Thị Lang, Trương Bá Thảo, Bùi Chí Bửu. 2004. Nghiên cứu di truyền trên gen thơm của cây lúa. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (6):827-829.

  33. Nguyễn Thị Lang. 2002. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Công nghệ sinh học. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

  34. Nguyễn Thị Pha, 2003. ứng dụng đánh dấu (marker) phân tử trong chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae pv. oryzae). Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học.

  35. Nguyễn Văn Hiển, (chủ biên). 2000. Chọn giống cây trồng. NXB Giáo dục.

  36. Pnaud O., X Chen, SR McCouch. 1995. Frequency of microsatellite sequences in rice (Oryza sativa L.). Genome 38:1170-1176.

  37. Pnaud O., X Chen, SR McCouch. 1996. Development of microsatellite marker and characterization of simple sequence length polymorphism (SSLP) in rice (Oryza sativa L.). Mol. Gen. Genet. 252:597-607.

  38. Pooni H.S., I Kumar, G.S. Khush. 1992. Acomprehensive model for disomically inherited netrical traits expressed in triploid tissues. Heredity 69:166174.

  39. Rice research and development in Vietnam for the 21 st Century. Swaminathan M.S. 2000. Prosperity through rice. Cooperation, Can tho, Vietnam.

  40. Se second G, S.R. Mc Couch, S.D. Tanksley. 1994. Saturated molecular map of the rice genome based on in terspecific backcross population. Genetics 138:1251-1274.

  41. Shenoy V.V, D.V. Seshu and J.K.S.Sachan, 1991. Inheritance of protein per grain in rice. Indian J Genet 51 (2): 214-220

  42. Tanaka K., T. Sugimoto, M.Ogawa and Kasai. 1980. Isolation and charactrrization of twotypes of protein bodies in rice endosperm. Agric. Biol. Chem. 44:1633-1639

  43. Tanksley S.D., S. Ahn, T Fulton, SR McCouch, Z Yu, Z Wong, K Wu. 1990. RFLP mapping of the rice genome. 2nd Int. Rice Gen. Symp. P58. IRRI, Philippines.

  44. Temnykh, S., W. Park, N. Ayres, S. Cartinhour, N. Hauck, L. Lipovich, Y.G. Cho, T. Ishii, and S.R. McCouch. 2000. Mapping and genome organization of microsatellite in rice (Oryza sativa L.). Theor Appl Genet 100: 689-712

  45. Weber, J.L., and P.E. May. 1989. Abudants class of human ADN polymorphisms which can be typed using the polymerase chain reaction. Am J Hum Genet 44: 388-396.

  46. Wu KS, SD Tanksley. 1993. Abudance, polymorphism and genetic mapping of microsatellite in rice. Mol. Gen. Genet. 241: 225-235.

  47. Zheng K, N Huang, J Bennet, GS Khush. 1995. PCR-based marker- assisted selectionin rice breeding. IRRI Discussion paper serier No.12. IRRI, Philippines


MỘT SỐ GIỐNG LÚA PHẨM CHẤT TRỒNG TẠI TỈNH HẬU GIANG

Giống OM6162: có nguồn gốc từ tổ hợp lai C50/Jasmine 85//C50, dùng marker để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thân rạ cứng, cao cây 105-110cm, đẻ nhánh khỏe, số bông/khóm 12-16 bông, trọng lượng 1000 hạt 27.3g, amylose 22.9-26.1%, dài hạt 7.08mm, dài/rộng 3.3, năng suất trung bình Đông Xuân là 6-7 tấn/ha, Hè Thu: 5-6.5 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 3.

Giống Hậu Giang 2: có nguồn gốc từ tổ hợp lai C51/Jasmine 85//C51, dùng marker để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, cây cao 97cm, số bông/m2 330 bông, hạt chắc/bông: 127 hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt 26.5g, amylose 22.4%, dài hạt 6.78mm, dài/rộng 3.3, năng suất trung bình 5-8 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 1.

Giống OM4900: có nguồn gốc từ tổ hợp lai C53/Jasmine 85//C53, dùng marker để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thân rạ cứng, cao cây 105-110cm, đẻ nhánh khỏe, số bông/khóm 14-18 bông, trọng lượng 1000 hạt 27.3g, amylose 16.9-26.1%, dài hạt 7.08mm, dài/rộng 3.3, năng suất trung bình Đông Xuân là 6-7 tấn/ha, Hè Thu: 5-6.5 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 3.

Giống OM4498: có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR64/OMCS2000//IR64, dùng marker RM223 để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 100 ngày, thân rạ cứng, cao cây 100-105cm, đẻ nhánh khá, số bông/khóm 8-12 bông, trọng lượng 1000 hạt 25.8g, hạt chắc/bông 156 hạt/bông, amylose 24-25%, dài hạt 7.0-7.3mm, dài/rộng 3.31, năng suất trung bình 5-7 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 3, khả năng sống sót giai đoạn mạ EC = 12 là 28, khả năng độ độc của nhôm 0.85.

Giống OMCS2009: có nguồn gốc từ tổ hợp lai , thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thân rạ hơi yếu, cao cây 95-100cm, đẻ nhánh khá, số bông/khóm 8-10 bông, trọng lượng 1000 hạt 25.2 g, amylose 23.5-8%, dài hạt 6.77 mm, dài/rộng 3.24, năng suất trung bình Đông Xuân là 5-6 tấn/ha, Hè Thu: 4.5-5 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 5.

Giống OM5239: có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR64/OM2395, dùng marker để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thân rạ cứng, cao cây 95-1000m, đẻ nhánh khá, số bông/khóm 8-10 bông, trọng lượng 1000 hạt 25.3g, amylose 24.7%, dài hạt 6.97mm, dài/rộng 3.29, năng suất trung bình Đông Xuân là 6-7 tấn/ha, Hè Thu: 5 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 5, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 5.

Giống OM5240: có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR64/Busok, dùng marker để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thân rạ cứng, cao cây 93-95cm, đẻ nhánh khá, số bông/khóm 8-10 bông, trọng lượng 1000 hạt 25.9g, amylose 24.8%, dài hạt 6.99mm, dài/rộng 3.3, năng suất trung bình Đông Xuân là 6-7 tấn/ha, Hè Thu: 5 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 5.

Giống OM5637: có nguồn gốc từ tổ hợp lai C53/IR68//IR68, dùng marker để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 100-105 ngày, thân rạ cứng, cao cây 100-110cm, đẻ nhánh khá, số bông/khóm 10-15 bông, trọng lượng 1000 hạt 26.5g, amylose 23.5%, dài hạt 7-7.1mm, dài/rộng 3.31, năng suất trung bình Đông Xuân là 5-7 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 3.

Giống OM5930: có nguồn gốc từ tổ hợp lai nuôi cấy mô soma từ OM3536, dùng marker để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 100 ngày, thân rạ cứng, cao cây 100-107cm, đẻ nhánh khá, số bông/khóm 10-17 bông, trọng lượng 1000 hạt 26.8g, amylose 23.5%, dài hạt 7.0-7.2mm, dài/rộng 3.33, năng suất trung bình 5-7 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 5.

Giống OM6073: có nguồn gốc từ tổ hợp lai C3/D3//C3, dùng marker để đánh dấu, thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, thân rạ cứng, cao cây 100-107cm, đẻ nhánh khá, số bông/khóm 15-18 bông, trọng lượng 1000 hạt 26.8g, amylose 23.5%, dài hạt 7.0-7.2mm, dài/rộng 3.33, năng suất trung bình: 6-9 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp1.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

CANH TÁC LÚA Hậu Giang 2

Nguyễn Thị Lang

Viện lúa Đồng Bằng sông Cửu Long

  1. Giới thiệu

    1. Nguồn gốc

Hậu Giang 2 là giống do bộ môn Di truyền giống Viện lúa ĐBSCL lai tạo từ giống C51 lai với giống lúa Jasmine 85. Năm 2004, Bộ môn Di truyền chọn giống của Viện Lúa đã hợp tác với Sở Khoa học công nghệ Hậu Giang thực hiện chương trình lai thông qua công nghệ di truyền



    1. Đặc tính nông học và năng suất

Giống lúa Hậu Giang 2: có nguồn gốc từ tổ hợp lai C51/ Jasmine 85// C51, được ch ọn giống nhờ thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày, thân rạ cứng, cao cây 105-110cm, đẻ nhánh khoẻ, số bông/khóm 12 - 14 bông, lượng 1000 hạt 27.3g, amylose 22.9-26.1%, dài hạt 7.08mm, dài/rộng 3.3, năng suất trung bình Đông Xuân: 6 - 7 tấn/ha; Hè Thu: 5 - 6.5 tấn/ha, phản ứng rầy nâu cấp 3, phản ứng bệnh đạo ôn cấp 3.

Trên một số vùng đất có độ phì nhiêu thì số hạt chắc trên bông cũng đạt tới 105.5 hạt. Tỷ lệ hạt lép trong vụ ĐX khoảng 18.2%. Trọng lượng 1000 hạt 29.2 gr. Năng suất của HG2 rất cao theo các điểm thí nghiệm tại Hậu Giang 7,10 tấn/ha, vụ Đông xuân 2007, và 4,9 tấn/ha vụ hè thu 2007


Qua các vụ sản xuất tại một số điểm thuộc đồng bằng Sông Cửu Long và khảo nghiệm ở Đông Nam Bộ thì giống HG 2 tỏ ra thích hợp với điều kiện thâm canh ở các vùng như Hậu Giang ,Cần Thơ v.v... các vùng đất thâm canh hoặc các vùng đất bị nhiễm phèn.

    1. Phẩm chất và phản ứng đối với sâu bệnh

Giống lúa HG2 thuộc nhóm có phẩm chất tốt. Tỷ lệ gạo lức 78,96% Tỷ lệ gạo trắng 68,34% và tỷ lệ gạo nguyên 50,92%. Chiều dài hạt 7.10mm. Dài/rộng 3.40. Độ bạc bụng cấp 1. Độ trở hồ 3 - 5. Độ bền gel 69.50 mm thuộc nhóm ngắn. Hàm lượng amylose 22.951%.

Phản ứng sâu bệnh cho thấy giống lúa HG 2 có khả năng kháng được bệnh đạo ôn (cấp 3) và kháng trung bình đối với rầy nâu (cấp 3).



  1. Quy trình canh tác:

Đây là quy trình canh tác có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuất để nâng cao năng suất và phẩm chất gao:

    1. Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống tác gỉả phải được sản xuất từ giống gốc và phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng do Nhà Nước ban hành. Hạt tác giả là nguồn cung cấp để nhân hạt giống cấp Siêu nguyên chủng.

Chọn giống và xử lý hạt giống: sau khi chọn lọc hạt giống kỹ từ vụ mùa năm trước (đã loại bỏ tạp chất, giống khác, hạt lép, lửng...), đem ngâm, ủ để hạt giống nảy mầm để chuẩn bị gieo mạ.

    1. Ruộng mạ:

Gieo mạ: Diện tích gieo mạ để cấy cho 1 ha là 1.000 m2, lượng giống từ 7 - 10 kg. Đất gieo mạ được chuẩn bị rất kỹ: Tơi xốp, bằng phẳng, có rãnh thoát nước, lượng nước xâm xấp mặt ruộng. Đối với HG 2 có thể gieo trồng trong cả hai vụ:

Đông Xuân: gieo mạ vào 10 tháng 11 thì cấy vào 30/11 đến cuối tháng 2 thu hoạch (thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày).

Hè Thu: Tuỳ theo thời tiết hàng năm mà có thể gieo mạ vào đầu tháng 7 cho đến đầu tháng 8. trước khi nhổ mạ 3 - 5 ngày bón phân tiễn chân mạ 3 - 4 kg URÊ /1000m2 đế dễ nhổ mạ và cây lúa mau ra rễ.

Chú ý:

  • Cần chọn ruộng mạ có độ phì đất màu mỡ, chủ động tưới tiêu nước và phòng chống được các điều kiện bất thuận lợi. Tốt nhất là trên nền đất mà vụ trước không cấy lúa.

  • Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5 - 1/25 diện tích ruộng cấy.

  • Kiểm tra ruộng mạ để khử các cây khác dạng, bằng cách quan sát màu sắc gốc mạ.

  • Chăm sóc mạ như bón phân, phòng trừ sâu bệnh để mạ phát triển đảm bảo không thiếu mạ khi cấy.

    1. Ruộng cấy.

Chọn khu ruộng có độ màu mỡ khá, mặt ruộng bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, dễ bảo vệ và phòng chống các điều kiện bất thuận, ruộng có thể chia thành ô có cách ly hoặc dải bảo vệ (cách ly với giống khác ít nhất là 3m hoặc bố trí thời gian trổ lệch ít nhất là 10 ngày)

Đất cấy có thể được trục trước khi cấy từ 15 - 20 ngày, bón lót 60 kg DAP và 40 kg Kali/ha trước cấy 1 ngày. Mạ có thể cấy ngay sau khi nhổ hoặc nhổ trước khi cấy một ngày. Khoảng cách cấy là 20 x 20 cm, số tép mạ cấy là 1 tép/bụi, độ sâu cấy 1,5 - 2 cm. Điều chỉnh lượng nước trên ruộng là 5 -10 cm.

Nhổ mạ xong là cấy ngay trong ngày, không làm mạ bị giập nát, rễ mạ bị ảnh hưởng do nắng nóng hoặc khô nắng.


    1. Các biện pháp kỹ thuật canh tác

Phân bón có thể sử dụng công thức phân 80: 60:40 kg NPK / ha cho vụ đông xuân và 100:60:40 kg NPK / ha cho vụ hè thu. Có thể chia làm nhiều lần bón (3 lần) và bón phân sớm cho lúa để lúa, đẻ nhánh mạnh, và tập trung, hệ thống rễ ăn sâu, bền lá. Đón và rước đòng cho lúa bằng phân urê, lượng phân sử dụng khoảng 30 - 50 kg / ha, có thể phun Nitrat kali trước trổ và sau khi trổ đều.

Các biện pháp khác như giữ mực nước trong ruộng, quản lý cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng như ruộng sản xuất bình thường cùng loại giống và phù hợp với sản xuất đại trà trong vùng.



  • Thường xuyên quan sát khử lẫn các cây khác dạng và màu sắc của thân lá, thìa lìa mỗi tuần từ sau khi cấy đến trước trổ.

  • Sau khi khử lẫn lần cuối và trước khi thu hoạch cần báo cáo với bộ phận kiểm định để kiểm định và lập biên bản kiểm định ruộng lúa ngoài đồng.

    1. Chăm sóc:

Lúa HG 2 sau khi cấy 20 ngày nên sụt bùn để cho rễ thoáng khí, đẻ nhánh nhiều.

Ruộng lúa cần được khử lẫn trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ổn định bằng cách: Làm sạch cỏ dại, nhổ bỏ các cây bị sâu bệnh, nhổ bỏ cây khác giống.



    1. Thu hoạch và bảo quản:

Thu hoạch, bảo quản, chế biến: Khi hạt chín trên 90% thì tiến hành thu hoạch. Các công cụ trong thu họach, bảo quản, chế biến phải được vệ sinh thật kỹ để tránh tối đa mọi sự lẫn giống có thể xảy ra.

Nên suốt lúa với tốc độ vừa phải để không làm hạt lúa bị nứt, bể. Phơi hoặc sấy ngay sau thu hoạch để lúa giữ được màu sáng đẹp và đảm bảo chất lượng gạo. Phơi khoảng ba nắng để đạt thuỷ phần 14,5%. Quạt thật sạch, loại tạp chất và đóng bao bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo.



Liên hệ:

Bộ môn Di truyền giống

Phó giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thị Lang, Trưởng bộ môn Di truyền giống

Tel: (0084)-71-861386

Email: ntlang@hcm.vnn.vn


SẢN XUẤT LÚA CẤP NGUYÊN CHỦNG

Nguyễn Văn Tạo

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

I - Yêu cầu

- Quá trình chọn lọc, sản xuất hạt giống phải được thực hiện tại các cơ sở sản xuất giống và được sự quản lý của Nhà nước. Nơi có đủ cơ sở vật chất và cán bộ kỹ thuật. Cán bộ kỹ thuật sản xuất giống phải am hiểu các tính trạng đặc trưng của giống. Nắm chắc quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật hạt giống.

- Cung ứng giống chất lượng cao cho sản xuất lúa hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Nâng cao chất lượng cũng như giá trị lúa hàng hóa để có hạt gạo đạt yêu cầu đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Tính xác thực và mức độ thuần chủng của giống là một trong những yêu cầu rất quan trọng đối với người sản xuất, là một tiêu chuẩn không thể thiếu để gia tăng giá trị hạt gạo xuất khẩu.

* Lượng hạt giống

Vụ Đông Xuân 2006 - 2007 diện tích gieo trồng của đồng bằng sông Cửu Long là 1,5 triệu ha. Mỗi ha cần 100kg giống xác nhận (0,1 tấn/ha) tổng lượng giống xác nhận 150.000 tấn cần diện tích 30.000ha (150.000/5 tấn). Vụ Đông Xuân cần 3.000 tấn giống nghuyên chủng (30.000ha x 0,1 tấn), việc cung ứng 600 tấn đạt 20% diện tích. Giống nguyên chủng gấp 50 lần giống xác nhận (150.000/3.000). Lượng hạt giống cấp siêu nguyên chủng cần 30 tấn (40kg/ha). Giống siêu nguyên chủng gấp 100 lần giống nguyên chủng (3.000/30).

Vụ hè thu 2006, dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã giảm đáng kể lượng giống cho vụ Đông Xuân 06-07 lên 7.000-8.000đ/kg.

* Hệ thống nhân giống 4 cấp

(Số 03/2004/L-CTN, Pháp lệnh Giống Cây trồng ngày 5 tháng 4 năm 2004)





* Tiêu chuẩn kỹ thuật hạt giống lúa thuần

(TCVN 1776-2004)



Chỉ tiêu

Siêu nguyên chủng

Nguyên chủng

Xác nhận

1. Độ sạch, % khối lượng không nhỏ hơn

99,0

99,0

99,0

2. Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt, không lớn hơn

0

0,05

0,3

(0,25)


3. Hạt cỏ nguy hại, số hạt/kg, không lớn hơn

0

5

10

4. Tỉ lệ nảy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn

80

80

(85)


80

(85)


5. Độ ẩm, % khối lượng không lớn hơn

13,5

13,5

13,5

* Hiện tượng thoái hóa và lẫn tạp giống

Lúa thuộc nhóm tự thụ phấn. Tỉ lệ thụ phấn chéo có thể xảy ra trong tự nhiên khoảng >=2% đối với lúa cao sản, 10-40% đối với lúa mùa cố truyền, 40-100% đối với dạng hình hoang dại có cùng genome AA với lúa trồng như Oryza rufipogon, Oryza nivara.

Một giống lúa trồng trên ruộng qua nhiều vụ, không thay đổi giống dễ bị shiện tượng thoái hóa giống do tạp giao trong quần thể, hoặc tạp giao với lúa hoang.

Bên cạnh đó, giống lúa có thể thoái hóa do sử dụng hạt giống kém sức sống, cây lúa không thể hiện đúng bản chất di truyền.

Hạt giống lúa mang nguồn bệnh truyền sang vụ sau cũng là một nguyên nhân quan trọng thường hay gặp, thí dụ bệnh lúa von (bệnh mạ đực) do nấm Gibberella funjikuroi (Fusarium ryzae).

Sự lẫn tạp cơ giới là nguyên nhân có tác động trực tiếp lớn nhất:

Lẫn tạp trên đồng ruộng


  • Trong máy tuốt hạt

  • Trên sân phơi

  • Trong nhà kho

  • Trong bao đựng giống,…

Giống siêu nguyên chủng dùng để sản xuất giống nguyên chủng và phải đạt chỉ tiêu chất lượng Nhà nước đã ban hành, là nguồn giống để sản xuất giống xác nhận.

Lượng giống cần 25-30kg/ha gieo mạ sân và 40-50kg/ha gieo mạ ruộng. Diện tích mạ bằng 1/10 hoặc bằng 1/15 diện tích ruộng cấy.



II – Quy trình sản xuất lúa siêu nguyên chủng

II.1. Làm mạ sạch

Gieo mạ sân cần 25-30kg/ha ruộng cấy. Diện tích gieo mạ 100-150m2. Độ dày lớp nguyên liệu 5cm, phủ một lớp bột xơ dừa 2cm sau khi gieo để giữ ẩm và là giá đỡ giữ hạt giống không bị cuốn trôi khi tưới phun nước.

Làm mùng lưới bảo vệ cây mạ trong thời kỳ cây mạ non (13-18 ngày tuổi).

Gieo mạ ruộng cần 40-50kg/ha. Diện tích mạ 1/10 hoặc 1/15 diện tích cấy (từ 600-1.000m2).



II.2. Ruộng cấy

- Làm đất, san mặt ruộng thật kỹ, gia cố bờ để giữ phân và chủ động nước, phun thuốc cỏ tiền nảy mầm.

-Diệt ốc bươu vàng 1 tuần trước khi cấy. Bón lót phân lân, phân hữu cơ sinh học.

- Nhổ mạ ruộng để cấy:

+ Ruộng có bờ phân cách và cách ly với giống khác ít nhất là 3m hoặc thời gian trổ lệch nhau 1 tuần.

+ Thu hoạch mạ sân theo từng mảng (1m2) chuyển đến ruộng cấy.

+ Cấy 1 tép/bụi, tỷ lệ này phải đạt >= 95%, cấy cạn để lúa mau bén rễ.

+ Mật độ tối thiểu 44 bụi/m2, khoảng cách cấy 15 x 15cm.

II.3. Chăm sóc và khử lẫn

II.3.1. Chăm sóc

- Bón phân đầy đủ và cân đối

- Sử dụng bảng so màu lá lúa để cung cấp đủ đạm cho cây.

- Thường xuyên thăm đồng

- Sử dụng và phun thuốc theo 4 đúng

II.3.2. Khử lẫn ruộng lúc nhân giống

- Lần 1: 40 ngày sau sạ; lần 2: trước trổ 1 tuần hoặc 55-60 NSS; lần 3: trước thu hoạch 1 tuần. Quan sát về hình dạng, màu sắc thân, lá, bông và hạt để khử bỏ.

- Trước khi thu hoạch cần kiểm tra cụ thể ruộng giống, chủ động bố trí công việc và xác định thời gian để không ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.


  • Công lao động, máy nhai, tuốt

  • Máy gặt đập liên hợp,

  • Bao đựng hạt,

  • Sân phơi, lò sấy,

  • Nông, công cụ hỗ trợ khác

II.4. Thu hoạch

- Thu hoạch khi độ ẩm trong hạt 20-25% hay 85-90% số hạt đã chín hoàn toàn.

- Mùa khô không nên phơi lúa mớ trên ruộng vì giảm chất lượng hạt.

- Mùa mưa để lâu hạt sẽ nảy mầm.

Việc lúa để lâu sau khi gặt dễ thất thoát do rụng, chuột, mầm bệnh,… làm giảm sức nảy mầm,…

Không phơi mớ hay ủ đống sau khi cắt, gặt




  • Phơi

Sân phơi phải được quét thật sạch trước khi đưa lúa giống đến phơi và từ khoảng cách ly từ 3-5m

Siêng cào để độ khô của hạt đồng đều, độ dày 5-10cm là tốt.



  • Sấy

- Chỉ được sấy một loại giống trong một mẻ, nhiệt độ lò sấy phải duy trì 38-43oC để không làm chết mầm hạt và độ khô của hạt đều. Độ ẩm hạt 12 đến <13% để có thể sử dụng làm giống trong 6 tháng.

- Lò sấy phải được kiểm tra và vệ sinh thật kỹ trước khi đưa giống lúa đến sấy.



  • Làm sạch hạt

Làm sạch hạt có thể bằng thủ công, bán cơ giới hoặc máy phân loại hạt hiện đại.

  • Đóng gói và bảo quản

Sau khi phơi, sấy khô, giê sạch đóng bao theo qui cách, xếp vào kho theo lô, có lối đi thông thoáng để tiện việc lấy mẫu kiểm tra. Trong và ngoài bao giống phải có nhãn thẻ ghi rõ tên giống, cấp giống, nơi sản xuất, vụ sản xuất, khối lượng.

Báo cáo cho phòng kiểm nghiệm lấy mẫu để kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hạt giống lúa nước. Qua kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn thì lô giống được công nhận.



Định kỳ 1 tháng lấy mẫu kiểm tra độ nảy mầm và sâu mọt, trước khi xuất kho cung cấp cho sản xuất phải kiểm tra chất lượng.





tải về 3.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương