BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


LÝ DUYÊN KHỞI (SỰ TƯƠNG DUYÊN SINH KHỞI)



tải về 1.46 Mb.
trang30/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

LÝ DUYÊN KHỞI (SỰ TƯƠNG DUYÊN SINH KHỞI)


Vướng mắc hiện tượng rõ ràng liên hệ đến câu hỏi của tính không. Khi chúng ta quán chiếu trên ý nghĩa của tính không, thật hữu ích để liên hệ Những Nền Tảng của Trung Đạo của Long Thọ, ở đấy ngài trao đổi nhiều điều bị phản đối từ những người phê bình kết luận trung tâm rằng không vật gì hay sự kiện nào sở hữu một sự tồn tại cố hữu. Những người phê bình phản đối rằng nói không vật gì sở hữu một tính tự nhiên cố hữu vốn có là một sự xuống dốc vào trong chủ nghĩa hư vô, bởi vì nó phủ nhận sự tồn tại của bất cứ điều gì. Long Thọ trả lời bằng nói rằng điều phản đối này căn cứ trên sự hiểu sai lạc về những gì ngài hàm nghĩa bởi tính không. Long Thọ chú giải, “nếu chúng ta chỉ phản chiếu trên sự kiện rằng tiền đề mà trên ấy tôi biện hộ cho tính không là sự phát sinh lệ thuộc, điều ấy đơn độc khám phá điều ấy bởi tính không tôi không hàm ý hư vô. Tính không không bị đặt ngang hàng với hư vô đơn thuần; đấy chỉ đơn giản là sự vắng bóng của sự tồn tại độc lập cố hữu.”

Thế rồi Long Thọ trình bày một bài kệ, trong ấy ngài tuyên bố,

Bất cứ điều gì được sinh khởi một cách lệ thuộc 

Tôi gọi rằng là không 

Và cũng được mệnh danh một cách lệ thuộc 

Và đây là Trung Đạo

(Nhân duyên sở sinh pháp 

Ngã thuyết tức thị không 

Diệc danh vi giả danh 

Thị danh trung đạo nghĩa.)

Những gì ngài đang nói là rằng chúng ta đạt đến ý nghĩa cao nhất của tính không qua sự sinh khởi lệ thuộc (duyên sinh). Khi chúng ta hiểu duyên sinh, chúng ta có thể phủ nhận bất cứ khái niêm nào về sự hiện hữu độc lập – sự tồn tại không lệ thuộc trên những nhân tố khác. Những vật và những sự kiện được mệnh danh một cách lệ thuộc bởi vì đặc tính của chúng được tìm thấy nguồn gốc trong sự phụ thuộc trên những nhân tố khác. Khi chúng ta quán chiếu trên tính không trong hình thức của sự tương duyên sinh khởi, chúng ta có thể tránh những cực đoan của cả thuyết vô – rằng không có điều gì tồn tại – và thuyết tuyệt đối – rằng sự vật sở hữu sự tồn tại độc lập. Đây là ý nghĩa của Trung Đạo.

Đã tuyên bố trong Tràng Hoa Quý Báu rằng một người không phải là những nhân tố đất, nước, lửa hay gió, những tập hợp (uẩn), v.v…, Long Thọ không kết luận rằng người ấy không tồn tại. Đúng hơn, ngài nói rằng, người ấy là sự tích tập của những uẩn của người ấy. Điều này hàm ý rằng tiến trình mà chúng ta chấm dứt nhận dạng chính mình với những phần tử cấu tạo đưa đến một sự trân quý tính tự nhiên về sự hiện hữu của chúng ta trong hình thức của sự tương duyên sinh khởi căn bản của nó.

Khi chúng ta quán chiếu trong cách này, chúng ta đi đến nhận ra rằng những gì chúng ta cảm nhận và tin tưởng một cách thông thường thì thật sự mâu thuẫn đến cách mà những sự vật thật sự hiện hữu. Khi chúng ta nghĩ về tự ngã chính mình, chúng ta cảm thấy một cách thông thường rằng nếu có điều gì đấy mà chúng ta có thể thật sự xác định và đến điều mà thuật ngữ “con người” liên hệ. Tuy nhiên, khi chúng ta khảo nghiệm điều này trong chi tiết to lớn hơn,chúng ta khám phá rằng không thật sự có một thực thể tồn tại toàn diện trong thuật ngữ “con người” và rằng thuật ngữ này thật sự còn tùy thuộc trên tập hợp của nhiều nhân tố. Khi chúng ta đi đến chỗ kết luận này chúng ta nhận ra rằng con người mà chúng ta tin tưởng hiện hữu vốn có lúc ban đầu thật sự là sự tồn tại trống rỗng cố hữu. Đây là ý nghĩa của tính không.

Cá nhân chúng tôi cảm thấy rằng tiếp cận tính không trong cách này tác dụng hơn là đi qua một tiến trình loại trừ sự hiện hữu của con người không phải thân thể (sắc) hay nhận thức (tưởng), cũng không phải những hệ thống tinh thần (hành),…v.v… Một khi chúng ta đi đến điểm mà sau khi đi qua tiến trình loại trừ như thế này, chúng ta nhận ra rằng không thể tìm ra con người, điều ấy vẫn mở cửa cho câu hỏi rằng chúng ta có thật sự hiểu về tính không chăng. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp cận tính không qua ý nghĩa của duyên khởi (sự lệ thuộc sinh khởi), con đường để kết luận của chúng ta sẽ thành công nhiều hơn.

---o0o---

THIẾT LẬP TÍNH KHÔNG QUA LÝ LUẬN


Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 48 đến 50

48- 


Những gì tồn tại không được sinh 

Cũng như những gì không tồn tại, giống như hoa trời (hoa đốm hư không) 

Những sai lầm này thì vô lý và vì vậy 

Cả hai điều trên sẽ không thể xảy ra 

49- 

Một vật không được sinh ra từ chính nó 



Cũng không từ một thứ khác, cũng không từ cả hai thứ ấy 

Cũng không từ không nguyên nhân, vì thế nó không 

Tồn tại cố hữu bởi cách của chính sự tồn tại của nó 

50- 


Hơn thế nữa, khi tất cả hiện tượng (pháp) được khảo nghiệm 

Như cho dù nó là một hay là nhiều, 

Chúng được thấy như không tồn tại bởi cách của chính sự tồn tại của chúng 

Và vì thế là được biết chắc như không tồn tại một cách cố hữu.

Đoạn thứ 48 trình bày lý luận phia sau sự thiết lập tính không bởi sự quán chiếu trên những hiện tượng theo quan điểm của những kết quả của chúng và những dư âm của một đoạn từ Bảy Mươi Đoạn Kệ Tính Không của Long Thọ,[43] ở đấy ông giải thích rằng nếu ai đấy thừa nhận bản chất tồn tại của tất cả mọi vật, thế thì toàn bộ ý tưởng của mọi vật hình thành hiện hữu trở nên vô lý. Sự tồn tại cố hữu bao hàm một loại độc lập nào đấy, thực tại khách quan. Nếu mọi vật là độc lập và khách quan, chúng sẽ không thể hình thành sự hiện hữu và cũng không bị tận diệt.

Trong đoạn thứ 49, tính không được trình bày theo quan điểm của phân tích những nguyên nhân của một vật, trong khi đoạn thứ 50 được viết theo quan điểm của sự tồn tại thực sự của chính nó, ở đây lý luận chính là sự thiếu vắng của đặc tính và sự khác biệt. Điều này liên hệ đến thứ loại lý luận ở đấy chúng ta suy nghĩ đến về danh hiệu của những hiện tượng, chẳng hạn như “tự ngã” hay “con người”.

Chúng ta nhận thức rằng những thuật ngữ như thế được mệnh danh trên những căn bản nào đấy. Trong trường hợp của “tự ngã” hay “con người”, sự mệnh danh là tự ngã và cơ sở của nó là những tập hợp (uẩn) của thân thể và tâm thức. Do thế, có một mối liên hệ giữa “tự ngã” hay “con người” và căn bản của nó. Lý luận thiếu vắng tính nhất quán hay tính đa dạng khuyến nghị rằng nếu chúng ta khảo nghiệm mối liên hệ giữa tự ngã và những tập họp (uẩn) của thân tâm và phân tích cho dù tự ngã là đồng nhất hay độc lập với chúng, chúng ta sẽ đi đến kết luận rằng tự ngã không giống cũng không khác.

Chúng ta thường xem là đúng hay định đề sự tồn tại của những sự vật và sự kiện trên cơ sở của những ảnh hưởng của chúng. Chúng ta cảm thấy rằng bởi vì sự vật có thể phát sinh những ảnh hưởng cho nên chúng phải có một phẩm chất khách quan hay quyền sở hữu vốn có nào đấy. Cũng thế, bởi vì sự vật hình thành nên sự hiện hữu từ những nguyên nhân và điều kiện nào đấy, chúng ta nghĩ rằng chúng phải có một vài bản chất tự nhiên nào đấy đã tạo nên chúng xuất hiện. Do thế, chúng ta thường thừa nhận khái niệm tồn tại cố hữu, hay thực tại khách quan, trên cơ sở của những nguyên nhân và tác động. Điều này là tại sao, khi phủ nhận sự tồn tại cố hữu của một hiện tượng, chúng ta phải tiếp cận nó từ cả ảnh hưởng của nó và nguyên nhân của nó, cùng với những sự phân tích về tính tự nhiên tồn tại của chính nó.

Đoạn thứ 49 trình bày “những lý luận từng mảng kim cương” [44]. Khi chúng ta nói rằng như vậy và như vậy mà một vật phát sinh, nếu chúng ta đơn giản ý nghĩa rằng một vật hình thành nên sự hiện hữu từ những nguyên nhân của nó, điều này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu chúng ta không hài lòng bởi thực tại đơn thuần tên gọi (hư danh) của nhận thức về nguồn gốc hay sự khởi thủy, chúng ta có thể hỏi một cách chính xác rằng làm thế nào mà điều gì ấy hình thành nên sự hiện hữu? Có phải kết quả là đồng nhất với nguyên nhân hay có phải là kết quả khác biệt với nguyên nhân, hay có phải kết quả hình thành nên hiện hữu từ một nguyên nhân mà nó là cả đồng nhất và khác biệt, hay từ một nguyên nhân mà nó cũng không đồng nhất cũng không khác biệt? Thời khắc mà chúng ta nêu lên những câu hỏi như thế, chúng ta đã đang tìm kiếm một loại thực tại cố hữu nào đấy của hiện tượng, tối thiểu là từ quan điểm của khởi thủy.

Nếu khái niệm khởi thủy bảo vệ được, dĩ nhiên, nó sẽ bao hàm một sự phát sinh khởi thủy vốn có hay bản chất bên trong. Tuy nhiên, qua lý luận chúng ta thấy rằng có một thứ không đến từ một nguyên nhân mà nó cũng đồng nhất hay độc lập từ chính kết quả hay ảnh hưởng của nó. Những sự vật cũng không đến từ cả những nguyên nhân hay kết quả, cũng không đến không nguyên nhân hay không kết quả. Do vậy, chúng ta kết luận rằng những sự vật không sở hữu những đặc tính cố hữu, hay bản chất thực sự, của sự phát sinh khởi thủy. Một trong những điều mà chúng ta có thể kết luận như kết quả cuả sự phân tích này là những ai chấp nhận một khái niệm về sự hiện hữu vốn có – tối thiểu là trên trình độ quy ước (tục đế) của thực tại – thì cũng bị buộc phải chấp nhận rằng sự vật thật sự đến từ những nguyên nhân và điều kiện rõ rệt dứt khoát.

Điều này là rõ ràng từ những tác phẩm của Long Thọ. Trong chương đầu tiên của ‘Căn Bản của Trung Đạo’, khi ngài phủ nhận khái niệm về sự sản sinh khác (tha sinh), ngài tuyên bố rằng đối với những ai thừa nhận khái niệm sự hiện hữu vốn có , phải dùng ngôn ngữ quy ước thế gian (tục đế) để diễn tả mối liên hệ giữa chủ thể và hành động của nó cũng như sự vật và sở hữu của chúng trở nên không chối cải được.

Thí dụ, khi chúng ta nói rằng một mầm sống hình thành sự hiện hữu của nó hay phát sinh từ những nguyên nhân của nó, chúng ta đang nói rằng, trong một ý nghĩa, sự phát sinh của mầm sống là một đặc tính sở hữu của mầm sống. Tuy thế, trong thời gian ở tình trạng của một hạt giống, mầm sống chưa hiện diện, nhưng chúng ta vẫn có thể nói rằng bởi vì những hạt giống là đang ở trong tiến trình trưỡng thành, hạt giống đang sản sinh mầm sống hay mầm sống đang phát sinh. Tại thời điểm này, hoạt động của phát sinh là ở đấy, nhưng chủ thể (mầm sống) không hiện hữu. Long Thọ tuyên bố rằng điều này không là vấn đề cho những ai phủ nhận bất cứ khái niệm nào về sự hiện hữu vốn có, bơi vì họ thừa nhận những khái niệm chẳng hạn như hạt giống sản sinh mầm sống hoàn toàn ở trình độ ở sự thực hiện của ngôn ngữ học. Tuy nhiên, nếu chúng ta thừa nhận những khái niệm này bằng sự tìm kiếm cho một thực tại khách quan, thế thì mối quan hệ này giữa mầm sống và sự phát sinh ban đầu của nó trở nên không chối cải được. Qua sự phân tích này khái niệm về sự hiện hữu vốn có của sự vật bị phủ nhận dựa vào quan điểm của nguyên nhân và kết quả (nhân duyên).

Trung tâm những giáo huấn của Đức Phật nằm trên bốn dấu ấn, hay bốn chân lý của Phật giáo, và khi chúng ta khái lược bản chất của mọi thứ mà Đức Phật thuyết giảng, chúng ta thấy rằng cơ cấu căn bản được trình bày trong bốn khái niệm sau đây:

1- Tất cả những hiện tượng hợp tử là vô thường. (Chư hành vô thường) 

2- Tất cả những hiện tượng ô nhiễm là không hài lòng, hay là trong tính tự nhiên của khổ đau. 

3- Tất cả những sự vật và sự kiện là trống rỗng, hay không có sự tự hiện hữu. (Chư pháp vô ngã) 

4- Niết bàn là an bình thật sự. (Niết bàn tịch tĩnh)

Trong điều thứ ba của bốn chân lý này – tất cả các hiện tượng là trống rỗng, hay không có sự tự hiện hữu – là điều mà Kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (kinh Đại Bát Nhã) khai triển. Trong Tâm Kinh Bát Nhã, Đức Phật liệt kê năm tập họp (năm uẩn) và nói rằng mỗi uẩn là tự nó trống rỗng, hay sự hiện hữu vốn có là không. Trong tổng kết giáo nghĩa này, ngài tuyên bố rằng “sắc chính là không, không chinh là sắc.” Nói cách khác, không có tính không tách rời sắc và không có sắc tách rời với tính không. [45]

Do thế, khi chúng ta đi tìm tính tự nhiên vốn có của mọi thứ đấy là chúng ta kinh nghiệm và nhận thức, bao gồm năm uẩn của chúng ta và tất cả những hiện tượng liên hệ đến những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta về khổ đau và hạnh phúc, chúng ta sẽ có thể tìm thấy nó. Tính tự nhiên vốn có của sắc hay bất cứ hiện tượng nào khác không thể tìm thấy được. Đấy là tại sao Đức Phật nói rằng sắc là không. Tuy thế, điều này không có nghĩa là tất cả mọi hiện tượng là không hiện hữu. Nó chỉ có nghĩa là tất cả mọi hiện tượng là sự hiện hữu trống rỗng. Sự hiện hữu của những hiện tượng có thể được hiểu hoàn toàn trong hình thức của tính phụ thuộc hổ tương của chúng. Do vậy, Đức Phật nói rằng không là sắc.

Có một mối quan hệ rất gần gũi giữa sắc và sự trống rỗng của nó, bởi vì chúng là hai khía cạnh của một thứ và cùng một hiện tượng. Theo giáo huấn về hai sự chân lý, mỗi thứ và mọi thứ hiện thượng sở hữu hai tính tự nhiên, một ở trình độ quy ước thế gian của thực tại (tục đế) và một ở trình độ cơ bản của thực tại (chân đế). Sự thật quy ước thế gian là thực tại mà có thể chấp nhận trình độ tương đối; tính không là sự thật căn bản của mọi sự vật và mọi hiện tượng. Chúng ta hải hiểu rằng hai chân lý (nhị đế) thì không độc lập với nhau mà là hai quan điểm khác nhau, hay hai tính tự nhiên của một hiện tượng.

Khi chúng ta tiếp tục với sự phân tích của chúng ta, một điều hổ trợ chúng hiểu tính không là luật mâu thuẫn. Trong thế giới, chúng ta tìm thấy những nhân tố mâu thuẫn và đối kháng một thứ khác một cách tự nhiên. Hơn thế nữa, có những nhân tố nào đấy không chỉ mâu thuẫn với thứ khác mà cũng loại trừ một cách hổ tương – thí dụ, lệ thuộc và độc lập. Có những điều gì đấy vừa lệ thuộc vừa độc lập, không có khả năng thứ ba. Long Thọ đem điều này vào trong trung tâm tác phẩm Hổi Tránh Luận ( Refutation of Objections (Vigrahavyavartani)) của ngài, trong ấy ngài nói rằng nếu sự vắng bóng của sự hiện hữu vốn có là có thể đảo ngược, sự tồn tại của sự hiện hữu vốn có được thiết lập một cách tự động. Những sự vật và sự kiện cũng là hiện hữu một cách vốn có hay tính không của sự hiện hữu vốn có.

Khi chúng ta nghĩ như thế này, chúng ta sẽ nhận ra rằng khi chúng ta đưa tất cả mọi hiện tượng ra để phân tích hoàn nguyên và tìm bản chất thật sự của chúng, chúng ta sẽ đến tại một điểm mà ở nơi ấy chúng ta không thể tìm ra một thực tại tịch tĩnh vững chắc. Tuy nhiên, kinh nghiệm cá nhân của chính chúng ta khẳng quyết tính thật sự của mọi vật, bởi vì chúng ta kinh nghiệm trên tác động của chúng. Điều gì đấy làm chúng ta đau khổ, việc gì khác cho chúng ta an lạc, vì thế chúng phải hiện hữu trong cách nào đấy. Tuy thế, cùng lúc, những sự vật và sự kiện này không sở hữu một sự tồn tại vốn có độc lập mà chúng ta hướng đến phóng chiếu trên chúng.

Như Long Thọ biểu tỏ trong Tràng Hoa Quý Báu của ngài, điểu này gợi ra rằng tự ngã hay cá nhân là tập họp của sáu yếu tố: đất, nước, lửa, gió, không và thức. Tương tự thế, cách mà trong ấy tất cả mọi hiện tượng hiện hữu có thể được hiểu chỉ trong hình thức của tập hợp những nhân tố khác nhau; chúng thiếu vắng bất cứ sự chứng minh nào rằng chúng là độc lập với những nhân tố khác. Như Phật Hộ (Buddhapalita) nói trong bình luận về những Căn Bản của Long Thọ, nếu những sự vật và sự kiện có một đặc tính vốn có, chúng ta phải áp dụng chúng trên căn bản của tập họp của nhiều nhân tố. Điều này trong chính nó đề ra răng những sự vật và sự kiện không sở hữu một thực tại vốn có hay độc lập. Do thế, khi chúng ta tiếp cận tính không từ quan niệm về sự phát sinh lệ thuộc của những sự vật, thực tế rằng mọi vật thì trống rỗng trong sự hiện hữu vốn có được đem vào trong một giải pháp sắc bén hơn nhiều.

Khi chúng ta học hỏi những sự trình bày đa dạng về những giáo huấn của Đức Phật trên tính vô ngã, bao gồm những tiền đề mà trên ấy những đạo sư Phật giáo diễn giả chúng và sự tranh luận mà các ngài dùng để thiết lập sự hiểu biết đặc thù của các ngài, chúng ta sẽ dần dần đi đến cảm phục về những giáo lý vô song của trường phái Hệ Quả Trung Đạo (Madhyamaka Prasangika). Những đạo sư chẳng hạn như Phật Hộ và Nguyệt Xứng diễn giải những giáo lý của Long Thọ về tính không trong một cung cách đặc biệt và tuyệt vời. Khi chúng ta đưa những sự diễn giải của họ ra để bình luận phân tích, chúng ta thấy rằng sự uyên bác đặc thù của họ về giáo lý tính không của Long Thọ là một sự tương hợp nhất với tranh luận giá trị và kinh nghiệm bản thân. Nếu chúng ta đặt căn bản sự học tập về tính không trên những tác phẩm của những đạo sư vĩ đại đáng tin cậy này, chúng ta sẽ sâu sắc hơn một cách rộng lớn hơn sự cảm phục về sự lạ thường sâu thẩm và trong suốt trong sự giảng dạy của các ngài.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương