BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama



tải về 1.46 Mb.
trang33/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA


Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn 60

Nếu các con ao ước tạo nên một sự dễ dàng 

Những tích tập cho giác ngộ 

Qua những hành vi của bình an 

Tăng trưởng và tiếp theo…, đạt được bởi năng lực của chân ngôn.

Trong những đoạn kệ tiếp theo, luận giải tiếp tục nói về sự quan trọng của việc tìm một vị thầy tinh thần và sự phát triển một mối quan hệ với vị thầy này, và chỉ ra rằng sự thực tập này được trình bày trong phương sách của của Kim Cương Thừa.

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn 61 đến 67

61- 


Và cũng qua năng lực của tám (thành tựu) 

Và những sự thành tựu to lớn khác như “vật chứa tốt”- 

Nếu các con muốn thực hành chân ngôn bí mật, 

Như giải thích trong hành động và hành tướng quán tưởng. 

62- 

Rồi thì để đón nhận lễ quán đảnh (truyền pháp) 



Các con phải làm vui lòng một vị đạo sư tâm linh thù thắng 

Qua phụng sự, cúng dường phẩm vật và những thứ như thế 

Cũng như qua sự vâng lời. 

63- 


Qua sự hiện diện hoàn toàn của pháp quán đảnh 

Bởi một vị đạo sư tâm linh, người được hài lòng (đối với các con) 

Các con được tịnh hóa tất cả những bất thiện nghiệp 

Và trở nên xứng đáng để đạt đến những thành tựu đầy năng lực 

64- 

Do bởi Đại Mật Pháp Tantra của Đức Phật Bổn Sơ 



Nghiêm cấm một cách mạnh mẽ, 

Những ai hạnh kiểm quán chiếu thanh tịnh không nên 

Tiếp nhận những pháp quán đảnh bí mật và tuệ trí. 

65- 


Nếu những ai quán chiếu sự thực hành nghiêm khắc của hạnh kiểm thanh tịnh 

Thụ trì những pháp quán đảnh này 

Thệ nguyện một cách nghiêm khắc của họ sẽ bị tổn hại 

Qua thực hành sẽ bị loại trừ. 

66- 

Điều này tạo nên những sự vượt quá giới hạn, đấy là thất bại 



Cho những ai quán chiếu nguyên tắc (đạo đức) . 

Vì họ chắc chắn sẽ đọa lạc để tái sinh vào khổ cảnh 

Họ sẽ không bao giờ đạt đến những đạo quả. 

67- 


Không có sai phạm nếu người đã tiếp nhận 

Lễ quán đảnh và có kiến thức 

Của chân như để lắng nghe hay giảng giải mật điển tantra 

Và tiến hành hỏa pháp cúng dường 

Hay cúng dường phẩm vật,v.v…

Tương tự như thế, trong Đoạn 24 của Thi Kệ Chứng Nghiệm, Đạo Sư Tông Khách Ba trình bày tiến trình tổng quát của con đường theo Kim Cương Thừa.

---o0o---

Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn 24

(Viễn ly, một động cơ giác ngộ và quan điểm đúng đắn của tính không) là (ba phương diện) cần thiết thông thường cho (sự đạt đến) những con đường tối thượng qua hai cổ xe Đại Thừa của (thực tập) nhân tu (cho giác ngộ) hay (giả như bây giờ) những quả chứng(các con sẽ đạt đến). Do vậy, một khi các con đã phát triển một cách thích hợp,ba con phương diện chính này, các con nên nương tựa một vị hướng đạo thiện nghệ (của một vị đạo sư mật tông đầy đủ phẩm chất) như bậc hộ vệ của các con, và bắt đầu (trên điểu này về sau, cổ xe nhanh hơn) qua đại dương rộng lớn của (bốn) tầng bậc của mật thừa tantra. Những ai đã (làm xong như thế và) hiến dâng chính họ đến những sự hướng dẫn chỉ đạo (của vị đạo sư) đã tiến hành sự đạt đến của (một thân người với tất cả) những sự giải thoát và ban cho ý nghĩa đầy đủ (bằng đạt đến giác ngộ trong chính đời sống này của họ). Ta hành giả du già đã thực tập đúng như thế. Các caon những người cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thích trau dồi chính mình cùng cách như thế.

Dịch kệ:

24. - Chán cảnh sinh tử, 

- Phát tâm bồ đề, 

- Trực Chứng tánh Không, 

Là ba yếu tố 

Căn bản cần thiết 

Để bước lên hai 

Cỗ xe Đại Thừa: 

Là xe tu nhân 

Và xe tu quả. 

Vậy khi các con 

Phát huy đúng đắn 

Ba điểm này rồi 

Phải nên nương dựa 

Vào đấng đạo sư 

Đầy đủ phẩm hạnh. 

Xin thầy hộ niệm 

Đưa các con vào 

(Cỗ xe tu quả) 

Vượt qua biển rộng 

Bốn bộ Mật tông. 

Ai biết tôn kính 

Noi theo lời dạy 

Của đấng đạo sư 

Sẽ không phí uổng 

Kiếp người hiếm hoi 

Đầy tự tại này 

(Nhờ đạt giác ngộ 

Ngay kiếp hiện tiền). 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này.

---o0o---



CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

HỎI: Kính bạch Ngài, mặc dù kinh nghiệm thiền tập của con rất nông cạn và yếu ớt, khi thiền quán trên sự thiếu vắng của sự tồn tại cố hữu của tự ngã, con trở nên sợ hãi ở chỗ khởi ra sự hiểu biết này. Điều ấy có thông thường không? Có sự đối trị không?

ĐÁP: Có hai điều khả dĩ. Một là có thể sự thông hiểu của quý vị về tính không chưa đủ sâu, mà trong trường hợp này có nguy cơ rơi vào sự diễn giải hư vô về ý nghĩa của tính không, ở chỗ mà tính không hầu như trở nên một nhận thức không có gì cả hay không tồn tại. Rồi thì điều này có thể là nguyên nhân của một vài sự sợ hãi nào đấy về không hiện hữu. Dưới hoàn cảnh như thế, điều quan trọng là củng cố tăng cường sự thuyết phục và tin chắc của mình trên tính hiệu lực của luật nhân quả, và một cách đặc biệt trong giáo lý nhân duyên, bởi vì ý nghĩa chân thực của tính không phải được thông hiểu trong hình thức của lý duyên khởi. Cách đối trị cho sự sợ hãi này là nổ lực củng cố sự thông hiểu của mình về lý duyên khởi của mọi sự vật, nguyên nhân và kết quả tự nhiên của nó, làm thế nào chúng hình thành sự hiện hữu và loại tình trạng quy ước hay liên hệ nào mà chúng sở hữu.

Tuy nhiên, cũng có thể là sự thông hiểu của quý vị về tính không là đúng đắn. Khi chúng ta phản chiếu trên tính không, không thể nào có thể có một loại sợ hãi hay lo âu nào đó có thể khởi lên trong quý vị, bởi vì điều mà chúng ta cho là đương nhiên một cách thông thường và nắm giữ không thắc mắc – thực tế tịch tĩnh, vững chắc và tồn tại một cách độc lập của tự ngã này – đã được chỉ cho thấy là sai lầm. Loại nhận thức này có thể làm nguyên nhân cho một cảm giác sợ hãi, nhưng nỗi sợ hãi này sẽ dần dẫn lui bước khi quý vị thâm nhập sự thông hiểu về tính không ngày càng sâu hơn.



HỎI: Làm thế nào lý duyên khởi giải thích sự tiếp diễn của tâm thức? Có phải tâm thức là một hiện tượng độc lập?

ĐÁP:  Có thể hiểu sai lầm sự tiếp diễn không dứt của tâm thức như một sự hiện hữu của thực thể tồn tại vĩnh viễn, nhưng chính vì điều gì đấy vẫn giữ sự tiếp tục của nó không có nghĩa rằng nó là một hiện tượng bất diệt, không thay đổi. Thí dụ, khi chúng ta quán sát một cách cẩn thận, chúng ta thấy sự phức tạp vô cùng của thế giới kinh nghiệm. Điều này rất phức tạp, thực sự, đến điều mà chúng ta liên hệ như ý thức,tâm thức, hay tâm, và nó ở trên căn bản của sự tiếp diễn này, đấy là chúng ta diễn tả những trạng thái của tâm thức như hiện hữu của những loại đặc thù.

Cũng thế, chúng ta biết từ kinh nghiệm cá nhân của chúng ta rằng tư tưởng , cảm xúc, và thái độ của chúng ta có thể thay đổi. Nếu tâm thức là thường và độc lập, do thế, một cách đơn giản rằng sẽ không chỗ cho những sự thay đổi như thế xãy ra. Sự thực rằng có chỗ cho thay đổi và chuyển hóa gợi ý rằng tâm thức là một hiện tượng năng động thay đổi liên tục. Chúng ta có thể hiểu tâm thức chỉ trong dạng thức của một sự tiếp diễn, nhưng sự tương tục này có thể chỉ được hiểu trong liên hệ sự thừa kế hay chuỗi dài của nhiều hiện tượng. Điều này đã khuyến nghị rằng chúng ta đang nói về một hiện tượng hổn hợp và tâm thức ấy là duyên khởi.

Khi chúng ta quán sát tại những sự vật và những sự kiện, chúng ta có thể thấy rằng có một mối quan hệ giữa tổng thể và những phần tử mà chúng đến với nhau để hình thành nên (những sự vật và những sự kiện). Sự thực rằng điều gì ấy được nói là tổng thể lập tức gợi ý rằng mối quan hệ của nó với những phần tử của nó. Những phần tử của nó không độc lập hay tách biệt với tổng thể, cũng không giống hệt như nó. Có một mối quan hệ giữa chúng (tổng thể và phần tử).

HỎI: Chúng con đã hỏi Ngài nhiều câu hỏi. Thế thì câu hỏi nào Ngài sẽ hỏi mà mỗi người chúng con có thể tự trả lời?

ĐÁP: Hãy xét nghiệm chính mình để thấy mình có hết mình trong sự thực hành tâm linh hay không. Điều này là rất quan trọng.

HỒI HƯỚNG

Tổ Sư A Để Sa kết luận Ngọn Đèn của Ngài với đoạn kệ:

68- 

Ta, Trưởng Lão A Để Sa, đã trãi qua điều ấy 



Giải thích theo kinh điển và theo những giáo huấn khác, 

Đã trước tác sự giảng giải súc tích này 

Do lời thỉnh cầu của Jangchub Ö.

Và cuối cùng, Đạo Sư Tông Khách Ba đã phát lời hồi hướng thế này:

25- Để làm cho điều này thuần thục đến tâm thức của chính ta và cũng để làm lợi ích cho những người khác, những người có diễm phúc (để gặp một đạo sư chân chính và có thể thực tập những gì vị thầy đã dạy), ta đã giải thích ở đây trong những ngôn từ có thể thấu hiểu một cách dễ dàng hoàn toàn con đường làm chư Phật hoan hỉ. Ta cầu nguyện rằng công đức từ điều này có thể là nguyên nhân cho tất cả chúng sinh chẳng bao giờ lìa xa những con đường thanh tịnh và diệu kỳ. Ta hành giả du già đã thực hành đúng như thế. Các con những người cũng tìm cầu sự giải thoát hãy vui thích trau dồi chính mình theo cùng cách như thế.

Dịch kệ:


25. Vì để thuần dưỡng 

Tâm của chính mình 

Và để lợi ích 

Cho kẻ thiện duyên 

(Đã gặp được đấng 

Đạo sư chân chính 

Và đủ khả năng 

Tu tập đúng theo 

Những gì thầy dạy) 

Nên Thầy dùng lời 

Rõ ràng dễ hiểu 

Nói lại trọn vẹn 

Đường tu giác ngộ 

Mà mười phương Phật 

Vẫn hằng hoan hỉ. 

Nguyện công đức này 

Giúp cho chúng sinh, 

Không bao giờ xa 

Đường tu trong sáng 

Chắc thật, nhiệm mầu. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này.

Rồi thì trong lời ghi cuối tác phẩm Thi Kệ Chứng Nghiệm, chúng ta đọc: 

Điều này kết luận Những Điểm Giản Lược của Con Đường Thành Đạt Giác Ngộ, biên soạn tóm tắt vì thế chúng không thể bị quên lãng. Tác phẩm đã được viết tại Tu viện Ganden Nampar Gyelwa’I trên núi Grog Riwoche, Tây Tạng, bởi tu sĩ Phật Giáo Losang Dragpa, một thiền giả đã từng nghe nhiều giáo huấn.

Để kết luận, chúng tôi nguyện ước rằng tất cả quý vị hãy cố gắng để là những người nhiệt tình tốt bụng. Đây là điều quan trọng nhất. Chính tự tôi sẽ cố gắng là một đệ tử chân thành của Đức Phật. Thậm chí ngay trong giấc mơ, chúng tôi luôn luôn nhớ mình là một tu sĩ Phật Giáo. Cảm giác này sẽ tồn tại cho đến khi chúng tôi chết. Trong lúc ấy, chúng tôi cố gắng để cống hiến sự hiện hữu của mình để làm lợi ích cho tất cả những người khác. Nếu quý vị cũng thế, thực tập theo cách này, chúng ta sẽ trở nên là những thiện hữu chân thành một cách thật sự.

Illuminating the Path to Enlightenment

Chapter Ten: The Perfection of Wisdom

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1019

Tuệ Uyển chuyển ngữ

30-10-2009

(Ngọn Đèn Cho Con Đường)

NGỌN ĐÈN SOI ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

hay là Bồ Đề Đạo Đăng Luận

Tác giả : Lama Atisa

---o0o---

 .

 . . 


Con xin tán dương 

Đức Diệu Cát Tường 

Văn thù Bồ Tát 

 . . 


Với lòng tôn kính 

Con xin tán dương 

Phật, là những đấng 

Đại hùng của khắp 

Mười phương ba thời; 

Pháp, là giáo pháp 

Do Phật truyền lại; 

Tăng, là những vị 

Bước theo Phật Pháp. 

Đáp lời thỉnh cầu 

Đệ tử cao trọng 

Tên Jangchub O, 

Con xin thắp sáng 

Ngọn đèn soi đường 

Dẫn đến giác ngộ. 



Căn cơ người tu 



Vốn có 3 loại 

Thấp, vừa và cao, 

Vì vậy thầy sẽ 

Nói rõ căn cơ 

Của từng loại người. 



Có người vận dụng 

Đủ loại phương tiện 

Để tìm cho mình 

Lạc thú thế gian. 

Những người như vậy 

Là bậc sơ căn. 

.4 

Lại có người vì 



An lạc cá nhân 

Mà từ bỏ hết 

Lạc thú thế gian, 

Hết thảy ác nghiệp, 

Họ đều không làm. 

Những người như vậy 

Là bậc trung căn. 

.5 


Lại có những người 

Đã từng phải chịu 

Rất nhiều khổ não 

Nên mang tâm nguyện 

Tận diệt khổ đau 

Cho mình, cho người. 

Những người như vậy 

Là bậc thượng căn. 

.6 

Vì bậc thượng căn 



Hướng về thượng Pháp, 

Thầy sẽ nói về 

Phương tiện tuyệt hảo 

Do các đạo sư 

Ân cần truyền dạy. 

.7 


Đối trước tranh vẽ 

Hay trước hình tượng 

Của đấng vô thượng 

Chánh đẳng chánh giác, 

Đối trước bảo tháp 

Và trước kinh điển, 

Các con hãy tùy 

Khả năng bày biện 

Hương hoa cúng dường. 

.8 


Thành tâm hiến cúng 

Thất chi Phổ hiền 

Theo hạnh nguyện vương, 

Lập chí kiên quyết 

Nguyện không quay lại 

Nếu chưa đến được 

Bến bờ nẻo giác. 

.9 


Lòng tin kiên định 

Đặt nơi Tam bảo, 

Hãy quì một chân, 

Và chắp hai tay, 

Đọc câu phát nguyện 

Qui y ba lần. 

.10 

Rồi hãy để cho 



Tâm Từ rộng mở, 

Yêu thương hết thảy 

Các loài chúng sinh. 

Nhìn rõ chúng sinh 

Vướng trong khổ não, 

Khổ trong ác đạo, 

Khổ vì sinh tử. 

Hãy nhìn cùng khắp, 

Đừng sót một ai. 

.11 


Vì mong chúng sinh 

Thoát hết tất cả 

Khổ khổ, hoại khổ 

Cùng với hành khổ, 

Thoát cả nguyên nhân 

Tạo nên nỗi khổ, 

Nên lập đại nguyện 

Phát tâm bồ đề 

Quyết không thoái chuyển 

.12 


Phát tâm như vậy 

Mang ý nghĩa gì, 

Đều đã được đức 

Di lạc từ tôn 

Giải thích rõ trong 

Kinh Thân Tỏa Rộng. 

.13 

Nhờ đọc kinh này, 



Hay nhờ nghe giảng, 

Mà hiểu tường tận 

Lợi ích vô lượng 

Phát tâm bồ đề. 

Hiểu rồi phải gắng 

Liên tục phát tâm, 

Cho tâm bồ đề 

Ngày thêm tỏa rạng. 

.14 

Trong bộ Vira- 



datta vấn kinh 

Có giải thích về 

Công đức Bồ đề. 

Nay thầy nói lại 

Ba câu chỉnh cú 

Tóm lược ý kinh.. 

15 

Công đức bồ đề 



Nếu như có thân, 

Thân ấy nhất định 

Đầy ắp không gian, 

Và còn tỏa rộng 

Quá hơn vậy nữa. 

16 



Ai mang châu báu 

Lấp đầy cõi Phật 

Nhiều bằng số cát 

Có trong sông Hằng 

Để mà hiến cúng 

Chư Phật Thế tôn, 

.17 

Thì công đức ấy 



Vẫn không thể sánh 

Với đôi tay chắp 

Tâm hướng bồ đề. 

Vì công đức này 

Bao la vô tận. 

.18 


Tâm nguyện bồ đề 

Một khi đã phát, 

Phải hằng ghi nhớ 

Phát triển không ngừng; 

Đời này kiếp sau 

Không bao giờ xa 

Giới hạnh bồ tát. 

19 



Nhưng Tâm bồ đề 

Sẽ không phát sinh 

Nếu không dấn thân 

Phát tâm thọ giới. 

Vậy con hãy gắng 

Thọ giới bồ tát 

Cho bồ đề tâm 

Bắt rễ đâm chồi. 

.20 

Muốn đủ điều kiện 



Thọ giới Bồ tát 

Thì phải thọ giữ 

Một trong bảy bộ 

Giới Ba la đề (Praktimosha). 

.21 

Chư Như lai thuyết 



Về bảy bộ giới, 

Cao nhất là giới 

Dành cho tỷ kheo 

Và tỷ kheo ni. 

.22 

Làm theo lời kinh 



"Thập Địa Bồ Tát" 

Trong chương "Giới Luật", 

Con hãy đi tìm 

Vị thầy có đủ 

Khả năng truyền giới. 

.23 


Thầy đủ khả năng 

Phải là vị thầy 

Khéo biết nghi thức 

Truyền giới Bồ tát, 

Trang nghiêm giới hạnh 

Đầy đủ tự tín 

Và tâm từ bi 

Truyền giới cho người. 

.24 

Nếu tìm không gặp 



Vị thầy như vậy, 

Vẫn còn một cách 

Thọ giới Bồ tát. 

.25 


Trong Kinh Trang Nghiêm 

Văn Thù Tịnh Độ 

Có kể tường tận 

Câu chuyện khi xưa 

Khi ngài Văn thù 

Còn là quốc vương 

Am-ba-ra-da [Ambaraja], 

Đã từng phát tâm 

Theo phương pháp này. 

Bây giờ thầy sẽ 

Giải thích rõ ràng 

Phương pháp phát tâm 

Đúng theo như vậy. 

.26 


"Con xin đối trước 

Các bậc Hộ pháp, 

Nguyện xin phát tâm 

Vô thượng bồ đề. 

Mời chúng sinh về 

Chứng giám cho con, 

Nguyện sẽ quảng độ 

Chúng sinh thoát khỏi 

Ràng buộc luân hồi” 

.27 


"Từ nay đến ngày 

Con đạt giác ngộ, 

Nguyện từ bỏ hết 

Tâm lý ô nhiễm, 

Ác ý, giận dữ 

Keo bẩn, ganh ghen. 

.28 

"Nguyện giữ giới hạnh 



Từ bỏ ác, tham, 

Vui việc giữ giới 

Nối gót chư Phật. 

.29 


"Nguyện không vì mình 

Mà ham mau chóng 

Thành tựu giác ngộ. 

Nguyện luôn ở lại 

Làm người sau cùng. 

.30 


"Nguyện sẽ làm sạch 

Vô lượng cõi giới, 

Làm nên tịnh độ 

Không thể nghĩ bàn. 

Nguyện vì những người 

Gọi đến tên con, 

Mà khắp mười phương 

Con đều có mặt. 

.31 

"Nguyện làm thanh tịnh 



Hết thảy ác nghiệp 

Từ thân ngữ ý 

Mà phát sinh ra. 

Mọi việc bất thiện, 

Con đều không làm. 

Trang nghiêm giữ gìn 

Giới hạnh Bồ tát. 

.32 


Lấy tâm bồ đề 

Mà khéo giữ gìn 

Ba loại giới luật, 

Tâm sẽ kiên định 

Vững tin nơi Giới. 

Đây chính là nhân, 

Khiến thân ngữ ý 

Trở nên thanh tịnh. 

.33 

Bồ tát phát tâm, 



Kiên trì giữ giới, 

Sẽ gom đầy đủ 

Tư lương thành tựu 

Vô thượng bồ đề. 

34 

Chư Phật dạy rằng 



Nhân duyên khiến cho 

Sung mãn hai bồ 

Tư lương phước tuệ, 

Chính là đạt Định. 

.35 

Tựa như chim non 



Không thể cất cánh 

Vút lên trời cao; 

Người thiếu Định lực 

Không thể làm việc 

Lợi ích chúng sinh. 

.36 


Nếu chưa đạt Định 

Thì dù cố gắng 

Tu hàng trăm kiếp, 

Được bao công đức 

Vẫn không thể sánh 

Công đức một ngày 

Khi đã có Định. 

.37 


Ai muốn nhanh chóng 

Tích lũy hai bồ 

Tư lương phước tuệ, 

Thành tựu viên mãn 

Vô thượng bồ đề, 

Thì đừng biếng nhác. 

Phải luôn kiên trì 

Tu cho đạt Định. 

.38 

Muốn cho đạt Định, 



Tâm phải an trú. 

Vậy phải không ngừng 

Kiên trì cố gắng, 

Tu Xa-ma-tha. 

.39 

Nhưng nếu nhân duyên. 



Đạt Xa-ma-tha 

Vẫn chưa gom đủ, 

Thì dù thiền chỉ 

Kiên trì liên tục 

Trăm ngàn vạn năm 

Vẫn không thể nào 

Khiến tâm an định 

.40 


Vậy phải cố gắng 

Gom đủ yếu tố 

Đạt Xa-ma-tha 

Như đã ghi trong 

Công Đức Thiền Chỉ. 

Hãy chọn đề mục 

Để mà nhiếp tâm. 

.41 


Bao giờ thành tựu 

Được Xa-ma-tha, 

Khi ấy cũng sẽ 

Thành tựu được Định. 

Nhưng nếu còn thiếu 

Tuệ giác toàn hảo, 

Vẫn không thể nào 

Tận diệt tất cả 

Các loại chướng ngại. 

.42 


Muốn dẹp tất cả 

Chướng ngại áng ngữ 

Giải thoát, Giác ngộ, 

Phải luôn tu Tuệ 

Kết hợp cùng với 

Phương tiện thiện xảo. 

.43 

Tuệ thiếu Phương tiện 



Phương tiện thiếu Tuệ 

Đều thành dây trói 

Ràng buộc luân hồi. 

Vì vậy cần phải 

Kết hợp cả hai. 

.44 


Để tan nghi vấn 

Về ý nghĩa của 

Trí Tuệ, Phương tiện, 

Thầy sẽ nói rõ 

Về sự khác biệt 

Giữa hai điều này. 

.45 

Chư Phật dạy rằng 



Ngoài hạnh thứ sáu 

Là Tuệ Toàn Hảo, 

Năm hạnh còn lại, 

Kể từ hạnh Thí 

Cho đến hạnh Định 

Đều là Phương tiện. 

.46 

Bất cứ là ai 



Thuần dưỡng Phương tiện 

Vận dụng trí Giác 

Quán Tuệ Toàn hảo 

Sẽ chóng thành tựu 

Vô thượng bồ đề; 

Chứ không thể chỉ 

Quán về vô ngã 

Mà thành tựu được. 

.47 

Thấy được các uẩn 



Và căn, thức, trần 

Đều là vô sinh, 

Nhờ đó chứng ngộ 

Tất cả các pháp 

Đều không tự tánh : 

Đó là Trí Tuệ. 

.48 

Nếu như tự tánh 



Của một vật gì 

Là thật sự có 

Thì chính vật ấy 

Vốn không làm sao 

Có thể phát sinh. 

Nếu như tự tánh 

Của một vật gì 

Là thật sự không 

Thì giống như hoa 

Hiện ra giữa trời, 

Vốn không có gì 

Để mà nói tới. 

Cả hai điều này 

Phi lý như nhau. 

Sự vật khởi sinh 

Vốn không như vậy. 

.49 

Sự vật sinh ra 



Không phải tự sinh; 

Cũng không phải do 

Yếu tố bên ngoài 

Mà phát sinh ra; 

Cũng không phải từ 

Hai điều nói trên 

Mà phát sinh ra; 

Cũng không phải là 

Không có nguyên nhân 

Mà phát sinh ra. 

Sự vật sinh ra, 

Vốn không tự tánh. 

.50 

Quán chiếu tận tường 



Tất cả các pháp 

Xem là đồng nhất 

Hay là dị biệt, 

Sẽ không thể thấy 

Có một pháp nào 

Hiện hữu độc lập. 

Nhờ đó thấy rõ 

Các pháp hoàn toàn 

Không có tự tánh. 

.51 


Bảy mươi chỉnh cú 

Tụng về tánh Không 

Hay Luận Trung Quán 

Của ngài Long thọ 

Đều giải thích rằng 

Chân tánh các pháp 

Chính là tánh Không. 

.52 


Biển luận văn này 

Vô cùng phong phú 

Thầy không thể trích 

Hết cả ra đây, 

Chỉ xin tóm lược 

Đôi câu kết luận 

Xác định tông môn, 

Tiện cho các con 

Thiền quán tu hành. 

.53 


Quán về vô ngã, 

Thấy ra sự vật 

Không có tự tánh: 

Đó là tu Tuệ. 

.54 

Vận dụng Trí Tuệ 



Mà quán vạn pháp, 

Sẽ không thể thấy 

Pháp có tự tánh. 

Tương tự như vậy, 

Quán về Trí Tuệ 

Sẽ thấy Trí Tuệ 

Cũng không tự tánh. 

Các con hãy gắng 

Siêu việt khái niệm 

Mà quán như vậy. 

.55 

Toàn bộ cõi sống 



Đều từ khái niệm 

Mà phát sinh ra 

Vì vậy cõi sống 

Vốn thật chỉ là 

Khái niệm phân biệt 

Tách lìa phân biệt 

Là đại niết bàn 

.56 


Đức Phật nói rằng 

Khái niệm phân biệt 

[Chấp có tự tánh] 

Là đại Vô minh, 

Ném chúng ta vào 

Luân hồi sinh tử. 

Tách lìa phân biệt, 

Nhập định vô niệm, 

Khi ấy cảnh giới 

Siêu việt khái niệm 

Tựa như không gian 

Hiện ra trong sáng. 

57 


Trong Đà la ni 

Nhập tâm vô niệm, 

Đức Phật dạy rằng; 

"Nếu chư bồ tát 

Con của Như lai 

Lìa tâm phân biệt 

Để mà quán chiếu 

Thì dù khái niệm 

Khó vượt đến đâu 

Cũng sẽ từng phần 

Vượt qua được cả, 

Bước vào cảnh giới 

Siêu việt khái niệm. 

.58 


Có được trí tuệ 

Đến từ học hỏi 

Và từ tư duy 

[Văn tuệ, Tư tuệ], 

Hiểu rằng các pháp 

Không từng khởi sinh, 

Không có tự tánh, 

Khi ấy các con 

Từ sự hiểu này 

Mà thiền chỉ quán 

Siêu việt khái niệm. 

.59 


Chỉ quán cảnh giới 

Chân thật như vậy 

Sẽ tiến từng phần 

Trên đường giác ngộ 

Thành tựu "nội hỏa" 

Thành tựu "đại lạc" 

Cùng những điều khác. 

Rồi chẳng bao lâu 

Sẽ thành tựu được 

Vô thượng bồ đề. 

.60 

Nếu muốn mau chóng 



Tích tụ tư lương 

Thành tựu bồ đề, 

Có thể nương nhờ 

Năng lực minh chú, 

Hành trì các pháp 

Hàng phục, tăng trưởng. 

.61 

Đồng thời nương vào 



Năng lực của tám 

Thành tựu vĩ đại, 

Hay thành tựu khác, 

Ví dụ như là 

Đại định Bình Quí, 

Nếu muốn bước vào 

Con đường tu Mật, 

Thuận theo các bộ 

Nghi Thức, Lễ Bái, 

.62 


Và nếu muốn nhận 

Đại pháp quán đảnh 

Đạo sư Kim Cang, 

Phải đối với thầy 

Hết lòng tận tụy, 

Phụng sự, cúng dường, 

Chăm chỉ làm theo 

Những điều thầy dạy. 

.63 

Đạo sư hoan hỉ 



Ban cho đại pháp 

Quán Đảnh Đạo Sư, 

Khi ấy tất cả 

Ác nghiệp chướng ngại 

Đều tiêu tan cả. 

Tâm sáng thanh tịnh, 

Đồng vị niết bàn. 

.64 


Trong Đại Mật Kinh 

Đức Phật Bản Lai 

Hết lòng nghiêm dạy 

Các vị tỷ kheo 

Và tỷ kheo ni 

Giữ giới thuần tịnh 

Tuyệt đối không được 

Nhận hai mật pháp 

Quán đảnh Kín mật, 

Quán đảnh Trí tuệ. 

.65 

Là người giữ gìn 



Phạm hạnh thanh tịnh 

Mà nhận hai pháp 

Quán đảnh nói trên 

Là phá giới hạnh. 

.66 

Nếu như đang giữ 



Phạm hạnh nghiêm mật 

Mà nhận pháp này 

Là phá hủy giới, 

Sa đọa trầm luân 

Tận cùng ác đạo, 

Không thể có được 

Chút thành tựu nào. 

.67 


Tuy vậy nếu là 

Nhận pháp quán đảnh 

Đạo Sư Kim Cang 

Thể hội Chân Như 

Thì vẫn có thể 

Nghe giảng mật pháp, 

Hay tự mình giảng, 

Thi hành nghi lễ 

Thiết lập đạo tràng, 

Cúng lửa, sám hối, 

Mà không phạm lỗi. 

.68 


Tôi là trưởng tử 

Shri Dipamkara, 

Đã học điều này 

Từ nơi kinh luận. 

Vì lời yêu cầu 

Của Jangchub O 

Mà viết ra đây 

Bài giảng ngắn gọn 

Vạch ra đường tu 

Tuần tự giác ngộ. 

.. 

---o0o---


LỜI GHI XUẤT XỨ


Đến đây chấm dứt bài kệ Đèn Soi Đường Giác Ngộ do đại đạo sư Dipamkara Shri Jnana [Atisha] soạn và đích thân dịch sang Tạng ngữ với sự góp sức của vị tỷ kheo dịch giả người Tây tạng tên Geway Lodro. Bài pháp này được viết tại tu viện Tholing ở Zhang Zhong.  

.Hồng Như chuyển Việt ngữ tháng 07/2005, dựa trên bản dịch Anh ngữ của Alexander Berzin, 1980, tham khảo với bản dịch của Ruth Sonam, Dharamsala, 01/1997 và của Gonsar Tulku và Brian C.Beresford (1975, 1976, 1978). 

http://nalanda.batnha.org//index.php?option=com_content&task=view&id=33&

---o0o---

Hết



1 Vikramasila (skt): Một trong bốn tu viện lớn nhất tại Ấn Độ dưới thời Hoàng Đế Dharmapala. Vào thời đó Nalanda, Uddantapuri (Bihar Sharif), Vajrasana, và Vikramasila là bốn tu viện lớn nhất. Trong số nầy, tu viện Vikramasila là quan trọng hơn cả và có nguồn gốc khá đặc biệt. Hoàng đế Dharmapala của triều đại Pala trong một chuyến tuần du các vùng đất nầy rất say mê khi nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ xinh xinh bên bờ sông Hằng, nên đã quyết định cho lập một tu viện tại đây. Tu viện nầy có lẽ được xây vào cuối thế kỷ thứ 8, đã phát triển thành một trung tâm văn hóa lớn hai trăm năm mươi năm sau đó. Số Tăng sinh từ các nước ngoài đến đây tu học đông hơn ở Na Lan Đà. Trong số các giảng sư ở Vikramasila có 108 học giả, 8 nhà bác học nổi tiếng, và đại học giả Ratnakarasanti, viện trưởng tu viện. Trong số các học giả nổi tiếng của tu viện gồm có Santibhadra, Maitripa (Avadhutipa), Dombipa Sthavirabhadram, Smrtyakara-Siddha, và Dipankara-Srijnana. Tại trung tâm tu viện có một ngôi đền xinh xắn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, bên cạnh đó là 53 ngôi đền lớn nhỏ. Trong số các vị thần và nữ thần được thờ trong các ngôi đền nầy, có một số tượng Mật tông. Ba tu viện kia cũng thuộc lãnh thổ của triều đại Pala, vốn có quan hệ đặc biệt với Vikramasila. Tám mươi bốn vị Siddha đều sống dưới các triều Pala (765-1200) và hầu hết những vị nầy đều có liên hệ với Vikramasila. Theo các tác giả Tây Tạng thì phái Mật tông hoặc tu viện Vikramasila đã làm cho quân Thổ Nhĩ Kỳ phải nhiều phen trốn chạy bằng cách niệm thần chú, nhưng lịch sử không nói đến điều nầy. (Từ Điển Phật Học Thiện Phúc) 

2 Trụ thiền: tạm dịch chữ Post-meditation: một trạng thái của tâm thức phối hợp của chỉ (shamatha) và quán (vipashyana), và trong điều mà sự tập trung hấp thu (thiền bố trí-shamatha) là tập trung nhất quán trên sự trống rỗng giống như ảo giác, nó đạt đến chỉ trên sự khởi lên từ sự hấp thu trên một khoảng không như trống rỗng và có thể xảy ra trong khi thiền tập hay sau khi xuất thiền. Nó có thể là nhận thức hay không nhận thức, đôi khi được dịch là “subsequent realization” hay thường được dịch là “post-meditation”. -Theo Buddhism Glossary. 

3 Hành động bản năng: dịch từ chữ volitional act-action , hành động do tác lý (ý muốn), phát xuất từ căn bản vô minh, hay mạt na thức như trong Duy biểu học nói: là cơ chế tự tồn, là bản năng dục ái. (tổng hợp)

4 Hành động bản năng: dịch từ chữ volitional act-action , hành động do tác lý (ý muốn), phát xuất từ căn bản vô minh, hay mạt na thức như trong Duy biểu học nói: là cơ chế tự tồn, là bản năng dục ái. (tổng hợp)

5 Conventional bodhicitta=relative bodhicitta: bồ đề tâm quy ước: một tâm hay tấm lòng tập trung trước tiên cho lợi ích của tất cả chúng sinh và rổi thì trên sự giác ngộ cá nhân của chính người ấy trong tương lai, với mục tiêu đạt đến giác ngộ và để làm lợi ích cho những người khác bằng những phương pháp giác ngộ.

6 Ultimate bodhicitta=deepest bodhicitta: căn bản bồ đề tâm: sự tỉnh thức sâu lắng mà không có nhận thức về khái niệm trống không.

7 Năm con đường:

1- con đường tích tập,

2- con đường chuẩn bị,

3- con đường thấy biết,

4- con đường thiền định,

5- con đường vô học.

1.) Path of Accumulation, tshogs lam, sambhara marga

2.) Path of Preparation, sbyor lam, prayoga marga

3.) Path of Seeing, mthong lam, darshana marga

4.) Path of Meditation, sgom lam



5.) Path of No-more learning, mi slob lam, asaiksha marga


tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương